KỸ THUẬT
LÀM MÔ HÌNH ĐỒNG HỒ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết làm mô hình đồng hồ để bàn
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm được mô hình đồng hồ giống mẫu,
đúng kỹ thuật, đẹp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý lao động.
II/ Chuẩn bị:
_ Giáo viên: Đồng hồ mẫu, bìa cứng, giấy màu, ốc vít, bút chì,
compa, thước kẻ, kéo dùi, hồ.
_ Học sinh: Sách giáo khoa, dụng cụ làm đồng hồ, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Khâu trang trí túi xách
– Nhận xét.
Hát
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: -> ghi tựa
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: (5’)
a/ Mục tiêu: Quan sát mẫu
b/ Phương pháp: Quan sát
c/ Đồ dùng dạy học:Mô hình đồng hồ, kéo, giấy,
hồ
_ Hoạt động cả lớp
d/ Tiến hành:
_ Em đã nhìn thấy những loại đồng hồ nào? _ Pin, điện tử, dây cót
_ Em hãy kể 1 số hình dáng đồng hồ _ Chử nhật, tròn, bầu
dục.
_ Nhìn bên ngoài, em thấy đồng hồ có những bộ
phận nào?
_ Mặt, số kim, vỏ, chân
đế
Hoạt động 2: (25’)
a/ Mục tiêu: Hướng dẫn thao tác
b/ Phương pháp: Giảng giải, thực hành
c/ Đồ dùng dạy học:
_ Hoạt động cá nhân
d/ Tiến hành:
a/ Làm mặt đồng hồ
_ Dùng mảnh bìa cứng vẽ các đường song song
với 4 cạnh. Mỗi đường cách mép 2 cm được
hình vuông 10 x 10cm
_ Học sinh làm theo
hướng dẫn của giáo
viên
_ Từ đường dấu vừa kẻ (sẳn) cắt 4 đường đối
nhau có độ dài 2 cm. Gấp về phía sau theo
đường kẻ -> vuốt thành nếp.
_ Dán tờ giấy màu trùng khít vào hình vuông
phía trong vừa kẻ.
b/ Làm mặt số:
_ Dùng compa vẽ 2 hình tròn.
_ Kẻ 2 góc vuông, các hình tròn ở 4 điểm đánh
số 3, 6, 9, 12.
_ Mỗi cung chia làm 3 để đủ 12 điểm, ghi các số
từ 1 -> 12
_ Dán mặt đồng hồ cân đối vào hình vuông.
c/ Làm kim đồng hồ: _ Học sinh thực hành
_ Dùng mảnh bìa 2 x 2.5cm, cắt làm 2 mỗi
mảnh rộng 0.8cm.
_ Đánh dấu 1 khoảng 4 cm để làm kim phút,
3.5cm làm kim giờ
4- Củng cố:
_ Nhận xét bài làm của học sinh.
5- Dặn dò: (2’)
_ Hoàn thành sản phẩm
_ Chuẩn bị: Tiếp theo