Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hồng Đức potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.04 KB, 3 trang )

Tội phạm theo quy định của
Bộ luật Hồng Đức

Theo Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ), tội phạm là việc xâm hại đến sự an toàn, bất khả
xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và
hoàng cung, xâm phạm trật tự kỷ cưưương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho
giáo, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản của con người. BLHĐ
nói riêng và luật phong kiến nói chung luôn coi trọng nguyên tắc đạo đức, do đó,
có nhiều hành vi mà theo luật hình sự hiện nay chỉ có thể là hành vi vi phạm đạo
đức, hoặc vi phạm pháp luật khác đã đđđược quy định trong BLHĐ là tội phạm
Ví dụ: Điều 130 quy định: Có tang ông bà, cha mẹ và chồng mà giấu không khóc
thì phải tội đồ làm khao đinh>>>; hoặc Điều 99 quy định: >>>Người giấu sách vở
đem vào trường thi phải phạt 80 trượng>>>>>> Nếu như trong luật hình sự hiện
hành, chỉ có hành vi của con người và hành vi đó phải có mức độ nguy hiểm đáng
kể cho xã hội mới bị coi là tội phạm thì trong BLHĐ, không những không xét đến
mức độ của tính nguy hiểm mà trong một số lĩnh vực cần sự bảo vệ đặc biệt thì
còn bị coi là tội phạm ngay cả khi chủ thể chỉ có mưu (ý đồ) phạm tội như mưu
làm phản (Điều 411), mưu giết người (Điều 415))))
Một trong những nguyên tắc tiến bộ của BLHĐ, đó là khi xác định mức độ chịu
trách nhiệm hình sự có tính đến trường hợp phạm tội do cố ý và trường hợp phạm
tội do lầm lỡ. Điều 47 quy định: Những người phạm tội tuy tên gọi giống nhau,
nhưng phải phân biệt sự phạm tội do lầm lỡ hay cố ý>>> ; Tha người lầm lỡ
không kể tội nặng, bắt người cố ý không kể tội nhẹ>>>>>>Từ nguyên tắc chung
này, hình phạt quy định đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể cũng có sự phân
biệt. Ví dụ: Điều 497 quy định: Trong khi đánh nhau lỡ đánh lầm phải người xung
quanh bị thương hay đến chết, thì xử nhẹ hơn tội đánh chết ng¬ười một bậc>>>.
Trong chính sách hình sự của BLHĐ, nguyên tắc nhân đạo cũng được chú trọng.
Điều 16 quy định: Những ngư¬ời từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những
người bị phế tật, phạm từ tội lưu trở xuống đều cho phạt bằng tiềnnnn Người từ 80
tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những ng¬ười bị ác tật, phạm tội phản nghịch,
giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu Vua để xét định, ăn trộm và đánh


người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7
tuổi trở xuống, dẫu có bị tội chết cũng không hành hình>>>. Bên cạnh đó, BLHĐ
còn dự liệu những trường hợp mà pháp luật hình sự hiện nay gọi là trường hợp bất
khả kháng. Điều 182 quy định: Nếu đường đê vững chắc lại cố giữ gìn, song vì
nước lụt quá to, sức người không chống nổi mà đê vỡ thì không bị xử tội>>>.
Có thể nói, ngoài một số hạn chế do những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội
đương thời chi phối, những quy định trong BLHĐ thể hiện sự tiến bộ trong công
tác xây dựng pháp luật của những nhà làm luật thời kỳ phong kiến. Những nguyên
tắc cơ bản trong BLHĐ không chỉ đề cao tính giai cấp mà còn thể hiện tính nhân
đạo vốn là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Chính bởi vậy, nhiều nguyên
tắc tiến bộ trong BLHĐ đã tiếp tục được kế thừa và phát huy trong luật hình sự
Việt Nam hiện đại.

×