Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tổng quan tài liệu về cây Ích mẫu - Leonurus heterophyllus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.32 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
Chủ đề: Tổng quan về cây Ích mẫu
(Leonurus heterophyllus Sw.)
Sinh viên thực hiện :
Mã SV :
Lớp :
HÀ NỘI, 02-2011
Hình 5: Dược liệu khô ........................................................................................... 7
3.1.Vi phẫu thân: ................................................................................................... 7
Hình 6: Vi phẫu thân ........................................................................................... 8
3.2.Vi phẫu lá: ....................................................................................................... 8
Hình 7: Vi phẫu lá ................................................................................................. 9
3.3. Bột dược liệu: ................................................................................................. 9
II. Thành phần hóa học: .......................................................................................... 12
III. Tiêu chuẩn chất lượng và kiểm nghiệm: ............................................................ 14
1. Độ ẩm: Không quá 13% .................................................................................. 14
2. Tro toàn phần: Không quá 10%. ...................................................................... 14
3. Tỷ lệ vụn nát: ................................................................................................... 14
4. Tạp chất: .......................................................................................................... 15
5. Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 55%. .......................................... 16
6. Định tính: ......................................................................................................... 16
7. Định lượng: ..................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 26
3. KẾT LUẬN…………………………………………………..24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong xã hội hiện đại,việc sử dụng các cây cỏ có nguồn gốc dược liệu để làm
thuốc đang là một xu hướng toàn cầu.Con người đang dần quay trở về với thiên
nhiên, phát huy hết các tiềm năng của thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bảo


vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người.
Ích mẫu là một dược liệu đã được biết đến từ lâu và được dùng như là vị thuốc
có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Trong những năm gần đây cây
ích mẫu được nhiều công ty, xí nghiệp Dược sản xuất vì là một trong những mặt
hàng tiêu thụ được nhiều phụ nữ quan tâm, ưa chuộng. Những thực tế đó đã
chứng minh ngày càng rõ giá trị của cây ích mẫu trong đời sống của người dân
Việt Nam. Trong tiểu luận này, xin được trình bày một cách tổng quan nhất về
dược liệu ích mẫu và 1số sản phẩm trên thị trường .
B. TỔNG QUAN:
I. Đặc điểm thực vật:
Ích Mẫu hay còn gọi là Sung Úy, Chói Đèn, Làm Ngài, Xác Điến( Tày), Chạ
Linh Lo (Thái).
Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Tên Leonurus do chữ Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có
dạng biến đổi, vì cây ích mẫu giống đuôi con sư tử có lá hình dạng thay đổi.
1. Mô tả cây:
Ích mẫu là một loại cỏ, sống 1-2 năm, cao 0,6-1 m.
Thân đứng, hình vuông, thẳng xốp, có rãnh dọc, đường kính 0,2-0,8 cm, ít phân
nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn.
Lá mọc đối chữ thập, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình
dạng khác nhau:
• Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá xẻ sâu lông chim, mép có răng cưa thô và
sâu.
• Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy
lại có răng cưa thưa.
• Lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống.
Trên và dưới lá có lông. Khi vò lá có mùi tinh dầu.
L.
sibiricus L. heterophylllus L. cardiaca L. macranthus
Hình 1: Một số loài Leonurus spp.

Hoa tự: xim co, có cuống ngắn. Hoa không đều. Cụm hoa gồm nhiều vòng ở
nách lá phía ngọn cành. Lá bắc hình dùi, thường tập trung ở phía dưới các cụm
hoa. Đài dính liền, hình chuông, dài 6-8 mm, có lông ở ngoài, có 2 môi: môi trên
3 thùy, môi dưới 2 thùy dài hơn. Tràng hoa màu tím hồng hoặc trắng hồng, dài
11-15 mm có lông ở phía ngoài, có 2 môi: môi trên 1 thùy, môi dưới 3 thùy với
thùy giữa có khuyết nhị 4, không thò, bầu nhẵn, vòi thùy xẻ đôi.




Hình 2: Hoa thức và hoa đồ Hình 3: Hoa loài L.cardiaca

Quả nhỏ,3 cạnh,nhẵn,cụt 1 đầu,khi chín màu nâu sẫm.

Hình 4:
Quả và hạt
loài L.heterophyllus
Cây có công dụng tương tự: Cây ích mẫu Leonurus sibiricus L. : cây nhỏ,cao
0,2 -0,8 m, phiến lá giữa xẻ rất sâu ,sát tận gân lá, lá ở ngọn chia 3 thùy,thùy
giữa lại chia 3 thùy nữa. Cụm hoa có đường kính 3-3,5 cm,hoa có môi dưới
ngắn bằng ¾ môi trên.
2. Phân bố và sinh thái:
Chi Leonurus L. có 8 loài, phân bố ở vùng ôn đới ấm,cận nhiệt đới và nhiệt
đới châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Việt Nam có 3 loài: ích mẫu,ích mẫu Siberi và
Xư nhĩ.
Ích mẫu vốn là cây mọc tự nhiên ở các bãi sông, ruộng ngô trong các thung
lũng. Do nguồn cung cấp tự nhiên hạn chế, cây đã được trồng nhiều ở các tỉnh
và đồng bằng trung du phía Bắc. Cụ thể là :
• Các vùng Việt Nam: Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Yên Bình), Hà Giang
(Hoàng Su Phì), Lạng Sơn (Chi Lăng, Lộc Bình), Hà Bắc, Hà Tây (Ba Vì,

