Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quốc hội và một số đặc thù trong tổ chức quốc hội ở CHLB Đức ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.55 KB, 17 trang )

Quốc hội và một số đặc thù trong tổ
chức quốc hội ở CHLB Đức

Theo Hiến pháp nước Cộng hoà liên bang (CHLB) Đức được ban hành năm 1949,
thì nhà nước CHLB Đức là nhà nước dân chủ, xã hội, pháp quyền liên bang. Điều
1 của Hiến pháp khẳng định, nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm. Việc
tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của con người là nghĩa vụ của tất cả các quyền lực
nhà nước.
I. Khái quát về mô hình nhà nước CHLB ĐứcI
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà liên bang (CHLB) Đức được ban hành năm 1949,
thì nhà nước CHLB Đức là nhà nước dân chủ, xã hội, pháp quyền liên bang. Điều
1 của Hiến pháp khẳng định, nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm. Việc
tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của con người là nghĩa vụ của tất cả các quyền lực
nhà nước. Điều 20 của Hiến pháp khẳng định, tất cả quyền lực nhà nước có nguồn
gốc từ nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Quyền lực nhà nước do các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực hiện.
Như vậy, quyền lực nhà nước ở CHLB Đức không tập trung vào Quốc hội, mà
được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực. Cơ quan lập pháp phải tuân thủ
trật tự hiến định. Toà án Hiến pháp có quyền tuyên bố một đạo luật do Quốc hội
ban hành là vô hiệu. Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp phải tuân thủ luật và
pháp luật.
Việc phân chia quyền lực nhà nước ở trung ương (phân chia quyền lực theo
chiều ngang)
Các cơ quan nhà nước tối cao của CHLB Đức ở trung ương là Quốc hội liên bang,
Hội đồng liên bang, Chủ tịch liên bang, Chính phủ liên bang, Toà án Hiến pháp
liên bang.
Quốc hội liên bang Đức là cơ quan đại diện cho nhân dân CHLB Đức theo đảng
phái, được bầu ra với nhiệm kỳ là 4 năm. Các nghị sĩ Quốc hội được bầu ra theo
nguyên tắc: phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Mô hình bầu cử
nghị sĩ Quốc hội liên bang Đức là một mô hình hỗn hợp; khoảng 1/2 tổng số nghị
sĩ được bầu trực tiếp ở đơn vị bầu cử và khoảng 1/2 tổng số nghị sĩ được bầu theo


danh sách bầu cử do các Đảng đề xuất. Các nghị sĩ đại diện cho toàn dân, không bị
ràng buộc bởi nhiệm vụ, chỉ thị của cử tri hay bất kỳ thế lực nào và chỉ hành động
theo lương tâm (chức danh nghị sĩ tự do). Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
liên bang được quy định trong Hiến pháp liên bang. Quốc hội thông qua việc ban
hành luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước khác, trừ
những nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này đã được hiến định.
Hội đồng liên bang Đức (gần giống như thượng viện) có chức năng đại diện cho
quyền lợi các tiểu bang ở liên bang, có cơ cấu bao gồm các thành viên của các
Chính phủ tiểu bang. Kể cả các Phó đại diện của thành viên Hội đồng liên bang
đều là người của các Chính phủ tiểu bang. Thủ hiến các tiểu bang đều tham gia
vào hoạt động của Hội đồng liên bang. CHLB Đức hiện có 16 tiểu bang. ở Hội
đồng liên bang, mỗi tiểu bang có ít nhất là 3 lá phiếu; còn các tiểu ban khác - căn
cứ vào số dân trong tiểu bang - có thể có 4 lá phiếu (trên 2 triệu dân), 5 lá phiếu
(trên 6 triệu dân) hoặc 6 lá phiếu (trên 7 triệu dân). Mỗi tiểu bang chỉ được phép
đưa ra một quan điểm thống nhất. Đại diện ở Hội đồng liên bang có thể chịu sự chỉ
thị của Chính phủ tiểu bang. Thành viên của Hội đồng liên bang không thể đồng
thời là thành viên của Quốc hội liên bang. Hội đồng liên bang có quyền tự quyết
định về công việc của mình, như việc bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ ban,
các công chức của Hội đồng liên bang. Chủ tịch Hội đồng liên bang được bầu với
nhiệm kỳ một năm, có sự luân phiên giữa các thủ hiến ở các tiểu bang lớn và tiểu
bang nhỏ. Hội đồng liên bang có các quyền tham gia và quyền thông tin trong quá
trình phối hợp với các cơ quan tối cao liên bang. Ví dụ như thành viên của Hội
đồng liên bang có quyền tham dự các phiên họp của Quốc hội liên bang và các
cuộc họp của các Uỷ ban của Quốc hội liên bang. Hội đồng liên bang có quyền
yêu cầu thành viên Chính phủ liên bang tham gia phiên họp của mình. Trong lĩnh
vực lập pháp, Hội đồng liên bang có quyền đưa ra sáng kiến pháp luật (trình dự án
luật), có quyền đóng góp ý kiến vào dự án luật của Chính phủ liên bang trong thời
hạn nhất định. Hội đồng liên bang tham gia vào việc xem xét, thông qua luật với
các hình thức khác nhau, đối với dự án luật phải có sự đồng ý của Hội đồng liên
bang (thường là các dự luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các tiểu bang) thì

