Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Câu hỏi lí luận nhà nước và pháp luật – 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 5 trang )

Câu hỏi lí luận nhà nước và pháp luật –
4

I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
Hãy trình bày quan điểm riêng về các nhận định sau đây:
1. Chức năng của nhà nước chính là hoạt động của nhà nước.
2. Chức năng của nhà nước chính là vai trò của nhà nước.
3. Mọi hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước đều được
gọi là chức năng của nhà nước.
4. Chỉ khi thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, chức năng của nhà
nước mới chịu sự quyết định của bản chất nhà nước.
5. Chức năng của nhà nước không mang tính ý chí – không lệ thuộc vào sự chủ
quan của những người thực hiện quyền lực nhà nước.
6. Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ quyết định chức năng của nhà nước.
7. Chức năng của nhà nước là yếu tố quyết định đối với cơ sở kinh tế - xã hội của
một nhà nước.
8. Chức năng lập pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động xây dựng pháp luật và tổ
chức thực hiện pháp luật của nhà nước.
9. Chức năng hành pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp
luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi
phạm.
10. Chức năng tư pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động bảo vệ pháp luật.
11. Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và sẵn sàng đàn áp đối với giai cấp bị trị
luôn là chức năng cơ bản của các nhà nước bóc lột (chủ nô, phong kiến và tư bản
chủ nghĩa).
12. Ở các kiểu nhà nước khác nhau đều có chức năng quản lý kinh tế - xã hội như
nhau.
13. Chức năng nhà nước chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội khách quan
của xã hội.
14. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách mạng
tư sản.


15. Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương.
16. Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột.
17. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo
dục, mà không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế.
18. Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà
nước.
19. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đề cập đến việc phân
chia bộ máy nhà nước thành 3 nhánh cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong đó, nhánh hành pháp sẽ có vị trí cao nhất, biểu hiện qua quyền lực của Tổng
thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp.
20. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt
đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
21. Không nhất thiết lúc nào Nghị viện cũng là cơ quan lập pháp, ở nhiều nước
Nghị viện là cơ quan quyết định ngân sách – tài chính.
22. Cơ quan lập pháp ở các nước được chia thành 2 viện thì được gọi là Nghị viện,
còn nếu cơ quan lập pháp chỉ có 1 viện thì được gọi là Quốc Hội.
23. Ở những nước mà cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất thì được gọi là
Quốc Hội, còn “cân bằng” quyền lực với cơ quan hành pháp thì được gọi là Nghị
viện.
24. Quốc Hội gồm 2 viện chỉ tồn tại ở các quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước
liên bang.
25. Cơ quan lập pháp ở các nước về cơ bản đều được hình thành từ việc bầu cử
của nhân dân (cả nghị viện, hay đối với hạ nghị viện) cho nên luôn là cơ quan
quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.
26. Các quốc gia có “Vua” (Nữ Hoàng, Hoàng Đế,…) đều được gọi là nhà nước
chính thể quân chủ.
27. Quyền lực của nhà Vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn.
28. Hình thức chính thể quân chủ hạn chế còn có tên gọi khác là hình thức chính

thể quân chủ lập hiến.
29. Hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị là giống nhau
vì ở đó quyền lực tối cao của nhà nước đều do nhà Vua và Nghị viện nắm giữ.
30. Hình thức quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị khác nhau ở chỗ: quân
chủ nhị nguyên thì quyền lực tối cao nhà nước toàn bộ vẫn nằm trong tay nhà Vua,
còn quân chủ đại nghị thì quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay Nghị viện.
31. Ở quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị sẽ không có Tổng
thống, mà chỉ có Thủ tướng do Nghị viện bầu ra.
32. Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị
viện có quyền bầu và phế truất Tổng thống.
33. Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị
viện bầu ra Tổng thống, và Tổng thống sẽ thành lập ra Chính phủ.
34. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng được Nghị viện bầu
ra hay được người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm luôn là thủ lĩnh của đảng (liên
minh đảng) cầm quyền.
35. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước
(một của nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ có một
hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng chung trên toàn lãnh thổ.
36. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước
(một của nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ tồn tại
một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất.

×