Bất Bạt), Hà Nội (Văn Điền), Hà nam (Kim Bảng), Lâm Đồng (Đà Lạt),
Tp. Hồ Chí Minh (Chợ Quán).
• Các nước: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhât Bản, Lào, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, châu Phi, châu Mỹ.
Trong tự nhiên, ích mẫu mọc từ hạt vào tháng 3-4. Mùa hoa tháng 6-9, mùa
quả tháng 9-10. Cây sinh trưởng nhanh, thích hợp với môi trường đất thịt và đất
phù sa. Cây ưa sáng và ưa ẩm; phân nhánh nhiều theo kiểu lưỡng phân.Trong
thời kỳ sinh trưởng nhanh cần đủ ẩm nhưng không chịu được ngập úng.
3. Bộ phận dùng:
Phía trên mặt đất của cây ích mẫu (ích mẫu thảo) và quả ích mẫu (sung úy
tử).Khi cây bắt đầu ra hoa,vào lúc trời nắng ráo,cắt để lại chồi gốc để cây tái
sinh, rửa sạch, dùng tươi hay phơi trong râm cho khô. Có thể nấu cao.
Hình 5: Dược liệu khô
3.1.Vi phẫu thân:
Thiết diện gần vuông, có 4 góc lồi. Từ ngoài vào trong có:
Biểu bì là một hàng tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào tập trung
nhiều ở 4 góc lồi và lông tiết chân đơn bào đầu 4 tế bào rải khắp biểu bì. Các
đám mô dày góc sát dưới biểu bì. Mô dày gồm 4-6 lớp tế bào thành dày, rất phát
triển ở phần góc. Mô mềm vỏ gồm 3-4 hàng tế bào màng mỏng. không có vòng
nội bì là một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn hơn ở 4 góc mà chỉ có trụ bì
xếp thành từng cụm riêng rẽ.
Trong mô mềm vỏ sát libe có sợi trụ bì xếp thành từng đám nhỏ. Libe cấu tạo
từ các tế bào nhỏ tạo thành vòng bao quanh mô gỗ. Tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ
có các mạch gỗ to tập trung nhiều ở 4 góc, có thể có vết tích của gỗ sơ cấp, xếp
ly tâm, mô mềm gỗ có màng dày xếp đều đặn xuyên tâm. Mô mềm tủy cấu tạo
gồm những tế bào đa dạng, tròn to, màng mỏng, kích thước không đều.
Hình 6: Vi phẫu thân
3.2.Vi phẫu lá:
Biểu bì trên và dưới mang lông che chở 2-4 tế bào, màng hơi dày, đầu nhọn
và mang lông tiết - chân 1 tế bào, đầu 4 tế bào, chứa chất tiết màu vàng nâu.

Phần gân lá có tiết diện lõm ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Có mô dày góc xếp
nhiều dãy ở 2 mặt gân lá và bao quanh các bó libe gỗ ở giữa gân lá. Hai bên
phiến lá có chứa một hàng mô mềm giậu; và bên dưới là mô mềm khuyết. Bó
libe-gỗ ở trung tâm gân xếp hình vòng cung là libe-gỗ có cấu trúc cấp 1, ngoài
ra còn có 2 bó libe-gỗ phụ phía gần 2 bên phiến.
Hình 7: Vi phẫu lá
3.3. Bột dược liệu:
Bột màu xám, mùi hắc, vị đắng. Quan sát dưới kính hiển vi thấy (trừ hình
lông tiết số 1)
Thành phần gồm có:
• Mảnh biểu bì thân mang lông che chở, lông tiết; ở chân lông tiết có 4-8
tế bào biểu bì tỏa ra như hình hoa thị. Lông che chở có thể nguyên
nhưng thường gãy thành từng đoạn, vách dày lấm tấm. Lông tiết có đầu
tròn, to hay nhỏ, thường gồm 1-4 tế bào xếp trên cùng một mặt phẳng.
Mảnh biểu bì trên của lá, tế bào hình đa giác, vách thẳng. Mảnh biểu bì
dưới của lá, tế bào có vách ngoằn ngoèo, mang lỗ khí kiểu trực bào.
Mảnh biểu bì đài hoa tế bào có vách rất ngoằn ngoèo.
• Mảnh mô dày.
• Mảnh mô mềm.
• Mảnh phiến lá với mô giậu.
• Sợi có vách ít dày, khoang rộng, riêng lẻ hay kết thành từng đám.
• Tế bào mô cứng có vách ít dày.
• Mảnh mạch nhiều loại: mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng,
mạch điểm.
• Hạt phấn hoa hình cầu hay hình bầu dục có rãnh dọc.
• Mảnh cánh hoa có lông che chở uốn lượn.
• Hạt tinh bột, hình đa giác, tễ ở giữa, riêng lẻ hay xếp thành từng đám.
Hình 8: Bột dược liệu
Trong y học cổ truyền ích mẫu được chế biến như sau:
• Ích mẫu cắt đoạn: Lấy ích mẫu tươi hoặc đã phơi khô bỏ rễ, cắt đoạn dài

3-5 cm phơi khô. Trong trường hợp các thân và cành to cần nhúng nước , ủ
mềm rồi mới cắt đoạn,phơi khô.
• Ích mẫu chích rượu: Cho ích mẫu vào rượu với tỷ lệ ích mẫu 10 kg,rượu 3
kg trộn đều, ủ 1 đêm .Dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu hơi đen.
• Ích mẫu chích giấm: Tẩm giấm vào ích mẫu (ích mẫu 10kg, giấm 2kg), ủ,
sao vàng.
• Ích mẫu chế: Dùng ích mẫu 10kg, giấm 1kg, gừng tươi 2 kg, rượu 1kg,
muối ăn 200g, nước sôi vừa đủ. Trước hết giã gừng vắt nước, dùng nước

×