Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ THEO QUAN ĐIỂM BỀN VỮNG" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.35 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

113

ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN
KHAI THÁC THỦY SẢN VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
THEO QUAN ĐIỂM BỀN VỮNG
ASSCESSMENT OF ENVIRONMENTAL ISSUES WITH FISHING
DEVELOPMENT IN THE SOUTHERN COASTAL AREAS OF CENTRAL
VIETNAM IN THE LIGHT OF SUSTAINABILITY

Nguyễn Thị Như Liêm
Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng
Mai Văn Nam
Trường Đại học Cần Thơ
Phan Thị Dung
Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮT
Phát triển bền vững trên nền tảng tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển các ngành. Bài viết này tập trung vào những
vấn đề về môi trường trong khai thác thủy thủy sản vùng duyên hải Nam Trung bộ thông qua
các chỉ số như: Năng suất khai thác, áp lực khai thác, mức độ khai thác, thay đổi về diện tích
và chất lượng môi trường sống, sự hiểu biết về hệ sinh thái, tác động của ngư cụ đến các loài
không mong muốn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp: Hạn chế khai thác vào mùa sinh
sản, quản lý ngư cụ khai thác, xây dựng các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ môi trường nguồn
lợi trong phát triển khai thác thủy sản trong vùng theo hướng bền vững.
ABSTRACT
Sustainable development on the basis of economic growth, social development and
environmental protection is an inevitable requirement in the course of industrial developments.
This paper is concerned with the environmental issues with the fishing development in the


southern coastal areas of Central Vietnam through such indicators as fishing productivity,
fishing pressure, fishing degree, changes of surface area and quality in the living environment,
fishermen’s knowledge of ecosystem and impacts of fishing equipment on unexploited fish
species. In this paper some solutions to the fishing management for sustainable development
in these areas are suggested to reduce fishing in the breeding season, maintain fishing
equipment and set up marine reservation areas.

1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế theo hướng bền vững là mối quan tâm của cả thế giới và phát
triển khai thác thủy sản (KTTS) theo hướng bền vững là một xu hướng tất yếu. Mô hình
đánh giá sự phát triển bền vững (PTBV) của Anthony Charles (1994) đưa ra bốn thành
tố cấu thành: sự bền vững về kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường sinh thái 5.[4]. Bên
cạnh đó, Bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm yêu cầu tổ chức KTTS phải được
tiến hành có trách nhiệm, phải áp dụng các biện pháp bảo tồn lâu dài và sử dụng bền
vững nguồn lợi thủy sản 5.[5]. Các nghiên cứu nước ngoài đưa ra các mô hình cũng như
các chỉ số để đánh giá sự phát triển bền vững KTTS trong khi đó các nghiên cứu ở vùng
duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) chỉ nghiêng về khía cạnh kỹ thuật. Nghiên cứu này
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

114

bước đầu vận dụng chỉ số để đánh giá sự phát triển KTTS trên khía cạnh môi trường
sinh thái vùng DHNTB nhằm đề xuất các giải pháp quản lý.
2. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê, các sở Thủy sản và nông
lâm các tỉnh trong vùng, Bộ thủy sản. Các dữ liệu sơ cấp được tác giả điều tra trực tiếp
thông qua người dẫn đường là c án bộ thủy sản địa phương. Mẫu được chọn theo dải
công suất.
Vận dụng nhóm chỉ số về môi trướng sinh thái để đánh giá sự phát triển KTTS
trong vùng thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp phân tích chủ yếu sử dụng

tính cơ cấu, tần suất, sự thay đổi của các biến, sau đó tiến hành so sánh với một số số
liệu thống kê và các qui định chung.
3. Kết quả nghiên cứu
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nẵng đến Khánh Hòa) nghề khai thác thủy
sản (KTTS) đã gắn bó lâu đời với ngư dân ven biển, các tỉnh có nghề khai thác phát
triển như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, đặc biệt là một trong những cái nôi đầu tiên
của nghề khai thác cá ngừ đại dương với sản lượng cá ngừ đại dương khoảng trên 10
ngàn tấn/năm. Năm 2000 số lượng tàu thuyền gắn máy của vùng trên 21 ngàn chiếc với
tổng công suất trên 588 ngàn CV, đến năm 2007 đã có trên 26 ngàn chiếc với tổng công
suất trên 939 ngàn CV và đã đạt được sản lượng khai thác gần 400 ngàn tấn. Sự phát
triển của KTTS đã đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và giải quyết một lượng
lớn lao động cũng như đời sống gia đình ngư dân, bên cạnh đó còn có ý nghĩa về quốc
phòng trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Về năng suất khai thác
Năng suất khai thác phải được tính toán theo từng loài, từng nghề, tuy nhiên đặc
thù nguồn lợi của vùng là đa loài, thành phần loài có giá trị kinh tế không cao. Chính vì
vậy, nghiên cứu tính toán dựa trên sản lượng khai thác tất cả các nghề bình quân một
năm trên một đơn vị công suất.
Bảng 1. Năng suất khai thác thủy sản vùng DHNTB
ĐVT: tấn/CV/năm
TT
Năm
Tỉnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nhịp độ
PTBQ/năm (%)

1 Cả nước 0,52 0,46 0,45 0,40 0,37 0,34 0,32 0,33 93,6
2 Đà Nẵng 0,45 0,51 0,53 0,55 0,51 0,51 0,47 0,47 100,6
3 Quảng Nam 0,59 0,62 0,66 0,68 0,66 0,67 0,63 0,63 102,0
4 Quảng Ngãi 0,60 0,62 0,61 0,49 0,39 0,37 0,38 0,34 92,3

5 Bình Định 0,39 0,37 0,37 0,39 0,41 0,43 0,43 0,45 102,2
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

115

6 Phú Yên 0,39 0,34 0,33 0,34 0,33 0,27 0,24 0,25 94,0
7 Khánh Hòa 0,57 0,55 0,51 0,51 0,49 0,53 0,51 0,50 98,3
Toàn vùng 0,49 0,48 0,47 0,47 0,44 0,43 0,42 0,42 97,9
% cả nước 94 104 106 116 119 128 132 128 104,6
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh và tính toán của tác giả)
Các tỉnh có năng suất khai thác cao có cơ cấu nghề khai thác ven bờ chiếm tỷ
trọng lớn (Quảng nam công suất bình quân 21CV/tàu) , các tỉnh có năng suất thấp
thường có cơ cấu nghề xa bờ cao, năng suất khai thác vùng DHNTB giảm (giảm
2,1%/năm) liên tục từ năm 2000 đến 2007 cùng xu hướng chung cả nước (giảm 7,4%)
(xem Bảng 1). Nguyên nhân giảm mặt khác do sự gia tăng công suất tàu thuyền, số
lượng tàu thuyền, sự gia tăng chi phí nhiên liệu làm cho ngư dân không dám đi tìm cá.
Như vậy, năng suất giảm là một trong những căn cứ xem xét mức độ khai thác quá mức
đối với nguồn lợi mặc dù đã có một số cải tiến về mặt kỹ thuật như tăng số lượng lưỡi
câu, tăng số lượng tấm lưới, áp dụng một số công nghệ chà rạo trong lưới vây rút chì,
máy dò cá sonar…
Về mức độ khai thác
Đánh giá mức độ khai thác gồm: sản lượng khai thác/Sản lượng bền vững tối đa
(MSY), mùa vụ, sự bi ến động về kích thước đối tượng, sự biến động về sản lượng.
Nghiên cứu không sử dụng sản lượng khai thác/MSY do dữ liệu thống kê thành phần
loài, sản lượng theo chuyến biển không thu thập đầy đủ. Mùa vụ khai thác ảnh hưởng
đến sự gia nhập đàn cũng như sự tăng trưởng tự nhiên, làm thay đổi trữ lượng, nếu khai
thác vào các mùa sinh sản sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi, nguyên tắc bảo vệ nguồn lợi
không được đảm bảo trong PTBV. Sự thay đổi về kích thước đối tượng khai thác tác
động đến sự tăng trưởng tự nhiên, qui mô đàn cá cũng như sự biến động sản lượng khai
thác.

