Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ văn hóa kinh doanh hoa kỳ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.87 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với tiến trình phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, văn hóa kinh doanh ngày càng được các nước chú ý, vì lợi
ích kinh tế mà nó đưa lại. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều “cú sốc văn hóa” trong hợp
tác kinh doanh toàn cầu. Có tình trạng này là do mỗi một quốc gia đều có nền văn
hóa riêng, có cách thức, tập quán kinh doanh riêng, và khi giao lưu hội nhập quốc
tế, nếu không có những hiểu biết về văn hóa của nước đối tác, quan hệ song
phương sẽ gặp nhiều thách thức to lớn là điều hiển nhiên.
Hiện nay, trong các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, Mỹ là đối tác quan
trọng bậc nhất. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng lên nhanh chống,
năm 2012 đạt khoảng 25 tỉ đôla. Tổng giá trị vầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt gần
15 tỉ đôla, xếp thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cả hai nước
đều cho rằng, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Trong
nhiều nguyên nhân hạn chế tiềm lực hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên, có một
nguyên nhân quan trọng chính là rào cản về văn hóa kinh doanh.
Chúng tôi cho rằng, để thu được nhiều lợi ích trong quan hệ kinh tế Việt
Nam - Hoa Kỳ, bên cạnh những vấn đề khác, việc hiểu biết về văn hóa kinh doanh,
tập quán kinh doanh của Hoa Kỳ (và các nước khác) sẽ tránh được những “cú sốc”,
giảm nhẹ những thiệt hại kinh tế (chẳng hạn do những vụ kiện chống bán phá
giá…), sẽ mở rộng đường cho doanh nhân Việt Nam làm ăn thành công hơn với
các đối tác Hoa Kỳ. Chính vì vậy, có thể cho rằng, việc nghiên cứu văn hóa kinh
doanh của Hoa Kỳ hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa kinh
doanh, tuy nhiên chưa có nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ
thống về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ.
Về nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Việt Nam, có bốn hướng sau:
Về cơ sở lý luận của VHKD: Đáng chú ý là các nghiên cứu của Phạm Xuân


Nam (1996); Đỗ Minh Cương (2001), Nguyễn Hoàng Ánh (2002), Đinh Sơn
Hùng, Lê Vinh Danh (2004), Hồ Sỹ Quý (2006), Dương Thị Liễu (2006), và
Nguyễn Mạnh Quân (2009). Các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ
giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh; nghiên cứu về triết lý kinh doanh, đạo đức
kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu thành, các
nhân tố ảnh hưởng tới chúng Đây là những vấn đề rất cơ bản về lý luận văn hóa
kinh doah, rất có giá trị về khoa học. Công trình của Phùng Xuân Nhạ và các cộng
sự (2010), đã bước đầu xây dựng được mô hình cấu trúc phân tầng với các bảng
thang giá trị của VHKD Việt nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, tạo nên một
khung phân tích cơ bản về VHKD Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu VHKD tại
Việt Nam ngày càng có hệ thống hơn.
2
Về phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam: Các điều tra, khảo sát và nghiên
cứu của một số tác giả như Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2010); Dương Thị Liễu
và cộng sự (2004); Trần Quốc Dân (2003)…đã phác họa nên một bức tranh chung
về hiện trạng VHKD Việt Nam.
Về phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi trường văn hóa xã
hội tới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các biện pháp nhằm khai
thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam: Nổi
bật có các nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ (2006, 2010); Nguyễn Mạnh Quân
(2009); Đỗ Minh Cương (2009); Lê Quý Đức (2005); Nguyễn Quang Vinh (2002);
Vũ Quốc Tuấn (2001); Nguyễn Anh Dũng (2000); Đỗ Huy (1996). Các nghiên cứu
đã giới thiệu và đề xuất cách thức, phương pháp cải thiện môi trường kinh doanh,
phát huy vai trò các nhân tố của VHKD Việt Nam, và chỉ ra những hướng và giải
pháp cụ thể để phát triển VHKD Việt Nam.
Về nghiên cứu về VHKD Hoa Kỳ, so sánh VHKD Hoa Kỳ với VHKD Việt
Nam: Hiện nay có một số công trình đã đề cập đến vấn đề này và mang tính giới
thiệu, tiêu biểu là một số nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ánh (2007), Phùng Xuân
Nhạ (2010), v.v
Ngoài ra, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa Mỹ, trong đó

có trình bày giản lược về văn hóa kinh doanh; tiêu biểu có cuốn “Văn hóa Bắc Mỹ
trong toàn cầu hóa” của Lương Văn Kế (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011). Về lĩnh
vực văn hóa xã hội Hoa Kỳ, cho đến nay cuốn “Hồ sơ văn hóa Mỹ” của nhà
nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc (NXB Thế giới, 1995). Về sách dịch, có cuốn sách
“Cuộc sống và các thiết chế ở Mỹ”(NXB Chính trị Quốc gia, 2000), tác giả
Doughlas K.Steveson, và cuốn “Phong cách Mỹ”, của Gary Althen (NXB Văn
Nghệ, 2006), cuốn “Văn minh Hoa Kỳ” (NXB Thế Giới, 1998) của Jean - Pierre
Fichou đã đề cập khá toàn diện nhiều lĩnh vực liên quan đến xã hội, văn hóa, kinh
doanh và con người Mỹ. Những công trình nghiên cứu trên có đề cập, nhưng
không nhiều, đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ.
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa kinh doanh
Hoa Kỳ theo các hướng sau:
Hướng nghiên cứu về thực tiễn biểu hiện văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ:
Các công trình nghiên cứu theo hướng này có “Working With Americans: How to
Build Profitable Business Relationships” của Allyson Stewart-Allen and Lanie
Dansnow (2002) (NXB Prentice Hall), cuốn “Americans at Work: A Guide to the
Can-Do People” của Craig Storti (2004) (NXB Nicholas Brealey Publishing), cuốn
“Trust and Honesty: America's Business Culture at a Crossroad” của Tamar
Frankel (2008) (NXB Oxford University Press), hay cuốn “When we are the
foreigners: What Chinese think about working with Americans”, của Orlando R.
Kelm, John N. Doggett, Haiping Tang (2011), NXB CreateSpace v.v., đã đưa ra
những minh chứng về sự khác biệt giữa tính cách của người Mỹ, văn hóa kinh
doanh Mỹ, với văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác. Các nghiên cứu trên đã
3
trình bày một cách khái quát những đặc tính biểu hiện chung trong văn hóa kinh
doanh của Hoa Kỳ, như các giá trị, niềm tin, nghi thức, thậm chí là “ngôn ngữ”
trong kinh doanh của người Mỹ v.v. Đây có thể được xem như là những hướng dẫn
để người nước ngoài có được những hiểu biết tổng quan về kinh doanh, văn hóa,
và suy nghĩ của người Mỹ.

Hướng nghiên cứu về lý thuyết và mô hình nghiên cứu văn hóa kinh
doanh Hoa Kỳ, văn hóa kinh doanh quốc tế: Tại Hoa Kỳ, có nhiều công trình về
vấn đề kinh doanh xuyên quốc gia, giao lưu đa văn hóa, các mô hình xuyên văn
hóa với các học giả nổi tiếng như Hall, E.T. and M.R. Hall (1966, 1976, 1987);
Geert Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M. Hampden-Tuner and Fons
Trompenaars (1997, 2000, 2004) và của Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006). Các
công trình nghiên cứu trên mang đặc tính văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ và có
tính ứng dụng thực tiễn rất cao, bởi chúng gắn liền với thực tiễn kinh doanh của
Hoa Kỳ.
Hướng nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam: Việc
nghiên cứu văn hóa kinh doanh Mỹ và Việt Nam vẫn còn ít về số lượng công trình
nghiên cứu. Có thể lý giải do Việt Nam tham gia vào toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế chưa lâu. Mặc dù vậy, đã có một số cuốn sách viết về kinh doanh tại Việt
Nam, có so sánh phần nào văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng chủ
yếu mang tính giới thiệu khái quát. Như cuốn“Vietnam: The New Asian Dragon"
(1st edition, Castlebury Press, 2007) của Kenneth Pounds; “Doing Business in
Vietnam” (Prima Publishing, 1995) của Robinson; “Doing business in the New
Vietnam” (Prentice Hall, 1995) của Engholm v.v.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có ý nghĩa tham khảo, đối
chiếu, so sánh hết sức cần thiết cho đề tài. Các công trình kể trên cũng đã góp phần
quan trọng cho việc gợi ý suy nghĩ, nêu phương pháp tiếp cận, và thôi thúc tác giả
cần phải đi sâu tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Mỹ, có so sánh với văn hóa kinh
doanh của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất thiết thực cải thiện nhận
thức về văn hóa kinh doanh, tạo thêm điều kiện cho các doanh nhân, các tổ chức
kinh doanh của Việt Nam có thể giao thoa với hoạt động kinh tế Mỹ, giảm thiểu
những rủi ro kinh doanh do thiếu hiểu biết về văn hóa Mỹ, cũng như cách thức làm
ăn của người Mỹ, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thực hiện đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đây chính là sự khác biệt của đề tài
so với các công trình đã được công bố về văn hóa kinh doanh Mỹ và khả năng gợi
mở đối với Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục dích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và
thực tiễn về VHKD Hoa Kỳ để làm rõ những đặc tính tiêu biểu của VHKD Hoa
Kỳ; So sánh và tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa VHKD Hoa Kỳ và
Việt Nam; từ đó nêu một số bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, doanh nhân
Việt Nam nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác Mỹ một cách hiệu quả
hơn.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển những đặc tính tiêu biểu của
văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ.
- Phân tích và lý giải những tương đồng và khác biệt trong đặc tính văn hóa
kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Nêu một số bài học kinh nghiệm, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn
gợi ý cho các doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với
nhau một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHKD Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây là một
khái niệm rất rộng, mở và chưa có được sự nhất trí chung giữa các nhà nghiên cứu.
Chính vì vậy, luận án đã xác định và giới hạn đối tượng nghiên cứu là nghiên
cứu VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ đặc tính kinh doanh của người Mỹ (tính cách đặc
trưng trong kinh doanh của người Mỹ), cụ thể là nghiên cứu đặc tính văn hóa kinh
doanh tiêu biểu của người Mỹ trong các hoạt động kinh doanh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: nghiên cứu những vấn đề văn hóa kinh doanh hiện nay
(thập niên đầu thế kỷ XXI) của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, văn hóa, hay văn hóa kinh
doanh luôn là dòng chảy mang tính kế thừa và phát triển, do vậy luận án cũng sẽ
phải tiến hành nghiên cứu có tính lịch sử văn hóa kinh doanh ở một số nơi cần

