Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án lớp 4 môn TẬP ĐỌC NGƯỜI THỢ LẶN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.03 KB, 7 trang )

TẬP ĐỌC
NGƯỜI THỢ LẶN
Vũ Thanh Sơn.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: học sinh hiểu từ ngữ và cách diễn đạt: tưng tức, bò
loằng ngoằng, nặng chình chịch, tối sầm, tối như bưng, lởm chởm
như gai mít.
o Nội dung: Người thợ lặn trong các đội làm cầu với những
khó khăn, vất vả khi phải làm lại những cầu sắt bị chiến
tranh phá hoại chìm dưới sông.
- Kỹ năng: Rèn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, trôi chảy.
- Thái độ: Hiểu được vất vả của người thợ lặn, qúy trọng công
việc.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : SGK, tranh minh họa
- Học sinh : SGK, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:

Các hoạt động của thầy Các hoạt động của
trò
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ: (4’) Nghệ nhân Bát Tràng
- Yêu cầu học sinh đọc bài và TLCH
- Người nghệ nhân đã vẽ những gì trên
“Đất cao lanh”.
- Nêu giọng đọc cả bài.
- Nêu đại ý
- Chấm điểm – nhận xét.
3. Bài mới: Người thợ lặn
_ Giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ, nhiều cầu sắt lớn bị chúng ném bom


làm gãy. Hòa bình lập lại, chúng ta phải làm gì
để khôi phục những chiếc cầu đó. Các em được
tìm hiểu điđó qua bài “Người thợ lặn” – Ghi tựa
(1’)

_ 1 học sinh đọc và
TLCH
_ 1 học sinh

_ 1 học sinh
_ 1 học sinh

_ Học sinh lắng
nghe.
_ Học sinh nhắc lại.
- Hoạt động 1: Đọc mẫu.
Nắm giọng đọc toàn bài.
Tiến hành :

_ Giáo viên đọc mẫu lần 1
_ Học sinh lắng
nghe
_ 1 học sinh đọc lại
bài – lớp đọc thầm
tìm từ khó.
_ 1 học sinh đọc
chú giải
* Kết luận: Đọc như sách giáo khoa
_ Học sinh nhắc lại.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu bài kết hợp luyện

đọc (23’)

Hiểu nội dung bài, đọc đúng giọng.
Phương pháp : Thảo luận., trực quan. _ Hoạt động nhóm.
_ Anh Thịnh lặn xuống sông để làm gì? _ Xem xét cây cầu
củ bị đánh xập ra
sao, chuẩn bị cho
đội bạn kích nó lên.
Đoạn 1: “Từ đầu ….như bưng”
_ Khi mới lặn xuống sống anh Thịnh gặp những
khó khăn gì?
_ 1 học sinh đọc.
_ Phải đội cái nồi
sứa, phải htở bằng
máy hô hấp trên
cạn, ngực bị tưng
tức, đôi chân chì
nặng chình chịch.
_ Giáo viên treo trenh, gọi học sinh mô tả, chỉ
vào tranh.

_ Tối như bưng? _ Rất tối, không
nhìn thấy gì.
Ý 1: Những khó khăn khi mới lặn xuống sông.
_ Luyện đọc từ: loằng ngoằng, chình chịch. _ Học sinh phân
tích luyện đọc từ
khó.
_ Luyện đọc câu dài: “Ban đầu….dưới nước”
chú ý ngắt nhịp sau dấu phẩy.
_ Học sinh luyện

đọc câu dài 2 học
sinh đọc.
_ Luyện đọc đoạn 1 _ 4 -> 5 học sinh
đọc đoạn 1
Đoạn 2: Còn lại _ 1 học sinh đọc
_ Khi lặn xuống đáy sông anh Thịnh còn gặp
những khó khăn vất vả gì?
_ Sờ phải những
con hà bám vào s8át
gỉ lởm chởm như
gai mít và sắt như
dao, đo và đếm nhớ
kỹ các con số về
chiếc cầu.
_ Em có nhận xét gì về tinh thần làm việc của
anh Thịnh dưới đáy sông?
_ Làm việc thận
trọng, chu đáo,
không quản ngại
khó khăn vất vả.
Ý 2: Những khó khăn, vất vả của người lặn đã
vượt qua.

_ Luyện đọc từ: ngỗn ngang, sờ soạng, khoang
thuyền.
_ Học sinh phân
tích và luyện đọc từ
khó.
_ Luyện đọc câu: “Giữa hàng vạn…nhẫm tính”
ngắt nhịp ở động, đếm, đo.

_ 2 học sinh đọc
câu dài.
_ Luyện đọc đoạn 2: _ 5 – 6 học sinh đọc
đoạn 2.
* Kết Luận: Đại ý: Người thợ lặn đã phải vướt
qua khó khăn, vất vả để khôi phục lại hciếc cầu
bị hỏng đã bị chìm dưới sông.

4/ Củng cố: (4’)
_ Nêu đại ý bài _ 3 học sinh nêu
_ Nêu suy nghĩ của mình về người thợ lặn? _ 1 học sinh nêu.
5/ Dặn dò: (1’)
- Đọc bài + TLCH?SGK, thuộc đại ý.
- Chuẩn bị bài: Chiếc xe lu.
Nhận xét tiết học.



×