(a) Kích thước đối tượng khai thác
Đánh giá khai thác đã đạt MSY đều dựa trên dữ liệu điều tra nguồn lợi, hiện các
dữ liệu điều tra nguồn lợi ở Việt Nam không liên tục và chưa đầy đủ, do vậy để xác
định mức khai thác đã đạt qua điểm cân bằng tối ưu chưa, nghiên cứu thông qua đánh
giá sự biến động của các đối tượng khai thác qua thời gian 5 năm trở lại đây. Có tới
46% ngư dân cho rằng kích thước và trọng lượng cá trong vòng 5 năm trở lại đây có xu
hướng giảm, đặc biệt là có tới 97% ngư dân làm nghề lưới kéo đơn. Trong khi đó, chỉ
có 20% ngư dân nghề lưới rê và có 37% ngư dân nghề câu cá ngừ cho rằng xu hướng
giảm.
(b) Sản lượng khai thác bình quân của ngư dân
Đa phần ngư dân cho rằng sản lượng khai thác trong vòng 5 năm lại đây có xu
hướng giảm (65,6%) đặc biệt là nghề lưới kéo đơn.(xem Bảng 2).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

116

Bảng 2. Sự thay đổi sản lượng khai thác trong vòng 5 năm
Nghề
Sự thay đổi sản lượng
Nghề câu Nghề lưới rê
Nghề lưới
kéo đơn
Tổng
Tăng rất
nhiều
Số chủ tàu 0 1 0 1
% 0 2,50 0 0,63
Tăng không
đáng kể
Số chủ tàu 2 11 0 13

% 2,50 27,50 0 8,13
Không thay
đổi
Số chủ tàu 25 12 4 41
% 31,25 30,00 10,00 25,63
Giảm không
đáng kể
Số chủ tàu 33 9 20 62
% 41,25 22,50 50,00 38,75
Giảm rất
nhiều
Số chủ tàu 20 7 16 43
% 25,00 17,50 40,00 26,88
Tổng 80 40 40 160
(Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả)
Nghề lưới rê 40% cho rằng sản lượng giảm, song kích thước lại ít thay đổi điều
đó chứng tỏ hoạt động của nghề lưới rê khai thác các đối tượng vẫn còn trong phạm vi
cho phép của MSY. Nghề lưới kéo đơn thì 90% cho rằng sản lượng giảm và 97% cho
rằng kích thước và trọng lượng giảm, chứng tỏ đã khai thác quá mức cho phép. Nghề
câu tới 76,3% cho rằng sản lượng giảm, trong khi đó kích thước và trọng lượng giảm là
35%, nguyên nhân giảm chủ yếu do tàu nhiều và giá dầu cao, sản lượng vẫn còn trong
phạm vi khai thác cho phép. Công tác quản lý nghề lưới kéo đơn ven bờ phải hạn chế
đóng mới, có chính sách chuyển đổi nghề, trong khi đó nghề câu và nghề lưới rê có các
định hướng khuyến khích phát triển ở các vùng xa bờ do sản lượng khai thác vẫn còn
trong mức cho phép đồng thời kết hợp các biện pháp khác nhằm bảo vệ nguồn lợi.
(c) Mùa vụ khai thác
Nghề câu cá ngừ đại dương, đa phần ngư dân bắt đầu khai thác từ tháng 11 đến
tháng 5 năm sau. Đối tượng chủ yếu là cá ngừ đại dương (mắt to, vây vàng), ngoài ra
còn có cá kiếm, cá cờ, cá thu…Tháng cá ngừ có trứng nhiều là tháng 3 và tháng 4 (tỷ lệ
có trứng chiếm 60-80%). Mùa vụ khai thác cũng ảnh hưởng đến chất lượng cá ngừ, số

liệu điều tra cho thấy tỷ lệ giảm cấp tháng 3 (43,8%) và tháng 4 (32,5%) là rất cao. Các
nguyên nhân giảm cấp: thời gian đánh bắt dài ngày, đá bị phèn, cá ngủ nước, chủ nậu ép
giá, đá non, không xăm đá khi bảo quản.
Nghề lưới kéo đơn ven bờ, khai thác quanh năm, chỉ trừ khi sóng to gió lớn hoặc
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