thiết.
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là Hoa Kỳ và Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trong việc nghiên cứu luận án, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng làm cơ sở phương pháp
luận nghiên cứu.
- Ngoài phương pháp phân tích, so sánh, thống kê áp dụng trong nghiên cứu
kinh tế, đề tài tiếp cận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như khoa học quản lý, kinh tế, lịch sử,
xã hội học, văn hóa kinh doanh … để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu: trong quá trình thực hiện luận án, tác
giả kết hợp việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá với việc tiến hành điều tra
và trao đổi ý kiến với các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này để kiểm nghiệm kết
quả nghiên cứu của mình.
6. Những đóng góp của đề tài
Luận án có một số đóng góp như sau:
• Thứ nhất, làm rõ những đặc tính tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
trên khía cạnh đặc tính kinh doanh của dân tộc, cụ thể là các đặc tính văn hóa kinh
doanh tiêu biểu của các doanh nhân, các nhà quản lý Hoa Kỳ.
5
• Thứ hai, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa kinh doanh
giữa doanh nhân Hoa Kỳ và doanh nhân Việt Nam. Đưa ra những đề xuất giúp cho
doanh nhân Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với doanh nhân Hoa Kỳ một
cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
• Thứ ba, tập hợp nguồn tư liêu phong phú về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ,
thực tiễn hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ. Đây là nguồn tư liệu quan trọng làm
cơ sở tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ hiện nay ở
nước ta.
7. Kết cấu của đề tài

Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo. 3
chương của luận án có nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn
văn hóa kinh doanh hiện nay.
Chương II: Xem xét nhân tố tác động, cũng như tiến trình hình thành và
phát triển của VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ lịch sử xã hội, và kết hợp với các kết
quả nghiên cứu thực tiễn từ các mô hình VHKDHK để làm sáng tỏ VHKD Hoa Kỳ
dưới góc độ đặc tính dân tộc Hoa Kỳ, thông qua việc chỉ ra những đặc tính tiêu
biểu của người Mỹ trong kinh doanh.
Chương III: Tập trung làm sáng tỏ những nét tương đồng và khác biệt giữa
Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và văn hóa kinh doanh Việt Nam. Đưa ra những bài
học kinh nghiệm giúp cho doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm việc, kinh
doanh với nhau một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh
1.1.1. Định nghĩa văn hóa kinh doanh
Định nghĩa văn hóa
Văn hóa là một phạm trù đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong
nước đề cập. Chúng có rất nhiều định nghĩa. Trước đây, Kroeber và Kluckolm
(1952) đã sưu tầm được khoảng trên 160 định nghĩa về văn hoá. Đến năm 2002, tại
Hội nghị về văn hóa do UNESCO tổ chức tại Mêhicô, người ta đã thống kê được
trên 200 định nghĩa và đến nay, con số đó vẫn tiếp tục tăng lên.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, luận án khái quát lại: văn hóa là tất cả
những thứ mà các thành viên trong một xã hội có, suy nghĩ và hành động.
Ba từ “có”, “suy nghĩ” và “hành động” trong khái quát về văn hóa nêu trên có
thể giúp chúng ta xác định được 3 thành phần cốt lõi khi đề cập đến văn hóa. Thứ
nhất, để con người ta “có” một cái gì đó dưới giác độ văn hóa, thì chúng phải được
xuất hiện như là các đối tượng vật chất cụ thể. Thứ hai, khi con người ta “suy

nghĩ” thì các ý tưởng, các giá trị, các quan niệm và niềm tin sẽ xuất hiện. Thứ ba,
khi con người ta “hành động”, thì thường hành động theo những cách thức nhất
6
định mà xã hội qui định. Như vậy, văn hóa được tạo ra bởi (1) các vật chất biểu
trưng cụ thể, (2) các ý tưởng, các giá trị, và các quan niệm; và (3) các khuôn mẫu
qui định cho các hành vi ứng xử được mong đợi của các thành viên trong xã hội.
Cũng cần phải lưu ý rằng, văn hóa luôn là của một nhóm người trong một xã hội
nào đó, chứ không phải của một cá nhân, như vậy văn hóa được chia sẻ giữa các
thành viên trong xã hội.
Khái quát trên chính là cách hiểu về văn hóa mà luận án chọn làm cơ sở để
phân tích những vấn đề tiếp theo liên quan đến văn hóa kinh doanh của luận án.
Định nghĩa văn hóa kinh doanh
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất nào về văn hóa kinh doanh. Tuy
nhiên có hai xu hướng nghiên cứu chính về VHKD: thứ nhất, nghiên cứu VHKD
gắn với hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu VHKD là nghiên cứu VHKD
doanh nghiệp; Thứ hai, nhìn nhận kinh doanh không chỉ là hoạt động liên quan đến
doanh nghiệp, mà còn liên quan tới mọi thành viên trong xã hội, do vậy VHKD đã
được xem xét trên bình diện rộng hơn, mang tầm quốc gia, (văn hóa doanh nghiệp
chỉ là một bộ phận trong VHKD). Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạo
trong nghiên cứu VHKD hiện nay.
Với cách tiếp cận về VHKD theo hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, cũng
như dựa trên định nghĩa khái quát về văn hóa nêu trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh
doanh là một hệ thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn
mực, các quan niệm và các khuôn mẫu qui định hành vi, hay cách ứng xử trong
hoạt động kinh doanh của các thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội
nhất định.
Trên đây chưa phải là một định nghĩa chính xác nhất về văn hóa kinh doanh,
chúng tôi chỉ mong muốn nêu lên, như là một sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh
phổ biến trên thế giới, nhằm thấy rõ được cơ bản nội hàm của hệ thống văn hóa
kinh doanh, và từ đó có thể tìm hiểu đối tượng cần nghiên cứu, thực hiện đúng

mục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.
. Hình 1.1: Các lớp cấu thành của Văn hóa kinh doanh
7
1.1.2. Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh
Harris và Moran (1999) hay Trompenaars (2000) đã chia văn hóa kinh doanh
thành ba lớp cắt chính: (1) lớp bên ngoài: các sản phẩm cụ thể; (2) lớp giữa: các
chuẩn mực và giá trị cơ bản; và (3) lớp lõi:các giả định cơ bản (hàm ý) hay các giá
trị mặc nhiên. Có thể hiểu là, lớp bên ngoài cùng của văn hóa kinh doanh, là những
sản phẩm cụ thể, dễ dàng nhận thấy được của văn hóa kinh doanh, như cách thức
giao tiếp trong kinh doanh, đàm phán, cách thức ăn mặc trong giới kinh doanh,
cách thức ứng xử trong kinh doanh .v.v…, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các
lớp văn hóa kinh doanh bên trong, đó chính là các giá trị, các chuẩn mực, các
thông lệ ẩn sâu trong lòng mỗi một quốc gia, chúng không hiển thị một cách trực
tiếp, và khó xác định hơn nhiều so với lớp văn hóa kinh doanh bên ngoài
1.1.3. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh
Theo nghiên cứu của Dương Thị Liễu (2008) và của Phùng Xuân Nhạ và cộng
sự (2010), văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, là
một bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy, yếu tố này cũng
mang những đặc điểm chung tương đồng với các đặc trưng của văn hóa như tính
tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế
thừa, tính học hỏi và tính tiến hóa. Nhưng kinh doanh là một hoạt động có những
nét khác biệt so với các hoạt động khác, nên văn hóa kinh doanh còn có những nét
đặc trưng riêng phân biệt với văn hóa trên các lĩnh vực khác. Điều này được thể
hiện rõ nét ở hai đặc trưng sau: Thứ nhất, văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng với
sự xuất hiện của thị trường. Thứ hai, văn hóa kinh doanh phải phù hợp với trình
độ kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
Chúng ta không thể nhận xét nền văn hóa của một quốc gia là tốt hay xấu,
cũng như không thể khen chê văn hóa kinh doanh của một chủ thể kinh doanh là
hay hoặc dở, bởi thực chất yếu tố này luôn phù hợp với trình độ phát triển kinh
doanh của họ. Do đó, cần học cách chấp nhận và học hỏi văn hóa hóa kinh doanh

của các chủ thể khác nhau trên thị trường để có thể hợp tác, hội nhập và phát triển,
đặc biệt trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay.
1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh
quốc tế
Thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa
về kinh tế với những cạnh tranh khốc liệt, cũng như mang lại những cơ hội to lớn
cho các chủ thể kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Điều này cũng có nghĩa là, các
công ty ngày nay, trong đó có cả các công ty của Việt Nam, sẽ phải sẵn sàng đối
phó với những thách thức vô cùng to lớn trong quá trình quản lý kinh doanh, khi
tham gia vào các hoạt động kinh doanh mang tầm toàn cầu. Lãnh đạo của các công
ty sẽ phải có năng lực quản lý hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, trong môi
trường đa văn hóa. Những kỹ năng quản lý đơn thuần trong phạm vi một quốc gia
sẽ không còn thích hợp và hiệu quả. Để quản lý công việc kinh doanh quốc tế có
hiệu quả, các doanh nhân, các nhà quản lý cần phải hiểu biết về VHKD quốc tế và
thấy được tầm quan trọng của VHKD trong việc lên kế hoạch kinh doanh, thiết lập
8
cơ cấu tổ chức kinh doanh, bố trí nhân sự, điều phối công việc mang tầm, trong
kiểm soát công việc… trên bình diện quốc tế.
1.3. Hai xu hướng nghiên cứu văn hóa kinh doanh
Lý thuyết và mô hình nghiên cứu thực tiễn văn hóa kinh doanh được xây
dựng dựa trên sự nhận thức và thực tiễn về văn hóa kinh doanh. Có hai xu hướng
nghiên cứu lý thuyết và mô hình về VHKD: Hướng thứ nhất, xem xét VHKD dưới
lăng kính văn hóa công ty như mô hình của Harrison (1972), hay Handy (1978).
Hướng này được làm sâu sắc thêm bởi lý thuyết và mô hình của Edgard Shien
(1992). Cuối những năm 1980 trở lại đây một xu hướng khác nhìn nhận VHKD
rộng hơn, không chỉ liên quan đến doanh nghiệp, mà còn liên quan đến mọi thành
viên trong xã hội. Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nghiên cứu
VHKD hiện nay, với các lý thuyết và mô hình tiêu biểu của Geert Hofstede (1980,
2001, 2005, 2010); Charles M. Hampden-Tuner and Fons Trompenaars (1997,
2000, 2004) hay Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006).