bắt buộc phải có* sự đồng ý của Hội đồng liên bang; đối với các dự án luật khác
(dự án luật có quyền phản đối) thì Hội đồng liên bang chỉ có quyền phản đối.
Chủ tịch liên bangđược Đại hội liên bang với thành phần gồm một nửa số thành
viên là nghị sĩ Quốc hội liên bang, nửa còn lại là thành viên của Quốc hội các tiểu
bang bầu. Chủ tịch liên bang thực hiện các chức năng của nguyên thủ quốc gia
như việc đại diện nhà nước, bổ nhiệm thẩm phán liên bang và các quan chức cấp
cao của quân đội Đức, công bố các đạo luật và quyền đặc xá v.v Chủ tịch liên
bang không được kiêm nhiệm các chức danh nhà nước khác, không được hành
nghề khác.
Chính phủ liên bang là tập thể, gồm Thủ tướng liên bang và các Bộ trưởng liên
bang. Chính phủ không chỉ tham gia quyết định đường hướng lớn về hoạt động
của nhà nước, mà còn thực hiện quyền hành pháp. Mối quan hệ giữa Quốc hội và
Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hệ thống nghị viện. Đặc tính
của hệ thống này là việc Chính phủ liên bang được lập ra dựa vào sự tín nhiệm của
Quốc hội liên bang và chịu trách nhiệm trước Quốc hội liên bang. Thủ tướng
Chính phủ liên bang có quyền quyết định về cơ cấu nhân sự của nội các, nghĩa là
có quyền đề xuất để Chủ tịch liên bang bổ nhiệm và bãi nhiệm Bộ trưởng. Thủ
tướng Chính phủ liên bang không bị lật đổ bởi việc bỏ phiếu bất tín nhiệm của
Quốc hội liên bang, mà chỉ bị lật đổ bởi việc Quốc hội bầu ra một Thủ tướng liên
bang mới thay thế. Các Bộ trưởng liên bang không nhất thiết phải là nghị sĩ Quốc
hội liên bang; các Quốc vụ khanh vừa là nghị sĩ Quốc hội liên bang, vừa đảm
nhiệm chức danh thứ trưởng ở cơ quan hành pháp.
Quyền tư phápđược Hiến pháp CHLB Đức trao cho các thẩm phán. Quyền tư pháp
ở CHLB Đức do Toà án hiến pháp liên bang, các Toà án liên bang được hiến định
và các Toà án của các tiểu bang thực thi. Các thẩm phán hoạt động độc lập, đặc
biệt là không bị chỉ thị, mà chỉ tuân theo pháp luật.
Việc phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền liên bang và chính quyền
tiểu bang (phân chia quyền lực theo chiều dọc)
Nhà nước CHLB Đức là một nhà nước liên bang. Cơ cấu liên bang có truyền
thống lịch sử ở Đức từ thế kỷ thứ 19. Nguyên tắc nhà nước liên bang được quy

