Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn glucose máu tại hải hậu nam định 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.75 KB, 83 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là một trong 3 căn bệnh có tốc độ phát
triển nhanh nhất Thế giới. Theo thông báo của Liên đoàn Đái tháo đường
Quốc tế hiện nay có 285 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường và dự đoán
vào năm 2030 sẽ là 435 triệu người [44]. Đặc biệt bệnh Đái tháo đường týp 2
chiếm 1 tỷ lệ lớn vào khoảng 90% ở người lớn [49].
Không chỉ vậy, ĐTĐ còn để lại cho bệnh nhân những di chứng nặng
nề, giá thành điều trị cao và tỷ lệ tử vong lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), cứ 30 giây lại có 1 người mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi; mỗi
ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến chứng về mắt của bệnh ĐTĐ;
mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ đặc biệt
bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trong số các bệnh không lây
nhiễm và thứ 6 trong tổng số các bệnh gây tử vong trên toàn thế giới. Bệnh đã
và đang trở thành mối hiểm hoạ lớn cho cộng đồng [42].
Trước đây, bệnh đái tháo đường được coi là không thể phòng ngừa
được. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay chúng ta
càng hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái
tháo đường týp 2. Vai trò của yếu tố gen, yếu tố môi trường và lối sống đã
được chứng minh. Từ đó khẳng định rằng đái tháo đường týp 2 có thể phòng
chống được với các mức độ khác nhau nếu được can thiệp tích cực vào các
yếu tố đó [1].
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có những chính sách đổi mới
trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội làm cho đời sống kinh tế, xã hội của đất
nước thay đổi nhanh chóng, chính sự thay đổi này đã làm cho điều kiện sống,
lối sống của người dân nâng cao là nguyên nhân làm cho tốc độ mắc đái tháo
1
đường gia tăng mạnh. Theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở đối
tượng 30–64 tuổi, năm 2002 trên địa bàn toàn quốc, tỷ lệ chung mắc bệnh đái
tháo đường là 2,7% ; tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực miền núi là
2,1%; ở khu vực thành thị là 4,4% ; khu vực đồng bằng là 2,7% [2].


Vì đái tháo đường týp 2 là bệnh khởi phát do sự tác động qua lại giữa
yếu tố môi trường và yếu tố gene, có tính cộng đồng, liên quan nhiều đến thói
quen sinh hoạt và lối sống. Vì thế bệnh hoàn toàn có thể phòng chống được ở
mức cộng đồng, tác động vào thói quen sinh hoạt và lối sống để khống chế sự
gia tăng của bệnh. Đối với những người mang yếu tố nguy cơ nếu được giáo
dục, tuyên truyền để họ hiểu đúng về nguy cơ mắc bệnh, thay đổi thói quen,
tập quán ăn uống, sinh hoạt không có lợi thì hoàn toàn có thể phòng khỏi mắc
bệnh đái tháo đường.
Hải Hậu là một huyện của tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng Sông
Hồng, là nơi có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội và lối sống. Các nghiên cứu
về bênh đái tháo đường tại khu vực chưa đáp ứng đầy đủ được những hiểu biết về
tình hình mắc bệnh và quản lý bệnh đái tháo đường tại đây. Vì vậy, hoạt động
phòng chống và quản lý bệnh đái tháo đường vẫn chưa được quan tâm một cách
đúng mức và chưa có những giải pháp phòng, điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu Kiến thức, thái
độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn Glucose máu tại hải Hậu Nam Định 2010”
với mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả kiến thức thái độ thực hành của người dân tại Hải Hậu Nam
Định 2010.
2. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại địa bàn
nghiên cứu.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những quan niệm mới về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa và phân loại
1.1.1.1. Định nghĩa
Bệnh ĐTĐ được định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hoá được
đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc
giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính

trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch [56][57].
1.1.1.2. Phân loại
* Phân loại đầu tiên về bệnh đái tháo đường
Phân loại đái tháo đường được nhóm nghiên cứu ĐTĐ dữ liệu quốc
gia của Mỹ xây dựng và công bố vào năm 1979, được hội đồng chuyên gia
về ĐTĐ của tổ chức Y tế thế giới và nhóm nghiên cứu của tổ chức Y tế thế
giới chấp thuận vào năm 1980. Chia ĐTĐ thành 5 thể riêng biệt:
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (ĐTĐPTI).
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (ĐTĐKPTI).
- Đái tháo đường thai kỳ.
- Đái tháo đường liên quan đến dinh dưỡng
- Các thể ĐTĐ đặc biệt.
Ngoài ra, trong phân loại năm 1979 cũng bao gồm cả thể rối loạn dung
nạp glucose, rối loạn glucose máu lúc đói cho những đối tượng có mức
glucose máu tương cao hơn bình thường nhưng thấp hơn mức xác định bệnh
ĐTĐ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose hay đường máu lúc đói.
3
Tuy nhiên trong phân loại năm 1979 vào thời điểm đó kiến thức về
bệnh ĐTĐ còn hạn chế, nguyên nhân bệnh còn chưa rõ ràng, mới chỉ có một
vài gen gây bệnh được phát hiện, nhất là hiểu biết về vai trò của miễn dịch
học trong ĐTĐ týp 1 mới chỉ bắt đầu. Chính vì vậy, việc sửa đổi và điều
chỉnh lại phân loại bệnh ĐTĐ là cần thiết. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại
đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đã được nhóm nghiên cứu ĐTĐ quốc gia của
Mỹ xây dựng và công bố vào năm 1997, được hội đồng chuyên gia về ĐTĐ
của tổ chức Y tế thế giới và nhóm nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới chấp
thuận vào năm 1999 [56][57].
* Những thay đổi chính của phân loại 1999 [56][57].
- Những thay đổi về thuật ngữ, theo đó ĐTĐPTI và ĐTĐKPTI không
còn được sử dụng vì những thuật ngữ này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn và

