Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC PHỨC HỆ ĐÁ MAGMA KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.45 KB, 11 trang )



89
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 53, 2009


V
Ề SỰ PHÂN BỐ CÁC PHỨC HỆ ĐÁ MAGMA KHU VỰC
TH
ỪA THIÊN HUẾ VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN
Hoàng Hoa Thám, Nguy n Th Thu , Tr n Thanh Nhàn
Tr
ng i h c Khoa h c, i h c Hu
TÓM TẮT
Các thành t o á magma xâm nh p khu v c Th a Thiên Hu phong phú và a d ng v
thành ph
n th ch h c, t siêu mafic cho n axit, chúng phân b thành t ng khu v c riêng bi t
v
i t ng di n tích kho ng 400km
2
, bao g m các ph c h Núi Ng c, i ng Bông, i L c, Qu
S
n, Chà V n, H i Vân và Bà Nà. Các thành t o này không ch có ý ngh a v a ch t, mà còn
có ý ngh
a r t l n i v i s phát tri n kinh t c a t nh nhà. Bài báo mô t s phân b các ph c
h
á magma xâm nh p khu v c Th a Thiên Hu trên c s t ng h p b n a ch t 1:200.000
k
t h p v i các mô t c a b n a ch t 1:50.000 và các tài li u kh o sát th c a b sung.
I. Mở đầu
Nghiên c


ứu các thành tạo đá magma xâm nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
không ch
ỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu địa chất, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự
phát tri
ển kinh tế của tỉnh nhà như nguồn tài nguyên để sản xuất đá ốp lát, vật liệu xây
d
ựng, Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm hiện nay chủ yếu dựa vào bản đồ địa chất
t
ỷ lệ 1:200.000, trong đó một số thành tạo đá magma với kích thước nhỏ không được
th
ể hiện. Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc nghiên cứu về sự phân bố các thành tạo đá
magma trên
địa bàn Thừa Thiên Huế một cách đầy đủ, bài báo này đã kết hợp cả hai tỷ
l
ệ bản đồ 1:200.000 và 1:50.000 để mô tả sự phân bố các đá magma, phục vụ công tác
tìm ki
ếm tài nguyên cũng như đáp ứng nhu cầu về sự phát triển kinh tế trên địa bàn.
Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế rất phong phú và
đa dạng, chiếm tổng diện tích khoảng 400 km
2
, bao gồm các phức hệ Núi Ngọc, Điệng
Bông,
Đại Lộc, Quế Sơn, Chà Văn, Hải Vân, Bà Nà và các thành tạo đá mạch khác. Các
thành t
ạo này phân bố rải rác trên khu vực nghiên cứu với diện lộ khác nhau. Để có
cách nhìn toàn di
ện về đặc điểm địa chất, khoáng sản của khu vực, đặc biệt là đối với
các thành t
ạo đá magma này cần phải khái quát đặc điểm phân bố của các phức hệ đá
magma trên

địa bàn để đảm bảo cho việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên này m
ột cách hiệu quả.


90
II. Đặc điểm sự phân bố và thạch học của các phức hệ đá magma khu vực Thừa
Thiên Hu
ế
2.1. Phức hệ Núi Ngọc (Gb PZ
1
nn)
2.1.1.
Đặc điểm phân bố: Phức hệ Núi Ngọc do Nguyễn Đức Thắng và nnk
(1992) xác l
ập để mô tả các đá gabro, gabrodiabas bị lục hóa có liên quan chặt chẽ với
các
đá metabazan hệ tầng Núi Vú, phân bố rộng rãi ở Đức Phú, Sông Tranh, Núi Ngọc,
Đaksa thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Trong phạm vi nghiên cứu, các thành tạo này
g
ồm các thể nhỏ đá gabro, gabrodiabas, diabas lộ ra ở khu vực A Pey, A Dang, Nhâm
thu
ộc đới A Vương ở phía Tây Nam khu vực Thừa Thiên Huế. Các thể xâm nhập này
đều có dạng thấu kính, với chiều rộng khoảng 2 m đến hơn 100 m, chúng có dạng kéo
dài theo ph
ương TB-ĐN khoảng 100-200 m, trùng với phương cấu trúc của đá vây
quanh và có quan h
ệ chặt chẽ về nguồn gốc với các đá metabasalt thuộc hệ tầng Núi Vú
[1], [4] (Hình 1).
2.1.2.

Đặc điểm thạch học: Phức hệ Núi Ngọc bao gồm các đá gabro,
gabrodiabas và
đá diabas.
* Gabro: Các đá gabro chiếm tỷ lệ nhỏ, có màu xanh lục, xanh sẫm, xanh đen, hầu
h
ết bị biến đổi mạnh, ngoài ra còn quan sát thấy các hạt khoáng vật màu có dạng kim, que
màu xanh
đen sắp xếp định hướng theo một phương, tạo nên đá có cấu tạo phiến.
* Gabrodiabas:
Đá gabrodiabas chiếm tỷ lệ nhỏ, có màu xanh, xanh đen, hạt
nh
ỏ đến mịn và chúng có cấu tạo phiến, ít khi gặp cấu tạo khối.
* Diabas: Diabas là thành phần chính của phức hệ, đá có màu xám sẫm, xanh
đen, hạt mịn. Diabas thường tạo thành những thân xâm nhập có kích thước nhỏ khoảng
m
ột vài mét đến vài chục mét. Đá có cấu tạo phiến, hiếm khi có cấu tạo khối và phần
l
ớn chúng bị biến đổi mạnh.

Hình 1. S phân b các kh i á magma thu c ph c h Núi Ng c (Gb PZ
1
nn)
và ph
c h i L c (G/aD
1
l)


91
2.2. Phức hệ Điệng Bông (G PZ

1
đb)
2.2.1.
Đặc điểm phân bố
Thành t
ạo magma phức hệ Điệng Bông trong khu vực nghiên cứu chỉ phân bố
trên
đới A Vương, là phần nối tiếp thân xâm nhập kéo dài từ tây TB–ĐN, xuất hiện
trong các tr
ầm tích phun trào bị biến chất hệ tầng Núi Vú ở khu vực A Lưới. Đặc trưng
cho ph
ức hệ là tập hợp các thể xâm nhập nhỏ kéo dài theo phương cấu trúc TB-ĐN,
chi
ều rộng 1–2 m đến 20 m, đôi khi đến 200 m, chiều dài quan sát được từ 100–200 đến
h
ơn 1 km. Các đá của phức hệ này xuyên khá chỉnh hợp với các trầm tích phun trào hệ tầng
Núi Vú t
ạo nên đới biến đổi hẹp ở ranh giới tiếp xúc [1] (Hình 2).

Hình 2. S phân b các kh i á magma thu c ph c h i ng Bông (G PZ
1
b)
2.2.2. Đặc điểm thạch học
Ph
ức hệ Điệng Bông gồm các đá plagiogranit, plagiogranit biotit, diorit thạch anh–
biotit, granit.
* Plagiogranit, plagiogranit biotit: Các đá này là thành phần chủ yếu của phức
h
ệ. Đá sáng màu, thường bị ép yếu, cấu tạo định hướng hoặc khối.
* Diorit th

ạch anh–biotit: chiếm tỷ lệ nhỏ, các đá này thường bị ép yếu tạo nên
c
ấu tạo định hướng hoặc cấu tạo khối.
* Granit: Granit chi
ếm khối lượng không đáng kể trong phức hệ, có khi gặp
nh
ững khối nhỏ riêng biệt dạng kéo dài. Đá rất sáng màu và bị ép yếu, cấu tạo định
h
ướng.


92
2.3. Phức hệ Đại Lộc (G/aD
1
đl)
2.3.1.
Đặc điểm phân bố
Ph
ức hệ Đại Lộc do Nguyễn Văn Trang và nnk (1985) xác lập, chúng phân bố ở
phía nam
đứt gãy Đakrong–A Lưới, kéo dài không đều theo phương TB–ĐN, trùng với
ph
ương cấu trúc của đới A Vương, chiều rộng khối thay đổi từ 2–3 km, kéo dài khoảng 15
km (Hình 1). Các
đá xuyên cắt khá chỉnh hợp lên các trầm tích lục nguyên hệ tầng A
V
ương, đới biến chất tiếp xúc rộng vài trăm mét, có khi hàng kilomet và có tính phân đới.
C
ấu thành nên khối đá này gồm có pha 1 là đá granit biotit dạng gneis hạt vừa
đến lớn, granit–biotit hạt nhỏ, granit biotit có muscovit bị cà ép có dạng dải, tonalit và