định trong Hiến pháp CHLB Đức và là một trong những nội dung không được
phép hủy bỏ bằng con đường sửa đổi Hiến pháp (Điều 79 Khoản 3 Hiến pháp
CHLB Đức). Quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phân chia giữa liên bang
và tiểu bang. Việc phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc này được quy
định trong Hiến pháp. Cộng hoà liên bang Đức hiện có 16 tiểu bang có tính tự chủ
cao (Nhà nước tiểu bang). Các tiểu bang đều có Hiến pháp tiểu bang, Quốc hội
tiểu bang, Chính phủ tiểu bang v.v
Cách tổ chức này của cơ cấu nhà nước liên bang Đức phát sinh một số hạn chế
như quy trình xây dựng luật dài hơn, có sự khác biệt trong việc thực hiện chính
sách ở các tiểu bang như vấn đề môi trường, trường học; chi phí cho hoạt động các
cơ quan nhà nước ở các tiểu bang lớn, nhất là chi phí xây dựng trụ sở, lương bổng
cho công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước ở tiểu bang, v.v Tuy nhiên, các
ưu điểm cũng đã được khẳng định. Đó là việc phân chia quyền lực nhà nước theo
chiều dọc không tạo ra sự độc tài; nhà nước phát huy được tối ưu lợi thế của các
tiểu bang, tạo ra và bảo tồn được sự đa dạng về văn hoá; tạo ra sự cạnh tranh lành
mạnh giữa các tiểu bang trên nhiều lĩnh vực và qua đó, tạo điều kiện sống tốt hơn
cho người dân; các quyết định chính sách của nhà nước tiểu bang thường sát với
thực tế do gần dân; tạo nhiều cơ hội để người dân, nhiều đảng phái tham gia vào
hoạt động của nhà nước, v.v II- Vai trò của Quốc hội trong nhà nước pháp
quyền CHLB Đức
1- Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội liên bang
Quốc hội liên bang là cơ quan lập pháp và còn có quyền tham gia lập ra các cơ
quan nhà nước khác. Quốc hội thực hiện quyền giám sát nghị viện đối với hoạt
động của Chính phủ; không giám sát hoạt động tư pháp. Quốc hội thông qua ngân
sách liên bang và quyết định trong các trường hợp phòng thủ đất nước.
Trong lĩnh vực lập pháp, Quốc hội có quyền đưa ra sáng kiến luật (1/5 tổng số
nghị sĩ Quốc hội có quyền trình dự án luật ra Quốc hội), xem xét và thông qua dự
án luật. Trong quy trình lập pháp, Quốc hội liên bang xem xét sự cần thiết ban
hành luật và sự cần thiết của từng điều luật; đánh giá các lợi ích liên quan đến dự
án luật trên tất cả các mặt; lựa chọn các giải pháp ít ảnh hưởng xấu đến xã hội và

nhân dân; bảo đảm để quy trình xem xét, thông qua dự án luật được minh bạch,
công khai với sự tham gia ý kiến của những đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự
luật và tính đến khả năng chấp nhận dự luật của nhân dân; bảo đảm quyền được
biết của dân chúng về hoạt động của Quốc hội; việc uỷ quyền lập pháp phải rõ
ràng.
Quốc hội cũng có các chức năng quan trọng trong việc lập ra các cơ quan liên
bang. Đại hội liên bang (Bundesversammlung) là cơ quan bầu ra Chủ tịch liên
bang có nửa số thành viên là nghị sĩ Quốc hội liên bang, nửa còn lại là thành viên
của Quốc hội các tiểu bang. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội liên bang bầu ra và
được Chủ tịch liên bang bổ nhiệm. Nếu Quốc hội liên bang bỏ phiếu bất tín nhiệm
Thủ tướng liên bang và bầu một Thủ tướng liên bang mới thay thế thì Chủ tịch
liên bang bắt buộc phải phế truất Thủ tướng liên bang đương nhiệm. Các Bộ
trưởng liên bang không phải do Quốc hội liên bang bầu ra. Quốc hội liên bang còn
tham gia lập ra các cơ quan toà án tối cao liên bang. Toà án Hiến pháp liên bang
có một nửa số thành viên do Quốc hội liên bang và nửa còn lại do Hội đồng liên
bang bầu ra.*
Một trong những thẩm quyền lâu đời của Quốc hội liên bang là quyền quyết định
kế hoạch ngân sách, nghĩa là quyết định về thu, chi của nhà nước.
Nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội liên bang là tham gia vào việc xây dựng và
kiểm tra chính sách đối nội và đối ngoại; giám sát hoạt động của hành pháp. Thực
ra, đường lối chính sách của Cộng hoà liên bang do Thủ tướng liên bang quyết
định, nhưng quan điểm của Quốc hội cũng có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định
đường lối chính sách. Điều này được thể hiện đậm nét trong quá trình tranh luận
về quyết định chính sách cơ bản giữa các đảng cầm quyền và đảng đối lập ở Quốc
hội liên bang. Quốc hội liên bang có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ liên
bang có mặt trong phiên họp của Quốc hội liên bang và có quyền yêu cầu Chính
phủ liên bang cung cấp thông tin. Quốc hội liên bang còn có quyền thành lập các
Uỷ ban điều tra lâm thời để kiểm tra các vụ việc nhất định. 2- Cơ cấu tổ chức của
Quốc hội liên bang
Hiện nay, Quốc hội CHLB Đức có 614 đại biểu. Chủ tịch Quốc hội và các Phó