Phần dưới đây sẽ minh họa hai xu hướng nghiên cứu VHKD cơ bản này với
lý thuyết và mô hình của Edgar H. Shein và Richard D. Lewis.
1.3.1. Văn hóa công ty: Lý thuyết và mô hình của Edgar H. Schien
Edgar H. Schein là một trong các nhà lý thuyết nổi tiếng nhất về văn hóa công
ty, hay văn hóa tổ chức. Trong cuốn sách “Văn hoá tổ chức và lãnh đạo "(1992)
của mình, Edgar H. Schein định nghĩa: “Văn hóa tổ chức là loại quy ước cơ bản
do một nhóm người nghĩ ra, phát hiện hay xây dựng nên để giải quyết những
vấn đề về sự thích ứng với bên ngoài và sự hòa nhập bên trong. Những quy ước
này phải được coi là có hiệu lực và là chuẩn mực để các thành viên mới của tổ
chức thấm nhuần và tuân thủ”.
Như vậy, theo Shein, văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức được hiểu là
một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các
thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác với
môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực và được coi
là đúng đắn, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên,
như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối
quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt.
Mô hình cấu trúc văn hóa công ty 3 tầng của Shein
9
Theo Edgar H. Schein, văn hoá doanh nghiệp có ba tầng giá trị: (1) các giá trị
hữu hình, (2) các giá trị được chấp nhận và (3) các giá trị (quan niệm) nền tảng.
Giữa các tầng văn hoá này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau. Các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp muốn xác lập các giá trị văn hoá nền tảng cho doanh nghiệp
của mình, thì trước hết phải làm cho các thành viên chấp nhận và trở thành phổ
biến. Đến lượt mình, các giá trị nền tảng sẽ quyết định việc lựa chọn các giá trị văn
hoá ở các tầng bên ngoài và chỉ những giá trị nào phù hợp với các giá trị văn hóa
nền tảng mới có thể được lựa chọn và phổ biến.
Như vậy, được các yếu tố văn hóa của công ty, và có khả năng phân tích mối
quan hệ giữa các giả định về giá trị nền tảng của công ty với thực tiễn hoạt động
đang diễn ra trong công ty. Qua đó, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng, thay đổi,

hay điều chính nhất định đối với các giả định cơ bản của công ty, khi môi trường
kinh doanh thay đổi, để đó có thể nâng cao hơn hiệu quả và tính cạnh tranh của
công ty.
1.3.2. VHKD quốc tế: Lý thuyết và mô hình so sánh của Richard Lewis
Richard Lewis được xem là một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực
quản lý xuyên văn hóa. Ông có nhiều công trình lớn về nghiên cứu quản lý đa,
xuyên văn hóa, đặc biệt là công trình “When Cultures Collide: Leading Across
cultures” (1990,1999, 2006). Các kết quả nghiên cứu của ông đã cung cấp những
chiến lược thực tiễn cho các nhà quản lý, lãnh đạo, nhằm giúp họ có thể nắm bắt
được những khác biệt trong quản lý đa văn hóa và làm việc thành công trong một
môi trường văn hóa kinh doanh ngày càng đa dạng.
Richard Lewis cho rằng, “văn hóa là sản phẩm của sự thông thái hàng
nghìn năm văn minh loài người. Sự thông thái được hiểu một cách cụ thể hơn
là các giá trị cốt lõi, nhận thức, niềm tin, cũng như các khuôn mẫu hành động.
Chúng được sàng lọc và truyền lại qua nhiều thế hệ”. Cũng giống như Hofstede,
ông xem “văn hóa như là một quá trình lập trình tư tưởng theo nhóm. Quá trình lập
trình này giúp phân biệt các thành viên của một nhóm người này với một nhóm
người khác”.
Để phân biệt văn hóa, hay ông đã phân lớp văn hóa thành ba lớp. Lớp trong
cùng là các giá trị, niềm tin cốt lõi của mỗi nền văn hóa. Tiếp đến là lỗ đen văn
hóa, được xem là niềm tin cốt lõi mãnh liệt không thỏa hiệp của một nền văn hóa.
Lỗ đen này có thể hấp thụ, hay bóp méo các giá trị, niềm tin, hay nguyên tắc của
10
các nền văn hóa khác, khi chúng xâm nhập vào nó. Ngoài cùng là hành vi biểu hiện
của một nền văn hóa.
Để giúp cho việc phân tích và so sánh các nền văn hóa khác nhau, và xem xét
ứng dụng vào trong quản lý kinh doanh, Richard Lewis đã xây dựng một mô hình
văn hóa trong đó các nền văn hóa trên thế giới được chia thành ba loại: (1) Văn hóa
Đơn tuyến (Linear - Active Cultures), (2) Văn hóa Đa tuyến (Multi – Active
Cultures), và (3) Văn hóa Phản hồi (Reactive Cultures).

Những đặc tính văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia sẽ tác động tới suy nghĩ
và hành động của các cá nhân, hay của các nhà quản lý làm việc trong môi trường
văn hóa đó. Vì vậy, một số hướng dẫn chung để làm việc trong môi trường đa văn
hóa là rất quan trọng, để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường đó.
Bảng 1.1. Đặc tính doanh nhân trong ba loại hình văn hóa
(Đơn tuyến – Đa tuyến – Phản hồi) của Lewis
Đơn tuyến
(Linear-active)
Đa tuyến
(Multi-active)
Phản hồi
(Reactive)
Lần lượt làm từng việc
một
Làm nhiều việc cùng
một lúc
Phản hồi hành động của
đối tác
Lên kế hoạch trước theo
từng bước
Thường chỉ lên kế hoạch
tổng thể
Nhìn vào các nguyên tắc
chung
Định hướng dựa trên kết
quả
Định hướng dựa trên
quan hệ
Định hướng dựa trên sự
hòa hợp

Sự thật quan trọng hơn
quan hệ
Sự thật linh hoạt Quan hệ quan trọng hơn sự
thật
Lịch sự nhưng thẳng thắn Cảm tính Lịch sự, tế nhị
Che dấu một phần cảm
xúc
Thể hiện cảm xúc Che dấu cảm xúc
Đối đầu cùng với lý lẽ
lôgic
Đối đầu một cách cảm
tính
Tránh đối đầu
Không thích bị mất mặt Có lý do để biện minh Không thể bị mất mặt
Dựa trên công việc Dựa trên quan hệ Rất dựa trên quan hệ
Nói nửa thời gian Nói hầu hết thời gian Nghe hầu hết thời gian
Hạn chế sử dụng ngôn
ngữ cơ thể
Không hạn chế sử dụng
ngôn ngữ cơ thể
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
một cách khéo léo
Thỏa hiệp để đạt được
thỏa thuận
Cố gắng tranh luận hơn
thua
Thỏa hiệp để đạt được
quan hệ trong tương lai
Tôn trọng giới chức trách Tiếp cận người chủ chốt Sử dụng mối quen biết
Tách biệt công việc chung

với công việc cá nhân
Đan xen công việc chung
với công việc cá nhân
Liên kết công việc chung
với công việc cá nhân
Tuân thủ luật lệ Thường không tuân theo
luật lệ
Giải thích luật lệ một cách
linh hoạt
Hợp đồng là cơ sở ràng Hợp đồng được xem là Hợp đồng là bản thông báo
11
buộc các bên văn bản lý tưởng trong
một thế giới lý tưởng
nội dung và có thể đàm
phán lại
Địa vị gắn với kết quả
công việc
Địa vị gắn với quen biết
và uy tín quần chúng
Địa vị gắn với thừa kế và
giáo dục
Tối thiểu khoảng cách
quyền lực
Tối đa khoảng cách
quyền lực
Tuân theo khoảng cách
quyền lực đã định ra
Tính hợp lý và khoa học
chi phối suy nghĩ hơn tôn
giáo

Tôn giáo chi phối mạnh
mẽ suy nghĩ
Đạo đức và triết lý (ví dụ
đạo Khổng) chi phối suy
nghĩ
(Richard Lewis (1999), “When Cultures Collide: Managing sucessfully Across
Cultures)
CHƯƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH HOA KỲ VÀ TÍNH CÁCH
CỦA NGƯỜI MỸ TRONG KINH DOANH
2.1. Về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
Từ định nghĩa văn hóa kinh doanh trong chương I, khi ứng dụng vào hệ thống
kinh doanh của Hoa Kỳ, luận án xin đưa ra khái niệm văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
như sau: Văn hoá kinh doanh kinh doanh Hoa Kỳ là một hệ thống các vật chất
biểu trưng cụ thể, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm, và các khuôn mẫu
qui định hành vi hay cách ứng xử của người Mỹ trong kinh doanh.
Trong suốt quá trình phát triển của nước Mỹ, những vấn đề của cuộc sống
kinh doanh liên tục diễn ra, liên tục được giải quyết, và dần trở thành những giá trị
được mặc nhiên thừa nhận, đến nỗi các phương thức giải quyết không còn xuất
hiện trong tiềm thức của người Mỹ. Theo nghĩa này, văn hóa kinh doanh của Hoa
Kỳ được xem là sự chấp nhận các giá trị cơ bản một cách tự nhiên, hay hệ thống
các giá trị mặc nhiên trong con người Mỹ khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh.
Có thể thấy rằng, các biểu trưng cụ thể, các giá trị, các chuẩn mực, các quan
niệm, các khuôn mẫu qui định hành vi ứng xử của người Mỹ trong kinh doanh
được tích tụ và phản ánh một cách rõ nét trong tính cách, hay phong cách kinh
doanh của dân tộc Hoa Kỳ.
2.2. Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển VHKD
Hoa Kỳ
Có nhiều nhân tố tác động đến VHKD Hoa Kỳ, khiến cho nó có thể hình thành và
phát triển như ngày nay.