pha
đá mạch (pha 2): gồm đá pegmatit và granit aplit [1], [4], [5].
2.3.2.
Đặc điểm thạch học
Thành t
ạo magma phức hệ Đại Lộc bao gồm các đá: Granit biotit, granit biotit
có muscovit, granit hai mica, tonalit, aplit.
* Granit biotit: là thành ph
ần chủ yếu của khối, đá sáng màu, phần trung tâm
kh
ối bị cà nát, milonit hóa mạnh, do vậy các khoáng vật thạch anh, fenspat bị biến dạng,
nghi
ền nát, vỡ vụn thành tập hợp hạt nhỏ, vi hạt. Đá có cấu tạo gneis hoặc cấu tạo định
h
ướng, có chỗ có cấu tạo phân dải (hình 3a).
* Granit biotit có muscovit, Granit hai mica: chi
ếm tỷ lệ nhỏ, thường gặp ở
ph
ần rìa khối, chúng cũng bị cà nát, milonit hóa mạnh mẽ làm cho đá có cấu tạo phân
d
ải, uốn lượn, tuy nhiên vẫn còn sót lại những thể nhỏ ít bị cà nát hơn nên vẫn giữ được
ki
ến trúc porphyr.
* Tonalit: th
ường phân bố ở phần rìa khối gần sát ranh giới tiếp xúc với các đá
tr
ầm tích. Đá có màu xám nhạt bị cà nát, milonit hóa dạng phân dải bởi sự xen kẽ giữa
nh
ững khoáng vật màu và sáng màu.
* Aplit: th

ường tạo thành đai mạch có kích thước một vài mét, đôi khi đến hàng
ch
ục mét, đá hạt nhỏ đều (Hình 3b).
a. b.
Hình 3. Các á magma ph c h i L c: a. á granit biotit b. á m ch aplit


93
2.4. Phức hệ Quế Sơn (Di–GDi–G PZ
3
bg-qs)
2.4.1.
Đặc điểm phân bố
Ph
ức hệ Quế Sơn do Nguyễn Văn Trang và nnk (1985) xác lập khi đo vẽ bản đồ
địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ Huế - Quảng Ngãi. Theo
Ph
ạm Huy Thông và nnk (1997) (Bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000
nhóm t
ờ Huế) ở khu vực Thừa Thiên Huế phức hệ này có các khối Ca Puy, Khe Điền,
kh
ối La Sam, Khe Thai… Chúng gồm 3 pha xâm nhập và pha đá mạch, với thành phần thay
đổi từ diorit thạch anh (pha 1), granodiorit (pha 2), granit (pha 3) đến các đai mạch aplit (pha đá
m
ạch).
Các thành t
ạo này phân bố ở tây nam thành phố Huế, là phần kéo dài lên phía
b
ắc của động Cù Mông ở Nam Đông. Khối có dạng kéo dài theo phương bắc–nam dọc
đứt gãy Khe Điền. Chiều rộng khoảng 4–6 km, chiều dài khoảng 15 km. Khối Khe Điền

được cấu thành từ diorit hocblend–biotit (pha 1), granodiorit (pha 2) và granit biotit,
granit biotit có hocblend (pha 3)…[1], [4], [5] (Hình 4).

Hình 4. S phân b các kh i á magma thu c ph c h Qu S n (Di–Gdi–G PZ
3
bg-qs)
2.4.2. Đặc điểm thạch học
* Diorit hocblend –biotit thu
ộc pha 1 của phức hệ, gặp lộ rải rác trong khối, ranh
gi
ới khó phân biệt với - granodiorit. Đá hạt nhỏ dạng porphyr, màu xám, xám xanh, ở
các
đới cà nát dọc đứt gãy chúng thường bị clorit hóa, antinolit hóa có màu xanh lục.
* Granodiorit: chi
ếm khối lượng lớn của phức hệ bao gồm granodiorit biotit và
granodiorit hocblend–biotit.
Đá có màu xám đến xám sáng, hạt nhỏ –vừa, ít khi có hạt
l
ớn, phần rìa khối gặp kiến trúc dạng porphyr, hầu hết các đá có cấu tạo khối, tuy nhiên
có các
đá phát triển dọc theo các đứt gãy thì bị cà ép có dạng gneis (Hình 5b).


