Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.7 KB, 24 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI
  
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ II
Người viết: Vũ Thị Thu Hiền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoạ Mi - Cầu Giấy
NĂM HỌC 2006 – 2007
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
1
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương đảng khoá VIII đã
nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn
vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động
lực quan trọng thức đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay thì việc đổi
mới giáo dục, đổi mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu, công tác bồi
dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng, GD- ĐT, giáo
dục thường xuyên và bồi dưỡng thường xuyên là việc làm rất cần thiết. Để làm
được việc này đòi hỏi cần phải xây dựng đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối đạt
chuẩn đáp ứng kịp thời với yêu cầu thời kỳ đổi mới, phù hợp với xu thế phát triển
của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hoá.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên là một hình thức hoạt động chuyên môn được
tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm
chất nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ.


Chương trình BDTX chu kỳ II cho giáo viên mầm non được tiến hành từ năm
2003 đến năm 2007 nhằm thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội
khoá X và chỉ thị số 14/2001 CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Đây là một chương trình bồi dưỡng
hoàn toàn mới mẻ về cả hình thức và nội dung học tập khiến cho không chỉ giáo
viên mà cả người làm công tác quản lý gặp nhiều khó khăn lúng túng. Là một cán
bộ quản lý phụ trách về chuyên môn, nhận thức được tầm quan trọng của chương
trình nên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
học tập tốt chương trình BDTX chu kỳ II.
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
2
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình:
Trường Mầm non Hoạ Mi gồm 2 cơ sở gồm 15 nhóm lớp, tổng số học sinh là
616. Trường có 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đa phần là nữ (49 người). Trong
đó: - Số giáo viên đạt chuẩn: 32/32, đạt tỉ lệ: 100%.
- Số giáo viên trên chuẩn: 25/32, đạt tỉ lệ 78,1%.
Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình tận tuỵ, thương yêu trẻ, có ý thức vươn lên trong
công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Chi bộ có 7 đảng viên luôn đoàn kết, gương mẫu. Chi bộ luôn được đánh
giá trong sạch - vững mạnh.
Đoàn TN có 23 đoàn viên tham gia tích cực sôi nổi, đi đầu trong mọi phong
trào thi đua của ngành và địa phương, là nhân tố quyết định tiên phong trong các
hoạt động của nhà trường. Được công nhận Chi đoàn vững mạnh.
Nhận công tác tại trường mầm non Hoạ Mi từ tháng 12/2005 với rất nhiều bỡ
ngỡ trong công tác mới vừa tiếp nhận vừa làm quen với công việc mới. Sau khi
xem xét nắm bắt đặc điểm tình hình chung của trường, tình hình công tác BDTX
của giáo viên trong trường tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi:

- Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho
công tác chăm sóc, giáo dục được bổ sung thay thế kịp thời theo hướng hiện đại.
- Tài liệu BDTX chu kỳ II được cung cấp đầy đủ tới từng số lượng giáo viên
trong nhà trường, đảm bảo mỗi giáo viên đều có 1 bộ sách chương trình. Nội dung
của tài liệu đều tập trung vào những vấn đề đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện
nay điều này rất có ích cho giáo viên. Cách thức trình bày của tài liệu rõ ràng, khoa
học, các bài được thiết kế theo 1 cấu trúc thống nhất để người học dễ dàng tiếp cận.
Có sổ tay hướng dẫn người học cụ thể, dễ hiểu.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có 78,1% trên chuẩn, nhiệt tình, nhanh
nhẹn, tiếp cận tương đối nhanh với việc học tập chương trình do có sự nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc học BDTX.
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
3
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
- Bản thân tôi đã làm công tác chỉ đạo trên Phòng giáo dục nên việc nắm bắt nội
dung, chương trình BDTX chu kỳ II có nhiều thuận lợi hơn so với các đồng chí
CBQL khác ở dưới trường.
3. Khó khăn
- Đặc thù công việc của giáo viên mầm non đòi hỏi phải bám lớp, bám trẻ ở đâu
có cháu là ở đó có cô mà với khối lượng chương trình BDTX lớn (18 bài học trong
2 năm, thời gian giáo viên giành cho mỗi bài học (tự đọc tài liệu ít nhất là 2 tiếng,
ngoài ra còn phải giành thời gian cho việc thực hiện bài tập phát triển kỹ năng, thực
hành bài tập). Chính vì vậy đã làm cho một số giáo viên ngại học coi việc học chỉ
mang tính chất hình thức chủ yếu học dưới hình thức chép của nhau.
- Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình BDTX còn chậm và gặp
nhiều khó khăn do chỉ đạo của cấp trên chưa kịp thời.
- Đối tượng học BDTX là 100% giáo viên đứng lớp (kể cả hợp đồng trường),
việc này cũng gây nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên
học vì giáo viên hợp đồng trường nhiều khi không ổn định, họ có thể làm tháng
này, nhưng tháng sau họ lại xin nghỉ việc.

- Một số giáo viên có tuổi đời cao >40 tuổi nên ngại học, ngại phấn đấu. Giáo
viên trong độ tuổi sinh đẻ, con nhỏ chiếm 50%, điều này cũng hạn chế trong việc
thực hiện học tập.
- Kinh phí bồi dưỡng cho việc học tập BDTX không có nên cũng ảnh hưởng đến
ý chí học tập phấn đấu vươn lên của giáo viên, họ cho rằng học thế nào cũng được,
ghi chép thế nào cũng xong miễn là đủ bài.
Tiếp nhận công tác ở cơ sở mới, sau khi kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng của giáo viên
vào thời điểm tháng 12/2005 tôi thấy hầu như giáo viên chưa định hướng được
cách học tập của mình, hồ sơ học tập chưa thống nhất cách trình bày, một số giáo
viên chưa học bài nào. Vậy làm thế nào để chất lượng học tập BDTX chu kỳ II của
giáo viên được tốt, để tránh mang tính hình thức và đạt được hiệu quả cao? Tôi đã
nghiên cứu, suy nghĩ và đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học BDTX
chu kỳ II” như sau:
3. Một số biện pháp chỉ dạo giáo viên học BDTX chu kỳ II:
3.1. Thành lập ban chỉ đạo
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
4
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Căn cứ hướng dẫn của Sở GD-ĐT, Phòng GD nhà trường đã thành lập ban chỉ
đạo công tác BDTX chu kỳ II và phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên
trong ban chỉ đạo:
- Đồng chí hiệu trưởng – trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo chung.
- Đồng chí hiệu phó chuyên môn – Phó ban chỉ đạo chịu trách nhiệm lập kế
hoạch, triển khai kế hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp việc học tập BDTX, kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên.
- Các đồng chí khối trưởng là trưởng nhóm học tập của từng khối: Nhà trẻ,
Bé, Nhỡ, Lớn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch của nhóm học tập. Triển khai
nhóm học tập BDTX theo kế hoạch chung của nhà trường và của nhóm. Chịu trách
nhiệm về chất lượng học tập của nhóm mình trước hiệu phó chuyên môn.
3.2. Nghiên cứu chương trình BDTX

Để quản lý và chỉ đạo tốt việc học tập chương trình BDTX cho giáo viên thì
bản thân người chỉ đạo – người CBQL phải nắm chắc được mục tiêu, cấu trúc, nội
dung chương trình để đưa ra hình thức học tập cho phù hợp. Chính vì vậy tôi đã
đọc, nghiên cứu hệ thống cấu trúc của chương trình BDTX gồm 2 quyển: Quyển 1
gồm 6 bài nhằm cung cấp cho người học những vấn đề của đổi mới giáo dục mầm
non trong giai đoạn hiện nay; quyển 2 gồm 12 bài nhằm giúp người học biết cách
vận dụng những đổi mới vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Các bài trong
chương trình đều được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất gồm 10 phần giúp cho
người học dễ dàng tiếp cận. Cuốn sổ tay hướng dẫn người học giúp cho người học
biết cách xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, cách ghi chép vở học tập, cách xây
dựng hồ sơ đánh giá, đây chính là cuốn cẩm nang đưa đường chỉ lối người học đi
tới đích.
3.3. Xây dựng kế hoạch học tập
a/ Xây dựng kế hoạch của nhà trường:
Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình, căn cứ vào kế hoạch BDTX của Sở giáo
dục, Phòng giáo dục, căn cứ vào nội dung từng bài học, vào điều kiện hoàn cảnh
thực tế tại trường và các điều kiện khác liên quan tới giáo viên: thời gian học tập,
khả năng giáo viên để xây dựng kế hoạch triển khai công tác BDTX chu kỳ II gồm
kế hoạch chung, kế hoạch chi tiết cho cả chu kỳ theo từng giai đoạn. Trong kế
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
5
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
hoạch phân rõ thời gian qui định phần tự học của giáo viên, học nhóm, dự giờ, làm
bài tập kỹ năng, đánh giá tổng kết cuối kỳ. (Phụ lục biểu mẫu 1- trang 17)
Khi xây dựng kế hoạch tôi đã phân chia số lượng bài học theo từng giai đoạn
một cách hài hoà (giai đoạn I: năm học 2005 - 2006 gồm 9 bài; giai đoạn II: năm
học 2006 – 2007 gồm 9 bài) và đã tính tới việc kết hợp sắp xếp các bài học bồi
dưỡng để sau khi học lý thuyết giáo viên có điều kiện thực hành ứng dụng vào công
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
VD1: Thời điểm tháng 1 là thời điểm thi giáo viên giỏi cấp Quận, cũng chính là

thời điểm tôi mới nhận công tác mới. Sau khi khảo sát môi trường học tập tại các
lớp tôi cho triển khai bài 4: “ Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động” với mục đích
giúp cho giáo viên thay đổi môi trường học tập bên trong và bên ngoài để tạo sự
hấp dẫn, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động.
VD2: Thời điểm tháng 2 – nhà trường tiếp nhận đợt kiến thực tập của sinh viên
trường CĐSP NT-MG TW khoa giáo dục đặc biệt, tôi triển khai cho giáo viên học
bài 18: “ Can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật” giúp giáo viên nắm
chắc thêm kiến thức về giáo dục hoà nhập chỉ đạo tốt sinh viên thực tập, áp dụng
bài học để xây dựng các tiết kiến tập mẫu cho sinh viên và giáo viên trong trường
cùng tham dự. Mặt khác giáo viên có thể học hỏi thêm kinh nghiệm dạy các tiết cá
nhân từ phía giáo viên chỉ đạo thực tập và sinh viên thực tập.
VD3: Tháng 9 đầu năm học tôi tổ chức triển khai bài 8: “Lập kế hoạch theo chủ
điểm” phân công mỗi giáo viên tự xây dựng một chủ điểm theo lứa tuổi mình phụ
trách, sau đó tiến hành tập hợp các kế hoạch của giáo viên xây dựng theo 4 độ tuổi
chỉnh sửa và đưa hệ thống kế hoạch chủ điểm vào máy tính – áp dụng triển khai
thực hiện kế hoạch này theo chương trình giáo dục trong năm học.
Căn cứ vào nội dung của từng bài học tôi đã xây dựng hệ thống các bài tập phát
triển kỹ năng BDTX chu kỳ II theo từng năm để định hướng cho giáo viên đễ dàng
học tập. Các bài tập này đề dựa trên yêu cầu bài tập kỹ năng trong tài liệu đưa ra,
căn cứ vào đó tôi đưa ra những gợi ý cụ thể cho giáo viên để giáo viên hiểu rõ cần
phải làm gì sau khi học tập và thống nhất chung cách làm trong nhà trường. (Minh
hoạ hệ thống bài tập phát triển kỹ năng - phụ lục trang 18)
VD: Bài tập phát triển kỹ năng bài 3 yêu cầu dự 1 giờ dạy mẫu về phương pháp
dạy học tích cực – tôi hướng dẫn gợi ý cho giáo viên có thể lấy giờ kiến tập điểm
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
6
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
chuyên đề LQVH – LQCV của nhà trường tổ chức cho Quận, sau đó phân tích
đánh giá. Trên cơ sở bài học yêu cầu giáo viên tự thiết kế 1 hoạt động có sự vận
dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với hội thi giáo viên giỏi cấp trường.

b/ Kế hoạch của nhóm học tập
Với số lượng giáo viên của trường năm thứ nhất là 33 giáo viên, năm thứ hai là
36 giáo viên, đến thời điểm tháng 3/ 2007 còn 27 giáo viên (do tách chuyển giáo
viên sang mầm non Mai Dịch), đặc thù trường có 2 cơ sở tôi phân chia ra 5 nhóm
học tập:
- Nhóm 1: gồm 2 lớp nhà trẻ
- Nhóm 2: gồm 3 lớp mẫu giáo bé
- Nhóm 3: gồm 3 lớp mẫu giáo nhỡ
- Nhóm 4: gồm 3 lớp mẫu giáo lớn
- Nhóm 5: gồm 4 lớp cơ sở 2
Mỗi nhóm tôi phân công 1 giáo viên nhanh nhẹn, vững chuyên môn, có uy tín,
trách nhiệm là khối trưởng của các khối làm trưởng nhóm học tập. Các trưởng
nhóm căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch học tập của nhóm, tổ
chức triển khai các buổi học nhóm – chịu trách nhiệm chính trước ban chỉ đạo về
chất lượng học tập của nhóm mình. (Phụ lục biểu mẫu 2 – trang 19)
Trong mỗi bài học từng nhóm sẽ thảo luận căn cứ nội dung bài học, họp bàn
thống nhất và giao trách nhiệm quản lý bài học đó cho từng cá nhân để cá nhân có
thể phát huy vai trò và khả năng sở trường của mình. Giáo viên có khả năng về tạo
hình sẽ giao công việc quản lý bài 13 “Hoạt động tạo hình”, giáo viên có nhiều
kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật sẽ giao công việc quản lý bài 18” Can thiệp sớm và
giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật”; giáo viên có sở trường về âm nhạc giao việc
quản lý bài 12: “Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo định hướng đổi mới”.
Cá nhân quản lý bài học sẽ phải triển khai nội dung bài học, tổ chức thảo
luận nhóm về nội dung, hình thức học, triển khai bài tập phát triển kỹ năng. Việc sử
dụng hình thức giao trách nhiệm tới từng cá nhân tạo điều kiện cho giáo viên được
thể hiện và chủ động hơn trong việc học tập.
3.4. Hướng dẫn giáo viên học tập
Để giáo viên hoàn thành tốt việc học tập của mình tôi đã cung cấp đủ hồ sơ
học tập cho giáo viên gồm:
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền

7
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
+ Tài liệu học tập: quyển 1, quyển 2, sổ tay hướng dẫn.
+ Vở học tập
+ Phiếu dự giờ
+ Các biểu mẫu xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch dự giờ cá nhân,
kế hoạch dự giờ đồng nghiệp.
Chương trình BDTX với hình thức người tự học giữ vai trò chính vì vậy tôi yêu
cầu giáo viên căn cứ vào kế hoạch của trường, của nhóm học tập phải tự xây dựng
kế hoạch học tập cá nhân, kế hoạch dự giờ cá nhân, đồng nghiệp.
VD: Minh hoạ cách xây dựng kế hoạch của giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
8
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
VD: Minh hoạ phiếu quan sát (Phiếu dự giờ) của GV sau mỗi bài học
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
9
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
10
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Sau khi giáo viên đã có đủ hồ sơ và xây dựng được kế hoạch cá nhân của
mình tôi triển khai cho giáo viên học tập như sau:
a/ /Hướng dẫn cách học tập:
- Việc học tốt nhất và có hiệu quả nhất là học thường xuyên, đều đặn và liên
tục, hoàn thành các bài học một cách đầy đủ, lưu giữ hồ sơ gọn gàng có hệ thống –
Tôi vẫn thường nói với giáo viên như vậy.
- Để làm được điều này tôi đã hướng dẫn giáo viên phân chia thời gian học
tập một cách hợp lý để hoàn thành việc học của mình mà không ảnh hưởng tới
công việc chung cũng như công việc gia đình.

- Mỗi bài học triển khai trong khoảng 1 tháng, trong đó khoảng 1 tuần giáo
viên tự đọc tài liệu, vậy giáo viên sẽ phải giành riêng khoảng thời gian ở nhà từ 2 –
3 tiếng để nghiên cứu nội dung bài học. Ở trường mỗi bài tôi triển khai tổ chức 2
buổi học nhóm: 1 buổi giáo viên sẽ tự đọc lại tài liệu ghi chép lại những điều tâm
đắc và những điều thắc mắc trong từng bài, buổi học nhóm thứ 2 trong nhóm sẽ
thảo luận, tự giải đáp các thắc mắc trong quá trình tự học của giáo viên. Như vậy
thời gian tự đọc tài liệu ở nhà trong suốt 1 tuần giáo viên cũng không phải tốn
nhiều thời gian vào việc chuyên môn mà vẫn có thể giành nhiều thời gian chăm lo
cho gia đình.
Tất cả những buổi học nhóm các trưởng nhóm tự chủ động triển khai và giao
trách nhiệm cho 1 cá nhân tổ chức hướng dẫn. Trưởng nhóm sẽ giám sát tiến triển
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
11
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
công việc tại nhóm của mình và tập trung những thắc mắc chưa được giải đáp báo
cáo lại với hiệu trưởng hoặc hiệu phó chuyên môn để được giải đáp.
b/ Hướng dẫn cách ghi chép:
Để cách học có hiệu quả và giảm thiểu thời gian cho giáo viên tôi đã chỉ đạo
giáo viên ghi chép bài học theo hệ thống. Lưu ý cho giáo viên sau khi đọc xong tài
liệu chỉ nên ghi tóm tắt những điểm cần chú ý trong từng hoạt động từng nội dung
và những điều thắc mắc, băn khoăn về nội dung bài học trong quá trình nghiên cứu
bài học.
Cấu trúc ghi chép một bài học cụ thể:
Tên bài học
Ngày bắt đầu học:
Ngày học xong:
I. Những việc đã làm
- Đọc tài liệu và ghi chép những điểm mấu chốt nhất trong từng nội dung
hoạt động của từng bài học
- Ghi lại những thắc mắc trong quá trình đọc tài liệu

II. Bài tập phát triển kỹ năng
III. Học nhóm giải đáp thắc mắc
VD: Minh hoạ cách ghi chép 1 bài học của giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
12
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
13
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
c/ Hướng dẫn cách đánh giá
Sau khi giáo viên học bài xong tôi yêu cầu từng cá nhân đánh giá kết quả học
tập của cá nhân theo mẫu chung của trường theo 4 mức độ: Tốt – Khá - TB – Yếu.
Nhóm học tập sẽ thảo luận về bản tự đánh giá của từng cá nhân, thống nhất chung
trong nhóm và lưu lại kết quả tự đánh giá của nhóm vào hồ sơ của cá nhân.
3.5. Tổ chức triển khai áp dụng bài học vào thực tế
Việc học có hiệu quả và thực chất nhất chính là tạo ra sản phẩm của quá trình
học tập “ Học phải đi đôi với hành”. Từ phương châm đó tôi đã triển khai cho giáo
viên sau khi học lý thuyết xong sẽ phải thiết kế ít nhất 1 hoạt động mang nội dung
của bài học đó, khuyến khích giáo viên thiết kế các bài giảng sử dụng công nghệ
thông tin và phương tiện hiện đại có hiệu quả. Để làm được điều này tôi đã đưa ra
gợi ý hệ thống các bài tập phát triển kỹ năng cho cả chu kỳ giúp giáo viên định
hướng được việc mình làm, mỗi 1 giáo viên sau mỗi bài học phải thiết kế 1 hoạt
động, thực hành hoạt động đó cho đồng nghiệp dự nhận xét đánh giá, rút kinh
nghiệm.
VD1: Bài 3: “Phương pháp dạy học tích cực”
Tôi cho giáo viên thiết kế 1 hoạt động tự chọn theo hướng dạy học tích cực
áp dụng vào tiết thi giáo viên giỏi cấp trường.
(Minh hoạ ảnh 1: Tổ chức các trò chơi trong giờ hoạt động chung)
VD2: Bài 4: “Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ”
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền

14
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Tôi đã triển khai cho 100% lớp xây dựng môi trường học tập bên trong, bên
ngoài lớp học để chuẩn bị thi giáo viên giỏi cấp Quận và tạo môi trường học tập
theo chủ điểm.
(Minh hoạ ảnh 2,3, 4, 5: Xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài lớp học)
VD3: Bài 11: “Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn”
Tôi đã sắp xếp bài học vào thời điểm nhà trường phát động phong trào thi
làm đồ dùng đồ chơi cấp trường để giáo viên có ý thức làm đồ dùng và tạo nguồn
lực để giáo viên hoàn thành bài học.
(Minh hoạ ảnh 6: Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn)
Trong hệ thống các bài tập kỹ năng giáo viên cần thực hiện, có những bài tập
tôi yêu cầu giáo viên chọn những đề tài khó mà nhiều giáo viên yếu, giáo viên mới
vào trường chưa nắm được phương pháp tổ chức.
VD4: Bài 14: “ Hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh”
Trong bài học này có rất nhiều đề tài về MTXQ hay việc tổ chức cho trẻ những
thí nghiệm để trẻ khám phá khoa học giáo viên còn lúng túng về phương pháp, về
cách thức tổ chức hướng dẫn. (Một số loại quả hạt phổ biến, giới thiệu về thủ đô Hà
Nội, Một số loại rau )
VD5: Bài 12: “ Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo định hướng đổi
mới”
Với tiết học giáo dục theo định hướng đổi mới nhiều giáo viên trong trường
còn có định hướng chưa đúng đặc biệt là tiết học tổng hợp.
Tôi đã tổ chức triển khai cho những giáo viên nòng cốt xây dựng tiết mẫu tổ
chức các tiết kiến tập tại trường cho 100% giáo viên dự giờ cùng rút kinh nghiệm
để đi đến thống nhất chung về phương pháp, hình thức dạy và nghệ thuật lên lớp.
Đây là hình thức bồi dưỡng tại chỗ giúp nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.
( Ảnh minh hoạ các tiết kiến tập).
3.6. Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX
Giám sát, kiểm tra, đánh giá là việc làm thường xuyên đối với người CBQL

trước bất cứ một công việc gì. Để việc kiểm tra đánh giá công tác BDTX trong nhà
trường chính xác, đảm bảo tính khách quan tôi đã lập kế hoạch theo dõi việc học
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
15
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
tập của từng nhóm căn cứ vào bảng tiêu chí đã xây dựng để giám sát và đánh giá
việc học tập của từng nhóm học, từng cá nhân được chính xác và dễ dàng. Cách
đánh giá xếp loại được dựa trên các tiêu chí chung, theo hướng dẫn của Sở giáo
dục. ( Minh hoạ phụ lục biểu mẫu 3 - trang 20).
Việc đánh giá kết quả học tập của nhóm và của giáo viên tôi căn cứ vào các
buổi dự họp nhóm, chất lượng vở ghi học tập, việc trả lời các câu hỏi, chất lượng
các buổi dự giờ, hồ sơ, tài liệu học tập, việc áp dụng bài học vào thực tế.
Quá trình học của giáo viên gồm 18 bài, năm thứ nhất tôi phân chia làm 2 kỳ
đánh giá, năm thứ hai tôi phân chia làm 4 kỳ đánh giá kết quả học tập (nhằm mục
đích giúp giáo viên đạt được kết quả tốt hơn), trước mỗi kỳ đánh giá tôi tổ chức cho
giáo viên xem hồ sơ của nhau, tự nhận xét và rút kinh nghiệm cho nhau, sau đó tôi
là người cuối cùng ghi nhận xét, đánh giá vào hồ sơ của giáo viên.
Sau mỗi lần xem hồ sơ học tập của từng cá nhân tôi đều góp ý ghi nhận xét
đánh giá kết quả của hồ sơ từ đó giáo viên rút được kinh nghiệm cho bài học sau.
III. KẾT QUẢ
Sau hơn một năm triển khai thực hiện sử dụng các biện pháp trên vào việc tổ
chức chỉ đạo giáo viên học BDTX tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Số lượng bài học: Đến thời điểm 25/5/2007 đã học xong 18/18 bài
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non, chương
trình BDTX chu kỳ II. 100% giáo viên tham gia học tập BDTX theo qui định với
tinh thần tự giác, có ý thức học tập.
- Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao thể hiện qua chất lượng
bài soạn, kết quả kiểm tra, dự giờ. Các bài soạn về giáo dục âm nhạc giáo viên đã
xác định được phần trọng tâm của lại tiết, tiết văn học giáo viên đã biết cách xây

dựng hệ thống câu hỏi phù hợp loại bài, một số tiết học MTXQ, khám phá khoa
học giáo viên đã biết cách tổ chức linh hoạt, đúng phương pháp.
3. Tham mưu đầu tư kinh phí cho công tác BDTX:
- Tham mưu đầu tư kinh phí cho công tác BDTX Vở học tập, phô tô tài liệu,
mua đồ dùng, nguyên liệu hỗ trợ cho giáo viên thực hiện các bài tập kỹ năng. Xây
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
16
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
dựng các tiết kiến tập, hội thi, khen thưởng động viên khó khăn kịp thời giáo viên
có ý thức học tập tốt với tổng kinh phí khoảng 15 triệu đồng.
4. Kết quả thực hành các bài tập phát triển kỹ năng:
- Hoàn thiện việc lập kế hoạch giáo dục theo chủ điểm đưa vào hệ thống máy
tính để sử dụng: 4 chủ điểm nhà trẻ, mẫu giáo mỗi độ tuổi 8 chủ điểm.
- Môi trường học tập được thay đổi theo từng chủ điểm từ trong ra ngoài tạo
sự hấp dẫn và sự tích cực hoạt động của trẻ. Thông tin tuyên truyền về chăm sóc,
giáo dục trẻ tới phụ huynh được thay đổi thường xuyên hàng tháng, hàng quí với
các nội dung phong phú và có tác dụng tốt.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giảng dạy được bổ sung và hoàn thiện.
Qua đợt thi làm đồ dùng đồ chơi: Cấp trường có: 30 đồ dùng dạy học tự tạo (đợt thi
làm đồ dùng đồ chơi phụ huynh hỗ trợ toàn bộ các giải thưởng gần 1 triệu đồng).
Gửi tham dự cấp Quận 3 đồ dùng: đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, tập thể đạt giải nhì
(đồ dùng “Chiếc hộp kỳ diệu” được chọn tham dự thi đồ dùng cấp Thành Phố).
- Thiết kế được 20 bài giảng về sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, đã
ứng dụng 11 bài giảng vào các tiết kiến tập, thi giáo viên giỏi các cấp đạt hiệu quả.
5. Chất lượng học tập của giáo viên:
NĂM THỨ I (2005-2006) NĂM THỨ II (2006- 2007)
Đợt I
26/1/06
Đợt II
20/3/06

Đợt I
10/10/06
Đợt II
11/12/06
Đợt III
13/3/07
Đợt IV
25/5/07
Tốt 9 12 23 17 17
Khá 9 16 21 13 9 9
TB 24 8 3 0 1(GV
mới)
1(KXL)
GV mới
T. số GV 33 33 36 36 27 27
Ghi chú:
- Số GV biến động giảm so đầu năm vì tách chuyển 9 GV sang mầm non Mai
Dịch. Trường nhận thêm GV hợp đồng thay thế 9 GV tách chuyển, (số GV hợp
đồng trường thường xuyên thay đổi nên số GV cố định học BDTX của đợt III, đợt
IV là 27 GV).
- Đợt III năm 2007: 1 GV xếp loại TB (GV mới được phân công về trường nhận
công tác)
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
17
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
- Đợt IV năm 2007: 1 GV KXL (GV mới được phân công về trường nhận công
tác không đủ thời gian học tập BDTX)
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để chỉ đạo giáo viên hoàn thành tốt công tác BDTX chu kỳ II tôi đã rút ra
được một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng
của công tác BDTX trong giai đoạn hiện nay từ đó giúp giáo viên có ý thức tự
học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi
của ngành trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
2. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về công tác BDTX, cung cấp đầy
đủ tài liệu có hướng dẫn cụ thể để giáo viên dễ dàng học tập.
3. Tổ chức giám sát, đánh giá kiểm tra rút kinh nghiệm sau từng đợt học tập,
đặc biệt là công tác hậu kiểm tra.
4. Khen ngợi động viên hỗ trợ kịp thời giúp giáo viên có ý thức tự giác trong
học tập.
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thị Thu Hiền
18
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH HỌC TẬP - CHƯƠNG TRÌNH BDTX CHU KỲ II CHO GV MẦM NON
( NĂM THỨ HAI 2006-2007)
Tuần Ngày bắt
đầu học Bài học
Học nhóm
Bài tập PT
kỹ năng đã
làm
Xem hồ sơ
tại buổi học
nhóm
Dự giờ
của đồng
nghiệp
Phát tài
liệu tại

nhóm
Đánh giá tổng kết
cuối kỳ họp nhóm
Từ tuần I/9 đến
tuần IV/9 3/9/2006
Bài 8: Chủ điểm và lập KH
theo chủ điểm Từ 7/9 đến
11/9/06
Từ 12/9
đến
15/9/06
Từ 16/10
đến
18/10/06
Từ 20/9
đến 27/9/06 6/9/06
Từ 10/10/06 đến
Từ tuần IV/9
đến tuần IV/10
28/9/2006
Bài 7: Công tác phối hợp với
các bậc cha mẹ trong việc thực
hiện mục tiêu GDMN
Từ 3/10
đến
13/10/06
Từ 16/10
đến
18/10/06
Từ 31/10

đến 3/11/06
Từ 20/10
đến
25/10/06
Từ tuần IV/10
đến tuần V/11 26/10/2006
Bài 11: Tìm và làm đồ chơi từ
nguyên vật liệu có sẵn
Từ 31/10
đến 3/11/06
Từ 6/11
đến
8/11/06
Từ 7/12 đến
15/12/06
Từ 9/11
đến
30/11/06
Từ 11/12/2006 đến
15/12/2006
Từ tuầnI/12 đến
tuần IV/12
1/12/2006 Bài 17: Vệ sinh, tiêm chủng
phòng bệnh và phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ
Từ 7/12
đến
15/12/06
Từ 18/12
đến

22/12/06
Từ 8/1/07
đến 10/1/07
Từ 25/12
đến
29/12/06
Từ 13/3/2007
đến 19/3/2007
Từ tuần I/1/07
đến tuần
IV/1/07
1/1/2007 Bài 12: Giáo dục âm nhạc ở
trường MN theo định hướng
đổi mới
Từ 8/1 đến
10/1/07
Từ 11/1
đến
16/1/07
Từ 29/1 đến
31/1/07
Từ 17/1
đến 22/1/07
Từ tuần IV/1
đến tuàn II/2/07
23/1/2007 Bài 13: Hoạt động tạo hình Từ 29/1
đến 31/1/07
Từ 1/2
đến 5/2/07
Từ 5/3 đến

8/3/07
Từ 6/2 đến
9/2/07
Từ tuần IV/2
đến tuần II/3/07
26/2/2007 Bài 14: Hướng dẫn trẻ khám
phá MTXQ
Từ 5/3 đến
8/3/07
Từ 9/3
đến
16/3/07
Từ 2/4 đến
6/4/07
Từ 19/3 đến
23/3/07
Từ 21/5 đến
22/5/2007
Từ tuần IV/3
đến tuần
III/4/07
26/3/2007 Bài 15: Phát triển thể lực cho
trẻ
Từ 2/4 đến
6/4/07
Từ 9/4
đến
13/4/07
Từ 2/5 đến
8/5/07

Từ 16/4 đến
20/4/07
Từ tuần IV/4
đến tuần
23/4/2007 Bài 16: Dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm
Từ 2/5 đến
8/5/07
Từ 9/5
đến
Từ 21/5 đến
22/5
Từ 15/5 đến
18/5/07
20
Biểu mẫu 1
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
IV/5/07 14/5/07
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG BDTX CHU KỲ II – NĂM THỨ II (2006 – 2007)
Bài 8: Chủ điểm và lập kế hoạch theo chủ điểm
BT: Triển khai tổ chức kế hoạch hoạt động theo chủ điểm do mình tự thiết kế. Nêu các nhận xét về kết quả đạt được ở trẻ, rút kinh nghiệm
với điều kiện thực tế tại lớp mình.
Lưu ý: Các nhóm học tập phân công cá nhân thiết kế chủ điểm theo độ tuổi mình phụ trách. Sau đó họp nhóm, thống nhất nội dung từng chủ điểm
để triển khai trong nhà trường.
Bài 7: Công tác phối hợp với cá bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu GDMN
BT: Lập kế hoạch phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ trong quá trình CS-GD trẻ trong nhóm lớp mình. Phổ biến kế hoạch này trong buổi họp
phụ huynh. Trao đổi với đồng nghiệp hoàn thiện kế hoạch của mình.
Bài 11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có
BT: Thiết kế 1 giờ HĐchung hoặc HĐG sử dụng các đồ dùng đồ chơi mà bạn đã tạo ra để dạy trẻ (8 loại đồ dùng từ các nguyên vật liệu).
Lưu ý: Có thể gắn với Hội giảng 20/11 hoặc Thi làm Đ D ĐC từ nguyên vật liệu sẵn có.

Bài 17: Vệ sinh tiêm chủng, phòng bệnh và công tác phòng tránh tai nạn thương tích
BT: -Lập kế hoạch công tác vệ sinh cá nhân và VSMT.
- Dự thực hành sơ cứu 1 số trường hợp tai nạn cụ thể.
Bài 12: Giáo dục âm nhạc ở trường MN theo hướng đổi mới
BT: -Soạn 1 chương trình cho buổi HĐ chung theo hướng đổi mới.
-Soạn và thực hành 1 chương trình HĐ chung “Tổng hợp” theo chủ điểm giáo dục.
Bài 13: Hoạt động tạo hình
BT:-Tiến hành sử dụng các nguyên vật liệu cho trẻ tạo ra 1 sản phẩm tạo hình theo đề tài thuộc chủ điểm đang tiến hành. Các nguyên liệu,
đồ dùng, dụng cụ cho trẻ sử dụng trong hoạt động GV tự sưu tầm, chế tạo ra.
- Theo dõi, quan sát, rút kinh nghiệm theo trình tự các ý trong SGK.
Bài 14: Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ
BT: Thiết kế và thực hiện 1 hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá MTXQ theo chủ điểm.
Bài 15: Phát triển thể lực cho trẻ
BT: Thiết kế 1 trò chơi vận động (VĐ tinh) theo chủ điểm, tổ chức cho trẻ chơi (QS, ghi chép đầy đủ, mô tả hoạt động của trẻ. Nhận xét, rút
kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp)
Bài 16: Dinh dưỡng và vệ sinh ATTP
- BT PTKN Theo SGK
-Dự giờ tổ chức ăn, nhận xét về chế độ ăn, thực đơn, cách tổ chức ăn, cách quan tâm của GV với trẻ SDD, biếng ăn.
20
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II

TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI
KẾ HOẠCH HỌC TẬP - CHƯƠNG TRÌNH BDTX CHU KỲ II CHO GV MẦM NON
( NĂM THỨ HAI 2006-2007)
NHÓM 3: MẪU GIÁO NHỠ (A5, A6, A7)
Tuần Ngày bắt đầu
học
Bài học Học
nhóm
Bài tập PT

kỹ năng đã
làm
Xem hồ
sơ tại
buổi học
nhóm
Dự giờ
của đồng
nghiệp
Đánh giá
tiến triển
và công
việc tại
nhóm
Vai trò về
quản lý và
giao nhiệm
vụ tại
nhóm
Phát
tài liệu
tại
nhóm
Đánh giá
tổng kết
cuối kỳ
họp nhóm
Từ tuần I/9 đến
tuần IV/9 3/9/2006
Bài 8: Chủ điểm và lập KH

theo chủ điểm
8/9/06 14/9/06 18/10/06 22/9/06 Khá Trần Hạnh
Khá
10-27/10
Tốt: 2/7
Khá: 4/7
Từ tuần IV/9 đến
tuần IV/10
28/9/2006
Bài 7: Công tác phối hợp với
các bậc cha mẹ trong việc
thực hiện mục tiêu GDMN
5/10/06 17/10/06 7/11/06 21/10/06 Khá Thu Giang
Khá
Từ tuần IV/10
đến tuần V/11 26/10/2006
Bài 11: Tìm và làm ĐC từ
nguyên vật liệu có sẵn
2/11/06 8/11/06 9/12/06 18/11/06 Tốt- Vân Anh
Khá
11-15/12
Tốt: 4/8
Khá: 4/8
Từ tuầnI/12 đến
tuần IV/12
1/12/2006 Bài 17: Vệ sinh, tiêm chủng
phòng bệnh và phòng tránh
TNTT cho trẻ
8/12/06 20/12/06 10/1/07 24/12/06 Khá Q. Hạnh
Khá

13-19/3
Tốt: 3/4
Khá: 1/4
Từ tuần I/1/2007
đến tuần
IV/1/2007
1/1/2007 Bài 12: GDAN ở trường MN
theo định hướng đổi mới
9/1/07 14/1/07 30/1/07 20/1/07 Tốt Trần Hạnh
Tốt
Từ tuần IV/1 đến
tuàn II/2/2007
23/1/2007 Bài 13: Hoạt động tạo hình 30/1/07 4/2/07 6/3/07 8/2/07 Tốt- Vân Anh
Tốt-
Từ tuần IV/2 đến
tuần II/3/2007
26/2/2007 Bài 14: Hướng dẫn trẻ khám
phá MTXQ
6/3/07 10/3/07 5/4/07 20/3/07 Tốt Yến
Khá 17-22/5
Tốt: 4/5
Khá: 1/5
Từ tuần IV/3 đến
tuần III/4/2007
26/3/2007 Bài 15: Phát triển thể lực cho
trẻ
4/4/07 10/4/07 3/5/07 18/4/07 Tốt Q. Hạnh
Tốt-
Từ tuần IV/4 đến 23/4/2007 Bài 16: Dinh dưỡng và vệ 3/5/07 11/5/07 21/5/07 17/5/07 Tốt Trần Hạnh
20

Biểu mẫu 2
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
tuần IV/5/2007 sinh ATTP Tốt
20
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN TỰ HỌC BDTX CHU KỲ II (NĂM THỨ II 2006 –2007)
Đợt III: Từ ngày 13/3 đến ngày 19/3/2007 – Bài 17, 12, 13
Họ tên Nhóm Trả lời câu hỏi đánh giá và
BTPTKN
Vở HT, Phiếu dự giờ, giáo án,
tài liệu học tập, Đ D ĐC
Tham gia học nhóm và các
buổi giải đáp thắc mắc
XLC
T K TB Y T K TB Y T K TB Y
1 Trần Bích Hạnh x x x Tốt-
2 Lê Thái Hậu x x x Khá
3 Nguyễn Kim Phượng x x x Tốt-
4 Cao Thị Lân x x x Khá
5 Nguyễn Thanh Mai x x x Tốt
6 Trần Thị Thu Khá
7 Đào Thu Hoà x x x Khá
8 Nguyễn Kim Tiến x x x Khá
9 Trần Thị Nhung x x x Tôt-
10 Lê Thị Hoa x x x Khá
11 Đỗ Thu Mẫn x x x Tốt-
12 Khúc Hà Giang x x x Khá
13 Trần Thị Hạnh x x x Tốt
14 Nguyễn Thị Vân Anh x x x Tốt-
15 Trần Thị Yến x x x Khá

16 Nguyễn Quốc Hạnh x x x Tốt
17 An Thanh Huyền
Nhóm IV
x x x Tốt-
18 Cao Hồng Vân x x x Khá
19 Trần Kim Thanh x x x Khá
20 Đỗ Thị Hương x x x Tốt-
21 Nguyễn Thị Hiền x x x Tốt-
22 Nguyễn Thị Oanh x x x Tốt-
23 Phạm Việt Hà x x x Tốt-
24 Dương Thanh HươngA x x x Tôt-
25 Đào Kim Mai Khá
26 Dương Thanh Hương B x x x Tốt-
27 Đinh Thị Hồng Liễu x x x TB
Tổng hợp Tổng số GV: 27. Trong đó: Tốt: 17 ( Tốt-: 12) Khá: 9, TB: 1 (GV mới)
Biểu mẫu 3
20
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
20

×