Chủ tịch do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ là 4 năm, không kiêm nhiệm chức vụ
Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
Quốc hội liên bang có quyền thành lập các Uỷ ban thường trực, các Uỷ ban điều
tra lâm thời và các Uỷ ban khác khi cần thiết.**** ***** 2.1. Các Uỷ ban thường
trực của Quốc hội liên bang Đức
Quốc hội liên bang Đức có hệ thống các Uỷ ban mạnh. Phần lớn các hoạt động của
Quốc hội diễn ra ở các Uỷ ban thường trực của Quốc hội. Các nghị quyết của
Quốc hội được soạn thảo ở các Uỷ ban này. Trong nhiệm kỳ thứ 16, Quốc hội lập
ra 22 Uỷ ban thường trực. Theo pháp luật Đức thì Quốc hội phải thành lập 4 Uỷ
ban thường trực bắt buộc là: Uỷ ban đối ngoại, Uỷ ban quốc phòng, Uỷ ban dân
nguyện và Uỷ ban về các vấn đề châu Âu. Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội
được lập ra dựa trên các Bộ tương ứng của Chính phủ liên bang. Ngoài ra, Quốc
hội liên bang còn lập ra các Uỷ ban thường trực mà không có Bộ tương ứng của
Chính phủ liên bang như Uỷ ban dân nguyện, Uỷ ban bầu cử. Các Uỷ ban này có
cơ cấu gồm các nghị sĩ thuộc các Đảng phái phù hợp với tương quan lực lượng
giữa các Đảng đoàn ở Quốc hội; có thể thành lập các tiểu ban hoặc nhóm chuyên
môn. ở các Uỷ ban này, các nghị sĩ có điều kiện chuyên sâu về các lĩnh vực chính
sách chuyên môn. Các nghị sĩ thảo luận về các dự án luật chuyên môn trước khi
thông qua nghị quyết và cố gắng tìm thấy sự đồng thuận đa số ngay trong giai
đoạn thảo luận ở Uỷ ban thường trực. Các Uỷ ban có thể nhận được các thông tin
cần thiết về dự án luật từ phía Chính phủ liên bang và các chuyên gia.
2.2. Một số đặc thù trong tổ chức của Quốc hội liên bang
***** a, Uỷ ban dân nguyện: Thẩm quyền dân nguyện của Quốc hội liên bang
được xác định trong khuôn khổ các quy định của Hiến pháp về việc phân chia
thẩm quyền giữa liên bang và các tiểu bang.
Về nguyên tắc, chỉ các thỉnh nguyện về các vấn đề lập pháp của liên bang và về
quản lý hành chính của liên bang mới được đề đạt với Quốc hội liên bang. Quốc
hội liên bang xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến phạm vi thẩm quyền của
Chính phủ liên bang, các cơ quan hành chính liên bang và các tổ chức thực thi
quyền hành pháp của liên bang.