117

làm nước để sửa chữa bảo dưỡng tàu, đối tượng đánh bắt của nghề này là các loài thủy
sản sinh sống ở tầng đáy như tôm, cá, mực nang…
Nghề lưới rê, từ tháng 01÷06 âm lịch được xem là mùa khai thác chính do thời
tiết khá thuận lợi, mùa khai thác phụ từ tháng 08÷01 âm lịch năm sau do thời tiết xấu
thường xuyên xảy ra gió bão. Một số chủ tàu lưới rê phát hiện từ tháng 10÷12 hàng năm
thường cho năng suất cao hơn do tỷ lệ cá có trứng nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn đến
nguồn lợi.
Việc khai thác giữa mùa sinh sản làm cho sản lượng cũng như hiệu quả khai thác
về mặt kinh tế đạt được cao, nhưng vấn đề môi trường không được đảm bảo, cần có
nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như mối quan hệ giữa khả năng đánh bắt với khả
năng sinh sản để có các kết luận c hính xác cho vấn đề môi trường theo quan điểm
PTBV.
Về diện tích và chất lượng của môi trường sống của các loài thủy sản
Tình trạng lấn biển (Vịnh Nha Trang) làm cho diện tích mặt nước ở các vịnh
giảm xuống, cản trở dòng chảy, ô nhiễm các cửa sông tăng lên làm giảm khả năng sinh
sản và phát triển các loài thủy sản. Kết quả điều tra cho thấy, 85% ngư dân cho rằng xu
hướng ô nhiễm môi trường biển tăng lên rất đáng kể, có 15% cho rằng tăng không đáng
kể. Ô nhiễm môi trường tác động đến PTBV ngành Thủy sản cũng như các ngành khác
và cộng đồng dân cư, nguyên nhân là: (a) Môi trường biển được xem là tài sản chung
nên rất nhiều đối tượng tham gia khai thác, các đối tượng này chỉ quan tâm đến khía
cạnh kinh tế chưa chú ý đến bảo vệ môi trường; (b) Tác hại ô nhiễm môi trường biển
không thể nhìn thấy ngay, nên mọi người chưa nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ

phải bảo vệ môi trường; (c) Nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền và bảo vệ còn rất
hạn chế, các dự án về bảo vệ tài nguyên biển chủ yếu tài trợ từ phía nước ngoài; (d)
Việc xử lý các vi phạm chưa nghiêm, cảnh sát môi trường hoạt động chưa có hiệu quả.
Tác động của KTTS cũng như các ngành khác đã ảnh hưởng đến chất lượng và diện tích
môi trường sống, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng, phát triển
KTTS chưa gắn với bảo vệ nguồn lợi.
Về sự hiểu biết về hệ sinh thái
Khi thăm dò các cán bộ quản lý thủy sản, đa phần nắm chắc các qui định quản lý
khai thác. Kết quả điều tra cho thấy có tới 89% ngư dân biết các qui định vùng đánh bắt
(nghề câu là 95%, nghề lưới rê là 85%, nghề lưới kéo đơn là 80%), tuy nhiên tình trạng
tàu xa bờ khai thác gần bờ vẫn phổ biến.
Về áp lực khai thác lên các vùng khai thác và không khai thác
Khu vực ven bờ đang được các nhà quản lý thủy sản nhận định là khai thác quá
mức cho phép, nhưng chưa có công trình nào tính toán mức này, nghiên cứu đánh giá áp
lực khai thác ven bờ dựa vào sự thay đổi số lượng và công suất tàu thuyền ven bờ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

118

Bảng 3. Diễn biến số lượng, công suất tàu thuyền ven bờ vùng DHNTB
Chỉ tiêu ĐVT 2000 2004 2005 2006 2007
Nh
ịp độ
PTBQ/năm (%)

