MỘT SỐ ĐẶC THÙ TRONG GIẢI
QUYẾT
CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI
T
T
H
H
.S
.S
N
N
G
G
Ô
Ô
T
T
H
H
Ị
Ị
MI
MI
N
N
H
H
NGỌ
NGỌ
C
C
Phó Chánh tòa Dân
sự
Toà án nhân dân TP Hà
Nội
Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội khoá IX thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực kể từ
ngày 01/7/1996. Các quy định của Bộ luật Dân sự đã đi vào cuộc sống
và phát huy tác dụng khi điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ
xã hội, đó là các giao lưu dân sự của các nhân, pháp nhân, tổ chức và
các chủ thể khác. Trong điều kiện đất nước hiện nay, với tinh thần
“giao lưu”, “hội nhập” với các nước trên thế giới thì các quan hệ xã hội
này lại càng rộng lớn hơn, diễn ra thường xuyên hơn, không những chỉ
ở trong nước mà còn vượt ra các quốc gia khác. Chính vì vậy, các
tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp về dân sự có yếu tố
nước ngoài nói riêng ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, tạo hành lang pháp lý
cho sự phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội (trong đó có quan
hệ dân sự), tạo cơ chế giải quyết các tranh chấp dân sự có hiệu quả,
thuận lợi, ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã
thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự. Bộ luật này có hiệu lực từ
01/01/2005 với 36 chương, 418 điều trong đó thủ tục giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại phần thứ IX của
Bộ luật Tố tụng Dân sự với 3 chương và 14 điều. Đây là quy định mới
của pháp luật về tố tụng dân sự “Đáp ứng được thực tế cuộc sống và xu
thế hội nhập quốc tế và đảm bảo các điều kiện chặt chẽ, phù hợp với
nguyên tắc chủ
quyền quốc gia, quyền tài phán của Việt Nam, không trái với pháp
luật quốc tế (nhất là pháp luật quốc tế về quyền con người) và tập quán
quốc tế”
54
I. TÍNH ĐẶC THÙ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC
DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Những quy định của pháp luật về quan hệ pháp luật dân sự có yếu
tố nước ngoài
Trong đời sống xã hội, các chủ thế (cá nhân, pháp nhân) có sự liên hệ
với nhau, phát sinh từ lợi ích vật chất hoặc từ lợi ích tinh thần – đó
chính là quan hệ dân sự và thông qua quan hệ dân sự, các chủ thể có
thể thoả mãn nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng hoặc trong sản xuất.
Quan hệ dân sự bao gồm hai nhóm chính, đó là quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân, được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận tự nguyện
của các bên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều 826 Bộ luật Dân sự thì quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài được hiểu là các quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp
nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài còng bao
gồm cả quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên
đang định cư ở nước ngoài mặc dù căn cứ để xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở Việt Nam.
54
PhÇn thø nhÊt: Giíi thiÖu vÒ Bộ luật Tố tụng Dân sự -
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004.
Khi tham gia quan hệ dân sự, người nước ngoài có năng lực pháp luật dân
sự như công dân Việt Nam còn năng lực hành vi dân sự của họ lại được xác
định theo pháp luật của nước mà họ là công dân, trừ trường hợp pháp luật
Việt Nam có quy định khác. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi của họ
được xác định theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với pháp nhân nước ngoài thì năng lực pháp luật dân sự được xác định
theo pháp luật nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam có quy định khác.
Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được
xác lập theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần này
đã được quy định tại chương III của Bộ luật dân sự.
Khi tham gia giao dịch dân sự, các chủ thể đã thực hiện hành vi pháp lý đơn
phương hoặc hợp đồng nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các đương sự
có quyền khởi kiện, yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình, khi lợi ích hợp pháp bị xâm hại, Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ
án. Hành vi khởi kiện và việc khởi tố vụ án làm phát sinh vụ việc dân sự.