2.2.1. Nhân tố con người và con người kinh doanh Hoa Kỳ
Nước Mỹ ra đời và phát triển đã tập hợp những con người từ khắp nơi trên thế
giới, và nước Mỹ trở thành một trong những nước đa chủng tộc đặc biệt của thế
giới. Người Mỹ có những đặc tính chung của cả cộng đồng nước Mỹ, cũng như
những đặc tính riêng của các cộng đồng chủng tộc khác nhau. Điều này tạo nên sự
đa dạng và phức tạp của con người và văn hóa Mỹ. Nhân tố con người và văn hóa
Mỹ đã góp phần thúc đẩy VHKD Mỹ phát triển. Người Mỹ nhìn chung có tính
12
cách đặc trưng như chủ nghĩa cá nhân với quyền và tự do cá nhân được luật pháp
bão trợ, đa dạng và tôn trọng lẫn nhau, mạnh mẽ và sáng tạo, có tinh thần kinh
doanh độc lập tự chủ…Những tính cách này đã tạo nên tính cách doanh nhân Mỹ.
2.2.2. Về thế chế chính trị Hoa Kỳ.
Có thể cho rằng, nhân tố thể chế chính trị xã hội Mỹ là môi trường tích cực cho
người dân Mỹ phát huy những sở trường của mình, thể chế đó bảo đảm cho người Mỹ
tự do kinh doanh không giới hạn vì lợi ích của mình và lợi ích của quốc gia. Chính
nhân tố thể chế này góp phần tạo nên môi trường mở rộng lớn, làm cho văn hóa kinh
doanh Hoa Kỳ có tính chủ động sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ và năng động hơn rất
nhiều so với các nước khác.Thể chế chính trị Mỹ cũng tạo điều kiện cho sự phát triển
kinh doanh Hoa Kỳ ở trong và ngoài nước, góp phần tạo nên những thế hệ doanh nhân
Hoa Kỳ với rất nhiều người nổi tiếng, có đóng góp tích cực cho nước Mỹ và thế giới.
Chính những điều này đã tiếp tục tạo nên môi trường phát triển kinh tế, phát triển kinh
doanh và tạo nên một nền VHKD Hoa Kỳ phát triển cao, và nhiều nước đã có thể học
hỏi kinh nghiệm từ nền văn hóa kinh doanh này.
2.2.3. Sự hình thành, phát triển kinh tế-xã hội và nền văn hóa Mỹ
Điều kiện lịch sử, cơ cấu dân cư và quá trình phát triển kinh tế, xã hội và văn
hóa đã hình thành tính cách Mỹ, hay phong cách của người Mỹ, được thể hiện
trong các nguyên tắc của đời sống chính trị- kinh tế-xã hội Mỹ, cũng như chiến
lược phát triển của Mỹ.
Điều này cũng thể hiện rõ nét trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh ở Hoa
Kỳ; các hình thức tổ chức sản xuất xã hội (trong công nghiệp, giao thông vận tải

đường sắt, các nông trại chuyên canh, các công xưởng, các công ty thương mại -
công nghiệp, các công ty đa quốc gia…) từ thời kỳ đầu và phát triển về sau đã làm
cho thị trường trở nên thị trường thống nhất toàn quốc, kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Và cũng chính những hình thức tổ chức sản xuất đó đã làm cho con người Mỹ gắn
kết chặt chẽ với nhau, hình thành những con người của xã hội công nghiệp, hậu
công nghiệp, có thái độ nghiêm túc với công việc, xã hội. Những ứng xử của
những con người này đã làm cho văn hóa kinh doanh có nhiều nét mạnh, giúp cho
họ tồn tại qua những cơn lốc của khủng hoảng, của phát triển công nghệ, và mở
rộng quan hệ kinh tế toàn cầu với những hoạt động hợp tác và cạnh tranh khốc liệt.
2.2.4. Tinh thần và triết lý kinh doanh Hoa Kỳ
Có thể coi những nhân tố trên đây là những nhân tố tạo nên con người kinh
doanh, môi trường kinh doanh, xã hội kinh doanh, phong cách kinh doanh… có tác
động trực tiếp và gián tiếp đến văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ. Và nhân tố liên
quan trực tiếp nhất là nhân tố về tinh thần kinh doanh và triết lý kinh doanh của
người Mỹ (vai trò doanh nghiệp, doanh nhân Mỹ…).
Khi nói đến tinh thần và tính cách kinh doanh của người Mỹ, không thể không
nói đến giá trị cốt lõi của xã hội Mỹ, văn hóa Mỹ, đó là chủ nghĩa cá nhân. Thể chế
chính trị của nước Mỹ tạo điều kiện cho người Mỹ phát huy cao độ khả năng cá
nhân, xã hội của mình. Điều này tạo nên tinh thần và tính cách kinh doanh luôn đổi
mới, gánh chịu mạo hiểm, luôn vươn tới thành công, luôn có ý tưởng và tạo nên cái
13
mới, không chịu bó tay trước hoàn cảnh; những con người cá nhân cũng có thể hợp
tác hiệu quả với nhau trong mọi hoạt động; những con người cá nhân trở thành
những bộ phận của xã hội, thành con người xã hội.
Thực chất văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ đó là một nền văn hóa của hoạt động
kinh tế - kinh doanh của Hoa Kỳ có tầm toàn cầu ở cả thị trường trong nước, lẫn ở
thị trường quốc tế; nền văn hóa đó hướng tới làm cho các hoạt động kinh tế - kinh
doanh có hiệu quả và lợi nhuận cao, vì sự phát triển và duy trì lâu dài vị thế cường
quốc số một thế giới của nước Mỹ, trước tiên vì lợi ích của nước Mỹ và nhân dân
Mỹ , hướng tới làm cho các doanh nghiệp luôn vươn tới vị trí cao trong đổi mới

công nghệ và làm chủ công nghệ cao, có tính cạnh tranh cao nhằm chiến thắng
trong cạnh tranh kinh doanh, thâm nhập sâu rộng vào thị trường các nước, tôn
trọng luật pháp kinh tế trong nước và của các nước khác, cũng như các quy định
của các thể chế kinh tế quốc tế. Khi hiểu về thực chất văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
như vậy, chúng ta có thể cho rằng, triết lý kinh doanh Hoa Kỳ có thể là triết lý
làm chủ mọi mặt về lao động, công nghệ, cạnh tranh, thị trường, nắm vững
nguyên tắc trò chơi và luôn có tính nhân văn, nhằm kinh doanh có lợi nhuận
cao trên toàn cầu, vì lợi ích của mình, của quốc gia và của thế giới, liên tục phát
triển.
2.2.5. Những tác động của giao lưu quốc tế
Những tác động của giao lưu, quan hệ quốc tế đối với nền văn hóa Hoa Kỳ
được thể hiện qua rất nhiều hình thức, nhiều loại hình và các mối quan hệ khác
nhau, như quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu, giao thoa văn hóa toàn
cầu…Trong kinh doanh quốc tế của Hoa Kỳ, những đặc trưng này càng được nỗi rõ,
không chỉ có tác động tích cực (văn hóa kinh doanh làm ăn lớn, chống tham những
trong kinh doanh, phong cách giao lưu lịch thiệp của các doanh nhân…) mà còn có
những ảnh hưởng tiêu cực đối với các đối tác (tác phong nhanh nhẹn và mạnh mẽ,
thẳng thắn của doanh nhân Mỹ đôi chi cũng gây căng thẳng với những đối tác
phương Đông trầm tĩnh, ảnh hưởng đến kết quả ký kết hợp đồng…).
Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh Hoa
Kỳ nêu trên, theo chúng tôi, chỉ mới là những nhân tố chung nhất, xuất phát từ con
người Mỹ, môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội (thể chế) của nước Mỹ, các
mối quan hệ quốc tế của nước Mỹ và những tác động của mối quan hệ này đến văn
hóa kinh doanh Hoa Kỳ; những nhân tố bên trong, bên ngoài này sẽ hun đúc nên tinh
thần kinh doanh và tính cách kinh doanh của người Mỹ, từ đó, người Mỹ hình thành
nên triết lý kinh doanh của mình, để dẫn dắt tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Mỹ,
hoàn thiện nền văn hóa Mỹ, văn hóa kinh doanh Mỹ, nhằm tiếp tục phát triển hơn
nữa. Bên cạnh những nhân tố này, còn có nhiều nhân tố quan trọng khác cũng góp
phần tạo nên văn hóa kinh doanh Mỹ.
2.3. Thực tiễn VHKD Hoa Kỳ và so sánh qua một số mô hình

