Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tổng quan tài liệu về cây bách bộ stemona tuberosa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.83 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
Chủ đề: Tổng quan về cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.)
Sinh viên thực hiện :
Mã SV :
Lớp :
HÀ NỘI, 02-2011
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A - Đặt vấn đề 3
B - Tổng quan tài liệu 3
I.Đặc điểm thực vật. 3
1.Phân loài và phân bố 3
2.Mô tả cây 4
3.Thu hái và chế biến 5
II.Đặc điểm dược liệu 5
1.Rễ củ bách bộ 5
2.Vi phẫu 6
3.Đặc điểm bôt dược liệu 7
4.Thành phần hóa học 7
5.Chiết xuất và phân lập alkaloid 8
III.Kiểm nghiệm dược liệu 8, 9
1.Định tính tuberostemonin và neotuberostemonin 8
2.Định tính tuberostemonin LG. 9
3.Định lượng alkaloid có trong rễ bách bộ bằng phương pháp chuẩn nội. 9
IV. Tác dụng và công dụng. 10, 11
C - Kết luận 11, 12
Tài liệu tham khảo 12
A – ĐẶT vấn đề.
Alkaloids là một nhóm hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh, thường hay gặp trong


thực vật, đôi khi còn thấy ở động vật. Chúng thường có đặc điểm là : có chứa nitơ,
thường là nitơ dị vòng, được sinh tổng hợp từ acid - amin, có cấu trúc phức tạp, đa số
có tính kiềm, phản ứng với một nhóm thuốc thử đặc trưng gọi là thuốc thử chung của
alkaloid. Để phân loại alkaloid người ta có rất nhiều cách khác nhau trong đó phân
loại theo cấu trúc hóa học là hay được sử dụng hơn cả. Theo cách phân loại này
alkaloid được chia thành nhiều loại như: alkaloid có chứa nhân tropan, purin,
isoquinolin Bách bộ được xếp vào nhóm dược liệu chứa cấu trúc khác.
Trong bài tiểu luận này, em xin được trình bày những kiến thức cơ bản nhất về dược
liệu Bách bộ.
B – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.Đặc điểm thực vật
1.Phân loài và phân bố
Dược điển Trung Quốc quy định dược liệu Bách Bộ là rễ của 3 loài Stemona
tuberosa Lour., Stemona japonica (Bl.) Miq. và Stemona sessilifolia Miq. , sự khác
nhau giữa Stemona tuberosa Lour. với hai loài còn lại được quyết định bởi sự có mặt
hay không của bó sợi nằm rải rác trong vỏ thân và mô dày dưới lớp bần.
(1)
Cây bách bộ mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi nước ta: Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc
Giang, Thanh Hóa
Cây còn mọc hoang ở phần trung tâm Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,Thái Lan.
2.Mô tả cây
Bách bộ thuộc loài dây leo, dài 6 – 8m. Thân nhỏ, nhẵn. Lá thường mọc đối, có khi
vừa mọc đối vừa mọc cách, có cuống, hình tim. Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6 – 8
gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa tự mọc ở
kẽ lá gồm 1 -2 hoa, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm 4 phiến, hai phiến ngoài dài 4cm, rộng
5cm; hai phiến trong rộng hơn. Có 4 nhị, tua ngắn. Quả nang, có 4 hạt. Rễ củ màu
vàng nhạt, mọc thành chùm 20 – 30 củ, có khi tới 100 củ, dài 10 - 25cm, đường kính
2,5 – 2cm.
(2)


Lá và hoa của Stemona tuberosa Lour. Lá và hoa của S. sessilifolia Miq.
Hoa của S. japonica (Bl.) Miq.
3.Thu hái và chế biến :
Rễ Bách Bộ được thu hoạch quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu, rửa sạch sau đó phơi
khô dưới ánh nắng mặt trời hay đem sấy khô ở 50 – 60
0
C.
(3)
II.Đặc điểm dược liệu:
1. Rễ củ
( Radix Stemonae )
Củ thường cong queo, bổ đôi hay để nguyên, dài 5cm trở lên, rộng trên 0.5cm đầu trên
hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nâu, có nhiều nếp nhăn. Mặt
cắt ngang mô mềm vỏ dày, trụ giữa cứng. Vị đắng, hơi ngọt.
(4)

Dược liệu sau khi đã phơi hay sấy khô
Radix stemonae
2.Vi phẫu:
Lớp bần dày, tế bào đều đặn. Mô mềm vỏ gồm các tế bào màng mỏng gần tròn, xếp
lộn xộn tạo ra những khoảng gian bào nhỏ. Nội bì cấu tạo bởi một hàng tế bào hình
chữ nhật nhỏ có màng tương đối dày xếp đều đặn. Trụ bì gồm một hàng tế bào đều
đặn xếp sát cạnh tế bào nội bì. Libe – gỗ cấu tạo cấp một, phân hóa hướng tâm:
Các bó libe xếp xen kẽ với những bó gỗ và liên tục, nằm sát trụ bì nên giữa chúng
không tạo thành những tia ruột. Các bó gỗ cấu tạo bởi những mạch to, nhỏ xếp tuần
tự; nhỏ phía ngoài, to phía trong, tạo thành hình tam giác đầu nhọn quay ra phía ngoài
nằm sát trụ bì, ở phía trong các mạch gỗ to xếp gần nhau thành vòng tròn. Mô mềm
ruột gồm những tế bào to nhỏ không đều, màng mỏng xếp lộn xộn.
(2)
Vi phẫu rễ bách bộ.

