Tuần: 21 Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Tiết: 77
Ngày soạn: 2014
Ngày dạy:
A.
A.
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
:
:
- Hiểu ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời
- Hiểu ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời
khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.
khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.
- Thấy được đặc điểm hình thức của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
- Thấy được đặc điểm hình thức của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
B.
B.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
- Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2. Kĩ năng:
- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
- Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
- Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời
sống.
3. Thái độ: Học tập cách sống, cách đối nhân xử thế.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: tục ngữ VN.
- HS: phấn
2. Phương pháp dạy học: gợi mở- vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Cho
biết giá trị của chúng trong đời sống con người Việt Nam.
3. Bài mới:
* Mở bài: Tục ngữ thường ví như “túi khôn dân gian”. Không những thế tục
ngữ là những lời vàng ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân bao
đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là
kho báu những kinh nghiệm của dân gian về con người và xã hội. Hôm nay chúng
ta sẽ đi vào tìm hiểu thêm một số câu tục ngữ nói về con người và xã hội. (1’)
* Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG
5’ HĐ1: H/d tìm hiểu chung:
*G/t sơ lược về tục ngữ về
con người và XH.
*Cho hs đọc vb, lưu ý cách
ngắt nhịp, vần, đối
- Nghe.
- hs đọc.
I. Tìm hiểu chung:
Những bài học kinh
nghiệm về con người và xã
hội là một nội dung quan
trọng của tục ngữ.
30’
HĐ2: Đọc- hiểu vb:
* Cho hs đọc các câu tục
ngữ:
+ Các câu tục ngữ nào đề
cao giá trị con người, câu
nào đề cao đạo lí, lẽ sống?
Giảng: cách gói, mở: nước
chấm trong lá chuối xanh
ngày xưa là cách biết làm,
biết giữ mình trong giao
tiếp.
+ Ý nghĩa từ thầy?
+ Những câu nào nêu cách
ứng xử giữa người với
người?
+ Nêu cách hiểu câu tục ngữ
7,9?
* Cho hs tìm hiểu, nhận xét
NT trong tục ngữ.
* Cho HS nêu ý nghĩa tục
ngữ.
=> Những câu tục ngữ này
thường tôn vinh giá trị con
người, đưa ra nhận xét, lời
khuyên về những phẩm chất
và lối sống mà con người
cần phải có.
- 1 hs đọc.
- Thảo luận: Giá trị con
người (1,2) đạo lí, (3,8) lẽ
sống (4,5,6)
- Thầy: dạy chữ, dạy nghề,
dạy đạo đức.
- Cách ứng xử giữa người
với người (7,9)
- Thảo luận.
- Thảo luận nhóm:
SS:1,6,7; đối : 1,3; Ẩn
dụ:8,9; từ nhiều nghĩa:
2,3,4,8,9; điệp từ: 2,3,4…
II. Đọc- hiểu văn bản:
1) Nội dung:
- Tục ngữ thể hiện truyền
thống tôn vinh giá trị con
người:
+ Đạo lí
+ Lẽ sống nhân văn,…
- Tục ngữ còn là những bài
học, những lời khuyên về
cách ứng xử cho con người ở
nhiều lĩnh vực:
+ Đấu tranh xã hội.
+ Quan hệ xã hội.
2. Nghệ thuật:
- Diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng phép so sánh, đối,
điệp từ, điệp ngữ….
- Tạo vần, nhịp cho câu văn
dễ nhớ, dễ vận dụng…
3. Ý nghĩa vb: nêu những
kinh nghiệm của nhân dân ta
về cách sống, cách đối nhân
xử thế.
4’ 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
Các câu tục ngữ trên nêu lên những bài học kinh nghiệm quý báu nào?
1’
5. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Vận dụng các câu tục ngữ đã học trong những đoạn đối thoại giao tiếp.
- Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài
học.
- Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài.
- Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài
trên.
- Chuẩn bị bài Rút gọn câu.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 21 Tiếng Việt:
Tiết:78 RÚT GỌN CÂU
Ngày soạn: 2014
Ngày dạy:
A.