Tại Hoa Kỳ, vấn đề văn hóa kinh doanh được các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý, các doanh nhân hết sức quan tâm. Dựa trên những mô hình xuyên văn hóa
của các học giả nổi tiếng như Hall, E.T. and M.R. Hall; Geert Hofstede; và của
14
Charles M. Hampden-Tuner and Fons Trompenaars, ngành quản lý xuyên văn hóa
được hệ thống hóa và nhiều phương pháp ứng dụng được đưa ra nhằm thích ứng
với những khác biệt văn hóa trong kinh doanh. Các công trình nghiên cứu trên
mang đặc tính văn hóa của Hoa Kỳ rất cao bởi các nghiên cứu gắn với thực tiễn
kinh doanh của Hoa Kỳ. Hiện nay các công trình này được nhiều công ty hàng đầu
của Hoa Kỳ và trên thế giới như IBM, GE, Coca-cola, Wall Mart, , áp dụng và
tham khảo khi tiến hành các công việc kinh doanh mang tính toàn cầu. Ngoài ra,
hầu hết các giáo trình giảng dạy về quản trị kinh doanh quốc tế, quản lý xuyên văn
hóa tại các trường đại học kinh doanh Hoa Kỳ đều đang sử dụng các tài liệu liên
quan đến các công trình nghiên cứu của các tác giả trên cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy của mình.
2.3.1. Mô hình của Edward T. Hall
Edward T. Hall là một trong những nhà nghiên cứu quản lý xuyên văn hóa rất
có ảnh hưởng trong thế kỷ XX, cũng như hiện nay. Các công trình nghiên cứu của
ông liên quan nhiều tới thực tiễn kinh doanh của Hoa Kỳ và Nhật Bản, đặc biệt là
trong lĩnh vực giao tiếp trong kinh doanh và đàm phán kinh doanh đa văn hóa. Ông
đã khái quát và phân loại các nền văn hóa dựa trên hai chiều so sánh: (1) bối cảnh
thấp/ bối cảnh cao (High and Low context) và (2) thời gian đơn tuyến / Thời gian
đa tuyến (Monochronic and Polychronic time). Do vậy, Mô hình của Halls còn gọi
là mô hình văn hóa giao tiếp dựa trên bối cảnh thấp/ bối cảnh cao và Mô hình văn
hóa thời gian đơn tuyến / đa tuyến. Việc phân loại như trên đã giúp cho các nhà
quản lý, các doanh nhân tại các quốc gia khác nhau có thể nhận biết được phong
cách kinh doanh, cách thức làm việc, cách thức giao tiếp, ứng xử của nhau.
Văn hóa giao tiếp bối cảnh thấp / cao
Trong chiều so ssanhs thứ nhất, các doanh nhân thuộc nền văn hoá bối cảnh
cao thường có xu hướng định hướng nhóm, hòa hợp của nhóm trong kinh doanh.

Trong các nền văn hóa bối cảnh cao, hợp đồng kinh doanh là văn bản dùng để
chính thức hóa một mối quan hệ kinh doanh đã được thiết lập từ trước, dựa trên
mối quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Ngược lại, tại các nền văn hóa bối cảnh thấp,
hợp đồng kinh doanh thường cụ thể, chi tiết, và ít bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ cá
nhân. Như vậy, chúng ta có thể thấy các mối quan hệ kinh tế, kinh doanh và văn
hóa có những gắn bó rất chặt chẽ với nhau.
Văn hóa thời gian đơn tuyến / đa tuyến.
Chiều so sánh thứ hai của Hall liên quan đến việc doanh nhân tại các nền văn
hóa khác nhau thực hiện cấu trúc thời gian, hay quản lý thời gian như thế nào.
Các doanh nhân tại các nền văn hoá theo thời gian đơn tuyến thường tiến hành
công việc một cách tuần tự từng nhiệm vụ một cho đến khi toàn bộ công việc được
hoàn tất, có kế hoạch chi tiết các công việc, kiểm tra tiến độ công việc theo lịch
thời gian đề ra, bảo đảm hiệu quả cao cho công việc.
Ngược lại, những các doanh nhân thuộc nền văn hóa thời gian đa tuyến thường
tiến hành nhiều việc tại một thời điểm, với các mức độ chú ý khác nhau cho từng
việc. Đối với họ, thời gian là liên tục, di chuyển từ một quá khứ vô hạn, thông qua
15
hiện tại và tiến tới một tương lai vô hạn, nó không có cấu trúc cụ thể. Họ không
muốn bị áp đặt bởi một kế hoạch chi tiết, mà muốn thực hiện công việc theo lịch
trình riêng và hoàn thành tiến độ theo cách riêng của mình
2.3.2. Mô hình của Geert Hofstede
Các công trình nghiên cứu của Hofstede, tiêu biểu là cuốn “Culture’s
consequences” (1980), đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của việc nghiên
cứu văn hóa kinh doanh và quản lý xuyên văn hóa nói riêng trên thế giới hiện nay.
Các công trình nghiên cứu của ông tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và thực
tiễn khác biệt trong quản lý đa văn hóa tại các quốc gia. Dựa trên 117.000 bảng câu
hỏi điều tra được tiến hành tại các chi nhánh của công ty IBM trên khắp thế giới
(tập trung tại 40 quốc gia lớn nhất thế giới, sau đó mở rộng ra trên 50 quốc gia,
trên 3 châu lục), Hofstede đã thiết kế một mô hình gồm bốn đại lượng hay còn gọi
là bốn chiều so sánh để phân loại đặc tính của các nhà quản lý, các doanh nhân, các

chủ thể kinh doanh tại các nền văn hóa khác nhau: (1) Khoảng cách quyền lực, (2)
Chủ nghĩa cá nhân/Chủ nghĩa tập thể, (3) Nam tính/Nữ tính, và (4) Mức độ né
tránh sự không chắc chắn, để lý giải cho các phát hiện của ông. Sau này ông thêm
vào chiều so sánh thứ năm: (5) Định hướng dài hạn/Định hướng ngắn hạn, hay
còn được xem như Cơ chế động lực làm việc của người Trung Quốc.
Ông tìm ra năm đại lượng này thông qua lập luận lý thuyết và phân tích số liệu
thống kê. Ông giả định rằng, văn hóa không biến đổi, hoặc biến đổi rất chậm.
Trong quá trình điều tra giả định, thông qua phân tích các sai biệt trong các giai
đoạn nghiên cứu khác nhau, ông đã chứng minh rằng, văn hóa biến đổi rất chậm và
các nền văn hóa thường biến đổi theo cùng một cách, vì vậy sự biến đổi này không
ảnh hưởng đến ý nghĩa của điểm số trên bảng câu hỏi điều tra. Tuy nhiên, có lẽ ông
đã không thể chứng minh giả định này một cách khoa học, vì ông chưa có cơ hội
lặp lại và kiểm chứng nghiên cứu của ông tại IBM. Mặc dù vậy, mô hình của ông
hiện nay đang được xem là một trong những mô hình có tính ứng dụng cao nhất về
so sánh văn hóa kinh doanh và quản lý xuyên văn hóa đang được ứng dụng rộng
rãi tại Hoa Kỳ.
2.3.3. Mô hình của Fons Trompenaars
Trompennars được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về
quản lý đa văn hóa. Trompenaars cùng với cộng sự Charles Hampden Turner đã
nghiên cứu tác động của văn hóa kinh doanh đến quản lý trong suốt nhiều năm.
Ông xây dựng một mô hình quản lý đa văn hóa để lý giải các chủ thể kinh doanh ở
các nền văn hóa khác nhau tương tác và làm việc với nhau như thế nào. Mô hình
của Trompenaars được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của ông và cộng sự tiến
hành tại hơn 20 quốc gia, và với hàng chục ngàn nhà quản lý. Tính đến nay, tổng
số các bảng câu hỏi điều tra được sử dụng trong các nghiên cứu của Trompenaars
là xấp xỉ 50.000.
Mô hình của Trompennars có bảy đại lượng, hay bảy chiều so sánh: (1) Chủ
nghĩa phổ quát/ đặc trưng, (2) Chủ nghĩa cá nhân/ cộng đồng, (3) Xu hướng tách
biệt đối lập / Toàn cục, (4) Định hướng trung lập/ cảm xúc, (5) Định hướng tự tạo
16

lập / mặc nhiên, (6) Định hướng thời gian, (7) Tự nhiên. Năm trong số bảy đại
lượng này liên quan đến mối quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, hai đại
lượng còn lại mô tả quan hệ giữa con người với thời gian và tự nhiên.
Công trình nghiên cứu của Trompenaars và cộng sự đã lý giải một cách xuất
sắc cách thức để các doanh nghiệp, các nhà quản lý, các doanh nhân có thể ứng
phó với những vấn đề khác biệt văn hóa trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
Hiện nay các công trình nghiên cứu của Trompenaars đã được sử dụng vào trên
1.000 các chương trình đào tạo về quản lý xuyên văn hóa trên 50 quốc gia, và được
các công ty hàng đầu thế giới ứng dụng và tham khảo như AT&T, Motorola,
Phillips, Volvo, Novartis Trompenaars cho rằng, văn hóa luôn biến đổi, do vậy
ông thường xuyên cập nhập các thang điểm số của từng quốc gia trong các nghiên
cứu điều tra của ông.
2.4. Các đặc trưng tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ
Dựa trên nghiên cứu về lịch sử và xã hội Hoa Kỳ, dựa trên kết quả nghiên cứu
về văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ, so sánh văn hóa kinh doanh quốc tế của Hall,
Geert Hofstede, Fons Trompenaars và của Richard D.Lewis, cũng như thực tiễn
văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, đề tài rút ra một số đặc trưng tiểu biểu của VHKD
Hoa Kỳ như sau.
Chủ nghĩa cá nhân
Các doanh nhân Hoa Kỳ đề cao Chủ nghĩa cá nhân và thường suy nghĩ theo
quan điểm “cái tôi”. Trong hoạt động kinh doanh, họ thường rất quyết đoán, sẵn
sàng cạnh tranh và nỗ lực để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Trong đàm
phán, với tư cách là người đại diện cho công ty, họ có khả năng ra quyết định độc
lập, ngay lập tức, bởi hệ thống quản lý phân quyền cao. Trong các công ty Hoa Kỳ,
nhân viên được tuyển chọn, thăng cấp, hay khen thưởng đều tùy thuộc vào tài
năng, kiến thức và kết quả công việc đã đạt được. Họ thường tự chịu trách nhiệm
đối với công việc của mình. Tất cả những điều này, đều thể hiện rất rõ đặc tính chủ
nghĩa cá nhân của Hoa Kỳ.
Coi trọng luật pháp hơn các mối quan hệ
Các doanh nhân Hoa Kỳ coi trong luật pháp hơn là các mối quan hệ. Tại Hoa