94
a. b.
Hình 5. Các á magma ph c h Qu S n: a. i m l m ; b. Granodiorit (pha 2)
* Granit biotit, granit biotit hocblend (pha 3): phân bố dưới dạng những chỏm
nh
ỏ có kích thước từ 100 đến 1000–2000m. Tại Thượng Hùng, granit biotit, granit biotit
gocblend ch

ứa các bon tinh fenspat màu hồng lộ thành khối độc lập chạy dọc theo đứt
gãy Tà Lao–Hu
ế khoảng 6 km. Đá hạt nhỏ, nhỏ đến vừa, màu xám sáng, xám phớt hồng.
2.5. Phức hệ Chà Vằn (Gb/aT
3
cv)
2.5.1.
Đặc điểm phân bố
Phức hệ Chà Vằn phân bố thành một vòng cung bao quanh khối granit Bạch Mã
thu
ộc phức hệ Hải Vân, ngoài ra chúng còn lộ một vài nơi khác với diện tích nhỏ như ở
L
ộc Điền, dọc sông Tả Trạch và bắc Nam Đông (khu vực xã Hường Hữu) (Hình 6).
Trong
đó, khối Chà Vằn (Phú Lộc) được xem là khối chuẩn của phức hệ. Tại mỏ Lộc
Điền (Phú Lộc) thường gặp các tàng lăn gabro pyroxenit bị phủ bởi các thành tạo cuội,
cát sét, các s
ản phẩm phong hóa… Dưới lớp phủ là đá gốc màu xanh đen đến đen tuyền,
c
ấu tạo khối rắn chắc, hạt lớn.

Hình 6. S phân b các kh i á magma gabro ph c h Chà V n (Gb/aT
3
cv)
và kh
i á magma granit ph c h H i Vân (G/aT
3
hv)



95
2.5.2. Đặc điểm thạch học
Thành ph
ần thạch học của phức hệ Chà Vằn gồm đá gabro, gabro-pyroxenit
(Hình 7a).

a. Ph c h Chà V n


b. Granit biotit Ph c h H i Vân

Hình 7. Các thành t o á magma
* Gabro: chiếm phần lớn trong khối, cấu tạo khối, hạt vừa đến thô, đá có màu
xanh
đen đến đen.
* Gabro pyroxenit: chi
ếm tỷ lệ nhỏ trong khối, đá có màu xanh đen đến xám tro,
đá có cấu tạo khối, dạng hạt vừa đến lớn, các tinh thể pyroxen sắp xếp rất rõ ràng.
2.6. Ph
ức hệ Hải Vân (G/aT
3
hv)
2.6.1.
Đặc điểm phân bố
Các thành tạo đá magma xâm nhập phức hệ Hải Vân trong khu vực nghiên cứu
xu
ất hiện ở các khối Sông Trăng, Tion, Bình Điền và khu vực ven biển Phú Lộc, trong
đó khối ở khu vực Phú Lộc là đặc trưng nhất, với tổng diện tích khoảng 120 km
2
. Cấu

thành nên ph
ức hệ có pha xâm nhập chính bao gồm đá granit biotit, granit hai mica,
granodiorit và pha
đá mạch aplit sáng màu hạt nhỏ [3] (Hình 6).
2.6.2. Đặc điểm thạch học
Phức hệ Hải vân bao gồm các đá sau: Granit biotit, granit hai mica, granodiorit
* Granit biotit: là thành phần chính của phức hệ có mặt trong hầu hết các khối,
đá hạt vừa - nhỏ, hạt vừa - lớn thì ít gặp hơn. Các đá magma phân bố ở các khối Bình
Điền, Tion, Sông Trăng thì sáng màu hơn đá ở khối Phú Lộc. Trong các khối này phần
l
ớn các đá bị cà nát mạnh mẽ trạo nên đá có cấu tạo gneis, hầu hết các khoáng vật thạch
anh, fenspat b
ị cà nát vỡ vụn, biotit bị xé nhỏ thành từng sợi kéo dài (Hình 7b).
* Granit hai mica: chi
ếm khối lượng không nhiều trong các khối, đá sáng màu,
th
ường có cấu tạo khối, hạt nhỏ.
* Granodiorit: chỉ gặp ở phần rìa thuộc đới đá bị hỗn nhiễm trong khối Phú Lộc.
Đá hạt nhỏ đến vừa, màu xám sẫm có hàm lượng plagioclas và biotit cao hơn hẳn so với
các
đá khác, nhưng hàm lượng khoáng vật fenspat kali lại giảm một cách đáng kể.