A.
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
:
:
Giúp hs:
- Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của việc rút gọn câu.
- Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.
- Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn .
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:Sử dụng câu rút gọn đúng hoàn cảnh giao tiếp, tránh nói với người
lớn.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: bảng phụ
- HS: phấn
2. Phương pháp dạy học: gợi mở- vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: (3’)
3. Bài mới:
* Mở bài: Câu thường có những thành phần chính nào ? (2 thành phần chính: CN
và VN). Có những câu chỉ có 1 thành phần chính hoặc không có thành phần chính mà chỉ
có thành phần phụ. Đó là câu rút gọn – Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loại câu này
(1’)
* Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG
20’
HĐ1:Tìm hiểu khái niệm
*Cho hs đọc vd 1.
H: + Cấu tạo của hai câu
có gì khác?
+ Từ chúng ta có vai trò
gì trong câu?
+ Tìm những từ ngữ có thể
làm chủ ngữ trong câu?
+ Vì sao chủ ngữ trong câu
(a) được lược bỏ?
+ Tìm thành phần bị lược
bỏ trong câu 4? Vì sao?
+ Vậy, rút gọn câu là gì?
+ Tác dụng của việc rút
gọn câu là gì?
*Cách dùng câu rút gọn:
*Cho hs đọc vd II.1:
+ Những câu in đậm thiếu
thành phần nào? Có thể rút
gọn như thế được không?
Vì sao?
* Cho hs đọc vd II.
+ Cần thêm từ ngữ nào vào
câu in đậm để thể hiện thái
độ lễ phép?
+ Vậy, khi rút gọn câu cần
ghi nhớ điều gì?
* 1 hs đọc.
- Câu (b) thêm từ chúng ta
- Làm chủ ngữ
* Thảo luận nhóm:chúng ta,
chúng em, người ta, người VN
ta….
- Tục ngữ mang tính khái quát,
không nói riêng về một ai, nó rút
ra khái niệm chung, nhận xét
chung về đặc điểm của con
người
- a) đuổi theo nó ( VN)
b) mình đi Hà Nội (Cả chủ ngữ
lẫn vị ngữ)
Vì lược bỏ làm cho câu gọn hơn
nhưng vẫn bảo đảm những
thông tin cần truyền đạt.
* hs trả lời.
* hs đọc.
- Thiếu chủ ngữ. Các câu rút gọn
này gây khó hiểu, khó khôi phục
chủ ngữ.
* hs đọc.
- Thêm từ Thưa mẹ …… ạ.
- hs trả lời.
I.Tìm hiểu chung:
1. Thế nào là rút gọn
câu?
Khi nói hoặc viết, có thể
lược bỏ một số thành phần
của câu, tạo thành câu rút
gọn.
Vd: Học ăn, học nói, học
gói, học mở.
2. Tác dụng của rút gọn
câu:
- Làm câu gọn hơn, vừa
thông tin được nhanh, vừa
tránh lặp những từ ngữ đã
xuất hiện trong câu đứng
trước.
- Ngụ ý hành động, đặc
điểm nói trong câu là của
chung mọi người (lược bỏ
chủ ngữ).
3. Cách dùng câu rút
gọn :
Khi rút gọn câu cần lưu ý:
- Không làm cho người
nghe, người đọc hiểu sai
hoặc hiểu không đầy đủ
nội dung câu nói;
- Không biến câu nói
thành câu cộc lốc, khiếm
nhã.
15’
HĐ2. H/d luyện tập:
Cho hs làm Bt trang 16,17 - Trả lời cá nhân BT1
- Thảo luận nhóm BT2:
- 2 nhóm đọc thảo luận BT 3,4
rồi cử đại diện lên bảng trình
bày.
II. Luyện tập:
1) Nhận biết câu rút gọn:
Câu b,c rút gọn chủ ngữ
vì đây là tục ngữ nêu quy
tắc ứng xử chung cho mọi
người, làm câu gọn hơn.
2) Tìm câu rút gọn và
giải thích: Ca dao, thơ
thường dùng câu rút gọn
vì chúng thường súc tích,
và có quy định số chữ
trong một dòng.