bệnh nhân thường được phân loại dựa vào biện pháp điều trị hơn là dựa vào
nguyên nhân gây bệnh. Thuật ngữ ĐTĐ týp 1 và týp 2 được sử dụng trở lại
thay cho thuật ngữ ĐTĐPTI và ĐTĐKPTI.
- Thuật ngữ ĐTĐ týp 1 để chỉ thể ĐTĐ do tế bào bêta bị phá huỷ do
nguyên nhân tự miễn (biểu hiện bằng sự có mặt của các kháng thể kháng tế
bào tiểu đảo tuỵ, kháng thể kháng enzym khử carboxyl của acid glutamic và
kháng thể kháng insulin) chiếm phần lớn các trường hợp ĐTĐ týp 1 (85 -
90%) và một phần nhỏ do các nguyên nhân khác chưa xác định được (vô căn)
chiếm khoảng 10 - 15% các trường hợp ĐTĐ týp 1. Những nguyên nhân khác
gây phá huỷ tế bào bêta tuỵ như chứng xơ hoá nang, carcinoma tuỵ, nhiễm
trùng, không được xếp vào thể ĐTĐ này.
- Thuật ngữ ĐTĐ týp 2 là để chỉ thể bệnh chiếm ưu thế trong bệnh
ĐTĐ (90-95%) bao gồm các phân nhóm biểu hiện kháng insulin hay thiếu hụt
chế tiết insulin là chính.
4
- Thể ĐTĐ liên quan đến suy dinh dưỡng không còn được sử dụng
trong phân loại ĐTĐ mới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng suy dinh dưỡng có
thể ảnh hưởng đến biểu hiện của một số thể bệnh ĐTĐ khác nhau, nhưng bằng
chứng suy dinh dưỡng trực tiếp gây ra bệnh ĐTĐ không có sức thuyết phục.
- Giai đoạn được gọi là rối loạn dung nạp glucose và một giai đoạn
trung gian khác tương tự như vậy nhưng dựa vào glucose máu lúc đói gọi là
rối loạn glucose máu lúc đói được tiếp tục và bắt đầu sử dụng.
* Phân loại năm 1999 [56][57].
• Bệnh đái tháo đường týp 1: do tế bào bêta bị phá huỷ, thường dẫn
đến thiếu hụt insulin tuyệt đối.
- Tự miễn dịch.
- Vô căn.
• Bệnh đái tháo đường týp 2: do kháng insulin ở cơ quan đích kèm
theo suy giảm chức năng tế bào bêta hoặc suy giảm chức năng tế bào bêta
kèm theo kháng insulin ở cơ quan đích. Tuỳ trường hợp cụ thể, có thể một

trong hai yếu tố trên nổi trội hoặc cả hai.
• Những thể bệnh đái tháo đường đặc biệt:
- Khiếm khuyết gen hoạt động của tế bào bêta: đái tháo đường khởi
phát sớm ở người trẻ thường dưới 25 tuổi (Maturity-onset diabetes of young -
MODY) do đột biến gen. Gồm các thể MODY 1 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể
20, HNF-4 ), MODY 2 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase),
MODY 3 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF-1 ), MODY 4 (khiếm
khuyết ADN ty lạp thể) và các khiếm khuyết khác.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin: bất thường hoạt động của
insulin do đột biến thụ thể của insulin. Gồm kháng insulin týp A,
leprechaunism, hội chứng Rabson -Mendenhall, đái tháo đường teo tổ chức
mỡ, dạng khác.
5
- Bệnh tuỵ ngoại tiết: tất cả những tác động gây tổn thương lớn ở tuyến
tuỵ có thể gây bệnh ĐTĐ. Những nguyên nhân gây tổn thương như viêm tuỵ,
chấn thương, nhiễm trùng, carcinoma tuỵ, cắt bỏ tuỵ, chứng xơ hoá nang,
chứng nhiễm sắc tố sắt (đái tháo đường đồng đen), sỏi tuỵ và một số bệnh khác.
- Các bệnh nội tiết: một số bệnh nội tiết tiết quá nhiều Hormon đối lập
hoạt động của insulin như: Grown hormon (GH), Cortisol, Glucagon,
Epinephrin, có thể gây đái tháo đường.
- Đái tháo đường do thuốc hoặc hoá chất: hoá chất diệt chuột (varco),
pentamidin, nicotinic acid, glucocorticoid
- Một số bệnh nhiễm trùng: nhiễm một số loại virus như coxsackie B,
cytomegalovirus, adenovirus, virus quai bị có thể gây đái tháo đường.
• Đái tháo đường thai kỳ: là dạng bệnh đái tháo đường chỉ khởi
phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ người phụ nữ đang mang
thai, và tình trạng đường huyết trở lại bình thường sau khi người phụ nữ đã
sinh nở (khoảng sau 6 – 8 tuần).
• Ngoài ra, năm 2005, tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội đái tháo
đường quốc tế chính thức sử dụng thuật ngữ tiền đái tháo đường

