BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
Một số giải pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Trung Dũng
Ngày, tháng, năm sinh: 22/6/1982
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường THCS Sì Nghiều-Tú Đoạn
Điện thoại: DĐ: 0982067226
3. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu
Tên đơn vị: Trường THCS Sì Nghiều xã Tú Đoạn
Địa chỉ: Thôn Sì Nghiều - Xã Tú Đoạn - Huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng
Sơn
Điện thoại: 0253516211
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để hiểu và thực hiện đúng vấn đề huy động cộng đồng cần nhận thấy có
sáu nhóm đối tượng có thể huy động gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp
(lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và
cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc huy động triển khai thuận
lợi); Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu
cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực
lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học
sinh); Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm
đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận
Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ
thiện,…); Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong
việc huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là
một đối tượng để huy động; Các tổ chức, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy
tín, các “mạnh thường quân”...
Vậy để áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả đòi hỏi trong quá trình huy động
cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, người lãnh đạo cần nắm vững những
nguyên tắc huy động:
* Đảm bảo lợi ích
Mỗi nội dung huy động cộng đồng đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi
ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy
lợi ích chung của cá nhân, tập thể. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo phải phân tích để
làm rõ lợi ích của cả hai bên.
1
* Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của nhà trường, các lực xã hội
Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,... đều có những
chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham
gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, rách
nhiệm của đối tác. Ví dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội
dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,...; đối
với phụ huynh học sinh là: điều kiện học tập, môi trường học tập cho con em...
* Luôn đảm bảo tính dân chủ trong tổ chức thực hiện
Nhà trường phải đảm bảo được công tác công khai, bình đẳng để cộng
đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện
nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động huy động
XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện
và mang lại hiệu quả thiết thực.
* Đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật
Thực hiện phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ
sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có
những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho
giáo dục.
* Đảm bảo tính phù hợp và thích ứng
Hiệu trưởng nhà trường phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa
ra một chủ trương huy động XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là
phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể chi tiết và kế hoạch mang tính định
hướng.
* Biết khơi dậy truyền thống hiếu học
Tìm những giải pháp hữu hiệu để khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu
học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc,
dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của
từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo.
* Làm tốt công tác phối kết hợp ngành - lãnh thổ
Lãnh dạo nhà trường cần thực hiện tốt công tác phối kết hợp với Đảng ủy,
chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân trên địa bàn. Đảm bảo sự phối
hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã
hội”.
* Lựa chọn phương thức giao tiếp
Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản,
công văn, đề nghị...) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc
truyền thống và tình cảm).
* Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa
2
Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng
mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch huy
động được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội;
xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian
thích hợp nhất; Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực
hiện huy động cộng đồng; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy
động; Chi tiết hóa kế hoạch và đưa ra những giải pháp cụ thể.
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu
Từ đầu năm học: 2014 - 2015 tại trường THCS Sì Nghiều xã Tú Đoạn.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG ĐÃ, ĐANG ÁP DỤNG
Công tác huy động cộng đồng ở các đơn vị trường học trên địa bàn trong
những năm quan đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chưa được thực hiện tốt dẫn tới một
bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên, quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh
chưa nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa
giáo dục. Vì vậy có tư tưởng coi nhẹ công việc này của các lực lượng (địa
phương - nhà trường - phụ huynh), cho rằng địa phương mình còn có điều kiện
đầu tư của Nhà nước đủ để phát triển thêm cơ sở vật chất, trường lớp, do vậy
không coi trọng công tác tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội tham gia xã hội
hoá công tác giáo dục.
Cấp uỷ và chính quyền giường như có tư tưởng khoán trắng công tác giáo
dục cho trường học, không thường xuyên quan tâm chỉ đạo xã hội hoá công tác
giáo dục, chưa coi đây là một nhiệm vụ tất yếu phải làm. Do đó các văn bản liên
quan đến công tác giáo dục nói chung, công tác huy động cộng đồng nói riêng
chậm được ban hành. Vì vậy, các đoàn thể, các mạnh thường quân, các đơn vị
đóng trên địa bàn chưa có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nhà
trường. Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ, công tác giáo
dục chủ yếu nhà trường tự thân vận động.