Các thỉnh nguyện về các vấn đề lập pháp của tiểu bang và về quản lý hành chính
của tiểu bang thì được đề đạt lên Quốc hội tiểu bang liên quan.
Trong khuôn khổ Hiến pháp liên bang, Quốc hội liên bang còn xử lý các thỉnh
nguyện liên quan đến các cơ quan hiến định của liên bang. Các thỉnh nguyện về
các quyết định của Toà án không được đề đạt lên Quốc hội liên bang, vì quyền tư
pháp là nhánh thứ 3 của quyền lực nhà nước được giao cho các thẩm phán độc lập
thực hiện. Các thỉnh nguyện liên quan đến hoạt động tư pháp chỉ thuộc thẩm
quyền xử lý của Quốc hội liên bang trong 3 trường hợp sau đây:
- Người thỉnh nguyện yêu cầu cơ quan của Quốc hội liên bang thực hiện một công
việc nhất định với vai trò là người tham gia tố tụng trong một vụ kiện liên quan.
- Đơn thỉnh nguyện yêu cầu cơ quan của Quốc hội liên bang không thi hành một
bản án có lợi cho cơ quan này.
- Người thỉnh nguyện yêu cầu ban hành quy định pháp luật, mà theo quy định đó
có lẽ sẽ làm cho phán quyết của tòa án liên quan đến đơn thỉnh nguyện trong
tương lai trở nên không thể thực hiện được.
Có thể khẳng định rằng, các nghị quyết của Quốc hội liên bang về các thỉnh
nguyện chỉ có tính chất khuyến nghị đối với Chính phủ liên bang hoặc các cơ quan
được hiến định khác. Các nghị quyết này không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các quyết
định đang còn hiệu lực của Chính phủ liên bang hoặc các bản án đang còn hiệu lực
của Tòa án. Quyền dân nguyện của Quốc hội liên bang nhìn chung chỉ bao gồm
quyền cung cấp thông tin phục vụ dân nguyện và quyền chuyển thỉnh nguyện.
Uỷ ban dân nguyện là một trong những Uỷ ban thường trực của Quốc hội. Uỷ ban
dân nguyện hiện có 25 thành viên. Theo quy định tại Điều 45c của Hiến pháp
CHLB Đức thì ủy ban dân nguyện được giao trách nhiệm xử lý các khiếu nại, tố
cáo và kiến nghị gửi đến Quốc hội liên bang. Trong Quốc hội liên bang, Uỷ ban
dân nguyện độc quyền về việc xử lý các thỉnh nguyện gửi đến Quốc hội liên bang.
Tất cả các đơn thỉnh nguyện gửi đến các Uỷ ban chuyên môn của Quốc hội liên
bang và đại biểu Quốc hội liên bang được giao lại cho Uỷ ban dân nguyện.
Trong trường hợp có nghị sĩ nhận được đơn thỉnh nguyện liên quan đến các quyền
lợi của mình và muốn tự mình trả lời nhân dân, thì cũng không thay đổi tình trạng

pháp lý về thẩm quyền của Uỷ ban dân nguyện.
Trong trường hợp quyền lợi của các Uỷ ban chuyên môn khác có liên quan đến
thỉnh nguyện - trước hết về các vấn đề lập pháp - thì Uỷ ban dân nguyện lấy ý kiến
của các Uỷ ban này.
Các thẩm quyền của ủy ban dân nguyện trong việc chuẩn bị các nghị quyết của
Quốc hội về khiếu nại, tố cáo được quy định trong một đạo luật của liên bang; đạo
luật này được ban hành căn cứ vào Điều 45 c của Hiến pháp liên bang.
Việc ban hành đạo luật của liên bang về các thẩm quyền của Uỷ ban dân nguyện
ngày 19 tháng 7 năm 1975 đã tạo ra các cơ sở pháp lý cho Uỷ ban này để tiến hành
các hoạt động kiểm tra Chính phủ liên bang và các cơ quan hành chính liên bang.
Theo quy định của đạo luật này thì ủy ban dân nguyện có các thẩm quyền sau đây:
- Để chuẩn bị cho việc xây dựng các nghị quyết của Quốc hội liên bang về khiếu
nại, tố cáo và theo đề nghị của ủy ban dân nguyên của Quốc hội, thì Chính phủ
liên bang và các cơ quan hành chính liên bang có trách nhiệm cho ủy ban này xem
các hồ sơ tài liệu, cung cấp thông tin và cho phép đi vào các tòa nhà của mình.
- Quy định trên cũng được áp dụng tương tự đối với các chủ thể của pháp luật
công trực thuộc liên bang trong phạm vi mà các chủ thể này chịu sự giám sát của
Chính phủ liên bang.
- Việc xem các hồ sơ tài liệu, cung cấp thông tin và cho phép đi vào các tòa nhà
chỉ được phép từ chối, nếu điều đó được một đạo luật quy định phải được giữ bí
mật hoặc tồn tại các lý do khác bắt buộc giữ bí mật. Cơ quan hành chính giám sát
tối cao liên bang có thẩm quyền quyết định về việc từ chối này. Quyết định này
phải trình bày lý do.
- ủy ban dân nguyện có quyền mời người thỉnh nguyện, nhân chứng và các chuyên
gia đến để nghe ý kiến. Người thỉnh nguyện, nhân chứng và các chuyên gia được
ủy ban dân nguyện mời đến để nghe ý kiến thì được nhận tiền thù lao.
- ủy ban dân nguyện có thể giao việc thực hiện các thẩm quyền của mình trong
từng vụ việc cụ thể cho một hoặc nhiều thành viên của ủy ban.
- Các tòa án và các cơ quan hành chính có nghĩa vụ giúp ủy ban dân nguyện và các
thành viên được ủy ban giao nhiệm vụ về mặt hành chính.

Các thẩm quyền của Uỷ ban dân nguyện không chỉ dừng lại là các quyền thỉnh
nguyện truyền thống của nghị viện: “quyền chuyển thỉnh nguyện” và “quyền
thông tin về thỉnh nguyện”. Không phụ thuộc vào ý kiến và thông tin của cơ quan
hành pháp, Uỷ ban dân nguyện giờ đây có thể tiến hành các hoạt động điều tra
riêng của mình và có thể đưa ra các dự thảo nghị quyết trình ra phiên họp toàn thể
của Quốc hội liên bang. Trong trường hợp cần nghiên cứu để làm rõ vấn đề pháp
lý liên quan đến đơn thỉnh nguyện thì ủy ban dân nguyện có thể yêu cầu chuyên
gia về lĩnh vực dân nguyện thuộc bộ phận các dịch vụ khoa học của Văn phòng
Quốc hội liên bang giúp đỡ.
Uỷ ban dân nguyện - trái ngược với thanh tra quân nguyện - là cơ quan chuẩn bị
nghị quyết cho phiên họp toàn thể của Quốc hội liên bang. Ngay sau khi ban hành
nghị quyết về các kiến nghị này ở phiên họp toàn thể của Quốc hội liên bang,
thường không qua thảo luận, thì Uỷ ban dân nguyện thông báo kết quả xử lý cho
người thỉnh nguyện, trong đó nêu thông tin về quá trình xử lý ở Uỷ ban dân
nguyện, khuyến nghị của Uỷ ban và quyết định của Quốc hội liên bang.
Uỷ ban dân nguyện là cơ quan giải quyết thỉnh nguyện có thẩm quyền của Quốc
hội liên bang giống như thanh tra quân nguyện, nhưng không thể làm thay đổi
pháp luật. Uỷ ban dân nguyện không thể can thiệp với tác động bắt buộc vào hoạt
động quản lý hành chính và không làm thay đổi hoặc huỷ bỏ các văn bản hành
chính. Uỷ ban dân nguyện chỉ có thể tiến hành các hoạt động để Quốc hội liên
bang ban hành nghị quyết nhằm chỉ ra cho Chính phủ liên bang và cơ quan hành
chính liên bang về các điểm yếu trong việc thực thi công việc của các cơ quan này
trước nhân dân, trước hết là trong việc thi hành luật, khuyến khích các khả năng
giải quyết và trong một số trường hợp thì soạn thảo các khuyến nghị cụ thể về vấn
đề này. Nếu cơ quan hành pháp đưa ra các biện pháp để theo đuổi các khuyến nghị
này, thì những người dân khác có các vấn đề tương tự như vậy mà họ không có
đơn thỉnh nguyện cũng được giúp đỡ.
b, Thanh tra quân nguyện của Quốc hội liên bang
Quốc hội liên bang Đức bầu Thanh tra quân nguyện để giúp Quốc hội liên bang
trong việc giám sát đối với các lực lượng vũ trang. Thanh tra quân nguyện có trách

nhiệm xem xét các vụ việc không rõ ràng trong quân đội. Thanh tra quân nguyện
làm việc theo sự chỉ đạo của Quốc hội liên bang hoặc của Uỷ ban quốc phòng.
Thanh tra quân nguyện cũng có thể hành động khi tự nhận thấy có dấu hiệu vi
phạm các quyền cơ bản của quân nhân hoặc các nguyên tắc cơ bản trong việc điều
hành nội bộ quân đội. Mọi quân nhân đều có thể trực tiếp đề đạt ý nguyện với
Thanh tra quân nguyện của Quốc hội liên bang. Như vậy, Thanh tra quân nguyện
cũng là thanh tra các lực lượng vũ trang. Thanh tra quân nguyện báo cáo Quốc hội
liên bang ít nhất là một lần trong năm về kết quả công việc của mình.
c, Cơ quan giám sát của Quốc hội liên bang
Cơ quan giám sát (Das Parlamentarische Kontrollgremium) do Quốc hội liên bang
Đức lập ra có thẩm quyền giám sát các hoạt động thông tin của liên bang (hoạt
động thông tin tình báo). Cơ quan giám sát thu thập các thông tin về tình hình đối
nội, đối ngoại và an ninh chính trị và đánh giá về các thông tin này; không có
quyền hành pháp; nhưng có quyền yêu cầu Chính phủ liên bang báo cáo về các
công việc chung của các cơ quan tình báo cũng như những hoạt động tương tự.
Ở CHLB Đức, có các cơ quan thông tin ở cấp liên bang và cấp bang; bao gồm:
- Cục bảo vệ Hiến pháp liên bang (Bundesamt fỹr Verfassungschutz-BFV) trực
thuộc Bộ Nội vụ liên bang, hiện có khoảng 2.400 nhân viên; có nhiệm vụ sưu tầm
và đánh giá các thông tin về những khuynh hướng quá khích của công dân và
người nước ngoài ảnh hưởng đến an ninh và hoạt động của các cơ quan thông tin
thù địch.
- Cơ quan thông tin liên bang (Bundesnachrichtendienst-BND) là cơ quan thông
tin về tình hình nước ngoài với khoảng 6.000 nhân viên, thuộc lĩnh vực chuyên
môn của người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng; có nhiệm vụ sưu tầm các thông
tin cần thiết để có được hiểu biết về nước ngoài. Những thông tin này phải có ý
nghĩa về chính sách an ninh đối ngoại đối với CHLB Đức như thông tin về nguy
cơ khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức quốc tế, v.v
*- Cơ quan thông tin quân sự (Militọrischer Abschirmdienst-MAD) là một bộ
phận của lực lượng vũ trang và là cơ quan thông tin trong nước trực thuộc Bộ
Quốc phòng liên bang với khoảng 1.300 nhân viên; có nhiệm vụ sưu tầm và đánh

giá các thông tin về những khuynh hướng quá khích cũng như hoạt động bí mật
phục vụ các lực lượng khác chống lại quân đội Đức.
Các cơ quan thông tin nêu trên chịu sự giám sát của Quốc hội liên bang Đức, cụ
thể là Cơ quan giám sát của Quốc hội liên bang hiện có 9 thành viên.
d, Các Đảng đoàn ở Quốc hội liên bang Đức
Trong nhiệm kỳ thứ 16 hiện nay của Quốc liên bang Đức, có 5 Đảng đoàn trong
Quốc hội và một nghị sĩ không thuộc đảng phái nào (nghị sĩ Gert Winkelmeier).
Đảng đoàn Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo và Đảng liên minh xã hội thiên
chúa giáo (CDU/CSU) có 226 ghế là Đảng đoàn lớn nhất. Tiếp đó, Đảng đoàn
Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD) có 22 ghế; Đảng đoàn Đảng tự do dân chủ Đức
(FDP) có 61 ghế; Đảng đoàn Đảng cánh tả (Die Linke) có 53 ghế; và Đảng đoàn
Bỹndnis 90/và Đảng xanh (Die Grỹne) có 51 ghế trong Quốc hội liên bang. Số
lượng ghế ở Quốc hội liên bang quyết định sức mạnh của các Đảng đoàn và cơ cấu
của Hội đồng nguyên lão cũng như cơ cấu của các Uỷ ban của Quốc hội liên bang.
Ít nhất là 5% tổng số thành viên của Quốc hội liên bang Đức thuộc một đảng hoặc
các đảng có mục tiêu gần giống nhau để có thể thành lập một Đảng đoàn và cùng
thực hiện các mục tiêu chung. Các Đảng đoàn là các tổ chức độc lập ở Quốc hội;
không chịu sự chỉ đạo của các Đảng phái. Các Đảng đoàn tham gia vào quy trình
hình thành quan điểm ở Quốc hội, không làm thay Quốc hội; hỗ trợ, tuyên truyền
giới thiệu người ứng cử vào Quốc hội để dân bầu. Các Đảng đoàn ở Quốc hội
nhận được kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình; không
được phép sử dụng khoản kinh phí này cho hoạt động của Đảng mình; chịu sự
giám sát của Cục kiểm toán liên bang. /.*
(Bài viết đăng trên TCNCLP số 83, tháng 11/2006)
Lương Minh Tuân - Nguyên Thành

×