Công suất tàu ven
bờ
CV 330.256 338.748 412.183
434.982
527.243 106,91

Số lượng tàu ven
bờ
chiếc 17.177 17.300 17.380 17.810 18.024 100,69
Tổng số tàu thuyền chiếc 21.517 24.371 24.997 26.185 25.821 102,64
Tổng công suất CV 588.696 815.448 883.783
926.882
1.034.843 108,39
(Nguồn: Sở Thủy sản các tỉnh và tính toán của tác giả)
Bảng 3 cho thấy mặc dù số lượng tàu ven bờ ít biến động trong giai đoạn 2000-
2007 nhưng công suất lại tăng thêm bình quân mỗi năm 28.141CV, nguồn lợi ven bờ
không thay đổi thậm chí còn giảm, làm gia tăng áp lực khai thác lên nguồn lợi ven bờ.
Tổng số lượng và công suất tàu thuyền vùng DHNTB lại gia tăng nhưng khả năng khai
thác cho phép ít thay đổi cùng với việc quản lý tuyến đánh bắt chưa được chặt chẽ làm
gia tăng áp lực khai thác lên vùng bờ, cụ thể tàu xa bờ vẫn còn đánh bắt ở vùng gần bờ.
Áp lực khai thác lên vùng ven bờ rất lớn trong khi đó lại là nơi sinh sống, sinh sản của
các loại thủy sản, làm suy giảm nguồn lợi cho các loài thủy sản ngoài khơi ở hiện tại và
tương lai, là một nguyên nhân làm giảm năng suất khai thác. Các biện pháp quản lý
tuyến khai thác cần được thực hiện nghiêm chỉnh nhằm bảo vệ nguồn lợi và gia tăng
nguồn lợi.
Về sự tác động của ngư cụ đến các loài không mong muốn
Trong quá trình khai thác đã tác động đến các loài không mong muốn (các đối
tượng đưa vào sách đỏ), 85% chính quyền và người dân biết điều này nhưng do năng
suất khai thác thấp nên việc thay đổi ngư cụ cũng như lắp đặt các thiết bị ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế. Chính phủ cũng chưa có các qui định về khống chế chiều dài lưới rê,
mẫu lưỡi câu, thiết bị thoát cá con… nên ngư dân sử dụng ngư cụ không bảo vệ nguồn
lợi.
4. Các đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường KTTS
Một là, Quản lý mùa vụ nhằm hạn chế khai thác vào mùa sinh sản
Khi xem xét mùa vụ khai thác đã phát hiện các ngư dân khai thác lúc cá mang
trứng rất nhiều, tỷ lệ cá có trứng rất cao. Ngư dân đã phát hiện nguyên nhân sản lượng

và kích thước của đối tượng khai thác giảm sút trong vòng 5 năm qua một phần do họ
đã khai thác cá mang trứng. Đối tượng khai thác của nghề câu và nghề lưới rê chủ yếu
là cá nổi di cư do vậy quản lý mùa vụ khai thác cần có một chính sách đồng bộ với các
quốc gia cũng như vấn đề bảo tồn nguồn lợi phải đặt trong mối quan hệ toàn cầu không
riêng của Việt Nam. Trong phạm vi Việt Nam, Chính phủ cần giáo dục ý thức của ngư
dân không nên khai thác các đối tượ ng trong mùa sinh sản, các khu vực sinh sản, các
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

119

đối tượng chưa trưởng thành… cần có các nghiên cứu đầy đủ về các khu vực đẻ trứng,
mùa sinh sản, tập quán sinh sản của các loài thủy sản có giá trị kinh tế, công bố các qui
định vùng cấm khai thác… nhằm đảm bảo sự sinh trưởng của cá con và cá bố mẹ.
Hai là, Quản lý ngư cụ khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi
Ngư cụ có tác động đến các loài không mong muốn trong quá trình khai thác
như rùa biển, cá con Các vi phạm ngư cụ như: kích thước mắt lưới, chiều dài ngư cụ,
sử dụng loại ngư cụ hủy diệt… ảnh hưởng đến nguồn lợi. Quản lý ngư cụ theo hướng
PTBV phải theo các xu hướng chung giúp bảo vệ cá con, các động vật qúi hiếm, mức
khai thác không quá mức sản lượng bền vững tối đa. Hệ thống Thanh tra thủy sản hình
thành giúp cho việc thực thi các qui định về ngư cụ, tuy nhiên số lượng tàu tham gia
khai thác nhiều, chi phí nhiên liệu gia tăng nên tình trạng vi phạm vùng khai thác, tuyến
khai thác vẫn xảy ra do lực lượng này quá mỏng. Quản lý ngư cụ có sự phối hợp với
quản lý cộng đồng (thông qua các tổ chức Hội nghề cá) thông qua giao quyền sử dụng
lãnh thổ (từ 24 hải lý trở vào) cho ngư dân địa phương và chính ngư dân là đối tượng
kiểm tra giám sát hoạt động của nhau theo các qui định quản lý vùng tự xây dựng. Nội
dung các qui định như đối tượng khai thác, kích thước mắt lưới, đội tuần tra, số lần khai
thác, vị trí khai thác…
Trong các qui định về bảo tồn nguồn lợi biển đối với nghề câu cá ngừ đại dương
phải có nghĩa vụ bảo vệ loài rùa biển, lưỡi câu phải theo qui định thoát rùa và các tàu
thuyền phải có các thiết bị tháo rùa, lưỡi câu được sử dụng hiện nay đa phần không đảm

bảo yêu cầu của qui định bảo tồn biển quốc tế. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần hướng
dẫn ngư dân thực hiện các biện pháp gia tăng năng suất khai thác như tổ chức sản xuất
theo đội, liên kết kinh tế, sử dụng các thiết bị thăm dò cá, bảo quản tốt sản phẩm sau
khai thác, tìm kiếm các khách hàng… góp phần gia tăng hiệu quả mà vẫn bảo vệ môi
trường.
Ba là, Xây dựng các khu bảo tồn biển
Việc thành lập các khu bảo tồn biển (KBTB) góp phần bảo đảm cân bằng sinh
thái, điều hòa môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì nguồn giống thủy sản,
là địa điểm thích hợp cho nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng, du lịch sinh thái và
nghỉ dưỡng. Trên cơ sở các kết quả và kinh nghiệm quản lý và tổ chức dự án Hòn mun
5.[3], dự án Rạn Trào (Vạn ninh) cũng như các dự án KBTB khác cần thiết nhân rộng
mô hình KBTB, là cơ sở PTBV nghề cá cũng như giải quyết tốt sự cạnh tranh giữa các
chủ thể tham gia hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển, qua đó giáo dục được ý thức cộng
đồng.
Vùng DHNTB được Bộ Thủy sản qui hoạch có các khu vực này đều gắn với một
số địa danh du lịch, văn hóa truyền thống và nghề cá nên theo quan điểm chúng tôi cần
ưu tiên cho các mục tiêu: (a) Bảo vệ các đặc điểm về tự nhiên, văn hóa; (b) Sử dụng bền
vững các hệ sinh thái tự nhiên; (c) Du lịch và nghỉ dưỡng. Vùng DHNTB cần tiến hành
xây dựng các dự án thực thi có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cũng như
các bên liên quan.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

120

Công tác tổ chức thực hiện các KBTB cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngư dân,
chính quyền địa phương cũng như các tổ chức bảo tồn biển. Quản lý có sự tham gia của
ngư dân thông qua Hiệp hội nghề cá bằng việc xây dựng các thỏa ước quản lý giữa
chính quyền và cộng đồng. Các tổ chức bảo tồn xây dựng các định hướng bảo vệ môi
trường nguồn lợi và hướng dẫn thực hiện theo quan điểm đảm bảo sinh kế cho ngư dân
và tạo nguồn tài chính bền vững cho KBTB. Chính quyền hỗ trợ các tổ chức Hội nghiệp

và tổ chức bảo tồn thực hiện thông qua các cơ quan chức năng phối hợp như: Chi cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi, Bộ đội biên phòng, ….đồng thời cần tạo nguồn tài chính
bền vững như thu các khoản phí từ hoạt động kinh doanh, phí thực hiện các đề tài
nghiên cứu trong KBTB. Sự hình thành các KBTB góp phần giải quyết sinh kế, chuyển
đổi lao động khai thác và phụ thuộc khai thác sang các khu vực khác làm giảm áp lực
khai thác, đến lượt nó góp phần củng cố KBTB.
5. Kết luận
Nghiên cứu mới chỉ đánh giá khía cạnh môi trường nghề câu cá ngừ, nghề lưới
rê, nghề lưới kéo đơn vùng DHNTB và đã đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển theo
hướng bền vững. Nguồn dữ liệu điều tra cần được tiến hành liên tục để có các đánh giá
đầy đủ nghề KTTS vùng DHNTB về các khía cạnh kinh tế, xã hội và quản lý theo quan
điểm PTBV. Các cơ quan quản lý KTTS cần có các nghiên cứu sâu hơn về nguồn lợi,
dự báo ngư trường, kỹ thuật và chuyển giao nhằm gia tăng lợi ích cho ngư dân nhưng
vẫn đảm bảo nguồn lợi được duy trì đồng thời có các định hướng chuyển đổi nghề có
hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sở Nông lâm Thủy sản Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008.
[2] Lê Văn Ninh và Nguyễn Quốc Tĩnh (2006), “Xây dựng bộ chỉ số phát triển bền
vững trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia
PTBV ngành Thủy sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận, Hải Phòng.
[3] Chu Tiến Vĩnh (2005), “Bài học kinh nghiệm dự án Hòn mun”, Tuyển tập các công
trình nghiên cứu biển, (4) Hải Phòng.
[4] Anthony Charles (2000), Sustainable Fisherey Systems, Saint Mary’s University,
Halifax Nova Scotia, Canada.
[5] FAO (2003), Code of conduct for Responsible Fisheries, Food and Agriculture
Organization of the United Nations.


×