Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số vấn đề cần quan tâm trong sử dụng phân bón cho cây lúa ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.86 KB, 10 trang )

Một số vấn đề cần quan tâm trong sử dụng phân bón
cho cây lúa
Bón phân cho lúa là một trong nhiều biện pháp để gia
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Để sản
xuất lúa đạt yêu cầu, cần áp dụng quy trình thâm
canh tổng hợp. Từ việc bố trí lịch thời vụ, làm đất,
chọn loại giống phù hợp, chất lượng giống đảm bảo,
gieo sạ thưa hay sạ hàng, hoặc cấy, phòng trừ sâu
bệnh, điều khiển mực nước, thu hoạch đúng độ chín,
phơi sấy đúng kỹ thuật, và kỹ thuật bón phân.

Bón phân cho lúa nhằm cung cấp dinh dưỡng để
đạt năng suất cao, duy trì độ phì của đất, cải tạo đất.
Bón phân cần dựa vào dinh dưỡng của cây, đặc điểm
của đất, thời tiết, khí hậu. Cần bón cân đối giữa hữu
cơ và vô cơ, đa lượng, vi lượng, phân bón gốc và
phân bón lá,
Quan điểm hiện nay của nhà khoa học là không
khuyến cáo một công thức phân, thời gian bón, số
lượng, số lần bón mà chỉ có một số lời khuyên khi
sử dụng phân vô cơ (phân hóa học):
Thời vụ:
-Vụ Đông Xuân là vụ chính, nắng tốt, ít mưa, cây
quang hợp tốt, cho năng suất cao nếu đầu tư phân hợp
lý.
-Vụ Hè Thu: mưa nhiều, dễ đỗ ngã, sâu bệnh
nhiều, cần hạn chế phân đạm
-Vụ Thu Đông: Tùy đất, tùy giống, có thể bón
phân như vụ Đông Xuân

Giống:


Giống ngắn ngày hiện nay đa số từ 85-105 ngày,
do đó cách bón phân cho mỗi loại cũng khác nhau,
đặc biệt là giai đoạn đón đòng (bón tống). Thông
thường bón giai đoạn thúc 1 (giai đoạn mạ): 7-10
ngày, chủ yếu bón đạm. Giai đoạn đẻ nhánh (18-25
ngày): đạm và lân. Giai đoạn đòng trổ: đạm và kali.
Nên quan sát tình trạng của cây để quyết định số
lượng và ngày bón (không ngày, không số) và nên sử
dụng bảng so màu lá lúa để quyết định lượng phân
đạm. Tùy loại giống có đáp ứng nhiều hay ít phân mà
quyết định số lượng.

Kỹ thuật canh tác:
Nên sạ thưa, sạ hàng hoặc cấy. Nên áp dụng nặng
đầu nhẹ đuôi. Khi bón phân cần giữ mực nước 3-5cm
trên ruộng để tránh mất phân. Kiểm tra bờ đê tránh rò
rỉ nước. Cần tránh bón phân khi lúa đang nhiễm bệnh
(đặc biệt là phân đạm), sau khi xử lý hết bệnh, vết
bệnh khô mới bón phân.

Đất:
Tùy vùng đất là đất cồn ven sông, đất thịt, đất
phèn nhẹ, phèn trung bình, phèn nặng để quyết định.
Đất canh tác 2 vụ, đất 3 vụ lúa, đất 2 lúa 1 màu xử lý
khác nhau. Trên cùng mảnh ruộng, có nơi gò nơi
trũng dựa vào kinh nghiệm để bón. Môt số nông dân
giỏi khi bón phân chừa lại một ít của mỗi lần bón, sau
2-3 ngày bón vá áo để đảm bảo cả quần thể ruộng
nhận dinh dưỡng đồng đều như nhau.


Loại và lượng phân bón:
Số liệu sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, bởi
vì loại phân và lượng phân khi bón cho lúa tùy thuộc
vào các điều kiện như: đất đai, giai đọan sinh trưởng,
mùa vụ, giống, màu sắc cây, tình hình sâu bệnh, thời
tiết mà quyết định.
Vụ Đông Xuân: Có thể áp dụng công thức: 90–
100 N – 40-60 P
2
O
5
– 30-40 K
2
O.
Vụ Hè Thu: Có thể áp dụng công thức: 80-90
N – 50-60 P
2
O
5
– 30-40 K
2
O.
Vụ Thu Đông: Áp dụng công thức phân bón
tương tự như vụ Đông Xuân.
Công thức trên để tính các nguyên tố đa lượng
nguyên chất trên mỗi ha cần cung cấp.
Tùy loại phân mua trên thị trường để tính số
lượng cụ thể. Thị trường hiện nay có phân đơn (1
nguyên tố dinh dưỡng), phân hỗn hợp (2 nguyên tố
dinh dưỡng trở lên) và phân chuyên dùng (nhà sản

xuất đã tính toán để người dân đến thời điểm bón
theo số lượng đã định sẳn để bón cho từng loại cây
trồng). Khi mua phân cần xem kỹ thành phần trên
bao bì để biết số lượng dưỡng chất cần cung cấp.

Một số phân phổ biến trên thị trường hiện nay:
- Phân Urê: Thông thường 46%, tức 100kg phân
(2 bao) chứa 46kg N nguyên chất.
- Phân Lân Văn Điển – Ninh Bình: 15-17%, tức
100kg phân chứa 15-17kg P
2
O
5
(lân) nguyên chất.
- Phân Lân Super Phosphate Long Thành: Chứa
17-20kg P
2
O
5
trong 100kg phân.
- Phân Clorur Kali: Thông thường chứa 60 K
2
O,
cũng có loại 30 K
2
O (cần tính toán kỹ, đôi khi dễ
nhầm lẫn vì hàm lượng chỉ 50% phân 60 K
2
O).
- Phân hỗn hợp:

DAP: 18-46-0 : Trong 100kg phân (2 bao) chứa
18kg N và 46kg P
2
O
5

NPK: 16-16-8 : Trong 100kg phân chứa 16kg N,
16kg P
2
O
5
và 8kg K
2
O.
NPK: 20-20-15 : Trong 100kg phân chứa 20kg
N, 20kg P
2
O
5
và 15kg K
2
O.
Theo quy ước ghi trên bao bì, số đầu tiên thường
là N, kế đến là P và K. Ngoài ra sẽ có một số trung và
vi lượng đi kèm theo.
Rất nhiều loại phân bón khác do nhiều hãng sản
xuất cũng áp dụng như trên.

Để đáp ứng công thức phân 90–100 N – 40-60
P

2
O
5
– 30-40 K
2
O, nếu sử dụng phân đơn ở vụ Đông
Xuân:
* 90-100N, cần 200kg Urê chứa 92kg N, gia giảm
theo tình trạng cây.
* 40-60 P
2
O
5
3 loại phân trên. Nếu sử dụng Lân
Văn Điển hoặc Ninh Bình nên bón lót (phân nung
chảy - chậm tan), phân Supper có thể bón thúc lần
một và tránh sử dụng ở đất phèn.
* 30-40 K
2
O

cần 50-70kg KCl 60%.

Sử dụng phân hỗn hợp: Tính phân hỗn hợp trước
và bổ sung phân đơn sau:
Ví dụ 1: Sử dụng DAP
100kg DAP (2 bao): Đã cung cấp đủ 46kg P
2
O
5

theo yêu cầu, đạm cung cấp 18kg nguyên chất, theo
công thức cần bón 90N-18N sẽ cần bổ sung 72N.
Trong 100kg Urê đã có 46kg N, vậy nếu cần 72kg
N thì cần khoảng 150-160kg Urê và cần thêm 50-
70kg Clorur Kali.
Ví dụ 2: Sử dụng NPK 20-20-15
100kg NPK đáp ứng 20P
2
O
5
và 15K
2
O, cần 200kg
NPK đáp ứng 40P
2
O
5
, 30K
2
O và 40N đảm bảo gần
đủ lân và kali, nhu cầu 90N, đã có 40N, phải bổ sung
90N-40N = 50N.
100kg Urê đã có 46N, cần 50N, tức cần khoảng
100-110kg Urê.
Các phân khác cũng tính tương tự như trên.
Đạm giúp cây tăng trưởng, đẻ nhánh, ra lá, tăng
chiều cao nên cần suốt thời kỳ sinh trưởng. Lân
giúp cây đẻ nhánh, ra rễ, thúc đẩy phân hóa đòng,
nên cần nhiều ở giai đọan đầu. Kali giúp tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, thời tiết khắc

nghiệt, tăng khả năng tích lũy chất khô gia tăng năng
suất chất lượng lúa gạo.
Phân đạm có thể bón 3 đợt: 7-10 ngày sau sạ (giai
đoạn mạ), 18-25 ngày sau sạ (giai đoạn đẻ nhánh) và
đón đòng. Phân lân nên bón sớm, bón lót hoặc thúc 1.
Phân kali không thể thiếu ở giai đọan đón đòng.
Ngoài các phân đa lượng đã nêu trên có thể sử
dụng phân bón lá bổ sung hoặc bón nuôi hạt, nhưng
cần thiết tính toán thêm về hiệu quả kinh tế.
Chú ý, không bón thừa phân đạm vừa tốn tiền,
vừa dễ bị sâu bệnh, lớp đổ ngã giảm năng suất.
Không bón lai rai nhiều lần sẽ tăng chồi vô hiệu.
Không bón lúc trời mưa hoặc ruộng khô nứt. Không
bón đạm khi lúa bị bệnh.
Các khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham
khảo, chủ ruộng dựa vào kinh nghiệm để quyết định
cuối cùng.
Ks Võ Thanh Dũng - Trung tâm Khuyến nông An
Giang

×