96
2.7. Phức hệ Bà Nà (G/K
2
-E bn)
2.7.1.
Đặc điểm phân bố
Trong ph

ạm vi khu vực nghiên cứu, phức hệ Bà Nà xuất hiện ở các khối Bến
Tu
ần, Sông Bồ, Corperlai và một vài khối nhỏ ở khu vực Sông Trăng, trong đó khối đá
ở khu vực Bến Tuần là đặc trưng nhất cho phức hệ nó nằm ở bờ trái sông Hương, khu
v
ực gần ngã ba sông Tả Trạch - Hữu Trạch với diện tích khoảng 17 km
2
(Hình 8). Các
kh
ối đều có dạng đẳng thước, kích thước từ <1 km
2
đến 25 - 30 km
2
. Phức hệ bao gồm
m
ột pha xâm nhập và một pha đá mạch. Pha xâm nhập gồm chủ yếu là đá granit biotit,
granit biotit có muscovit, granit hai mica, granodiorit, tonalit. Pha
đá mạch chủ yếu là
các
đá mạch aplit hạt nhỏ sáng màu, pecmatit thạch anh turmalin…

Hình 8. S phân b các kh i á magma thu c ph c h Bà Nà (G/K
2
-E bn)
2.7.2. Đặc điểm thạch học
* Granit biotit: bao g
ồm granit biotit hạt nhỏ - vừa và granit biotit hạt vừa - lớn,
d
ạng porphyr. Trong các khối ở Bến Tuần và Sông Bồ, granit hạt nhỏ - vừa chiếm ưu
th

ế. Đá có màu xám sáng, thường có dạng porphyr hoặc porphyr yếu với ban tinh là
fenspat kali tr
ắng đục, thạch anh màu ám khói.
* Granit biotit có muscovit, granit hai mica: chi
ếm khối lượng không nhiều, gặp
ch
ủ yếu ở phần vòm khối Corperlai, rìa khối Bến Tuần, Sông Bồ. Đá chủ yếu là hạt nhỏ
đôi chỗ gặp kiến trúc granophyr.
* Granodiorit: chi
ếm khối lượng không đáng kể, thường phân bố ở phần rìa
kh
ối hoặc nằm gần tiếp xúc với các đá trầm tích. Đá có màu xám trắng, phớt xanh, hạt
nh
ỏ đến vừa.


97
* Tonalit: chỉ gặp rất ít ở khối Sông Bồ, Corperlai tiếp xúc trực tiếp với đá trầm
tích.
Đá hạt nhỏ màu xám, xám xanh.
* Aplit: t
ạo thành những đai mạch nhỏ, kích thước vài chục xentimet đến vài
ch
ục mét. Đá có màu trắng hạt mịn.

a. Granit biotit


b. Granit aplit


Hình 9. Các thành t o á magma ph c h Bà Nà
III. Các loại hình khoáng sản liên quan
Khu v
ực Thừa Thiên Huế rất đa dạng về nguồn tài nguyên khoáng sản, từ
khoáng s
ản quý cho đến vật liệu xây dựng phân bố rải khắp trên địa bàn với các ý nghĩa
khác nhau.
* Đối với phức hệ Núi Ngọc (Gb PZ
1
nn): thuộc diện lộ các đá metagabro–
mertabazan nói trên
đã phát hiện được các dấu hiệu về vàng nằm trong các đới biến đổi
th
ạch anh hóa, canxit hóa. Tại khu vực A Pey, A Dang thuộc diện lộ phức hệ đã tiến
hành tìm ki
ếm và đánh giá khoáng sản vàng–bạc là điểm quặng có triển vọng.
* Ph
ức hệ Đại Lộc (G/aD
1
đl): đã gặp các vành phân tán trọng sa casiterit, các
vành phân tán kim l
ượng thiếc. Trong đó có một vài điểm đột biến về hàm lượng
casiterit. Ngoài ra, các
đá mạch aplit phong hóa cho kaolin là nguyên liệu rất tốt để sản
xu
ất gốm sứ.
* Ph
ức hệ Bến Giằng–Quế Sơn (Di–Gdi–G PZ
3
bg-qs): đã gặp các vành phân

tán kim l
ượng chì, kẽm, các biểu hiện khoáng hóa Pb, Zn phân bố ở rìa các khối, đặc
bi
ệt là điểm khoáng hóa chì - kẽm ở thượng nguồn sông Bồ liên quan với các đá
granodiorit. Ngoài ra, còn phát hi
ện vàng nằm trong các đá diorit bị cà nát dọc theo đứt
gãy
ở khu vực Khe Thai, La Sam.
* Ph
ức hệ Bà Nà (G/K
2
-E bn): thuộc diện lộ của khối Bến Tuần, Sông Bồ đã
phát hi
ện các vành phân tán trọng sa casiterit, vành phân tán kim lượng Sn. Ngoài ra,
trong các kh
ối này còn xuất hiện các đới, mạch greizen, các mạch thạch anh–turmalin
ch
ứa Sn, W, Mo.


98
Ngoài các loại hình khoáng sản nêu trên, các thành tạo đá magma trong khu vực
nghiên c
ứu còn được sử dụng để sản xuất các nguồn vật liệu xây dựng như: khối đá granit
ph
ức hệ Hải Vân, phức hệ Bà Nà, phức hệ Đại Lộc, phức hệ Quế Sơn. Các khối đá này
ch
ủ yếu sản xuất cung cấp đá xây dựng cho các công trình dân dụng và giao thông. Bên
c
ạnh sản xuất vật liệu xây dựng, trên địa bàn còn sản xuất đá ốp lát như phức hệ Chà Vằn

ở khu vực Phú Lộc và Nam Đông.
IV. Kết luận
Trên c
ơ sở các kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: các thành tạo đá magma
xâm nh
ập khu vực Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng, thành phần từ siêu mafic
cho
đến axit. Các khối magma này phân bố rải khắp trên toàn diện tích khu vực Thừa
Thiên Hu
ế với diện lộ khác nhau và có nhiều khối đặc trưng cho phức hệ đó như phức
h
ệ Hải Vân, phức hệ Chà Vằn…
Đi kèm với các thành tạo đá magma xâm nhập này đã hình thành nên các đới,
các
đai, các vành phân tán khoáng sản rất có ý nghĩa như vàng A Pey, A Dang trong
ph
ức hệ Núi Ngọc, chì – kẽm trong khối Bến Giằng – Quế Sơn, thiếc trong khối Đại
L
ộc, wonfram, molipden trong khối Bà Nà. Ngoài các khoáng sản kim loại nêu trên,
các kh
ối đá magma này còn có ý nghĩa tạo ra nguồn vật liệu xây dựng và nguồn vật liệu
đá ốp lát rất lớn trên địa bàn như mỏ Ga Lôi, Bình Điền, Hải Vân, Quế Sơn và mỏ
Gabro
ở Phú Lộc và Nam Đông.
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO
1. Ph m Huy Thông (ch biên), Báo cáo a ch t và khoáng s n nhóm t Hu , t l :
1/50.000, T
p II: a ch t, magma, ki n t o, v phong hóa, a m o th y v n. C c a
ch

t và Khoáng s n Hà N i, Hà N i, 1997.
2.
ào ình Th c, Hu nh Trung ( ng ch biên), a ch t Vi t Nam, T p II. Các thành
t
o magma. T ng c c M và a ch t xu t b n, Hà N i, 1995.
3. Bùi Th
ng, ánh giá ti m n ng á magma làm v t li u xây d ng t i khu v c m á
L
c i n, Huy n Phú L c, Th a Thiên Hu , Lu n V n th c s khoa h c, Tr ng i
h
c Khoa h c, i h c Hu , 2004.
4. Nguy
n V n Trang (ch biên), B n a ch t và khoáng s n Vi t Nam, t l
1/200.000. Lo
t t Hu - Qu ng Ngãi, kèm theo thuy t minh. C c a ch t Vi t Nam,
Hà N
i, 1989.
5. Hu
nh Trung và nnk, Các thành t o xâm nh p granitoit kh i i L c, Sa Hu nh,Chu
Lai,
CKSVN, T p I, Liên oàn B C, Hà N i, (1979), 159–169.
6. Hu
nh Trung và nnk, Các thành t o xâm nh p granitoit kh i B n Gi ng – Qu S n,
CKSVN, T p I, Liên oàn B C, Hà N i, (1979), 159–169.


99

DISTRIBUTION CHARACTERISTICS OF INTRUSIVE COMPLEXES
IN THUA THIEN HUE PROVINCE AND RELATED MINERALS

Hoang Hoa Tham, Nguyen Thi Thuy, Tran Thanh Nhan
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
Intrusive magma complexes in Thua Thien Hue province area are abundant ranging
from ultra-mafic to acidic in petrological composition and are exposed, distributed in secluded
in secluded zones with total outcrop-area of about 400km
2
. These complexes include the Nui
Ngoc, Dien Bong, Dai Loc, Cha Van, Hai Van and the Ba Na complex. The magma complexes
have important significance not only in geology but also in economic development of Thua
Thien Hue province. There fore, this paper describes detiled characteristics of distribution and
petrology for intrusive magma bodies in Thua Thien Hue, and provides a potential of related
mineral resources.

×