Thêm vào đó là trong thời gian dài, nhà trường lại hy vọng các lực lượng
kinh tế và lực lượng xã hội sẽ giải quyết được hàng loạt công việc của giáo dục,
như vậy, nhà trường sẽ "nhẹ gánh" trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từ đó
quên mất vai trò nòng cốt của mình trong cuộc vận động này.
Đa phần phụ huynh có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cho rằng việc xây dựng
cơ sở vật chất, trường lớp là nhiệm vụ của nhà nước, của địa phương, của ngành
giáo dục... còn mình chỉ lo cho con em đến trường.
Vì vậy, trong nhiều năm liền cơ sở vật chất nhà trường không được tu sửa,
bổ sung. Bàn ghế hư, cửa hư, phòng học xuống cấp... nhà trường lập tờ trình gửi
Uỷ ban nhân dân xã, xã lập tờ trình gửi đến cấp cao hơn ... để rồi đâu lại vào
đấy.
Là một xã vùng hai nhưng có tới 07 đơn vị trường (01 trường THPT, 02
trường THCS, 02 trường Tiểu học, 02 trường Mầm non), hơn nữa nhân dân
3
cũng như phụ huynh ở xã còn khó khăn về kinh tế. Họ sống chủ yếu bằng hai
nghề chính, nghề nông và lâm nghiệp, nên nguồn thu nhập còn bấp bênh, không
đồng đều, việc đóng góp kinh phí để xây dựng mua sắm với số tiền cao như ở thị
trấn, thành phố (nơi có thu nhập bình quân cao) là không thể .
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo
Để thực hiện tốt công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà
trường từ năm học 2014 - 2015 tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp cụ thể để
tổ chức thực hiện và cho thấy hiệu quả.
1.1. Nhóm giải pháp kế hoạch
Giải pháp 1 :Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
Đầu tư thời gian xây dựng kế hoạch lâu dài và ngắn hạn là rất cần thiết
đối với nhà trường và là trách nhiệm của người hiệu trưởng, căn cứ vào kế
hoạch mà để từng bước thực hiện theo định hướng trong từng năm học, từng học
kỳ. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể, rõ ràng cho từng năm phù hợp và sát với
thực tế, không bị động trong quá trình thực hiện, có sự bàn bạc nhất trí cao của
ban lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể và tập thể giáo viên. Bởi vì các hoạt động
trong nhà trường không thể làm một sớm một chiều mà phải có thời gian để thực
hiện về cơ sở vật chất, về chất lượng giáo dục, về đội ngũ phải được tiến hành
trong nhiều năm, theo một lộ trình cụ thể.
Giải pháp 2 : Kế hoạch cụ thể về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
Xác định rõ những hạng mục cơ sở vật chất cần làm theo lộ trình cụ thể
từng giai đoạn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên vai trò của hạng mục đó đối với hoạt
động chung của nhà trường. Cần cải tạo công trình vệ sinh cho cho học sinh đã
xuống cấp không thể sử dụng, sửa chữa hệ thống điện thắp sáng, quạt trần tại
các phòng học và phòng làm việc, san lấp mặt bằng làm sân chơi, bãi tập riêng,
làm nhà xe cho CBGVNV và nhà xe cho học sinh, mua sắm bổ sung thiết bị
dạy học, trang bị máy chiếu phục vụ dạy học ƯDCNTT và công tác quản lý, sửa
chữa nâng cấp các phòng học đã xuống cấp để làm các phòng học bộ môn và
phòng chức năng. Đồng thời trồng thêm cây xanh tạo bóng mát sân trường, quy
hoạch khuôn viên với bồn hoa, cây cảnh tạo cảnh quan sư phạm.