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 405 khoản 2
Bộ luật Tố tụng Dân sự: là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự
là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc các quan
hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài
hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Trước khi có Bộ luật Tố tụng Dân sự, các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài đã được quy định tại phần thứ VII với 13 điều của Bộ luật Dân sự
nhưng các quan hệ tố tụng dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân, gia đình …
lại được quy định trong các văn bản pháp luật về tố tụng một cách rất ngắn
gọn, không đầy đủ như pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (quy
định tại điều 87), pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án lao động (điều 103)
hay pháp luật công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Toà án nước ngoài v.v…Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
tuy được quy định về việc giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài tại
chương XIV với 3 điều về quyền của người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài, về tố tụng dân sự (điều 83), vụ án dân sự có liên quan đến Nhà nước
nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao (điều 84), Uỷ thác
tư pháp giữa Toà án Việt Nam và Toà án nước ngoài (điều 85). Thi hành
những quyết định về tố tụng dân sự trong những điều ước quốc tế về tương
trợ tư pháp và pháp lý (Điều 86) nhưng cũng chỉ nêu những nguyên tắc
chung.
So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì Bộ
luật tố tụng dân sự đã quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố
tụng dân sự tại 2 chương XXXIV và chương XXXV với 9 điều trong phần
thứ chín của Bộ luật, trong đó đã quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật
(điều 405), quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài khi tham gia tố tụng dân sự (điều 406), năng lực pháp luật tố tụng dân
sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người
không quốc tịch (điều 407), năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan,
tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự (điều 408), bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài (điều 409), đồng thời đã
quy định rõ thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài (điều 410) và thẩm quyền riêng biệt của
Toà án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.
Về t ư ơng t r ợ tư pháp : Trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự 1989 không có quy định thành chương riêng và chỉ nêu có tính
nguyên tắc chung tại điều 86 và về vấn dề uỷ thác tư pháp chỉ quy định
ngắn gọn tại diều 85 về nguyên tắc “Bình đẳng cùng có lợi” mà
không quy định nguyên tắc hỗ trợ tư pháp trong trường hợp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc
gia nhập điều ước quốc tế, việc thực hiện việc uỷ thác tư pháp như thế
nào và thủ tục thực hiện uỷ thác ra sao, các văn bản uỷ thác tư pháp
cần phải có những nội dung gì?.v.v… Do đó, khi phải tiến hành các
thủ tục này, Toà án chỉ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành,
những văn bản này có từ rất lâu và cho đến nay có phần không còn
phù hợp với thực tế như Công văn 1301/NCPL ngày 16.12.1991,
Công văn 29/NCPL ngày
06.4.1992, Công văn 517/NCPL ngày 09.10.1993 của Vụ Nghiên cứu
pháp luật Toà án nhân dân tối cao (nay là Viện Khoa học xét xử Toà án
nhân dân Tối cao) nhưng những công văn này cũng chỉ hướng dẫn các
trường hợp cần uỷ thác và uỷ thác đối với cơ quan nào chứ không
hướng dẫn về trình tự, thủ tục uỷ thác. Do đó, khi giải quyết Toà án
vẫn còn nhiều lúng túng. Sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự với
những quy định mới đã giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết
vụ việc dân sự nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, tạo điều kiện để Toà
án giải quyết vụ án đúng pháp luật.
2. Đặc thù của việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài
Khi có việc khởi kiện hoặc khởi tố vụ án tại Toà án đã làm phát sinh
vụ việc dân sự và từ đó cũng xuất hiện mối quan hệ pháp luật tố tụng
dân sự. Tính đặc thù trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài trước hết là thể hiện quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có
yếu tố nước ngoài ở chỗ có ít nhất một bên những người tham gia tố
tụng là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người Việt Nam ở
nước ngoài. Theo quy định tại điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự thì
những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
gồm:
Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch
Việt Nam.
Tranh chấp về quyền sở hữu
tài sản.
Tranh chấp về hợp đồng
dân sự
Tranh chấp về quyền sở hữ trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ
trường hợp quy
định tại khoản 2 điều 29 của Bộ
luật này.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo
quy định của pháp luật về đất đai.
Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy
định của pháp luật.
Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có
quy định
Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài
được quy định tại điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự trong các
trường hợp sau:
Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại chương III của Bộ
luật này, trừ trường hợp chương này có quy định khác.
Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong các trường hợp sau:
o Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt nam hoặc
bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
o Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
o Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch, cư trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền
cấp dưỡng, xác định cha mẹ.
o Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài;
o Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng
các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn
hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
o Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một
phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
o Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt