Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và đầu tư - 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.04 KB, 19 trang )


58

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được chấp thuận dưới hình
thức giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư được ban hành theo mẫu thống nhất của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc cấp giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai
quy trình: Đăng ký cấp giấy phép đầu tư hoặc Thẩm định cấp giấy phép đầu tư .
Đây chỉ đề cập đến những dự án thuộc diện thẩm định cấp giấy phép đầu tư .
Quy trình thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào thẩm
quyền xét duyệt dự án do Chính phủ quy định. Khác với các dự án đầu tư trong
nước, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chia làm 2 nhóm: A và B
Dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định bao gồm:
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án
BOT,BTO,BT.
- Dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai
khoáng, dầu khí, luyện kim, xi măng, hoá chất, cảng biển, sân bay, khu văn hoá,
du lịch, kinh doanh bất động sản.
- Dự án vận tải biển, hàng không.
- Dự án bưu chính, viễn thông.
- Dự án văn hoá, xuất bản, báo chí, truyền thanh, truyền hình, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, y tế.
- Dự án bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định.
- Dự án khai thác tài nguyên quý hiếm.
- Dự án thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

59

Các dự án còn lại thuộc nhóm B sẽ do 3 cơ quan quyết định là: Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp (nếu được uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và


Đầu tư), Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được Chính phủ
phân cấp.
Quy trình thực hiện thẩm định dự án được Chính phủ quy định như sau:
- Đối với dự án nhóm A:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và UBND tỉnh có liên quan
để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng tư vấn gồm đại diện có thẩm quyền của các
cơ quan có liên quan và các chuyên gia để xem xét có ý kiến trước khi trình Thủ
tướng.
Tuỳ theo tính chất quan trọng của dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng
thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
- Đối với dự án nhóm B:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh có liên
quan trước khi xem xét quyết định.
- Đối với dự án do UBND cấp tỉnh được phân cấp cấp giấy phép:
UBND cấp tỉnh tiến hành thẩm định dự án theo các nội dung đã được quy định.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành về các vấn đề thuộc
thẩm quyền của các Bộ, ngành mà chưa có quy định cụ thể.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

60

- Đối với dự án do Ban quản lý khu công nghiệp quyết định theo uỷ quyền
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ban quản lý khu công nghiệp tổ chức thẩm định và tự quyết định việc cấp giấy
phép đầu tư đối với các loại dự án sau đây:
Các doanh nghiệp chế xuất có quy mô vốn đầu tư đến 40 triệu USD.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp

có quy mô vốn đầu tư đến 5 triệu USD.
Đối với dự án đầu tư khác, trước khi ra quyết định, Ban quản lý khu công nghiệp
có trách nhiệm gửi bảng tóm tắt dự án theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lấy ý kiến của các Bộ, ngành về những vấn đề
thuộc thẩm quyền của mình mà chưa có quy định cụ thể.
Thời gian thẩm định dự án:
- Đối với dự án nhóm A:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, các Bộ, ngành và
UBND cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung
dự án thuộc phạm vi quản lý của mình. Quá thời hạn trên mà không có ý kiến
bằng văn bản thì coi như chấp thuận nội dung dự án.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, phải trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự án nhóm B:
Dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định:
Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cũng phải có ý kiến tương tự như dự án nhóm A.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

61

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định và cấp giấy phép trong thời hạn 45
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầy đủ và hợp lệ.Thời hạn quy định trên
đây không kể thời gian nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án là 20 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Dự án do UBND cấp tỉnh được Chính phủ phân cấp:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, UBND tỉnh hoàn
thành việc thẩm định cấp giấy phép. Thời hạn này không tính 15 ngày là thời
hạn chủ đầu tư dự án sửa đổi, bổ sung dự án theo yêu cầu của UBND cấp tỉnh.
Các Bộ, ngành được lấy ý kiến kể cả trường hợp bổ sung sủa đổi có trách nhiệm
trả lời bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Quá

thời hạn đó mà Bộ, ngành không có ý kiến thì coi như chấp thuận dự án.
Dự án do Ban quản lý khu công nghiệp quyết định:
Thời hạn thẩm định, cấp giấy phép là 15 ngày, không tính thời gian chủ đầu tư
sửa đổi, bổ sung dự án là 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ban quản lý
khu công nghiệp.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định.
Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm
định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông
tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp
khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung của dự án cần xem xét. Việc lựa chọn
phương pháp thẩm định phù hợp đối với từng dự án là một yếu tố quan trọng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

62

nâng cao chất lượng thẩm định. Các phương pháp thường được sử dụng đó là
phương pháp so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân
tích độ nhạy của dự án. Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh,
đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và
các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước)
cũng như các kinh nghiệm thực tế.
1.2.4.2. Lựa chọn đối tác.
Đối tác là một khía cạnh quan trọng trong dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Việc lựa chọn đối tác không chỉ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của dự án
mà còn là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định. Đối tác là người
nước ngoài ở nhiều khu vực, nhiều nước khác nhau trên thế giới nên việc tìm
hiểu về đối tác và luật lệ của họ không phải dễ dàng. Dự án đầu tư có thể giới
thiệu cho nhiều đối tác khác nhau nhằm lựa chọn được nhà đầu tư thích hợp

nhất, có đủ tư cách pháp lý, năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án.
Việc tìm hiểu các thông tin nói trên về đối tác nước ngoài có thể thông qua cơ
quan đại diện ngoại giao, thương mại kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài, các
ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn đầu tư trong và ngoài nước.
1.2.4.3. Môi trường pháp luật.
Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hướng và ảnh hưởng đến công tác
thẩm định. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được quy định cụ thể và gần đây đã được bổ sung
sửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay. Những tiến
bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

63

hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của công tác thẩm định cũng như việc ra
quyết định đầu tư. Một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang áp dụng hiện nay là:
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000.
- Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15//8/1998 của Chính phủ về Ban hành
quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao, Hợp đồng
xây dựng- chuyển giao- kinh doanh, Hợp đồng xây dựng- chuyển giao áp dụng
cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày
27/01/1999 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 62/1998/NĐ-CP.
- Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 13/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về một số
biện pháp khuyến khích đầu tư và bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam.
1.2.4.4. Thông tin.
Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong công
tác thẩm định. Thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở cho việc thẩm định đạt kết
quả cao. Ngược lại thông tin không đầy đủ và phiến diện sẽ dẫn đến những quyết
định sai lầm về tính khả thi của dự án, từ đó có thể đưa đến những quyết định
đầu tư sai lầm. Đặc biệt đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tác là
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

64

người nước ngoài ở nhiều khu vực khác nhau nên việc tìm hiểu, thu thập thông
tin chính xác về họ lại càng trở nên cần thiết. Các thông tin cần thiết cho việc
thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm cả các thông tin về đối
tác trong nước cũng như nước ngoài. Đối với bên Việt Nam cần tìm hiều các
thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh
như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinh doanh, khả năng tài chính trong tham
gia liên doanh…Đối với bên nước ngoài, các thông tin không thể thiếu được là
tư cách pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử phát triển, uy tín, vị thế của đối tác
trong kinh doanh, đạo đức doanh nghiệp, công nghệ áp dụng vào Việt
Nam…Ngoài ra cũng cần có những thông tin chính xác liên quan đến các chính
sách mới, các quan đIểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.
Để có được nguồn thông tin có chất lượng thì phương pháp thu thập, xử lý, lưu
trữ thông tin cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy bên cạnh việc
phối hợp giữa các Nhà nước, cơ quan, công ty để thu được những thông tin từ
nhiều nguồn và nhiều chiều, vấn đề xử lý, phân tích và lưu ttữ thông tin cũng
cần được cân nhắc kỹ lưỡng và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động
này.
1.2.4.5. Quy trình thực hiện thẩm định .
Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các

công việc thẩm định. Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu
đặt ra trong công tác thẩm định. Để thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình
thẩm định hợp lý, khoa học. Cơ sở hình thành quy trình thẩm định dự án là
nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

65

. Phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môi
trường…
. Đề xuất và kiến nghị với nhà nước chấp nhận hay không chấp nhận dự án, nếu
chấp nhận thì với những điều kiện nào.
Việc thứ nhất chủ yếu là công việc xem xét, đánh giá chuyên môn của các
chuyên gia. Việc thứ hai là của các nhà quản lý: lựa chọn phương án và điều
kiện phù hợp nhất. Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo
được các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp các ngành, các
địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự
án; đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép
phân tích đánh giá sâu sắc các căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên
môn; bên cạnh đó còn đơn giản hoá được công tác tổ chức thẩm định mà vẫn
nâng cao được chất lượng thẩm định.
1.2.4.6. Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các chủ trương chính sách của nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định. Đó là: Phân cấp thẩm định và
ra quyết định đầu tư; các ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư ; các định hướng
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong
việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ. Các quy định này không chỉ tạo ra
một hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định mà còn tác động trực tiếp đến
việc thực thi các dự án sau này. Việc xây dựng một hệ thống quản lý gọn nhẹ sẽ
góp.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

66

chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức
chuẩn mực khác nhau.
Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và
tư cách đạo đức nghề nghiệp. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi
người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có
của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt
phải có một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vô tư trong sáng, biết đặt lợi ích của
công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của mình
để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra
quyết định đầu tư.
1.2.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong phân tích, đánh giá dự án.
Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các
chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng có những
vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Việc sử dụng các chỉ tiêu
kinh tế-kỹ thuật cần thiết phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xây dựng
tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đó. Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc
nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết,
trước hết là các chỉ tiêu về tài chính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như:
tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn, hệ
số bảo đảm trả nợ, suất đầu tư hoặc suất chi phí cho các loại công trình, hạng
mục công trình… Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú ý đối với các
cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp như các bộ và từng địa phương.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

67


Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.1.Khái quát chung các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua.
2.1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư .
Kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đến hết tháng 12/2000, đã có 3265
dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký đạt
khoảng 38,6 tỷ USD, trong đó thời kỳ 1988-1990 có 219 dự án với số vốn đăng
ký đạt 1,6 tỷ USD; thời kỳ 1991-1995 có 1398 dự án với số vốn đăng ký đạt
16,24 tỷ USD; thời kỳ 1996-2000 có 1648 dự án với số vốn đăng ký đạt 20,8 tỷ
USD.Tính chung từ năm 1988 đến nay đã có trên 500 dự án đầu tư nước ngoài
tăng vốn với quy mô vốn tăng thêm đạt khoảng 6 tỷ USD, nâng tổng vốn cấp
mới và đăng ký bổ sung từ năm 1988 đến nay đạt khoảng 44,6,tỷ USD. Trừ các
dự án hết hạn, giải thể trước thời hạn và cộng thêm khoảng 40 dự án được tách
ra từ các dự án đã cấp phép, hiện còn 2628 dự án hiệu lực, với số vốn đăng ký
đạt 36,3 tỷ USD.
Đánh giá riêng về số dự án được cấp giấy phép đầu tư thời kỳ 1996-2000, mặc
dù tăng 15,7% về số dự án và 27,6% về vốn đăng ký so với thời kỳ 1991-1995,
nhưng do một số hạn chế của môi trường kinh doanh trong nước cùng ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và do sự cạnh tranh giữa các nước về
thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt nên nhịp tăng vốn đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 1999 liên tục giảm sút. So
với năm trước, vốn đăng ký cấp mới năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%,
năm 1999 giảm 59%. Đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phục hồi trong năm 2000
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

68

(so với năm 1999, số dự án tăng 11% và số vốn đăng ký tăng 25,8%), nhưng còn
chưa vững chắc. Vốn cấp mới của năm 2000 chỉ bằng 23% của năm cao nhất là
năm 1996.

2.1.2. Tình hình thực hiện dự án:
Tình hình thực hiện vốn đầu tư :
Với tổng vốn FDI thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt khoảng 20 tỷ USD, trong
đó vốn bên ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 17,7 tỷ USD,
chiếm gần 90% tổng vốn thực hiện. Các dự án FDI đã bổ sung nguồn vốn quan
trọng cho đầu tư phát triển. Vốn thực hiện thời kỳ 1988-1990 không đáng kể,
khoảng 0,2 tỷ USD; vốn thực hiện thời kỳ 1991-1995 khoảng 7,15 tỷ USD gồm
phần vốn góp của bên Việt Nam trên 1 tỷ USD (chủ yếu là giá trị quyền sử dụng
đất) và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD. Thời kỳ 1996-2000, vốn
thực hiện đạt 12,8 tỷ USD, gần bằng dự kiến kế hoạch đặt ra (13 tỷ USD) mặc
dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vựcvà tăng 80% so với 5
năm trước. Tuy nhiên so với năm trước, vốn thực hiện năm 1998 giảm 40%, năm
1999 giảm 19% và năm 2000 cũng chỉ tăng 2%. Điều đó có ảnh hưởng đến
nguồn vốn đầu tư xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại và những năm
sau.
Các dự án FDI chủ yếu vay nước ngoài hoặc vay từ công ty mẹ của bên nước
ngoài do nguồn vốn tín dụng trong nước còn hạn chế. Tỷ trọng vốn vay nước
ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng dần trong những năm
gần đây, từ mức 39,5% năm 1996 lên 43,2% năm 1998 và 56,5% trong năm
2000 và chiều hướng tăng này còn có khả năng tiếp tục trong thời gian tới.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

69

Triển khai dự án :
Tính đến hết năm 2000, trong số 2628 dự án đầu tư còn có hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký trên 36,3 tỷ USD có :
- 1292 dự án (chiếm 49% Tổng số dự án còn hiệu lực) đã sản xuất có doanh thu;
trong đó giai đoạn 1991-1995 có 473 dự án với vốn đăng ký là 5 tỷ USD; giai
đoạn 1996-2000 có 819 dự án với vốn đăng ký là 14,09 tỷ USD, tăng 73% so với

giai đoạn 1991-1995. Riêng năm 2000 đã có 126 dự án với vốn đăng ký khoảng
1,7 tỷ USD hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào sản xuất kinh doanh.
Kể từ khi thi hành Luật đầu tư nước ngoài tới nay, các dự án trên đã đạt tổng
doanh thu gần 26 tỷ USD (không kể dầu khí), trong đó năm 2000 đạt 6,5 tỷ
USD, xuất khẩu 11,8 tỷ USD, nộp ngân sách gần 1,8 tỷ USD và hiện chiếm tới
13,3% GDP cả nước. Nhờ có những quyết sách kịp thời của Chính phủ, của các
bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã khắc phục khó khăn vượt
qua khủng hoảng; các chỉ tiêu doanh thu, xuất khẩu tăng bình quân trên 20% và
không chỉ ngăn được việc dãn lao động mà còn tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Có 833 dự án (chiếm 32% số dự án còn hiệu lực) với số vốn đăng ký khoảng
11,6 tỷ USD đang trong quá trình xây dựng cơ bản, dự kiến sẽ đi vào hoạt động
trong các năm 2001 và 2002.
Điều chỉnh giấy phép đầu tư :
Trong quá trình triển khai, hầu hết các dự án FDI đều xin điều chỉnh giấy phép
đầu tư với các nội dung như điều chỉnh mục tiêu dự án, tăng vốn, thay đổi đối
tác, thay đổi chế độ ưu đãi…trong đó việc điều chỉnh tăng vốn pháp định, vốn
đầu tư để mở rộng sản xuất là phổ biến.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

70

Tính đến nay đã có trên 500 dự án với 1130 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu
tư với tổng số vốn tăng thêm khoảng 6 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đăng ký
của các dự án còn hiệu lực. Đây là xu hướng tích cực vì chất lượng nguồn vốn
này cao hơn và thực hiện nhanh hơn nhiều so với vốn đầu tư cấp mới, do các
doanh nghiệp sau khi triển khai dự án thành công mới xin phép đầu tư tăng công
suất, mở rộng nhà máy. Nhiều doanh nghiệp sử dụng chính lợi nhuận thu được
tại Việt Nam để tái đầu tư. Nhiều dự án số vốn điều chỉnh tăng thêm lớn hơn cả
số vốn đăng ký ban đầu hoặc điều chỉnh tăng vốn đầu tư nhiêù lần.
Rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn:

Tính đến hết năm 2000 đã có 32 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng
ký gần 300 triệu USD, vốn thực tế đã thực hiện là 264 triệu USD. Các dự án kết
thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như
trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng thuỷ sản…
Có 642 dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký khoảng 8 tỷ USD và
số vốn đã thực hiện được là 2,1 tỷ USD; trong đó thời kỳ 1996-2000 có 406 dự
án giải thể và vốn đăng ký là 6,56 tỷ USD, tăng 69% về số dự án và băng 4,3 lần
vốn giải thể so với 5 năm trước. Trong thời kỳ 1996-2000, các dự án giải thể tập
trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 50% số dự án giải
thể), nhưng số vốn đăng ký bị giải thể lại tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Đồng
thời, trong các dự án giải thể, tỷ lệ lớn nhất là các liên doanh chiếm 70% về dự
án và 68% về vốn giải thể, trong khi tỷ lệ này ở các dự án 100% vốn nước ngoài
chỉ chiếm 21% và ở các hợp doanh chỉ chiếm 9%.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

71

Nguyên nhân dự án giải thể thời kỳ này tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế khu vực, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều
mặt kém thuận lợi, do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư
nước ngoài trong một số lĩnh vực, ở đó nhấn mạnh mục tiêu hướng về xuất khẩu
thay vì thay thế nhập khẩu, thay đổi chính sách thuế, tăng yêu cầu nội địa hóa…
làm cho dự án hoạt động khó khăn hơn; nhưng mặt khác còn do phần lớn các dự
án giải thể thời kỳ này đã được cấp giấy phép từ năm 1995 trở về trước, trong
đó có những dự án ngay trong quá trình thẩm định tuy đã có những ý kiến phân
vân về tính khả thi nhưng vẫn được cấp giấy phép đầu tư do những lý do khác
nhau.
2.1.3. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư .
Hình thức doanh nghiệp liên doanh:
Với 1035 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký khoảng 21,5 tỷ USD, doanh nghiệp

liên doanh là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu, chiếm 40% số dự án và 59%
vốn đầu tư.
Đến hết năm 2000, số vốn đã thực hiện của các doanh nghiệp liên doanh đạt
hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra hơn 140.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút
đầu tư của nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực
kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất,
lắp ráp ôtô, xe máy, đIện tử …đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh
nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam
bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, cung cấp nhiều sản
phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

72

bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên
doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu công nghệ mới, kiến
thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Với 1459 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký 10,7 tỷ USD, hình thức doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài tuy chiếm 55,5% số dự án nhưng số vốn đăng ký
chỉ chiếm 29,4%. Đầu tư theo hình thức này có chiều hướng gia tăng. Một mặt
do những năm gần đây ta chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài chủ động
lựa chọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư, cho doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh ; mặt khác còn do thời
gian qua ta phát triển mạnh các khu công nghiệp mà ở đó hình thức đầu tư nước
ngoài chủ yêú là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng về
vốn đăng ký của hình thức này vẫn nhỏ hơn nhiều so với hình thức liên doanh.
Quy mô vốn bình quân của mỗi dự án cũng nhỏ hơn, chỉ khoảng 7,3 triệu USD.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày

dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến và số vốn đã thực hiện đến hết năm
2000 đạt 5,3 tỷ USD, tạo ra 200000 việc làm. Nhìn chung tốc độ triển khai thực
hiện dự án của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh hơn các doanh
nghiệp liên doanh. Tỷ lệ các dự án bị thất bại nhiều hơn so với các hình thức đầu
tư khác.
Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

73

Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm
dò, khai thác dầu khí; các dự án liên lạc điện thoại nội hạt, viễn thông, in ấn và
phát hành báo chí. Tính đến hết năm 2000, có 130 dự án theo hình thức Hợp
đồng hợp tác kinh doanh còn hoạt động, tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD (chiếm 5%
số dự án đang hoạt động và 10,5% vốn đầu tư ). Hình thức đầu tư này đã góp
phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá ngành dầu khí, ngành bưu chính
viễn thông Việt Nam, đồng thời đã tạo cho Việt Nam tiến hành thăm dò đánh giá
trên diện tích rộng nguồn tài nguyên dầu khí.
Hình thức hợp đồng BOT:
Tính đến nay, đã thu hút được 5 dự án đầu tư theo hình thức BOT. Đó là: dự án
nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Thủ Đức ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án
nhà máy nước Bình An, dự án cấp nước sach Sài Gòn II ở thành phố Hồ Chí
Minh, dự án nhà máy điện Warsila Bà Rịa-Vũng Tàu, dự án cảng quốc tế Bến
Bình-Sao Mai (Vũng Tàu).
2.1.4. Đầu tư nươc ngoài theo ngành, lĩnh vực.
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nếu trong những
năm đầu, ngoài dầu khí, vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào lĩnh vực xây
dựng khách sạn, văn phòng cho thuê… thì những năm 1996-2000 nguồn vốn này
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề được

điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết
cấu hạ tầng, chế biến, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

74

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp và
xây dựng với số vốn đăng ký tính đến cuối năm 2000 đạt 20,8 tỷ USD; trong
thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỷ trọng
vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên, từ 41,5%
giai đoạn 1988-1990 lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 55,8% giai đoạn 1996-
2000. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỷ lệ cao nhất so với các lĩnh
vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kỳ 1988-1990 lên 56% thời kỳ 1991-
1995 và 73% thời kỳ 1996-2000.
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tính đến cuối năm 2000 đạt 16,3 tỷ
USD nhưng cơ cấu có sự dịch chuyển rõ rệt. Đầu tư nước ngoài về khách sạn du
lịch, dịch vụ, văn phòng cho thuê giảm mạnh, trong khi các dự án xây dựng hạ
tầng kinh tế kỹ thuật như bưu chính viễn thông, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ kỹ
thuật, giáo dục, y tế tăng mạnh (gấp 2,4 lần 5 năm trước).
2.1.5. Đầu tư nước ngoài theo đối tác đầu tư.
Đến nay, đã có 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Trong tổng số vốn FDI cấp mới thì các nước khu vực Châu á chiếm
63,2%; Châu Âu chiếm 20,4%; Châu Mỹ chiếm 13,4%.
Các đối tác Đông á gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là các nhà đầu tư lớn
nhất (chỉ đứng sau Singapore) vào Việt Nam. Tổng vốn đăng ký của 3 đối tác
này chiếm 30,5%. Trong đó Nhật Bản đứng thứ 3 trong các quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan đứng thứ 2 và Hàn Quốc đứng thứ 4.
Địa bàn đầu tư của các đối tác Đông á chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng và hai tỉnh Đông Nai, Bình Dương.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


75

Nhật Bản là nước đầu tư vào Việt Nam có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cao so với
các nước. Dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam nhìn chung hoạt động tốt,
quy mô bình quân vốn lớn và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
Hạn chế trong đầu tư của Nhật Bản là khả năng chuyển giao công nghệ còn thấp
và quy mô đầu tư vào Việt Nam thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các nước khác
trong khu vực.
Đài Loan đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, gia công chế biến hàng
xuất khẩu, xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê. Các dự án của Hàn Quốc đầu
tư vào Việt Nam phần lớn trong ngành công nghiệp. Có thể nói, cho đến nay hầu
hết các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đều đã có mặt ở Việt Nam. Các dự án
đầu tư tập chung chủ yếu và 3 tỉnh, thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội và Đồng Nai.
Đầu tư nươc ngoài từ các nước ASEAN chiếm vị trí quan trọng. Hiện đã có 7
nước ASEAN có 440 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 8,45 tỷ
USD, chiếm 22% tổng vốn đăng ký.Tuy nhiên , từ sau khủng hoảng kinh tế khu
vực đến nay, đầu tư nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam giảm sút nghiêm
trọng. Chỉ còn một số dự án quy mô nhỏ từ Singapore, Malaixia, Thái Lan, các
nước còn lại hầu như không có. Đầu tư nước ngoài của ASEAN có mặt ở hầu
khắp các địa phương, nhưng tập trung chủ yếu vào một số tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc.
Các nước châu Âu có 472 dự án đã được cấp phép tại Việt Nam với tổng vốn
đăng ký gần 7,9 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Các dự án của châu Âu thường có quy mô đầu tư lớn, cao hơn 50% so với
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

76


các đối tác châu á và cao hơn 20% so với các đối tác châu Mỹ. Các đối tác châu
Âu thường đưa vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu
chuẩn quốc tế nhưng số lượng lao động được sử dụng không nhiều. Các đối tác
châu Âu tập trung vốn đầu tư vào các ngành khai thác, chế biến dầu khí, viễn
thông, công nghiệp dược, cơ khí chế tạo, trong đó riêng hai lĩnh vực dầu khí và
viễn thông đã chiếm tới 42% tổng vốn đầu tư của các công ty châu Âu. Lĩnh vực
nông lâm nghiệp cũng được các nhà đầu tư châu Âu quan tâm. Những dự án lớn
đã góp phần tạo thu nhập và việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông
nghiệp, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương Việt Nam theo hướng công
nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.
Các nhà đầu tư châu Mỹ chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh
vực dịch vụ. Quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án tương đối lớn so với
các đối tác châu á.
Việt kiều từ 13 nước khác nhau cũng đã đầu tư về Việt Nam 63 dự án . Quy mô
vốn đầu tư thường nhỏ, tính chất đơn giản, nặng về dịch vụ và gia công, chế
biến, phản ánh tương đối chính xác về khả năng quản lý cũng như năng lực tài
chính của Việt kiều. Các dự án Việt kiều đầu tư tại 11 địa phương nhưng chủ
yếu vốn tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hoà với các lĩnh vực
chính là công nghiệp, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp.
Nhìn chung, đầu tư nước ngoài trong hơn 12 năm qua đã đáp ứng về cơ bản
những mục tiêu đặt ra, tạo dựng những cơ sở ban đầu quan trọng cho sự nghiệp
mới mẻ và khó khăn này, đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc
đổi mới.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×