Giải pháp 3: Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì sau khi có kế
hoạch nhà trường dự trù kinh phí trình các cấp, ngành và huy động nguồn kinh
phí xã hội hóa giáo dục, trước tiên phải trang bị kiến thức cho đội ngũ cán
bộ giáo viên. Tích cực tham mưu với các cấp tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên
đi học các lớp bồi dưỡng để chuẩn. Ngoài kế hoạch cử giáo viên đi học tại các
trường, nhà trường còn có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên thông qua các buổi
hội nghị, thảo luận chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng tiết mẫu. Để bồi
dưỡng có hiệu quả trường đã phân loại giáo viên dựa trên kết quả đạt được của
4
những năm trước, để có biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp với khả năng , năng
lực của từng đồng chí.
1.2. Nhóm giải pháp tuyên truyền, vận động
Giải pháp 1 : Tổ chức tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường
Công tác tuyên truyền là công tác trọng tâm có tính quyết định thành
công của việc thực hiện huy động cộng đồng .Tuyên truyền ở đây không phải là
sự dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát thanh rầm rộ trên thông tin đại
chúng mà đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên,
công nhân viên trong nhà trường. Trước mắt, phải phân tích cho: “Người trong
nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng hộ thì người ngoài mới ủng hộ,
động viên giáo viên , nhân viên thống nhất xây dựng kế hoạch của nhà trường.
Giải pháp 2 : Tổ chức tốt công tác tuyên truyền ngoài nhà trường
Xin ý kiến lãnh đạo Đảng ủy và chính quyền địa phương và các tổ chức
đoàn thể để được lồng ghép nội dung tuyên truyền của nhà trường vào các buổi
họp ở địa phương, để tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục và điều kiện
cơ sở vật chất, môi trường học tập ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giáo
dục.
Đảm bảo tuyên truyền phải đạt được mục đích là giúp mọi người hiểu ra
rằng: “ Nếu toàn xã hội và các gia đình cùng quan tâm tới công tác xã hội hóa
thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải
là một chủ trương đúng đắn với mục đích "Tất cả vì con em chúng ta", cải thiện
điều kiện học tập của học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy của các thầy cô
giáo và phương pháp học tập của học sinh. Căn cứ các văn bản về chủ trương,
chính sách Đảng và nhà nước về định hướng phát triển giáo dục để có cơ sở
tham mưu với Chính quyền địa phương.
Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, hành năm tổ chức hội
nghị cán bộ, công chức, viên chức xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho
từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà
nói chung. Tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể
hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Phải chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế hoạch phát triển
giáo dục nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Từ kế hoạch đó, mới có
thể nghĩ đến kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị, mới được địa
phương hỗ trợ. Công tác huy động để xây dựng và phát triển nhà trường mới
trở thành nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ nghị
quyết đó nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động, và cũng từ
nghị quyết đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn
thể, mới kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà
hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn. Đặc biệt là sự đồng thuận, sự
đóng góp của từng PHHS. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhà
trường tuyên dương kịp thời những cá nhân điển hình tiên tiến để gây nhân rộng
5
phong trào ủng hộ của nhân dân, mạnh thường quân. Chú ý đúng mức công tác
vận động tuyên truyền các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.
1.3. Nhóm giải pháp xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường thông qua
việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường
Giải pháp 1: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và
cộng đồng địa phương
Nhà trường muốn tạo được uy tín phải thể hiện bằng chính nội lực của
nhà trường, sự phấn đấu của mỗi thầy giáo, cô giáo biến quá trình giảng dạy
thành trình tự học có hướng dẫn của thầy. Phấn đấu làm sao mỗi ngày đến
trường học sinh được học, được vui chơi một cách thoải mái, hiệu quả. Mỗi giáo
viên phải coi học sinh như chính con ruột của mình, giảng dạy bằng cả tình
thương, lương tâm và trách nhiệm để các em cảm thấy tự tin hơn khi được sống
trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn.
Phải làm sao để phụ huynh học sinh sẵn sàng đóng góp công sức và tiền
của cho sự nghiệp giáo dục, miễn là con em họ được giáo dục trong một môi
trường giáo dục tốt.
Nhà trường cần xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương
mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, giảng dạy tận tình chu đáo, đầy trách nhiệm,
tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững
mạnh để tạo được uy tín cao với phụ huynh học sinh và lãnh đạo Đảng và chính
quyền địa phương.
Đặc biệt chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng thật bằng việc tăng
cường công tác kiểm tra nghiêm túc. Nâng cao chất lượng giáo dục với chất
lượng thực đển tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh. Niềm tin ấy chính là cơ sở
quan trọng để cấp ủy chính quyền địa phương ủng hộ.
Thực hiện tốt công tác công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản
huy động, không để cho phụ huynh học sinh hiểu lầm, hãy sẵn sàng nhận lỗi
trước phụ huynh khi cần, không xử lý một chiều, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu
ý kiến của phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng thuận
trong toàn thể cha mẹ học sinh, sự quan tâm của lãnh đạo, đoàn thể địa phương.
Khi tổ chức huy động luôn cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, xây
dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ công tác huy động
cộng đồng, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường.
Giải pháp 2: Tạo uy tín với ngành giáo dục
Nhà trường muốn tạo được uy tín trong ngành giáo dục huyện nhà, khẳng
định vị thế với các đơn vị bạn, khẳng định quyết tâm đổi mới nâng cao chất
lượng về mọi mặt. Trước kết phải khẳng định bằng chất lượng cả về đội ngũ cán
bộ, giáo viên, cả về thành tích của học sinh.
Để làm tốt điều này trước hết phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
Động viên khuyến khích kịp thời những cá nhân điển hình có nhiều đóng góp
6
tích cực cho nhà trường nhằm nhân rộng trong đơn vị. Bên cạnh đó thực hiện tốt
khâu kiểm tra giám sát các tinh thần trách nhiệm của các cá nhân.
1.4. Nhóm giải pháp thực hiện công tác tham mưu
Giải pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương
Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, việc tham
mưu cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị
kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo
chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại cụ thể chi tiết.
Chủ động tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm
cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và
chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và
xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của hiệu trưởng. Luôn chủ
động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, không ngồi chờ và đổ lỗi
cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn.
Thực hiện tham mưu phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp
lại nhiều lần. Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều
đồng chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng
tình với đề xuất của nhà trường. Việc tham mưu phải có kết quả, phải được thể
hiện bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương.
Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục( các chủ
trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến….) đến các cán bộ chủ
chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương.
Giải pháp7: Làm tốt công tác tham mưu với phòng giáo dục
Phòng giáo dục là cơ quan chủ quản của nhà trường, trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo. Vì thế để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác và cũng biết tạo thời cơ,
kết hợp phương châm "Nhà nước và nhân dân cùngg làm". Nhà trường phải làm
tốt công tác tham mưu và có kế hoạch đề xuất để trình Phòng giáo dục phê duyệt
cho chủ trương để trình huyện xin hổ trợ kinh phí.
2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Sau hơn 2 năm học thực hiện tại đơn vị trường THCS Sì Nghiều xã Tú
Đoạn cho thấy, sáng kiến khi đưa vào áp dụng tại đơn vị trường nhận được sự
đồng thuận cao của Hội đồng sư phạm nhà trường. Công tác huy động đã mang
lại những kết quả tốt cho nhà trường thể hiện qua sự chuyển biến tích cực của
đội ngũ giáo viên, của chất lượng giáo dục, của cơ sở vật chất và cảnh quan môi
trường sư phạm nhà trường. Điều này chứng tỏ đã tạo được niềm tin vào cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh.
Qua những kết quả đạt đươc đó có thể khẳng định sáng kiến có khả năng
ứng dụng và nhân rộng trong phạm vi toàn huyện, chắc chắn sẽ mang lại sự
chuyển biến tích cực trong toàn ngành giáo dục huyện nhà.