3.Đặc điểm bột dược liệu:
Màu vàng nhạt, vị đắng ngọt, soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu nâu, tế bào hình
nhiều cạnh, thành dày. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình gần tròn và chữ nhật, thành
mỏng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình phiến nhỏ. Tế bào mô mềm chứa hạt
tinh bột hình trái xoan. Sợi dài có thành dày. Mảnh mạch mạng, mạch điểm
(2)
4.Thành phần hóa học:
Rễ bách bộ có alkaloid có tên là stemonin ( C
22
H
33
NO
4
; tinh thể hình kim, không
màu, hơi đắng, tan trong cồn, ether, aceton, toluen, benzen, chloroform, m.p.160
0
),
hơi độc.
Trong loài Stemona sessilifolia đã phân lập được 2 alkaloid là : tuberostemonin
và oxotuberostemonin.
Trong loài S. japonica có protostemonin, stemonamin, isostemonamin
Loài S. tuberosa đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, qua đó thấy rễ của loài này có
chứa nhiều alkaloid như: tuberostemonin, isotuberostemonin, stemonidin,
sinostemonin, stemonin, stemotinin, isostemonin,
neotuberostemonin,bisdehydroneotuberostemonin và nhiều hợp chất hóa học quan
trọng khác như: tuberostemoniol, stemoninoamid, stemonal
Ngoài ra trong rễ bách bộ còn có glucid (2.3%), lipid( 0.83%), protein( 9%), acid hữu
cơ (citric, formic, malc, succinic, )
(3)


Công thức của một số chất được cho ở hình vẽ dưới đây:

5.Chiết xuất và phân lập alkaloid từ rễ bách bộ cho mục đích kiểm nghiệm bằng
HPLC và thử tác dụng chữa ho của alkaloid.
Mẫu rễ bách bộ khô ( ~1kg) được chẻ ra thành từng đoạn nhỏ rồi chiết với ethanol
95% trong 3 lần, mỗi lần 3 lít dung môi bằng phương pháp chiết hồi lưu trog 2h. Dịch
chiết 3 lần được gộp lại và làm khô dưới áp suất thấp. Cắn thu được ta đem acid hóa
bằng 600ml dung dịch HCl 4% , sau đó đem ly tâm dưới vận tốc 4000 vòng/ phút
trong 30 phút ở 5
0
C rồi đem lọc. Dịch lọc được điều chỉnh pH tới 9 bằng dung dịch
NH
4
OH 35% và sau đó chiết với Chloroform. Dịch lọc thu được đem làm thí nghiệm
với HPLC và thử hoạt tính sinh học.
(1)
III.Kiểm nghiệm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Chromatography - HPLC) với detector mảng diod (Diode Array Detector – DAD)
và detector tán xạ bay hơi ( Evaporative Light Scattering Detector - ELSD ).
(5)
Pha tĩnh là cột C
18
( Kích thước 4,6 x 150mm, 5µm) đi kèm với cột bảo vệ được sử
dụng ở 28
0
C. Hệ pha động khác nhau được sử dụng tùy từng alkaloid khác nhau.
1. Đối với neotuberostemonin(1) và tuberostemonin(2) người ta sử dụng kỹ thuật
HPLC với detector ELSD
• Pha động bao gồm: Dung môi A: CH
3

COOH 0,02% ; 30 mmol CH
3
COONH
4

và 0,05% triethylamin.
Dung môi B: Menthol.
Chạy chương trình dung môi: 0 – 5 phút đầu : 20%B
Phút thứ 5 tới phút thứ 6 : 20%B tăng dần tới 80%B
10 phút tiếp theo : 80%B
5 phút cuối : giảm xuống còn 20%B
2.Đối với tuberostemonin H(3) và tuberostemonin J(4):
• Pha động là dung môi A và methanol (40 : 60).
_Tốc độ bơm pha động cho quá trình phân tích chất (1),(3),(4) là
0,8 ml/phút.
_Detector ELSD được sử dụng để phân tích chất (2) và chất (4) với hệ
thống cột điều nhiệt được giữ ở mức nhiệt độ lần lượt là 98
0
C và 35
0
C, vận tốc
dòng khí nitơ phun sương cho việc phân tích lần lượt là 2,0 và 0,3 SLPM
(standard liters per minutes).
_Áp suất khí phun sương là 5 bars.
Với chất (3), detector DAD được sử dụng ở bước sóng 210nm.
_Đối với quá trình phân tích cả 4 chất, hệ thống bơm tự động tiêm mẫu ở
4
0
C.
3.Xây dựng đường chuẩn