(prediabetis) cho những trường hợp có rối loạn glucose máu lúc đói và/hoặc
rối loạn dung nạp glucose.
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh [56], [57].
Trước năm 1985, bệnh ĐTĐ được xác định khi mức glucose huyết
tương lúc đói bằng hoặc vượt ngưỡng 7,8 mmol/l (140 mg/dl) hoặc glucose
trong máu toàn phần lúc đói = 6,7 mmol/l (120 mg/dl).
Năm 1985, nhóm nghiên cứu ĐTĐ của tổ chức Y tế thế giới đề nghị
tiêu chuẩn xác định bệnh ĐTĐ mới và đã được phê chuẩn. Tiêu chuẩn chẩn
đoán mới xác định bệnh ĐTĐ khi nồng độ glucose huyết tương lúc đói bằng
hoặc vượt ngưỡng 7,0 mmol/l (126 mg/dl) hoặc nồng độ glucose trong máu
toàn phần lúc đói bằng hoặc vượt ngưỡng 6,1 mmol/l (110 mg/dl).
6
Cơ sở để đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán mới là để làm phù hợp giữa
glucose máu lúc đói và glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp
glucose (tiêu chuẩn dựa vào glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung
nạp glucose không đổi) sau khi đã tiến hành nhiều nghiên cứu trên cộng đồng.
Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng chứng minh mức glucose huyết
tương lúc đói ở ngưỡng 7,0 mmol/l thì nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu nhỏ và
mạch máu lớn tăng lên, thậm trí cả ở những người có nồng độ glucose máu 2
giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết dưới 7,8 mmol/l. Tuy nhiên, ở
một số đối tượng tăng cân, ở những người già hoặc một số nhóm chủng tộc
người ta cũng thấy hiện tượng đường huyết lúc đói thấp hơn ngưỡng chẩn
đoán trong khi đường huyết 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose lại
ở ngưỡng xác định bệnh đái tháo đường.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của tổ chức Y tế thế giới
(WHO 1999 - WHO/NCD/NCS/99.2)[56]
Chẩn đoán
Nồng độ glucose máu
TM toàn phần
mmol /l (mg/dl)

MM toàn phần
mmol /l (mg/dl)
Huyết tương
TM
mmol/l (mg/dl)
ĐTĐ
ĐM lúc đói hoặc
2 giờ sau
NPDNG
= 6,1 (= 110)
= 10,0 (= 180)
= 6,1 (= 110)
= 11,1 (= 200)
= 7,0 (= 126)
= 11,1 (= 200)
RLDNG
GM lúc đói và
2 giờ sau
NPDNG
< 6,1 (< 110) và
= 6,7 (= 120)
< 6,1 (< 110)

= 7,8 (= 140)
< 7,0 (< 126) và
= 7,8 (= 140)
RLGMLĐ
GM lúc đói và
NPDNG nếu đo
= 5,6 (= 100) và

< 6,1 (< 110)
= 6,7 (< 120)
= 5,6 (= 100)
và < 6,1 (<
110)
< 7,8 (< 140)
= 6,1 = 100) và
< 7,0 (< 126)
< 7,8 (< 140)
7
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ týp 2 được nhóm vào trong 4 nhóm
có nguy cơ lớn như: nhóm di truyền, nhân chủng, hành vi lối sống và nhóm
nguy cơ chuyển tiếp (nguy cơ trung gian) [55], [56].
1.1.3.1. Các yếu tố gen
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2.
Những đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như có
bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ thường có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ cao
gấp 4 - 6 lần người bình thường (trong gia đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ).
Đặc biệt là những người mà cả bên nội và bên ngoại đều có người mắc bệnh
ĐTĐ. Khi cha hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ của con là 30%,
khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ bị bệnh này tăng tới 50% [32], [58].
Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một người bị mắc bệnh ĐTĐ thì người kia bị xếp
vào nhóm đe doạ thực sự bị bệnh ĐTĐ [26].
1.1.3.2. Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc)
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở người da vàng cao hơn ở người da trắng từ 2 - 4 lần,
tuổi mắc ở dân da vàng trẻ hơn thường trên 30 tuổi, ở người da trắng thường trên
50 tuổi [18].
Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 tuổi trở lên) được xếp lên vị trí

đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 [56]. Khi cơ thể già
đi, chức năng của tuỵ nội tiết cũng giảm theo và khả năng tiết insulin của tuỵ
cũng bị giảm. Khả năng tiết insulin của tuỵ giảm làm nồng độ glucose máu có
xu hướng tăng lên, đồng thời giảm nhạy cảm của tế bào đích với các kích
thích của insulin. Khi tế bào tuỵ không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu
cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh ĐTĐ thực sự xuất
8
hiện [31]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện
bệnh ĐTĐ týp 2, tuổi càng tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và RLDNG càng cao.
Châu Á, bệnh ĐTĐ có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi, ở châu Âu
bệnh thường xảy ra sau tuổi 50. Từ tuổi 65 trở lên tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên đến
16%[58].
1.1.3.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi và lối sống
* Béo phì (phân bố và các yếu tố liên quan)
Ở người béo phì, mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng
bụng /vòng mông tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với
hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể, dẫn đến sự thiếu insulin
tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô
mỡ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính
thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình
phosphoryl hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrate
thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh
ĐTĐ xuất hiện [26].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự [29]
cho thấy những người có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ týp 2 nhiều hơn
gấp 3, 74 lần so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Thái Hồng
Quang [26] ở những người béo phì độ 1 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên 4 lần,
béo phì độ 2 tỷ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình thường.
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phòng tránh được của bệnh
ĐTĐ týp 2 và 70 - 80% người bệnh ĐTĐ týp 2 bị béo phì [59]. Nghiên cứu

của Frank và cộng sự từ năm 1980 - 1986 được thực hiện trên 84941 phụ nữ
không bị bệnh ĐTĐ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, kết quả cho thấy thừa
cân và béo phì là nguy cơ số 1 của bệnh ĐTĐ týp 2,[42].
9
* Ít hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể
lực thường xuyên có tác dụng giảm nhanh chóng nồng độ glucose huyết tương
bệnh nhân ĐTĐ týp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết
áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt
động thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ
mới mắc ĐTĐ týp 2[56].
* Chế độ ăn [50].
Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng cao ở những người
có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà, nhiều carbohydrate tinh chế. Ngoài ra
thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển
bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi.? người già mắc bệnh ĐTĐ có
sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hoá như vitamin C,
vitamin E thì phần nào cải thiện được hoạt động của insulin và quá trình
chuyển hoá. Một số người cao tuổi mắc ĐTĐ bị thiếu magie và kẽm, khi được
bổ sung những chất này đã cải thiện đã cải thiện tốt chuyển hoá glucose.
Chế độ ăn nhiều xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ), ăn
nhiều rau làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.
* Các yếu tố khác
- Stress
- Lối sống phương Tây hoá, thành thị hoá, hiện đại hoá.
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới [58], đã cho thấy bệnh ĐTĐ
tăng nhanh ở những nước đang phát triển, đang có tốc độ đô thị hoá nhanh; đó
cũng là những nơi đang có sự chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống. Ví dụ: tỷ
lệ bệnh ĐTĐ ở Trung Quốc là 2% trong khi đó người Trung Quốc sống ở
Mauritius có tỷ lệ mắc bệnh là 13% [19].

1.1.3.4. Các yếu tố chuyển hoá và các loại nguy cơ trung gian
- Rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose.
- Kháng insulin.
10
- Các yếu tố liên quan đến thai nghén (tình trạng sinh, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ,
con cháu của những phụ nữ ĐTĐ khi mang thai, môi trường trong tử cung).
Những người có tiền sử RLDNG, khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ
thực sự là rất cao. Theo Harris và cộng sự [42] nghiên cứu năm 1989 ở Mỹ
cho thấy, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose gặp khá nhiều và tăng dần theo tuổi,
từ 6,4% ở lứa tuổi 20 - 44 tăng lên 41% ở lứa tuổi 65 - 74. Theo Saad và cộng
sự rối loạn dung nạp glucose có nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 cao
gấp 6, 3 lần so với người bình thường. Cách dự phòng bệnh ĐTĐ ở những
người có RLDNG hiệu quả vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và
tăng cường hoạt động thể lực.
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Nhiều chuyên gia hàng đầu về bệnh ĐTĐ trên thế giới đều thống nhất cơ
chế hình thành bệnh ĐTĐ týp 2 là quá trình tác động qua lại phức tạp của hai
nhóm nguyên nhân chính đó là các yếu tố môi trường và yếu tố gen (hình 1.1).
Kháng insulin Giảm khối tế bào Bêta
Tế bào Bêta bị tổn thương Nhiễm độc do glucose
Giảm dung nạp glucose Amyloid đảo
Đái tháo đường týp 2
Hội chứng giống ĐTĐ týp 1
(Phụ thuộc insulin)
Hình 1.1: Tóm tắt cơ chế bệnh sinh bệnh đái táo đường týp 2
11
Dưới tác động của yếu tố môi trường như chế độ ăn nhiều lipid, đặc
biệt nhiều acid béo bão hoà, nhiều carbohydrate tinh, ít vận động thể lực hoặc
sự tăng lên của tuổi tác, béo phì sẽ làm xuất hiện hoặc làm tăng sự đề kháng của
các cơ quan đích (tế bào cơ, gan, tổ chức mỡ) đối với insulin ở những đối tượng

có những gen quyết định mắc bệnh ĐTĐ. Sự kháng insulin của cơ quan đích ngày
càng tăng mạnh dẫn đến hiện tượng giảm sử dụng đường ở cơ quan đích (giảm
dung nạp glucose) và hậu quả của nó là tăng lượng đường trong máu và rối loạn
các chuyển hoá liên quan khác. Sự tăng đường máu liên tục (trên 120 mg /dl), tích
luỹ sợi fibrin giống amiloid trong tế bào bêta tuỵ dẫn đến tổn thương và giảm
chức năng tế bào bêta. Khi cơ thể không còn bù được tình trạng kháng insulin
hoặc khi chức năng của tế bào bêta không còn khả năng bù trừ thì bệnh ĐTĐ xuất
hiện. Như vậy, nếu tác động vào các yếu tố môi trường như chế độ ăn kiêng, chế
độ tập luyện, béo phì ở giai đoạn chưa hoặc mới xuất hiện hiện tượng kháng
insulin hoặc rối loạn dung nạp glucose thì hoàn toàn có thể ngăn chặn lại qua trình
tiến triển thành bệnh ĐTĐ[49].
Dưới một hình thái khác, sự khởi đầu của quá trình bệnh có thể làm giảm
khối lượng và chức năng của tế bào bêta và tiếp tục những diễn tiến như trên [49].
1.2. Các nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường ban đầu
Trước đây đái tháo đường được cho là bệnh không có khả năng dự
phòng. Tuy nhiên, nhờ những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh, các yếu tố
nguy cơ gây bệnh, khả năng kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng các biện pháp
dự phòng, khả năng nhận biết giai đoạn tiền lâm sàng của bệnh, các nhà khoa
học trên thế giới đã khẳng định bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh hoàn toàn có thể
phòng được thông qua một loạt các nghiên cứu đã được tiến hành.
Những nghiên cứu kinh điển nhất về lĩnh vực này là "Nghiên cứu ảnh
hưởng của chế độ ăn uống và luyện tập trong việc phòng bệnh đái tháo đường
12
týp 2 ở những đối tượng có rối loạn dung nạp đường" tại Da Quing, Trung
Quốc, "Nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường" tại Phần Lan, nghiên cứu
"ngăn chặn đái tháo đường không phụ thuộc insulin" Tất cả các nghiên cứu
trên đều khẳng định bằng các biện pháp phòng bệnh khác nhau có thể giảm
nguy cơ mắc đái tháo đường tới 58%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra chế độ ăn
và chế độ luyện tập hợp lý là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất khi so sánh
với các biện pháp phòng bệnh bằng thuốc[60].

Ngày nay, can thiệp phòng bệnh gọi là can thiệp cấp 1 (can thiệp vào
nhóm người có yếu tố nguy cơ nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2
thực sự). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không được can thiệp thì cứ
trong khoảng 3 đến 5 năm sẽ có 6,0% số người bị rối loạn dung nạp glucose
sẽ tiến triển thành ĐTĐ và 3,0% số người bị rối loạn đường máu lúc đói sẽ
tiến triển thành ĐTĐ týp 2.
1.3. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
Bệnh ĐTĐ là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay
trên toàn cầu, theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2000 có
khoảng 151 triệu người tuổi từ 20 đến 79 mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6%.
Trong đó, nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, khu vực Địa Trung
Hải và Trung Đông với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%; tiếp đến là khu vực
Đông Nam Á với tỷ lệ 5,3%; châu Âu 4,9%; Trung Mỹ 3,7%; khu vực Tây
Thái Bình Dương 3,6% và châu Phi 1,2%. Hiện nay khu vực Tây Thái Bình
Dương và khu vực Đông Nam Á là 2 khu vực có số người mắc ĐTĐ cao nhất
tương ứng là 44 triệu người và 35 triệu người. Những báo cáo mới đây của
Hiệp hội ĐTĐ quốc tế cũng khẳng định tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm khoảng
85% - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm
chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển[45],[46].
13
Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất, năm
1994, cả thế giới mới có 110 triệu người mắc ĐTĐ; năm 1995 con số đó là
135 triệu người (tăng 4%); Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Đái tháo
đường quốc tế hiện nay có285 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và ước tính đến
năm 2030 toàn thế giới có 435 triệu người mắc bệnh. Hậu quả của lối sống ít
hoạt động thể lực, môi trường sống, làm việc căng thẳng và chế độ ăn không
cân đối, nhiều mỡ là những yếu tố môi trường quan trọng làm tăng tỷ lệ bệnh
ĐTĐ. Những yếu tố khác như sự già hoá của quần thể, bệnh béo phì cũng là
những yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ[45],
[46],[47].

Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe doạ đến tính mạng và gây ra nhiều
biến chứng. Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, ĐTĐ là nguyên nhân gây
tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển và đang được coi là
một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển, những nước công nghiệp hóa.
Những biến chứng của bệnh ĐTĐ rất phổ biến (khoảng 50% bệnh nhân bị
ĐTĐ có các biến chứng) như bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi,
đột quỵ, bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, cắt đoạn chi, suy thận và mù mắt. Các
biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ[46].
Đái tháo đường đang là một vấn đề nan giải cho ngành y tế, là gánh
nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự gia tăng của bệnh, vì các hậu
quả nặng nề do bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Một nghiên
cứu về chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ tại 8 nước thuộc châu Âu đã cho thấy
chi phí trực tiếp cho 10 triệu người bị ĐTĐ trong năm 1998 đã tiêu tốn 26, 97
tỷ đô la và chi phí trực tiếp cho điều trị ĐTĐ týp 2 chiếm 3% đến 6% ngân
sách dành cho toàn bộ ngành y tế. Năm 1997, cả thế giới đã chi ra 1030 tỷ đô
la cho điều trị bệnh ĐTĐ trong đó hầu hết là chi cho điều trị các biến chứng
của bệnh. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế và Tổ chức
14
Y tế thế giới, bệnh ĐTĐ týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ
em hơn như ở nhóm người đang độ tuổi lao động, ở lứa tuổi trẻ em và tuổi
dậy thì, đặc biệt ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái
Bình Dương[46].
Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng
đặc biệt là các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những
năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh tương ứng
là 1,2%; 0,96% và 2,52% [15],[32],[16]; đến 2001 tỷ lệ mắc ĐTĐ tại khu vực
nội thành của 4 thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%
[2]. Theo tác giả Tạ Văn Bình năm 2003 ở những đối tượng có nguy cơ cao tại
Tỉnh Nam Định có 12,3 % mắc bệnh ĐTĐ và 23,9% có rối loạn đường máu[5].
Tình hình quản lý bệnh ĐTĐ ở Việt Nam còn có những hạn chế. Mạng

lưới y tế quản lý bệnh ĐTĐ mới chỉ tập trung ở một vài trung tâm y tế lớn của
quốc gia; số cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh ĐTĐ không chỉ
thiếu về mặt số lượng mà còn không được phổ cập những kiến thức mới về
bệnh ĐTĐ; trang thiết bị để chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân thiếu và lạc hậu;
chất lượng điều trị chưa tốt; chi phí điều trị bệnh rất tốn kém do chi phí đi lại,
ăn ở của bệnh nhân và người nhà khi phải đến chữa bệnh tại các thành phố
lớn, do bệnh được phát hiện muộn nên kèm nhiều biến chứng. Công tác
phòng bệnh hầu như chưa được đề cập do quan điểm cũ cho rằng bệnh ĐTĐ
là không thể phòng được và do chưa đánh giá hết được tình hình bệnh tật.
Nhận thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ và khả năng phòng bệnh còn thấp.
Dựa trên những cơ sở về sinh lý bệnh học ĐTĐ, những thay đổi trong
tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, các nghiên cứu về khả năng phòng bệnh ĐTĐ,
tình hình ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam, việc triển khai tiến hành nghiên cứu
về tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam là rất cần thiết. Các số liệu chính
15
xác về bệnh ĐTĐ nhằm giúp các nhà chính sách hoạch định về chiến lược y
tế, các nhà lập kế hoạch quản lý bệnh xây dựng những chính sách đúng đắn để
giải quyết tình hình bệnh tật, dự đoán bệnh và lập kế hoạch phù hợp. Các số
liệu của nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong phòng bệnh,
điều trị và điều tra phát hiện bệnh. Ngoài ra, số liệu đầy đủ về tình hình bệnh
ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ còn là những số liệu rất quan trọng để tham khảo
trong nghiên cứu khoa học.
16
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 năm 2010 đến 03 năm 2010.

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
2.1.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành tuổi từ 30-64. Theo tổ chức Y
tế thế giới thì trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên thường không được chọn để nghiên
cứu các bệnh không lây nhiễm do tỷ lệ bệnh hiếm ở những đối tượng này và vì
bệnh ĐTĐ thường gặp ở lứa tuổi trên 30. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tuổi
25 là giới hạn thấp nhất thích hợp để nghiên cứu, nhưng ở một số nước đang
phát triển khi nguồn lực còn hạn chế thì giới hạn tuổi thấp nhất để chọn nghiên
cứu có thể là 30 hoặc 35 tuổi. Giới hạn tuổi 64 là giới hạn mức cao của tuổi
được WHO khuyến cáo để giảm thiểu tác động của chất lượng dịch vụ y tế
khác nhau của mỗi nước đến tỷ lệ mắc bệnh và để dễ dàng so sánh tỷ lệ bệnh
giữa các quốc gia [56].
2.1.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đối tượng không đúng độ tuổi lựa chọn.
- Đối tượng đang mắc các bệnh cấp tính.
- Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu nhưng không thuộc danh
sách đã chọn ngẫu nhiên cũng không được chấp nhận.
17
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang để điều tra (KAP) kiến thức
thái độ thực hành và xác định tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và YTNC.
2.2.1. Cỡ mẫu
Công thức sử dụng để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả

n =
Z
2
1 - /2
x p(1 - p)
=

1,96
2
x0,03x0,97
= 1746
d
2
(0,008)
2
Trong đó: - n là cỡ mẫu.
- Z
1- /2
là giá trị tới hạn phụ thuộc vào độ tin cậy xác định.
- p là tỷ lệ bệnh ĐTĐ ước đoán.
- d là độ chính xác tuyệt đối.
Độ tin cậy 95%; tỷ lệ bệnh ĐTĐ ước đoán của quần thể (p) 3%; độ
chính xác tuyệt đối d= 0,008.
Cỡ mẫu tính được là 1746 người, chúng tôi làm tròn cỡ mẫu thành 1800
người, đối tượng nghiên cứu được phân bố trên 6 xã điều tra, mỗi xã 300 người.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên nghiên cứu dịch tễ học ĐTĐ tại huyện Hải Hậu
Nam Đinh theo phương pháp PPS (Probabylity Proportionate to Size), các đối
tượng được phân bổ trong 30 cụm, mỗi cụm 60 đối tượng, gồm các bước cụ
thể như sau:
* Bước 1: Chọn xã (đơn vị hành chính dưới huyện) để điều tra. Áp
dụng phương pháp chọn mẫu cụm, xác suất tương ứng với kích thước quần
thể (PPS), tiến hành chọn 06 xã từ danh sách 32 xã của huyện Hải Hậu (chọn
18
=
bằng bảng số ngẫu nhiên). Việc chọn các xã điều tra được tiến hành tại Trung
tâm Y tế dự phòng huyện Hải Hậu.

* Bước 2: Chọn thôn (đơn vị hành chính dưới xã) để điều tra.
Lập danh sách các thôn của từng xã đã được chọn để điều tra của huyện
Hải Hậu. Từ các danh sách này chọn ngẫu nhiên 5 thôn của 1 xã để tiến hành
điều tra (chọn bằng bảng số ngẫu nhiên). Trường hợp thôn được chọn không
đủ 60 đối tượng có tuổi 30-64 thì phải chọn thêm ở 1 thôn nữa liền kề trong
bảng danh sách các thôn của xã đã được chọn để điều tra.
* Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu.
Chọn đối tượng nghiên cứu từ “Danh sách tất cả những người có tuổi
30-64” của mỗi thôn đã được chọn để điều tra. Các đối tượng nghiên cứu
được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống.
a) Lập “Danh sách tất cả những người có tuổi 30-64” (sinh năm 1946
-1980) của mỗi thôn đã được chọn để điều tra.
Chú ý: Khi lập “Danh sách tất cả những người có tuổi 30-64” của mỗi
thôn đã được chọn để điều tra, cần phải lập riêng danh sách nam, nữ để chọn
cân đối về giới. Đồng thời, cũng cần lưu ý sự cân đối giữa các nhóm tuổi (30
- 44 ; 45 - 54 ; 55 - 64) để việc chọn mẫu sao cho cân đối cả về tuổi và giới.
Bước này do các cộng tác viên của các Trạm Y tế xã tiến hành và gửi
danh sách về Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Hải Hậu để chọn đối tượng
nghiên cứu.
b) Lập “Danh sách các đối tượng nghiên cứu” (sinh năm 1946 -1980)
của mỗi thôn đã được chọn để điều tra.
- Tìm khoảng cách k
19
Ví dụ: Chọn đối tượng nghiên cứu là: nam = 30 người, chia vào 30
nhóm tuổi(30 - 44 ; 45 - 54 ; 55 - 64), mỗi nhóm 10 người.
Lấy tổng số nam ở “Danh sách tất cả những người có tuổi 30-64 đã
được cộng tác viên tại trạm y tế xã lập riêng theo 3 nhóm tuổi và theo giới”
của thôn được chọn để điều tra, lấy số lượng đó chi cho 10 làm tròn số (nhỏ
hơn hay bằng giá trị tuyệt đối), ta có khoảng cách k.
Ví dụ: “Danh sách tất cả những người có tuổi 30-44” của thôn A có 52

nam, ta được: 52/10 = 5,3 làm tròn thành 5, vậy khoảng cách k = 5.
- Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một số nằm trong khoảng
từ 1 đến 5 (chọn ngẫu nhiên một số bất kỳ trong dãy số của tờ tiền đáp ứng
yêu cầu trên). Ví dụ số chọn được là số 3 thì đối tượng mang số 3 trong danh
sách là người được chọn đầu tiên.
- Chọn các đối tượng tiếp theo: Đối tượng tiếp theo được xác định là
đối tượng có số thứ tự được chọn trước đó cộng với khoảng cách k. Ví dụ đối
tượng thứ 2 được chọn có số thứ tự là 3 + 5 = 8, đối tượng thứ 3 được chọn có
số thứ tự là 8 + 5 = 13, v.v , cứ làm như vậy ta chọn được 10 đối tượng nam
trong từng nhóm tuổi và 30 đối tuợng nam trong lứa tuổi 30 - 64 cho một thôn
được chọn để điều tra.
Tương tự cách chọn trên chọn ra 30 đối tượng nữ trong lứa tuổi 30 - 64
cho một thôn được chọn để điều tra.
Viết “Giấy mời” hẹn các đối tượng nghiên cứu đến Trạm Y tế xã để
tiến hành khám bệnh, phỏng vấn và làm xét nghiệm đường máu.
20
Thết kế nghiên cứu:

Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu.
21
QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHỎNG VẤN
ĐÁNH GIÁ KAP
ĐTĐ CŨ
XÉT NGHIỆM
ĐƯỜNG MÁU
NGHIỆM PHÁP
TĂNG G MÁU
G MÁU BÌNH

THƯỜNG
RLĐMLĐ
ĐTĐRLDNG
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.
2.2.3.1. Phỏng vấn
- Thông tin về nhân khẩu học: Tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp,
- Tiền sử bản thân và gia đình liên quan đến bệnh không lây nhiễm.
- Các yếu tố liên quan đến lối sống: Uống rượu, hút thuốc lá, thói quen
ăn uống, hoạt động thể lực…
- Thông tin về khẩu phần ăn.
- Thông tin về thai sản, tình trạng mẹ con sau đẻ.
- Các thông tin về luyện tập và điều trị bệnh.
2.2.3.2. Các số đo nhân trắc
Các số đo nhân trắc (BMI, WHR…), huyết áp,
• Cách đo chiều cao
* Chuẩn bị dụng cụ
- Thước dây đo (dài 3m, chia vạch đến mm và có thể cố định được).
- Thước thăng bằng.
- Tìm chỗ có đủ ánh sáng, tường phẳng, nền nhà phẳng.
- Cố định thước dây có tay cầm bằng nhựa lên tường, đầu dây thước
hướng thẳng xuống đất.
- Kéo dài thước dây xuống phía mặt đất theo phương thẳng đứng cho
đến khi đầu thước chạm sàn nhà thì cố định thước bằng một khoá, sau đó cố
định bổ xung bằng băng dính trong.
- Đặt hình vẽ bàn chân lên sao cho thước dây ở giữa 2 chân.
* Cách đo
- Yêu cầu đối tượng cởi bỏ giầy, dép, quần áo nặng.
- Hướng dẫn đối tượng đứng đúng tư thế.
22
+ Đầu để thẳng, xương chẩm chạm vào tường, không nghiêng sang

bên, không cúi xuống hoặc ngửa ra sau. Chú ý không để tóc búi hoặc buộc tóc
quá chỏm đầu.
+ Hai xương bả vai chạm tường, hai tay để xuôi, mông chạm tường,
đầu gối thẳng, hai bàn chân khép kín vào nhau, hai gót chân đặt sát tường.
+ Trục của cơ thể theo phương thẳng đứng trùng với trục của thước dây.
- Đặt thước thăng bằng chính giữa chỏm đầu đối tượng, điều chỉnh cho
thước đúng ở vị trí nằm ngang, đọc chiều cao tại chỗ giao nhau giữa mép dưới
của thước thăng bằng và thước dây.
+ Chú ý: Số đo chiều cao lấy chính xác đến 1/10 cm.
• Cách cân trọng lượng
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Cân sức khoẻ, sử dụng cân cơ học có kim.
- Tìm chỗ có đủ ánh sáng, nền nhà phẳng.
- Đặt cân sao cho không bị kênh, đầu mặt số quay về phía có ánh sáng.
- Điều chỉnh kim về đúng vị trí số 0.
* Cách cân
- Yêu cầu đối tượng cởi bỏ giầy dép, quần áo nặng và các vật có trọng
lượng trên người.
- Đứng nhẹ nhàng lên cân hai chân đặt theo hình chữ V, mũi bàn chân
hướng về phía mặt số, không che lấp mặt số, đối tượng đứng im bình thường trên
cân, không nhún. Khi kim đồng hồ ổn định không còn dao động thì đọc kết quả.
Khi đọc kết quả mắt phải nhìn vuông góc với mặt số, không được nhìn nghiêng.
Chú ý: - Cân nặng lấy chính xác đến 1/10 kg.
- Trước mỗi lần cân phải đảm bảo kim đang ở đúng vị trí số 0.
• Cách đo vòng bụng (eo), mông (hông).
- Dụng cụ: Thước dây nhựa có vạch chia đến mm.
23
- Vị trí đo: Trên mào chậu (điểm giữa của bờ dưới xương sườn và mào
chậu) hai bên đối với đo vòng bụng, ngang mấu chuyển lớn của xương đùi hai
bên đối với đo vòng mông.

- Đo vòng bụng lần 1: Bệnh nhân đứng thẳng hai chân chụm, thầy
thuốc đứng nghiêng sang bên theo chiều vuông góc với bệnh nhân, dùng
thước dây đo ngang qua điểm giữa của bờ dưới xương sườn và mào chậu hai
bên, đảm bảo rằng thước đo ở ví trí nằm ngang, đọc số đo đến mm.
- Đo vòng mông lần 1: Tiếp sau đo vòng bụng, dùng thước dây đo
ngang qua vị trí hai mấu chuyển lớn của xương đùi hai bên đảm bảo rằng
thước đo ở vị trí nằm ngang, đọc số đo đến mm.
- Sau đó đo lặp lại vòng bụng và vòng mông lần 2.
Đo vòng bụng, mông theo qui luật:
Vòng bụng lần 1 → Vòng mông lần 1 → Vòng bụng lần 2 → Vòng
mông lần 2
Số đo của vòng bụng và vòng mông là trung bình cộng của 2 số đo lần
1 và lần 2.
• Cách lấy mạch và đo huyết áp:
Trước khi đếm mạch và đo huyết áp đối tượng cần ngồi nghỉ ngơi thoải
mái và không hút thuốc ít nhất 15 phút trước khi tiến hành.
* Đếm mạch và đo huyết áp lần 1:
- Đếm mạch quay lần 1: Trong thời gian một phút (ít nhất 30 giây), ghi
lại số lần mạch nẩy/phút, cũng cần nhận xét một số đặc điểm như nhịp đều
không ? mạch mạnh hay yếu, v.v
- Đo huyết áp cánh tay lần 1: Dùng huyết áp kế thuỷ ngân.
+ Đối tượng nằm ngửa, nới rộng quần áo, nằm im không cử động, không
nói chuyện, cách tay trái (hoặc phải) dang ra một góc khoảng 75
0
với thân mình
sao cho đoạn cánh tay nằm ngang với tim (trên thực tế có thể đo tư thế ngồi).
24
+ Dùng bao hơi huyết áp cỡ trung bình 12 x 36 (cm) quấn vừa chặt vào
đoạn 2/3 dưới xương cánh tay cách nếp gấp khuỷu 3cm, đặt loa tai nghe ở
dưới của băng huyết áp tại nếp khuỷu nơi có mạch đập (mặt trước khuỷu tay),

mắc ống nghe vào tai.
+ Khoá van xả và bơm hơi đến khi không còn bắt được mạch quay,
không nghe thấy tiếng mạch đập, bơm thêm 20 mmHg thì ngừng bơm hơi.
+ Mở khoá van hơi từ từ sao cho cột thuỷ ngân chỉ áp lực hạ xuống
dần với tốc độ 2mm/giây, tiếp tục nghe khi nghe thấy tiếng mạch đầu tiên,
cột thuỷ ngân chỉ ở vị trí nào thì đó là huyết áp tối đa (lấy chính xác đến
2/10 mm), tiếp tục xả van hơi và nghe đến khi không còn nghe thấy mạch
đập, ranh giới giữa mạch đập thay đổi và không còn nghe thấy mạch nữa là
huyết áp tối thiểu.
* Đếm mạch và đo huyết áp lại lần 2
Như vậy việc lấy mạch và huyết áp cũng tuân theo quy luật sau:
Đếm mạch quay lần 1 → Đo HA lần 1 → Đếm mạch quay lần 2 → Đo
HA lần 2
Mạch và huyết áp thu được là trung bình cộng giữa 2 lần đo.
2.2.3.3. Các chỉ số sinh học
Xét nghiệm glucose máu lúc đói (máy SureStep, máu mao mạch), sau
đó tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp đường máu và xét nghiệm lại ở thời
điểm sau 120 phút (trường hợp đường máu lúc đói = 15 mmol/L thì không
cần làm nghiệm pháp tăng đường máu).
Kỹ thuật định lượng đường huyết bằng máy SureStep
+ Bước 1: Chuẩn bị máy SureStep, que thử SureStep, kim và bút thử -
Sát trùng vùng da đầu ngón tay chuẩn bị lấy máu.
25

×