Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.8 KB, 5 trang )
Quốc triều hình luật
(Bộ Luật Hồng Đức)
Cho tình huống sau:
Vợ chồng Ông A và Bà B có 2 mẫu ruộng (7200 m2 đất). Họ có 3 người con trai
A1, A2, A3 và một người con nuôi là X. A1 có con gái, A2 có một con trai và một
con gái. A3 và X chưa có con. Ông A có 2 vợ lẽ là bà C và bà D. Ông A và Bà C
có một người con gái là A4.
Câu hỏi :
a. Anh/chị hãy chia thừa kế theo pháp luật căn cứ vào các qui định của Bộ luật
Hồng Đức trong trường hợp :
+ Trường hợp 1: Ông A chết, A1 chết trước ông A. (3 điểm)
+ Trường hợp 2: Cả ông A và Bà B chết cùng một thời điểm (2 điểm)
b. Ruộng đất hương hỏa được sử dụng vào mục đích gì theo qui định của Bộ luật
Hồng Đức? Ai sẽ là người được thừa kế ruộng đất hương hỏa ? Giải thích tại sao ?
(2 điểm)
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Nguyên tắc phân chia:
1. Những tài sản do vợ, chồng cùng làm ra thì chia đôi. Vợ, chồng không phải là
người thừa kế của nhau vì vậy người còn sống sẽ nhận một phần, phần của người
chết sẽ chia thừa kế.
2. Trước khi chia thừa kế phải dành 1/20 điền sản làm đất hương hỏa, phần còn lại
mới chia theo nguyên tắc:
- Hàng thừa kế thứ nhất: các con (hoặc cháu). Theo đó, con trai = con gái = vợ lẽ;
Con vợ lẽ = con nàng hầu = con nuôi = 1/2 con đẻ.
- Hàng thừa kế thứ hai: bố mẹ, hoặc vợ, chồng
3. Điều 374 có nói đến thừa kế thế vị, con cháu sẽ là người thế vị cha mẹ nhận di
sản của ông bà.
Phân chia:
Trường hợp 1: Ông A chết, A1 chết trước ông A. (3 điểm)
Tài sản chia thừa kế của Ông A = 7200m2/2 = 3.600m2 đất