Nồng độ các hoạt chất trong khoảng từ 2,0 đến 50,0 µg/ml đối với (1), 1,5 – 30,0
µg/ml đối với chất (2), 5,3 – 71,0 µg/ml đối với chất (3) và từ 5,1 – 102,3 µg/ml
đối với chất (4).
Chất chuẩn nội được sử dụng là Yohimbin. Các kết quả này được rút ra từ các pic
sắc ký thu được trong 3 lần được lấy trong cùng một ngày ở các nồng độ nhỏ nhất,
trung bình và lớn nhất.
IV. Tác dụng và công dụng.
(2)
• Dịch chiết rễ bách bộ, alkaloid toàn phần và tuberostemoninLG. đều biểu hiện
không độc ở liều thí nghiệm (165g rễ, 750mh alkaloid toàn phần, 1875mg
tuberostemonin LG/1kg thể trọng chuột nhắt trắng).
• Dịch chiết rễ bách bộ, alkaloid toàn phần và tuberostemonin LG đều có tác
dụng giảm ho, long đờm rõ rệt.
• Dịch chiết rễ bách bộ 2/1 làm giảm hoạt động của giun đũa lợn, dung dịch
tuberostemonin LG 0.15% làm liệt hoàn toàn và chết giun đũa lợn sau 3 giờ.
• Tberostemonin LG có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như : Bacillus subtilis,
Bacillus pumilus, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Klebsiella
• Bách bộ được dùng làm thuốc trị ho, ngày uống 6 – 20g dưới dạng thuốc sắc
hoặc nấu thành cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác.
• Trị giun đũa: Ngày uống 7 – 10g dưới dạng thuốc sắc, uống 5 ngày liền vào
buổi sáng lúc đói, sau uống thuốc tẩy.
• Trị giun kim: Bách bộ tươi 40g (hoặc 20g bách bộ khô) đun với 200ml nước,
cô đặc còn 30ml nước thụt giữ 20 phút. Điều trị liền trong 10 – 12 ngày.
• Ngoài ra, bách bộ còn được dùng để trừ chấy, rận, bọ chó cho súc vật.
* Một nghiên cứu về tác dụng trị ho của neotuberostemonin:
(1)
Qua nghiên cứu một mẫu dược liệu Stemona tuberosa có thành phần chính là
neotuberostemonin được thực hiện bởi Chung et al và cộng sự(2003), thuộc bộ môn
Sinh học trường đại học Hồng Kông, Trung Quốc. Sau khi tiêm vào màng bụng chuột
thí nghiệm, họ thấy rằng: neotuberostemonin và các alkaloid có cấu trúc stenin khác là

những thành phần trị ho chính trong rễ bách bộ. Tiếp tục nghiên cứu thêm,kết quả thu
được còn bất ngờ hơn, tác dụng điều trị ho của neotuberostemonin còn tương đương
với tác dụng của codein nhưng không phải là tác động lên các receptor opioid. Trong
nghiên cứu này tác dụng trị ho của neotuberostemonin còn được khẳng định qua
đường dùng thuốc là đường tiêu hóa.Thêm nữa, 3 mẫu Stemona tuberosa khác chứa
các hoạt chất khác neotuberostemonin cũng có tác dụng giảm ho ở các mức độ khác
nhau. Kết quả này chứng tỏ một điểu rằng, ngoài neotuberostemonin có tác dụng giảm
ho, trong rễ bách bộ còn có các alkaloid khác cũng có tác dụng này.
Điều này cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản về khả năng sử dụng của
Stemona tuberosa trong y học cổ truyền cũng như hiện đại.

Một số chế phẩm điều trị ho có nguồn gốc từ Bách Bộ.
C – KẾT LUẬN
Bách bộ là một vị thuốc đã được sử dung rất lâu đời trong y học cổ truyền Việt Nam
cũng như Trung Quốc. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
kỹ thuật HPLC đã cho phép chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn tác dụng điều trị bệnh
cũng như thành phần nào trong dược liệu quyết định đến tác dụng dược lý chính. Qua
đây cũng nảy sinh một vấn đề nan giải là cần phải quan tâm nhiều hơn tới sự ảnh
hưởng của các cấu trúc không gian hóa học đối với tác dụng điều trị bệnh của một chất
và tầm quan trọng của vấn đề này đối với việc kiểm soát chất lượng dược liệu, đòi hỏi
cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trong tương lai về vấn đề này góp phần
làm sâu sắc thêm những hiểu biết của chúng ta về dược liệu làm thuốc nói riêng cũng
như nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung.

Tài liệu tham khảo
1.Thông tin tại địa chỉ www.elsevier.com/locate/jethpharm.
2.Dược liệu II, Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3.Thông tin tại địa chỉ www.botanicum.com/singles/baibu.htm.
4. GS.TS Đỗ Tất Lợi, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y học, 2004
5.Xin Zhou, Pak Ho Henry, Na li, Yang Ye, Li Zhang, Zhong Zou, Ge Lin, “ Oral

Absorption and Antitussive Activity of Tuberostemonine Alkaloids from the Roots of
Stemona tuberosa “, www.thieme.de/fz/plantamedica / www.thieme-
connect.com/ejournals

×