Kỳ, hệ thống luật pháp đã rất phát triển và được xem là chuẩn mực cho các hoạt
động kinh doanh. Các doanh nhân buộc phải tuân thủ một cách chặt chẽ các qui
định của pháp luật. Do vậy, trong kinh doanh, doanh nhân Hoa Kỳ tập trung nhiều
vào luật lệ hơn là xây dựng các mối quan hệ. Các bản hợp đồng được soạn thảo để
qui định rõ ràng hoạt động kinh doanh, trách nhiệm của các bên, thời gian thực
hiện và kết quả công việc cụ thể cần phải đạt được. Chỉ có một sự thật giữa các chủ
thể kinh doanh, đó là điều đã được thống nhất trong hợp đồng. Đối với họ, sự minh
bạch trong kinh doanh là hết sức quan trọng .
Xu hướng tách biệt: kinh doanh là kinh doanh
Đối với các doanh nhân Hoa Kỳ , kinh doanh là kinh doanh và được tách bách
rạch ròi với cuộc sống riêng tư.
17
Mặc dù các doanh nhân Mỹ cũng quan tâm tới mối quan hệ cá nhân, nhưng
hầu hết người Mỹ tin rằng “họ ít quan tâm đến thiết lập các mối quan hệ như người
châu Á, cũng như ít quan tâm tới việc duy trì các mối quan hệ này” (Joel Wallach
và Gale Metcalf, 1995)
Định hướng tự tạo lập: coi trọng nỗ lực cá nhân
Các doanh nhân Hoa Kỳ coi trọng địa vị có được nhờ thành tích, ngược với
một số các xã hội châu Á, địa vị và tầm ảnh hưởng của một người lại dựa trên đẳng
cấp, tuổi tác, giới tính, và các tiêu chí khác, như sự thừa hưởng địa vị từ gia đình,
dòng tộc, v.v
Định hướng theo công việc và kế hoạch
Những nhà quản lý Hoa Kỳ là những người định hướng theo công việc, có tổ
chức cao, làm việc có kế hoạch, tiến hành công việc lần lượt, từng nhiệm vụ một sẽ
được thực hiện cho đến khi toàn bộ công việc được hoàn tất. Theo Richard D.
Lewis (1999), các nhà quản lý Hoa Kỳ thuộc văn hóa tuyến tính, tức là định hướng
công việc và hành động căn cứ trên dữ liệu, do đó, họ có thói quen tập hợp thông
tin một cách chắc chắn, sau đó căn cứ vào sơ sở dữ liệu này để tiến hành giải quyết
công việc. Họ cũng nhấn mạnh vào việc thực hiện công việc theo đúng thời hạn qui
định, đặc biệt là liên quan đến lập kế hoạch, phân bổ các nguồn lực, và các vấn đề

về sản xuất phân phối.
Thời gian là tiền bạc
Đối với các doanh nhân Hoa Kỳ, thời gian là tiền bạc là một thứ hàng hóa
khan hiếm. Do vậy, họ rất chú trọng tới việc sử dụng thời gian một cách khoa học
và hợp lý.
Phong cách giao tiếp trực tiếp, thẳng thắn, rõ ràng
Các doanh nhân Hoa Kỳ có phong cách giao tiếp trực tiếp, quyết đoán, tập
trung vào công việc, không hình thức, cởi mở, thẳng thắn, chính xác, cụ thể, và đối
đầu khi cần thiết. Đối với doanh nhân Hoa Kỳ, sự chỉ trích, hay không hài lòng,
thường được nêu ra một cách trực tiếp và cụ thể; những xung đột, hay bất đồng
quan điểm không bị nhìn nhận một cách tiêu cực, bởi họ xem sự khác biệt như là
một điều tất yếu, một điều lành mạnh và đáng giá. Chính tư tưởng tự do cá nhân đã
đảm bảo cho những tư tưởng, hay ý tưởng trái chiều nhau được trao đổi một cách
cởi mở, không hạn chế; tranh luận giữa các tư tưởng khác nhau được khuyến khích
khi làm việc.
CHƯƠNG III: VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM- HOA KỲ: SO
SÁNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Văn hóa trong kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: góc nhìn lịch sử,
kinh tế và xã hội
Sự khác biệt trong văn hóa hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tạo nên
những đặc tính khác biệt trong kinh doanh giữa người Việt Nam và người Mỹ.
Đây là kết quả của tiến trình phát triển khác nhau qua nhiều thế hệ, trong đó sự
18
khác biệt về lịch sử, kinh tế và xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thậm
chí, ngay cả yếu tố địa lý cũng góp phần tạo nên sự khác biệt này.
Các khác biệt chủ yếu là về các giá trị, niềm tin, và hành vi ứng xử. Xã hội
Việt Nam bắt nguồn từ nền văn hóa lúa nước, kinh tế tiểu nông, trải qua giai đoạn
phong kiến, rồi tiếp đến nền kinh tế tập trung thời bao cấp, đã thúc đẩy mạnh mẽ
hơn tư tưởng cộng đồng (mang tính làng xã), hay định hướng nhóm, bên trong mỗi
nhóm thường nhấn mạnh sự nhất trí, hòa đồng. Do vậy. mặt trái của thiên hướng

hòa hợp đã làm giảm tính cạnh tranh để đổi mới và phát triển trong hoạt động kinh
doanh của Việt Nam.
Trong khi đó, sự khác biết về lịch sử, địa lý, và dân cư, đã tạo nên những giá
trị Mỹ khác biệt với các giá trị của Việt Nam. Tinh thần “Tây tiến” tiếp tục ảnh
hưởng tới các chuẩn mực hành vi ứng xử của người Mỹ. Tư tưởng tất cả mọi
người sinh ra đều được tự do, bình đẳng, và được hưởng các quyền cá nhân đã
khiến người Mỹ ít coi trọng, hay thậm chí ít chấp nhận những qui định xã hội
mang tính phân cấp giai tầng từ trên xuống dưới. Bình đẳng và khái niệm “chơi
sòng phẳng” ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi ứng xử của người Mỹ và tạo nên một
xã hội không hình thức, tại đó mọi người tập trung vào việc đạt được mục tiêu, hơn
là quan tâm đến các thủ tục mang tính nghi lễ, hình thức. Cạnh tranh và đối đầu
được người Mỹ nhìn nhận một cách tích cực và xem như một động lực cần thiết
cho sự phát triển và tiến bộ. Địa vị ở Mỹ thường căn cứ vào thành tích cá nhân,
hơn là căn cứ vào mối gắn kết xã hội.
Sự khác biệt giữa người Mỹ và Việt Nam về tư tưởng cá nhân và nhóm là kết
quả của cả một quá trình hình thành và phát triển của hai nước. Hệ thống phong
kiến hàng trăm năm tại Việt Nam đã khắc sâu tư tưởng gắn kết cộng đồng làng xã,
phân cấp tôn ti trật tự. Tiếp đến, sự phát triển CNXH đã hình thành nên cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, tạo nên tư duy nặng về hình
thức, chạy theo thành tích, áp đặt từ trên xuống (Phùng Xuân Nhạ, 2010). Kể từ
khi Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước (1986), đi theo kinh tế thị trường, hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu, văn hóa Việt Nam ngày càng được giao lưu mạnh
hơn với văn hóa thế giới, và đang dần hấp thụ một số đặc tính mới, cũng như nâng
cấp những đặc tính đã hình thành như ý thức về vai trò cá nhân ngày càng được coi
trọng, bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống (Trần Ngọc Thêm, 2001).
Trong khi đó, ý thức cá nhân mạnh mẽ đã xuất hiện ngay từ khi hình thành
quốc gia này với một nhà nước dựa trên tự do về chính trị, tự do cá nhân, cai trị
bằng luật pháp, và xã hội năng động. Kết quả là chính phủ được thành lập để tạo
điều kiện cho tự do về chính trị, tôn giáo và kinh tế phát triển. Một nước Mỹ giàu
có về tài nguyên đã khuyến khích thực thị những ý tưởng này, và tự do cá nhân

tiếp tục là một nét đặc trưng của con người Mỹ hiện nay.
Về mặt xã hội, trong một xã hội tự do kiểu Mỹ với nhu cầu thúc đẩy tự do
kinh tế, kinh tế thị trường, thì đặc tính cạnh tranh là điều hiển nhiên. Về mặt cá
nhân, người Mỹ luôn đối mặt với sự cạnh tranh ở trường học, nơi làm việc, thâm
chí cả trong vui chơi giải trí. Việc chấp nhận đối đầu cởi mở được minh họa khá rõ
19
trong hệ thống tư pháp của Mỹ, khi mà bị cáo được quyền đối chất trực tiếp với
người buộc tội họ. Tranh luận cởi mở được người Mỹ xem là một công cụ hữu ích
trong môi trường giáo dục, cũng như trong môi trường kinh doanh.
3.2. Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ: góc nhìn từ các mô hình
nghiên cứu so sánh thực tiễn VHKD quốc tế
Trong phần này, các chiều so sánh văn hóa kinh doanh của Hall, Hofstede,
Trompenaars và Lewis, các học giả hàng đầu thế giới về quản lý quốc tế, sẽ được
phân tích để xác định những khác biệt văn hóa trong kinh doanh giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ. Nghiên cứu của các học giả khác về thực tiễn kinh doanh của Việt Nam
và Hoa Kỳ cũng sẽ được tham khảo.
Các chiều so sánh trong các mô hình nêu trên có những chiều trùng nhau, có
những chiều khác nhau, song cách tiếp cận là tập trung so sánh, phân loại văn hóa
kinh doanh theo cách mà các doanh nhân, các nhà quản lý nhìn nhận về thời gian,
về công việc, về các mối quan hệ. Chính vì vậy, để để tiện lợi cho việc so sánh văn
hóa kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đề tài sẽ tập trung xem xét và phân tích
các chiều so sánh quan trọng được rút ra từ các mô hình trên, như sau: (1) nhìn
nhận vai trò của luật pháp (Luật pháp vs Quan hệ), (2) Nhìn nhận về địa vị và
quyền lực (Bình đẳng vs Cấp bậc), (3) Nhìn nhận vai trò cá nhân (Cá nhân vs
Nhóm), (4) Nhìn nhận về quan hệ công việc và cuộc sống riêng tư, (5) Nhìn nhận
về định hướng công việc (Kết quả vs Hòa hợp), (6) Nhìn nhận về thời gian (Thời
gian cố định vs Thời gian cao su), (7) Nhìn nhận về phong cách giao tiếp (Trực
tiếp vs Gián tiếp).
20
Bảng 3.1: Các chiều so sánh đặc tính doanh nhân

Hoa Kỳ và Việt Nam
Nhìn nhận vai trò của luật pháp
 
Luật pháp Mối quan hệ
Nhìn nhận về địa vị và quyền lực
 
Bình đẳng Cấp bậc
Nhìn nhận vai trò cá nhân
 
Cá nhân Nhóm
Nhìn nhận về quan hệ công việc và cuộc sống riêng tư
 
Công việc chung Công việc cá nhân
Nhìn nhận về định hướng công việc
 
Kết quả công việc Hòa hợp
Nhìn nhận về thời gian
 
Thời gian cố định Thời gian cao su
Nhìn nhận về phong cách giao tiếp
 
Trực ý Ẩn ý
Bảng 3.2: Khác biệt đặc tính văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ
(Tác giả luận án dựa trên mô hình của Hall, Hofstede, Trompenaars ,và Lewis)
Việt Nam Hoa Kỳ
(1) Nhấn mạnh tới các mối quan hệ Nhấn mạnh tới tuân thủ luật pháp
(2) Liên kết công việc chung với công việc
cá nhân
Tách biệt công việc với các vấn đề cá
nhân/ các mối quan hệ cá nhân

(3) Địa vị gắn với tuổi tác, giới tính, bằng
cấp, quen biết và các tiêu chí khác
Địa vị gắn với khả năng và thành quả
công việc đạt được
(4) Định hướng dựa trên sự hòa hợp Định hướng dựa trên kết quả
(5) Quan tâm nhiều đến gia đình Quan tâm nhiều đến bản thân
(6) Tránh đối đầu và tìm kiếm sự hòa hợp Chấp nhận đối đầu và cạnh tranh
(7) Giao tiếp ẩn ý: dựa trên bối cảnh, nhấn
mạnh giao tiếp phi ngôn ngữ, gián tiếp
Giao tiếp trực ý: ít dựa trên bối cảnh,
Giao tiếp bằng lời, trực tiếp
(8) Thời gian cao su Thời gian là hữu hạn
21
3.3. Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: Góc nhìn từ một số doanh
nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam
Phần này sẽ xem xét thực tiễn kinh doanh thông qua điều tra nghiên cứu một
số doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến sự khác biệt về
văn hóa kinh doanh mà các doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt.
3.3.1. Miêu tả nghiên cứu điều tra
Các bảng hỏi điều tra đã được chúng tôi gửi tới 18 nhà quản lý của các công ty
và tổ chức Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam, trong các ngành khác nhau như hóa
chất, dược, dầu khí, da giầy và may mặc, công nghiệp chế tạo, vận tải, xây dựng,
thương mại và dịch vụ, tư vấn luật, phát triển phần mềm, du lịch, ngân hàng và
giáo dục quốc tế, đã được phỏng vấn (tham khảo thêm Phụ lục 3 trong Luận án về
các câu hỏi điều tra). Mười nhà quản lý trong số 18 người là người Mỹ, còn lại là
người Việt Nam làm cho các công ty Mỹ, hay có hoạt động kinh doanh với đối tác
Mỹ. Ngoài các bảng hỏi, trao đổi email và điện thoại cũng được thực hiện để làm
rõ thêm thông tin.
Mục tiêu của việc nghiên cứu điều tra:
• Làm rõ thêm sự khác biệt giữa văn hóa kinh doanh Mỹ và Việt Nam đã

được xác định trong các chiều nghiên cứu so sánh văn hóa kinh doanh quốc tế
được nêu trong phần trước (các chiều so sánh rút ra từ mô hình của Hall, Hofstede,
Trompenaars và Lewis).
• Học hỏi kinh nghiệm quí báu của các nhà quản lý, các chuyên gia về văn
hóa kinh doanh Hoa Kỳ và Việt Nam
3.3.2. Kết quả nghiên cứu điều tra
Các nhà quản lý được hỏi nhất trí rằng: người Việt Nam:
(1) Xem trọng các mối quan hệ cá nhân hơn các hợp đồng pháp lý: 16/18
(2) Người Việt Nam thường liên kết công việc với cuộc sống cá nhân: 8/18
(3) Địa vị dựa trên tuổi tác, bằng cấp, vị trí hay các tiêu chí khác thay vì dựa
trên năng lực và thành quả công việc đạt được: 15/18
(4) Định hướng dựa trên con người, sự hòa hợp, thay vì định hướng dựa trên
số liệu và dựa trên kết quả: 14/18
(5) Người Việt Nam quan tâm nhiều đến cộng đồng và xã hội hơn bản thân:
4/18.
(6) Tránh đối đầu và tìm kiếm sự hòa hợp, thay vì đối đầu và cạnh tranh: 16/18
(7) Nhấn mạnh việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ, thay vì giao tiếp trực tiếp
bằng lời: 14/18
(8) Ít khi đúng giờ (Thời gian cao su): 15/18
Các kết quả này cho thấy, 6/8 các phát hiện rút ra từ nghiên cứu của phần
trước (tham khảo Bảng 3.2) có thể áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai phát hiện
(2) Gắn công việc chung với công việc cá nhân và (5) Quan tâm đến gia đình, cộng
đồng và xã hội hơn bản thân (định hướng tập thể), cần phải nghiên cứu thêm để
kiểm tra độ chính xác.
22
3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với doanh nhân Việt Nam
Khi tham gia vào những thị trường phát triển như Hoa Kỳ, các doanh nghiệp
Việt Nam, các doanh nhân Việt Nam, phải tuân thủ những luật chơi cụ thể, những
tiêu chuẩn khắt khe, chẳng hạn như phải tuân thủ các luật lệ, cam kết về không
phân biệt đối xử, giảm thuế, mở cửa thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các

tiêu chuẩn về môi trường, về lao động, hay cam kết xã hội.v.v., cũng như phải hiểu
doanh nhân Hoa Kỳ nghĩ gì, làm gì, phong cách kinh doanh của họ ra sao. Không
nắm vững những điều này, khó có thể hội nhập thành công trong kinh doanh với
người Mỹ, nhằm điều chỉnh thích nghi với những môi trường kinh doanh mới, với
những đặc tính văn hóa kinh doanh mới, rất khác biệt với các đặc tính của người
Việt Nam.
3.4.1. Thích nghi với văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
Phần này trình bày một số bài học đối với doanh nhân Việt Nam, nhằm giúp
cho doanh nhân Việt Nam thích ứng tốt hơn, để từ đó có thể phát huy sự hiểu biết
của mình một cách linh hoạt và sáng tạo khi tiến hành kinh doanh và làm việc với
các đối tác Hoa Kỳ.
3.4.1.1. Nâng cao ý thức coi trọng kỷ cương và luật pháp
Các doanh nhân Hoa Kỳ coi trong kỷ cương và luật pháp hơn là các mối quan
hệ cá nhân. Ngoài ra, luật pháp của Mỹ rất phức tạp và chặt chẽ. Tại Mỹ có hai hệ
thống luật bang và liên bang với thẩm quyền riêng. Do vậy, khi làm ăn với người
Mỹ, các doanh nhân Việt Nam cần phải nâng cao ý thức về kỷ cương và pháp luật.
Khi đã ký kết hợp đồng kinh doanh, cần thực hiện đúng các qui định trong hợp
đồng, nếu không sẽ rất rắc rối khi phải đối mặt với tòa án, kiện tụng tốn kém.
3.4.1.2. Ý thức tầm quan trọng về thời gian và kế hoạch
Đối với các doanh nhân Hoa Kỳ, thời gian là tiền bạc, là một thứ hàng hóa
khan hiếm. Họ thích làm tuần tự từng việc một tại từng thời điểm, sau đó mới
chuyển sang việc khác. Họ cũng nhấn mạnh vào việc thực hiện công việc theo
đúng thời hạn qui định, đặc biệt liên quan đến lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, và
các vấn đề sản xuất phân phối. Người Mỹ rất coi trọng kỷ luật và đúng hẹn. Họ
luôn có mặt đúng giờ trong các cuộc họp, làm việc đúng giờ, và tôn trọng thời hạn.
Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian mang tính cao su, các nhà quản lý ít chú
trọng đến hoàn thành công việc đúng thời hạn và lịch trình. Phong cách quản lý ở
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế kế hoạch tập trung trong một thời
gian dài, nên các hoạt động kinh doanh tại các công ty như quy hoạch sản xuất,
phân phối, dự toán ngân sách, đều do sự chỉ dẫn của nhà nước, do vậy, các nhà

quản lý có xu hướng chờ đợi "hướng dẫn" từ trên. Phong cách quản lý này tạo ra
nhiều trở ngại cho doanh nhân Việt Nam khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Như vậy, để có thể làm việc hiệu quả với đối tác Hoa Kỳ, các doanh nhân Việt
Nam cần phải rất quan tâm đến vấn đề kỷ luật và thời hạn, cần phải có một kế
hoạch làm việc chi tiết và thực hiện đúng tiến độ.
3.4.1.3. Giao tiếp cần trực ý, thẳng thắn, cởi mở, tránh vòng vo
Các doanh nhân Mỹ có phong cách giao tiếp trực ý, quyết đoán, tập trung vào công
23
việc, không hình thức, cởi mở, thẳng thắn, chính xác, cụ thể, và đối đầu khi cần
thiết. Nói chung, những đặc tính này khác biệt với các đặc tính giao tiếp của doanh
nhân Việt, như gián tiếp, không đối đầu, tránh va chạm, dựa trên bối cảnh, tập
trung vào người khác, hình thức, không rõ ràng (nói mang tính ngụ ý). Điều này có
thể dẫn tới khả năng hiểu nhầm trong đàm phán, thương lượng kinh doanh giữa hai
bên. Các nhà đàm phán Việt Nam có thể cảm thấy bị áp đảo trước phong cách
quyết đoán và trực tiếp của người Mỹ. Ngược lại, phía Mỹ lại có thể cảm thấy mọi
việc thiếu rõ ràng và sẽ không kiên nhẫn với cách trả lời gián tiếp của người Việt.
Như vậy, các doanh nhân Việt Nam cần phải làm quen với phong cách VHKD
Hoa Kỳ vì lợi ích kinh doanh có hiệu quả của mình.
3.4.1.4. Đám phán với người Mỹ
Ngoài sự khác biết trong phong cách giao tiếp, doanh nhân Việt Nam và Hoa
Kỳ cũng rất khác nhau trong việc đưa ra quyết định và quản lý xung đột, hai vấn đề
được xem là có tính quyết định cho sự thành công của quá trình đàm phán giữa hai
bên. Do vậy, việc nhận thức đúng ảnh hưởng của văn hóa trong đàm phán Việt -
Mỹ sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nhân Việt Nam trong thực
tiễn kinh doanh. Các doanh nhân Việt Nam cần phải trau dồi sự hiểu biết sâu rộng
về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, đặc biệt là hành vi ứng xử của các nhà đàm phán
Hoa Kỳ, để có thể đàm phán thành công với các đối tác Hoa Kỳ.
3.4.2. Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam
Ngoài việc thích nghi với đặc tính văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, các doanh
nhân Việt Nam cũng cần phải học hỏi để nâng cao tố chất doanh nhân trong môi

trường kinh doanh quốc tế. Học hỏi những đặc tính văn hóa kinh doanh quốc tế
hiện đại, như của người Mỹ chính là mở rộng nguồn vốn “vô hình” quan trọng đối
với doanh nhân Việt Nam. Nguồn vốn văn hóa được xem là một tài sản cạnh tranh
vô giá mà lại ít tốn kém. Trong khi, cái giá phải trả cho việc không có vốn văn hóa
khi tham gia vào kinh doanh quốc tế lại có thể gây tác hại khôn lường. Việc nâng
cao tố chất doanh nhân Việt Nam chính là quá trình thực hiện chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho nền kinh tế Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường phát
triển.
3.4.2.1. Phát triển tư duy kinh doanh mang tầm quốc tế
Thách thức lớn nhất với doanh nhân Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế đó
là chưa có được khát vọng và tư duy kinh doanh mang tầm quốc tế, họ chỉ nghĩ đến
việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa hơn tới việc xây
dựng các thương hiệu quốc tế, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu dùng cho
khách hàng mang tầm khu vực và toàn cầu.
Tham gia hội nhập, mỗi doanh nhân Việt Nam cũng đồng thời phải là “doanh
nhân quốc tế", với ý nghĩa là có tầm nhìn mang tầm quốc tê, có hoài bão, ý chí
kinh doanh quốc tế, và từ đó, đưa doanh nghiệp của mình ra khu vực và thế giới
một cách thành công, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
3.4.2.2. Sáng tạo, đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro
24
Đây là những tố chất hàng đầu của tinh thần doanh nhân mà các doanh nhân
Việt Nam khi hội nhập cần phải có. Sáng tạo nghĩa là tìm ra con đường đi của
riêng mình, dù rủi ro, mạo hiểm cũng cần phải tìm mọi cách vượt qua. Chỉ những
doanh nhân dám biến những ước mơ, những ý tưởng sáng tạo thành những sản
phẩm mới, dịch vụ mới; dám đối diện với các thách thức trong quá trình hội nhập
kinh tế mới có thể phát triển thành công.

KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế sâu rộng như
hiện nay, nếu hiểu biết sâu sắc văn hóa kinh doanh sẽ là một “nguồn vốn” quan

trọng và cần thiết để đảm bảo cho chiến thắng trong kinh doanh và cạnh tranh lành
mạnh ở thị trường đối tác, hay đúng hơn là thị trường toàn cầu.
Từ kết quả nghiên cứu ở các chương, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản
sau:
Thứ nhất, có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về văn hóa kinh
doanh, trong luận án này, chúng tôi định nghĩa: văn hoá kinh doanh là một hệ
thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm
và các khuôn mẫu qui định hành vi, hay cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh
của các thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội nhất định.
Có nhiều định nghĩa về văn hóa kinh doanh, nhưng chỉ có một đối tượng văn
hóa kinh doanh trong một nước để nghiên cứu và nêu ra định nghĩa, hầu như
những tác giả lớn đều cố gắng định nghĩa văn hóa kinh doanh cho phù hợp với việc
nghiên cứu của mình; điều này thể hiện thực tế là có rất nhiều quan điểm, cách
nhận thức về văn hóa kinh doanh đang tồn tại ở mỗi nước và trên thế giới, đó là do
văn hóa kinh doanh có những lớp cấu trúc rất phức tạp, khiến cho việc nhận thức
về văn hóa kinh doanh trên thế giới rất phong phú.
Thứ hai, khi nghiên cứu VHKD Hoa Kỳ, căn cứ vào thực tiễn và định nghĩa
VHKD nêu trên, chúng tôi định nghĩa VHKD Hoa Kỳ như sau: văn hoá kinh
doanh kinh doanh Hoa Kỳ là một hệ thống các vật chất biểu trưng cụ thể, các giá
trị, các chuẩn mực, các quan niệm, và các khuôn mẫu qui định hành vi hay cách
ứng xử của người Mỹ trong kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ được xem là sự chấp nhận các giá trị cơ bản
một cách tự nhiên, hay hệ thống các giá trị mặc nhiên trong con người Mỹ khi
tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Có thể thấy rằng, các biểu trưng cụ thể,
các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm, các khuôn mẫu qui định hành vi ứng xử
của người Mỹ trong kinh doanh được tích tụ và phản ánh một cách rõ nét trong
tính cách, hay phong cách kinh doanh của dân tộc Mỹ.
Thứ ba, căn cứ vào các hệ thống lý thuyết và nghiên cứu thực VHKD Hoa Kỳ
của các học giả hàng đầu về VHKD, cũng như điều tra, phỏng vấn sâu các chuyên
gia, các nhà quản lý Hoa Kỳ tại Việt Nam nhằm bổ xung làm rõ vấn đề, luận án chỉ

ra các đặc tính văn hóa kinh doanh cơ bản của dân tộc Mỹ bao gồm: đề cao chủ
nghĩa cá nhân; coi trọng luật pháp hơn các mối quan hệ cá nhân; xu hướng tách
25
biệt trong kinh doanh, định hướng tự tạo lập, định hướng theo công việc và kế
hoạch; thời gian mang tinh đơn tuyến, tuần tự, thời gian là tiền bạc; phong cách
giao tiếp trực ý, thẳng thắn, rõ ràng.
Thứ tư, có thể thấy rằng, sự khác biệt trong tiến trình phát triển của lịch sử,
kinh tế, xã hội, cũng như về dân cư, địa lý, đã tạo nên những đặc tính khác biệt
giữa người Mỹ và người Việt Nam trong kinh doanh. Có một số điểm chính mà các
doanh nhân Việt Nam và Hoa Kỳ cần phải lưu ý khi kinh doanh với nhau. Thứ
nhất, Việt Nam là một xã hội coi trọng các mối quan hệ, trong khi Hoa Kỳ là một
xã hội coi trọng các nguyên tắc, luật pháp. Thứ hai, Việt Nam hướng về con người,
còn Hoa Kỳ hướng về kết quả công việc. Các doanh nhân Việt Nam thường cố
gắng tránh đối đầu và tìm kiếm sự hài hòa, trong khi các doanh nhân Hoa Kỳ lại
sẵn sàn cạnh tranh, coi trọng kết quả và thành tích đạt được. Thứ ba, các doanh
nhân Hoa Kỳ có phong cách giao tiếp trực ý, đi sâu vào trọng tâm vấn đề, trong khi
các doanh nhân Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ
và gián tiếp. Và cuối cùng, mặc dù đánh giá cao tầm quan trọng của thời gian,
doanh nhân Việt Nam không xem thời gian là một thứ hàng hóa xa xỉ, thời gian ở
đây mang tính luân hồi, luôn lặp đi lặp lại, trong khi các doanh nhân Hoa Kỳ lại
xem thời gian mang tính đơn tuyến, tuần tự, thời gian là tiền bạc.
Thứ năm, bài học đối với các doanh nhân Việt Nam khi tham gia vào những
thị trường phát triển như Hoa Kỳ, đó là các doanh nhân Việt Nam cần hiểu được và
ý thức được những khác biệt và tương đồng về văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ, để có những ứng xử hợp lý, không “phạm” vào những “vùng cấm”
trong làm ăn, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh doanh lâu bền giữa hai
bên. Mặc dù vậy, các bên đối tác cần có sự “hòa hợp” về những khác biệt văn hóa,
và cần phải tôn trọng, thân thiện vì mục đích hợp tác cùng phát triển.
Ngoài việc thích nghi với đặc tính văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, các doanh
nhân Việt Nam cũng cần phải nâng cao tố chất doanh nhân Việt Nam trong môi

trường kinh doanh quốc tế ngày càng hội nhập, thông qua học hỏi những đặc tính
văn hóa kinh doanh quốc tế hiện đại của người Mỹ như: tầm nhìn xa trông rộng,
tác phong làm việc chuyên nghiệp, cá tính mạnh mẽ, dám đổi mới, chấp nhận rủi
ro v.v Việc nâng cao tố chất doanh nhân Việt Nam chính là quá trình thực hiện
chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế Việt Nam hướng tới nền một
kinh tế thị trường vì lợi ích phát triển đất nước.

×