3) Phân tích việc dùng
câu rút gọn:
- Cậu bé và người khách
hiểu lầm nhau vì cả hai
đều dùng câu rút gọn
khiến người khách hiểu
sai ý nghĩa.
- Phải cẩn thận khi dùng
câu rút gọn để tránh hiểu
lầm.
4) Cách dùng câu rút
gọn: có tác dụng phê phán
và gây cười vì rút gọn đến
mức thô lỗ, không hiểu
được.
4’ 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
- Dùng câu rút gọn có tác dụng gì?
- Những trường hợp nào thường dùng câu rút gọn?
1’
5. H/d tự học:
- Tìm ví dụ về việc sử dụng câu rút gọn thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
- Chuẩn bị bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 21 Tập làm văn:
Tiết: 79 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn: 2014
Ngày dạy:
A.
A.
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
:
:
Giúp hs:
- Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với
nhau.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc – hiểu văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn
bó mật thiết với nhau.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập
luận cho một đề bài cụ thể.
3. Thái độ: Lựa chọn cách lập luận phù hợp.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: bảng phụ
- HS: phấn
2. Phương pháp dạy học: gợi mở- vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Thế nào là văn nghị luận?
+ Nêu yêu cầu của bài văn nghị luận?
3. Bài mới:
* Mở bài: Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ, lập luận. Vậy luận
điểm là gì? luận cứ là gì? lập luận là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay (1’)
* Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG
25’
HĐ1:H/d tìm hiểu chung
Cho hs đọc lại vb: Chống
nạn thất học
H: + Nội dung chính của
bài viết là gì?
+ Nội dung đó được nêu
ra dưới dạng nào? Đó là
những câu nào? Chúng
được gọi là gì?
+ Luận điểm đóng vai trò
gì trong bài văn nghị
* 1 hs.Các nhóm trả lời:
- Chống nạn thất học
- Câu khẩu hiệu: “ Mọi người…
chữ Quốc ngữ”. “ Những
người… càng phải học”→ luận
điểm
- Thể hiện tư tưởng, quan điểm.
I. Tìm hiểu chung:
Mỗi bài văn nghị luận đều
phải có luận điểm, luận cứ
và lập luận.
1. Luận điểm:
- Luận điểm là ý kiến thể
hiện tư tưởng, quan điểm của
bài văn.
- Luận điểm được nêu ra
luận?
+ Luận điểm được trình
bày bằng những hình thức
nào?
+ Muốn có sức thuyết
phục thì luận điểm phải
đạt yêu cầu gì?
*Tìm hiểu luận cứ:
* Cho hs đọc mục I.2.
H:+Chỉ ra những dẫn
chứng, lí lẽ trong vb
Chống nạn thất học?
+ Những dẫn chứng, lí lẽ
ấy được gọi là luận chứng.
vậy luận chứng có vai trò
gì trong bài văn?
+Muốn có sức thuyết phục
thì luận cứ phải đạt yêu
cầu gì?
*Tìm hiểu lập luận:
* Cho hs đọc mục 3.
H: + Chỉ ra trình tự lập
luận của bài văn Chống
nạn thất học?
+ Trình tự này có ưu điểm
gì?
*Thảo luận:
+ Diễn đạt sáng rõ, dễ hiểu, nhất
quán,
+ Là linh hồn của bài viết
+ Có luận điểm chính và luận
điểm phụ.
-Đúng đắn, chân thật, đáp ứng
nhu cầu thực tế.
* Ghi bài.
* 1 hs đọc, thảo luận nhóm 3’.
- Chính sách ngu dân của Pháp
làm cho hầu hết người VN thất
học; nước VN không tiến bộ
được; nay nước độc lập rồi,
muốn tiến bộ phải cấp tốc nâng
cao dân trí để xây dựng đất
nước.
- Làm cơ sở cho luận điểm
- Phải chân thật, đúng đắn, tiêu
biểu.