7
3. Hiệu quả
3.1. Hiệu quả kinh tế
3.1.1. Cụ thể về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường
Xác định rõ mục tiêu đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển lâu dài,
trong những năm gần đây, nhà trường đã tập trung phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền để từ đó các cấp ủy đảng, chính quyền,
đoàn thể, phụ huynh học sinh và nhân dân trong xã nhận thức sâu rộng về chủ
trương xã hội hóa giáo dục; huy động nhân lực, vật lực đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, hỗ trợ cho giáo dục.
Từ năm học 2014 - 2015 đến nay nhà trường đã có nhiều tiến bộ rõ nét về
nhiều mặt (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh, chất lượng
giáo viên, hoạt động xã hội ..), đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của đại đa
số phụ huynh học sinh trong địa bàn. Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp
chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục. Các đoàn thể phối hợp nhịp
nhàng với đoàn thể địa phương cũng như phối hợp hoàn thành tốt công việc
trong đơn vị. Lãnh đạo địa phương phấn khởi quan tâm nhiều hơn cho sự phát
triển của nhà trường. Nhờ tạo được uy tín với phụ huynh bằng sự khẳng định
chính mình thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng ủy, chính quyền
địa phương đã có những chỉ đạo cụ thể, các ban ngành đoàn thể địa phương hết
mình ủng hộ, phụ huynh học sinh toàn tâm toàn ý với nhà trường, nhờ vậy chỉ
sau một thời gian ngắn nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của phụ huynh cụ
thể như sau:
3.1.2. Kết quả thống kê các năm
Năm học 2014 - 2015
- Cải tạo nhà vệ sinh học sinh đưa vào sử dụng: 12.500.000đ
- Tu sửa cổng trường: 3.500.000đ
- Xây bồn hoa: 7.340.000đ
- Mua cây cảnh trồng trong khuôn viên trường tao cảnh quan:
21.800.000đ
- San sân bãi tập thể dục: 13.000.000đ
Tổng kinh phí năm học 2014 - 2015: 56.340.000đ
Năm học 2015 - 1016
- Quét vôi ve khu phòng học 2 tầng: 22.000.000đ
- Đào giếng nước phục vụ nhà vệ sinh và tưới cây: 11.500.000đ
- Trang trí các lớp học: 17.600.000đ
- Tu sửa được bàn ghế học sinh: 12.750.000đ
- 100% học sinh được uống nước khoáng đảm bảo vệ sinh, an toàn
Tổng kinh phí năm học 2015 - 2016: 63.850.000đ
8
Năm học 2016 - 1017
- Mạnh thường quân dấu tên quê gốc ở xã Tú Đoạn: tặng 12 xuất quà tết
cho học 2. sinh nghèo: 1.800.000đ
- Huy động 90 công lấy sỏi và đổ bê tông khuôn viên nhà trường:
13.500.000đ
- Lấy đá, mua cây cảnh, cỏ quy hoạch 200m2 khuôn viên: 16.165.000đ
- 100% học sinh được uống nước khoáng đảm bảo vệ sinh, an toàn
Tổng kinh phí năm học 2016 - 2017 tính đến tháng 3 năm 2017:
31.450.000đ
3.2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Với những kết quả đạt được từ công tác huy động cộng đồng tham gia xây
dựng nhà trường trong những năm vưa qua. Có thể kết luận, nhà trường đã nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và
các lực lượng khác trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là phụ huynh học sinh.
Thiết nghĩ, nếu sáng kiến này được phổ biến rộng rãi trên địa bàn huyện,
các đơn vị trường cùng thực hiện tốt công tác huy động cộng đồng tham gia xây
dựng nhà trường. Chắc chắn chúng ta sẽ xóa dần được những ngôi trường còn
thiếu thốn về cơ sở vật chất, thay vào đó sẽ là những ngôi trường ngày càng
khang trang hơn, tiện nghi hơn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nền giáo
dục ở huyện nhà nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Khi đó hiệu quả về mặt
kinh tế và sức ảnh ưởng về mặt xã hội sẽ càng lớn.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Phó hiệu trưởng
CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIÊN
Vy Đức Tuấn
Trần Trung Dũng
9
Tài liệu đính kèm
1. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế.
10