* 1 hs đọc. Thảo luận nhóm 3’:
- Theo cách diễn dịch: đưa ra
luận điểm rồi dùng lý lẽ, dẫn
chứng cụ thể:
+ Nêu lí do vì sao phải chống
nạn thất học, chống nạn thất học
để làm gì?
+ Nêu tư tưởng chống nạn thất
học.
+ Cách giải quyết nạn thất học.
- Chặt chẽ, thuyết phục.
dưới hình thức câu khẳng
định (hoặc phủ định), được
diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu,
nhất quán.
- Luận điểm là linh hồn của
bài viết, kết nối các đoạn văn
thành một khối.
- Trong bài văn có thể có
luận điểm chính và luận
điểm phụ.
- Luận điểm phải đúng đắn,
chân thật, đáp ứng nhu cầu
thực tế
2. Luận cứ:
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn
chứng làm cơ sở cho luận
điểm, làm cho luận điểm có
sức thuyết phục.
- Luận cứ phải chân thực,
đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận:
- Lập luận (luận chứng) là
cách lựa chọn, sắp xếp, trình
bày luận cứ để làm rõ cho
luận điểm.
- Lập luận phải chặt chẽ,
hợp lí thì bài văn mới có sức
thuyết phục.
10’ HĐ 2.Luyện tập:
Chỉ ra luận điểm, luận cứ - Các nhóm làm vào vở rồi trình
II. Luyện tập: Chỉ ra luận
điểm, luận cứ và lập luận:
và cách lập luận trong bài
văn: Cần tạo ra thói quen
tốt trong đời sống xã hội?
bày. - Luận điểm: Cần tạo ra thói
quen tốt trong đời sống xã
hội
- Luận cứ:
+ Lí lẽ: “ Có thói quen
tốt”; Có người… khó sửa”; “
Một thói quen xấu… bừa
bãi”; “ tạo được… cho xã
hội”…
+ Dẫn chứng: “Chẳng hạn
vì thói quen… gạt tàn”; “ Ăn
chuối…nguy hiểm”
- Cách lập luận: theo lối
diễn dịch, đưa ra luận điểm
rồi dùng lý lẽ, dẫn chứng tạo
tính thuyết phục.
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
-Thế nào là luận điểm, luận cứ, luận chứng?
-Yêu cầu của lập luận phải thế nào?
1’ 5. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận đã học.
- Sưu tầm các bài văn nghị luận hay.
- Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 21 Tập làm văn:
Tiết: 80 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn: 2014 VÀ CÁCH LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày dạy:
A.
A.
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
:
:
Giúp hs:
Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn
Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn
nghị luận.
nghị luận.
B.
B.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Đặc điểm và cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu và lập ý cho một đề
văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả,
biểu cảm.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: bảng phụ
- HS: phấn
2. Phương pháp dạy học: gợi mở- vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Nêu hiểu biết của em về luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị
luận?
3. Bài mới:
* Mở bài: Với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm… trước khi làm bài, người
viết phải tìm hiểu kĩ càng đề bài và yêu cầu của đề. Văn nghị luận cũng vậy, nhưng
đề nghị luận yêu cầu của bài văn nghị luận vấn có đặc điểm riêng. (1’)
* Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG
25’
HĐ1 :H/d tìm hiểu
chung:
Cho hs đọc to mục 1/SGK
H: + Các đề văn trên có
thể xem là đề bài, đầu đề
được không?
+ Căn cứ vào đâu để nhận
ra các đề văn nghị luận?
G: Đây là những quan
điểm, luận điểm nên chỉ
có phân tích, chứng minh
mới giải quyết được các
vấn đề trên. Khi nêu tư
tưởng, quan điểm thì có
thể có hai thái độ: đồng
tình, ủng hộ hoặc phản
đối.
+ Tính chất của đề văn có
ý nghĩa gì đối với việc
làm văn?
*Tìm hiểu đề văn nghị
luận:
* Cho hs đọc bài văn
- 1 hs.
- Trả lời cá nhân: Được.
- Mỗi đề đều nêu một khái
niệm, một vấn đề lí luận
- Như lời phân tích, tranh luận,
phản bác, giải thích, ca ngợi,
suy nghĩ, bàn luận, có tính
định hướng cho bài viết.
I. Tìm hiểu chung:
1) Đề văn nghị luận:
Đề bài văn nghị luận bao
giờ cũng nêu ra một vấn
đề để bàn bạc và đòi hỏi
người viết bày tỏ ý kiến
của mình đối với vấn đề
đó.
- Tính chất của đề văn
đòi hỏi bài làm phải vận
dụng các phương pháp
phù hợp.
“ Chớ nên tự phụ”
H: + Đề nêu lên vấn đề
gì?
+ Đối tượng phạm vi nghị
luận?
+ Khuynh hướng tư tưởng
của đề là khẳng định hay
phủ định?
+ Đề đòi hỏi người viết
phải làm gì?
+ Muốn làm bài văn nghị
luận tốt ta phải làm như
thế nào?
* Cách lập ý:
* Chép đề lên bảng.
+ Em có tán thành với ý
kiến trong đề bài “Chớ
nên tự phụ” không?
+ Hãy cụ thể hoá luận
điểm bằng các luận điểm
phụ?
- 1 hs đọc.
- Không nên tự phụ.
- Với mọi người, mọi lứa tuổi,
phạm vi là hs.
- Khuynh hướng tư tưởng phủ
định.
- Bày tỏ, ý kiến, quan điểm
của mình, phân tích lập luận,
đưa ra luận điểm, luận cứ xác
đáng, đúng đắn, có tính thuyết
phục.
- Xác định vấn đề, phạm vi,
tính chất của đề để làm bài
đúng, tránh lạc đề.
* Chép đề vào vở
* Thảo luận nhóm, cử đại diện
trả lời:
+ Tán thành; luận điểm chính:
không nên tự phụ.
+ Các luận điểm phụ:
* Không được tự cao tự đại
(cho mình là hơn người)
* Không nên coi thường người
khác (bạn bè, người gần gũi
với mình)
* Phải tôn trọng, học hỏi mọi
người.
* Phải rèn luyện đức tính
khiêm tốn.
2) Tìm hiểu đề: là xác
định đúng vấn đề, phạm
vi, tính chất của bài nghị
luận để làm bài khỏi sai
lệch.
3. Lập ý cho bài văn
nghị luận:
- Là quá trình xây dựng
hệ thống các ý kiến, quan
điểm để làm sáng tỏ cho ý
kiến chung nhất của toàn
bài nhằm đạt được mục
đích nghị luận (xác lập
luận điểm, tìm luận cứ và
xây dựng lập luận cho bài
văn).
- Căn cứ để lập ý: dựa
vào chỉ dẫn của đề, dựa
vào những kiến thức về xã
hội và văn học mà bản
thân tích lũy được. Có thể
đặt câu hỏi để tìm ý.
10’
HĐ2.Luyện tập:
Cho hs tìm hiểu đề: Sách
là người bạn lớn của con
người.
* Y/cầu hs trả lời câu hỏi:
- Trả lời cá nhân:
II. Luyện tập:
Tìm hiểu đề: Sách là
người bạn lớn của con
người:
- Sách là nhu cầu không
+ Sách là gì? Bạn là gì?
+ Tại sao sách là người
bạn lớn của con người?
thể thiếu trong đời sống
con người vì nó đem đến
những kiến thức, mở
mang tâm hồn, trí tuệ…
- Bạn: là người thân, gần
gũi với mình, sẻ chia, giúp
đỡ…
- Sách là người bạn lớn
của con người vì nó mở
mang hiểu biết về nhiều
lĩnh vực: văn hoá, xã hội,
lịch sử, văn học, toán
học… Sách là báu vật
không thể thiếu nên ta cần
biết nâng niu, giữ gìn
những cuốn sách quý.
4’ 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
- Nêu các căn cứ để lập ý cho bài văn nghị luận.
- Nhắc lại các ý của luận điểm: Chớ nên tự phụ.
1’ 5. H/d tự học:
- Đọc và xác định luận điểm chính của vb nghị luận.
- Chuẩn bị bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Rút kinh nghiệm: