Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài giảng môn học công tác kỹ sư - Chương 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.8 KB, 13 trang )

44

CHƯƠNG V
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

II. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN KHI ĐI THỰC TẬP.
1. Chuẩn bò của sinh viên trước khi đi thực tập.
2. Thời gian lưu lại trong xí nghiệp.
a. Khuôn khổ của sinh viên trong nhà máy.
b. Cách tiến hành thực tập của sinh viên tại xí nghiệp.
c. Các phương tiện làm việc của sinh viên.
- Tài liệu sinh viên cần sử dụng.
- Thiết bò văn phòng và thông tin sinh viên có thề sử dụng.
- Các buổi thảo luận của sinh viên với cán bộ nhà máy.
- Tham dự của sinh viên vào các buổi họp của nhà máy.

III. CÁCH THIẾT LẬP HỒ SƠ VÀ SOẠN THẢO BÁO CÁO.
1. Sự cần thiết của báo cáo thực tập.
2. Cách hình thành các hồ sơ chuẩn bò cho bài báo cáo.
3. Nội dung của bài báo cáo.

IV. CHUẨN BỊ TRÌNH BÀY, VÀ BẢO VỆ BÁO CÁO THỰC TẬP.
1. Chuẩn bò trình bày.
2. Phần trình bày trước hội đồng.
3. Bảo vệ trước hội đồng.

V. THỰC HIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.
1. Luận án là công trình có giá trò kỹ thuật đầu tiên của người kỹ sư.
2. Trách nhiệm của sinh viên khi thực hiện luận văn tốt nghiệp.


3. Chuẩn bò và bảo vệ luận án tốt nghiệp.











45


CHƯƠNG V
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

I. Đặt vấn đề.
Ngày nay, thực tập của sinh viên tại xí nghiệp được coi như là một phần
của toàn bộ sự nghiệp đào tạo, nó cho phép sinh viên tự trắc nghiệm mình
bằng cách đại lượng thật, bằng sự đo lường năng lực và khả năng của mình,
so với những khả năng mà xí nghiệp yêu cầu. Thời gian thực tập này giúp
cho sinh viên hiểu biết và bắt đầu gắn bó với xí nghiệp, nhận thức được vai
trò cá nhân của mỗi cán bộ đối với xí nghiệp và sự cần thiết phải đặt lợi ích
của xí nghiệp lên trên và vì mục đích chung của tập thể.
II. Nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tập.
1. Chuẩn bò của sinh viên trước khi đi thực tập.
- Nghiên cứu các thông tin về xí nghiệp và tình hình hoạt động của xí
nghiệp.

- Xác đònh nhiệm vụ của mình phải thực hiện trong thời gian thực tập
tại xí nghiệp.
2. Thời gian lưu lại trong xí nghiệp.
- Hội nhập vào môi trường công nghiệp: tìm hiểu và hoà minh vào hoạt
động của xí nghiệp.
- Thực hiện nhiệm vụ do giáo viên và cán bộ hướng dẫn giao.
a) Khuôn khổ của sinh viên tại nhà máy
- Xí nghiệp tiếp nhận sinh viên và giao cho một người hướng dẫn, họ là
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật hay chuyên viên cao cấp; Họ giúp cho sinh viên
hội nhập dễ dàng vào xí nghiệp, xác đònh nhiệm vụ và những nét lớn về
trách nhiệm phải thực hiện, Họ cung cấp những thông tin về đặc tính khoa
học kỹ thuật, theo dõi và đánh giá công việc của sinh viên.
- Bộ môn sẽ cử một giáo viên thường xuyên theo dõi sinh viên thực tập
ở xí nghiệp. Việc tham quan thực tập này không những cho phép sinh
viên tăng cường mối liên hệ với xí nghiệp, mà nó còn tạo ra sự đánh giá
các thành tích đầu tiên và khả năng hội nhập của sinh viên vào xí nghiệp.
- Trong trường hợp gặp các khó khăn về phương pháp luận, kỹ thuật,
điều kiện vật chất v.v… sinh viên có thể đề nghò các buổi gặp gỡ với
giáo viên hướng dẫn để tìm ra sự giúp đỡ cần thiết. Các buổi gặp gỡ này
có thể có những mục tiêu khác nhau và liên quan đến đề tài được giao:
+ Nếu đề tài quá rộng, cần phải giới hạn nó.
+ Nếu đề tài quá mơ hồ, cần phải xác đònh cụ thể chính xác.
+ Nếu sự tiến triển chậm cần có kế hoạch nhanh chóng bổ sung
tức thời
sinh viên phải báo cáo lại và xin ý kiến của cán bộ nhà máy và
giáo viên hướng dẫn:
+ Cách thức mà anh ta sẽ thực hiện.
+ Những phương tiện mà anh ta cần sử dụng.
46
+ Các khó khăn gặp phải.

+ Cần phải giúp đỡ thêm vấn đề gì?
+ Anh ta đã thực hiện được phần nào, cái nào cần phải bổ sung.
+ Cần giải thích những kết quả nhận được và việc khai thác chúng ra
sao?
+ Những thông tin đạt được có ý nghóa gì? Đã đạt được yêu cầu đặt ra
chưa?
+ Các phương tiện vật chất liên quan đến việc trình bày và giới thiệu các
tài liệu, tư liệu thu thập được ra sao?
+ Kế hoạch sẽ báo cáo ra sao? …
+ Có thể đề nghò thầy gợi ý đề tài luận án tốt nghiệp (nếu là đợt thực tập
tốt nghiệp) để tìm hiểu thêm tại nhà máy.
b) Cách tiến hành thực tập của sinh viên tại xí nghiệp
Nó thay đổi tùy theo vào mục tiêu đợt thực tập và theo tính chất công
việc được giao. Tuy nhiên ta có thể thực hiện theo các bước:
- Phân tích nhiệm vụ và bối cảnh của đợt thực tập
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
- Tìm hiểu sơ đồ tổ chức và trình độ năng lực bậc thợ của xí nghiệp
- Tìm hiểu các mối quan hệ và tầm hoạt động của xí nghiệp
- Tìm hiểu sản phẩm của xí nghiệp
- Tìm hiểu các thiết bò của xí nghiệp
- Lập kế hoạch, phương pháp và lòch trình thực hiện theo nhiệm vụ được
giao
- Tiến hành nghiên và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề: Tìm hiểu
các thiết bò, các bản vẽ, sơ đồ …;
- Tham gia vận hành các thiết bò, tiến hành sửa chữa thay thế, bảo trì các
thiết bò.
- Tiến hành thực hiện các thí nghiệm( nếu đó đề tài nghiên cứu ).từ đó
phân tích ,ø giải thích và đánh giá các kết quả đạt được.
- Tập sự làm cán bộ kỹ thuật
- Tiến hành ghi nhật ký thực tập đều đặn

• Kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động xem có đạt được như các mục
tiêu của đợt thực tập đề ra hay không?
c) Các phương tiện làm việc của sinh viên.
Một số phương tiện sẽ giúp cho sinh viên hoàn thành công việc: do vậy
sinh viên cần thiết phải thích ứng để giải quyết các vấn đề. Thực vậy, sự hợp
thức hóa các kết quả phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng của các phương tiện,
công cụ và phương pháp được sử dụng.
- Tài liệu:
Cần chú ý đến việc ghi chép các phần tham khảo chính xác từ tất cả tài
liệu được sử dụng. Chúng giúp cho việc soạn thảo thư mục và các ghi chú.
Tài liệu đó bao gồm: các tác phẩm, tạp chí, tài liệu kỹ thuật (bản vẽ, sơ đồ,
lý lòch máy…), tài liệu nghe nhìn ở một thư viện, một trung tâm tư liệu hay ở
phòng kỹ thuật của xí nghiệp.
- Thiết bò văn phòng và thông tin:
47
Sinh viên thực tập cần được sử dụng các thiết bò của xí nghiệp, họ cần
phải nhanh chóng thích nghi (Ví dụ: điện thoại, máy fax, máy tính, máy in,
máy scanner…)
- Các buổi thảo luận:
Sinh viên phải tạo được các buổi thảo luận với các cán bộ kỹ thuật của
nhà máy để thực hiện dự án của mình.
+ Chuẩn bò buổi thảo luận, bằng cách thiết lập hướng đi của buổi thảo
luận theo đề tài hoặc vấn đề mình cần quan tâm
+ Cần biết rõ khả năng và phẩm chất của người đối thoại (cán
bộ,chuyên gia, các lónh vực mình quan tâm), nội dung của các câu
hỏi và trả lời.
+ Phân tích buổi thảo luận và ghi lại các ý kiến cần thiết ngay khi
buổi thảo luận kết thúc (đừng quá ỷ vào trí nhớ của mình).
- Tham dự vào các buổi họp của nhà máy:
Trong thời gian thực tập ở nhà máy nếu nhà máy có các cuộc họp bất

thường hay đònh kỳ sinh viên cần phải tham dự.
+ Ghi chép đầy đủ các vấn đề trong quá trình họp của nhà máy.
+ Phân tích ngay nội dung khi buổi họp kết thúc.
III. Cách thiết lập hồ sơ và soạn thảo báo cáo thực tập.
1. Sự cần thiết của báo cáo thực tập.
Báo cáo là tiền đề đònh hướng trước khi vào nghề nghiệp. Nó cho
phép sinh viên chứng tỏ rằng mình biết theo sát nhiệm vụ mà xí nghiệp
giao phó cho mình. Các sinh viên có hoàn thành nhiệm vụ không? Hoàn
thành toàn bộ hay chỉ một phần? Trong trường hợp nếu chỉ hoàn thành
một phần thì vì sao? Chỉ rõ nguyên nhân.
- Báo cáo này có mục đích và những yêu cầu khác nhau:
+ Giáo viên của bộ môn mong muốn đánh giá các phần giảng dạy
lý thuyết và thực hành của mình thông qua việc ứng dụng của sinh
viên trong đợt thực tập tại xí nghiệp.
+ Xí nghiệp sẽ nghiên cứu sử dụng các kết quả mà trong quá trình
thực tập sinh viên đã giải quyết từ các câu hỏi và yêu cầu của xí
nghiệp đã đặt ra từ trước cho sinh viên.
+ Các khoá tiếp theo sau sẽ tham khảo, các báo cáo này nhằm tìm
kiếm ở đó một số tư liệu cần thiết phục vụ cho các nghiên cứu của
mình.
- Báo cáo được đánh giá dựa trên các mục tiêu đưa ra theo lónh vực
nghề nghiệp, bản báo cáo phải là một tư liệu bổ ích và có thể sử dụng
một cách dễ dàng; nó cụ thể hoá công việc đã làm được trong 8 đến 10
tuần lễ bao gồm nhiều nhiệm vụ được giao.
Điều đáng nói là sự cần thiết đối với mỗi sinh viên: phải tự tổ chức và
thiết lập một lòch trình làm việc cho cá nhân nghiêm túc. Nó không cho
phép dùng các kỹ xảo để soạn thảo một báo cáo thực tập, mà báo cáo
chính là kết quả những xử lý tốt các số liệu, tư liệu đã thu thập trong quá
trình thực tập tại xí nghiệp. …
48

Trong thực tế, báo cáo phụ thuộc vào sự hoạt động của từng sinh viên
tạo ra nó; bởi vì các kỹ sư hay kỹ thuật viên, là những người hướng dẫn
không phải luôn luôn có nhiều thời gian để hướng dẫn sinh viên trong các
lónh vực kỹ thuật, khoa học và quan tâm về tất cả những chi tiết cụ thể.
- Thời gian đóng góp trao đổi trong buổi bảo vệ làm cho những điều
hiểu sai những lời chú dẫn không đúng, sự tham khảo các tài liệu thực
hiện không nghiêm túc các quan sát hời hợt bên ngoài sẽ được chỉ ra và
phê phán.
- Những điều suy nghó tiếp theo sau đó sẽ giúp mỗi sinh viên ý thức
được những vấn đề được đặt ra và khuyến khích họ tìm được một phương
pháp nghiên cứu nghiêm túc và có hiệu quả hợn …


2. Cách hình thành các hồ sơ chuẩn bò cho bài báo cáo.
Sinh viên là người chòu trách nhiệm với bài báo cáo và cung cấp suy
nghó của mình trong báo cáo.
Mối quan hệ có tính sư phạm được tìm thấy theo chiều ngược lại: từ
người tiếp thu, sinh viên trở thành người phát thông tin.
- Sau tuần đầu thực tập, cần tổ chức một cách rõ ràng công việc và ghi
chép thông tin. Việc ghi chép từ ngày này sang ngày khác sẽ tạo nên
một bản ghi nhớ có giá trò và là tư liệu của bài báo cáo (Nhật Ký thực
tập).
- Cách thức: chỉ sử dụng một mặt của tờ giấy cho một ý tưởng, một sự
kiện hay một sự quan sát, các tờ giấy thường dùng có cùng một khổ
giấy. Như thế, những ghi chú và các tham khảo có thể được dễ dàng tập
hợp lại, phân loại và phân phối theo đề tài. Sau đó chúng sẽ được xếp
trong các bìa cứng thành các hồ sơ con và đặt trong một hồ sơ lớn, nó sẽ
giúp dễ dàng soạn thảo báo cáo vào cuối đợt thực tập.
Phương pháp này này có nhiều thuận lợi :
-Nó cho phép làm biên bản về sư tiến triển hay chậm trễ của công việc

mà mình đang theo dõi.
- Nó tạo khả năng cấu trúc và soạn thảo một phần hay phần phụ của
báo cáo sau khi hồ sơ được hoàn tất.
- Từ cacù hồ sơ con, ta có thể biết nên tập trung thời gian và tâm trí vào
vấn đề còn bỏ dở chưa giải đáp xong:
+ Còn những khó khăn gì? Về phần nào?
+ Làm thế nào giải quyết chúng?
+ Sử dụng những phương tiện nào?
+ Sẽ gặp ai trao đổi thêm?
+ Thời gian cần thiết để hoàn thành?
3. Nội dung bài báo cáo.
Sinh viên phải nộp đúng hạn bài báo cáo sau đợt thực tập. Không có một
bài mẫu nào cả, bài báo cáo tốt nhất là bài báo cáo được trình bày rõ ràng
,đầy đủ, theo các tiêu chí sau :
49
- Nội dung của của báo cáo là những chất liệu góp nhặt trong suốt quá
trình thực tập theo nhiệm vụ đề tài được giao từ đầu đợt thực tập.
- Những đề xướng của sinh viên trong quá trình thực tập được người
hướng dẫn đồng ý.
Để việc đọc và tham khảo văn bản được thuận lợi, người soạn thảo báo
cáo cần tuân thủ các quy đònh chung; khi soạn thảo luôn cần phải suy nghó
đến đọc giả, đọc giả chăm chú nghiên cứu nhưng cũng hay khắt khe và thiếu
lòng khoan dung.
Bản báo cáo cần theo bố cục sau:
- Phải hợp lý và cân đối: phân chia một cách chính xác theo những mục
tiêu xác đònh. Đừng tăng thêm nhiều phần có khả năng lập lại các ý tưởng
hay đưa các suy luận làm loãng đi mục tiêu.
- Phải có tính đồng nhất: tập trung vào nhiệm vụ được giao, tránh lạc đề.
Thường mọi bài báo cáo thực tập bao gồm :
- Mục lục

- Lời nói đầu
- Giới thiệu (dẫn nhập)
- Thân bài báo cáo được chia nhỏ làm nhiều chương, phần theo các kết
quả đạt được
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo
- Phần phụ lục.
- Có thể có hoặc không có phần hồ sơ hình ảnh minh họa.
a) Mục lục tóm tắt
Đó là phần cấu trúc của bố cục chỉ ra tên tựa các phần, các chương,
mục, đoạn … có đánh số trang chính xác để theo dõi. Mục lục được đặt
đầu các báo cáo, nó cho phép độc giả tham khảo nó để tìm ra từ đó
những thông tin mà họ cần nghiên cứu. Để đánh số các phần, nên sử dụng
thống nhất một qui đònh trong bài báo cáo để tránh nhầm lẫn.
b) Lời nói đầu
Đó là những giới thiệu tổng quan về công việc: bạn sẽ chứng minh rằng
bạn có khả năng nắm vững vấn đề mình đặt ra và giải quyết.
Bạn sẽ trình bày đề tài bằng cách xác đònh các giới hạn một cách chính
xác; Như vậy bạn đã loại trừ từ ban đầu những gì không cần thiết. Cần
nhấn mạnh những hạn chế của các kết quả nhận được, ghi nhận các thuận
lợi, khó khăn, các mối quan hệ hợp tác hay các may mắn gặp phải trong
quá trình thực hiện. Cuối cùng, thêm vào lời cám ơn những ai đã giúp đỡ
bạn trong quá trình thực tập.
c) Giới thiệu
Phần này tập trung toàn bộ vào đề tài, bao gồm:
- Xác đònh rõ ràng đối tượng nghiên cứu và trình bày những dữ liệu đặc
biệt.
- Bày tỏ những mục đích mà ta đề nghò cần đạt đến
- Thông báo vắn tắt bố cục để đọc giả theo dõi một cách dễ dàng tiến
trình công việc.

50
d) Các chương khác.
- Phần giới thiệu về xí nghiệp: tạo nên chương đầu tiên vắn tắt (từ 3 đến
5 trang) và được trình bày rõ ràng. Nó có mục đích:
+ Chứng tỏ rằng bạn có khả năng hiểu và hội nhập vào môi trường của xí
nghiệp.
+ Cho đọc giả những yếu tố cần thiết để hiểu phần tiếp theo.
- Cách trình bày báo cáo:
+ Phân tích bối cảnh, tình huống đưa đến việc soạn thảo.
+ Phương pháp luận:
* Cách tốt nhất là chỉ ra những khuyết điểm của hướng tiến hành, các
phương tiện, các điều kiện ràng buộc về đòa điểm, thời gian …
* Việc làm sáng tỏ các nhầm lẫn, yếu điểm v.v….qua sự phân tích cách
thực hiện thí nghiệm .Đồng thời cần xác đònh cách sửa chữa, các giải pháp
cụ thể sẽ thực hiện: bởi vì chúng sẽ tạo nên các kết quả đúng đắn.
* Tất cả phải đảm bảo mục đích đã đònh và những lý lẽ thích hợp.
- Các kết quả và ứng dụng.
Báo cáo cần truyền đạt các thông tin cũng như các phần, theo nhiệm vụ
được giao đã đạt được trong quá trình thực tập.
+ Các kết quả kỹ thuật phải được trình bày có phương pháp:
* Giới thiệu các sơ đồ, các biểu đồ …, cần thiết phải minh chứng và giải
thích chúng rõ ràng, có các kết luận cần thiết.
* Cần lưu ý đánh số trang tất cả những sơ đồ, biểu đồ riêng biệt và chi
tiết trong bảng báo cáo, còn các biểu đồ tổng thể để ở các phụ lục.
+ Nếu có một số kết quả theo thứ tự đònh lượng, cần phải giới thiệu chúng
dưới dạng bảng, dạng đồ thò, và chú giải chúng như:
* Ý nghóa của chúng là gì?
* Chúng có phù hợp với các giả thiết ban đầu không?
* Ta có thể so sánh chúng với những cái khác không?
* Mỗi bảng phải có đề tựa và bao gồm sự phối hợp hợp lý. Nếu chúng có

thứ bậc đònh tính, phải giải thích chúng và chỉ ra những lợi ích.
+ Cần phải cho ra những kết quả của các phép thử nghiệm, các tiêu
chuẩn và các đánh giá độ tin cậy của sản phẩm thực hiện. Nếu bảng và đồ
thò là quan trọng cần suy nghó đến việc giải thích chúng.
- Các đề nghò tạm thời (một cách ngẫu nhiên).
Chúng phải được trình bày chính xác và hợp lý theo bố cục chủ đề, có thể
bao gồm yếu tố thời gian. Mỗi đề nghò phải được mô tả. Ngoài ra, phải
chứng minh rằng chúng xuất phát từ những kết quả nghiên cứu và chúng trả
lời cho các mục tiêu đã được xác đònh. Cần phải làm sáng tỏ những điểm
mạnh của chúng. Nhưng cũng phải biết các yếu điểm và tìm ra những câu trả
lời cho những bắt bẻ có thể có.
Cuối cùng, cần phải báo cáo các điều kiện ràng buộc kèm theo (các ràng
buộc về các mặt kinh tế, pháp luật, kỹ thuật, tâm lý…).
e) Kết luận:
Cần nêu các vấn đề sau:
- Trình bày lại những kết quả chính đạt được, các giải pháp.
51
- Có thể nhắc lại kết quả của một số chương ,khi đó cần nhấn mạnh việc
tổ chức hợp lý, tầm nhìn hay phương pháp giải quyết.
- Chứng minh rằng có một sự thích ứng giữa các mục đích được đặt ra bởi
xí nghiệp và những kết quả nhận được trong thực tập. Đôi khi cần đánh giá
khoảng cách của sự sai lệch này và giải thích những lý do của nó.
- Hình dung trong tương lai: dự kiến những triển vọng của sự phát triển
sau này của đề tài.
f) Tài liệu tham khảo:
Phải rõ ràng và chỉ ghi lại các đề tựa có liên quan đến những câu hỏi
trọng tâm của việc nghiên cứu, không lấy các loại sách tổng quát. Tài liệu
tham khảo được trình bày với một sự nghiêm túc nhất nếu có thể:
- Đối với sách: tên, họ tác giả, tựa đề tác phẩm, nơi xuất bản, nhà xuất
bản, năm xuất bản, số trang.

- Đối với bài tạp chí: tên, họ tác giả, tựa đề chính xác của bài tên của tạp
chí, ngày và số của tạp chí, trang của bài báo.
- Để chỉ các tài liệu tham khảo trong thuyết minh thường đặt chúng (số
thứ tự vào giữa dấu móc […])
g) Phần phụ lục:
Tất cả mọi tài liệu, bảng biểu hay các trình bày dạng đồ hoạ phục vụ
cho sự cần thiết trong văn bản sẽ được đánh số trang trong báo cáo.
Chúng sẽ được đặt thành các phụ lục, bao gồm:
- Tất cả tài liệu chứa những thông tin bổ sung mà ta mong muốn truyền
đạt với độc giả, các lưu ý kỹ thuật, biểu đồ sản xuất …
- Tất cả các tài liệu quan trọng phải được tham khảo nhiều lần trong khi
thực hiện văn bản.
- Tất cả các tài liệu truy cập khó khăn hay chỉ liên quan đến những nhà
chuyên môn về một câu hỏi.
- Tất cả các tài liệu dài: hướng dẫn buổi thảo luận, chuỗi các bảng biểu,
chương trình tin học, chi tiết về lắp ráp điện tử …
Tất cả phụ lục phải được sử dụng và được thông báo trong văn bản. Đọc
giả có thể tham khảo ở đây một cách chính xác, mỗi khi ta yêu cầu độc giả
ûtìm hiểu (ví dụ: tham khảo phụ lục XII). Những phụ lục được nhóm lại, đề
tựa, đánh số (theo số la mã) sau đoạn kết thúc của phần chính yếu của văn
bản.
h) Hồ sơ hình ảnh.
Các hình ảnh hay đồ thò trình bày phải được chú giải kèm theo, được đánh
số thứ tự để dễ tra cứu.
i) Hình thức bảng báo cáo:
- Báo cáo thực tập là một tư liệu mạch lạc, được tạo nên từ một tập hợp
các chương liên kết chúng lại với nhau.
- Bản thân mỗi chương chính nó được xây dựng một cách chặt chẽ gồm:
phần giới thiệu, các đoạn, kết luận. Kết luận dùng để chuyển tiếp và thông
báo chương tiếp theo.

- Như thế, báo cáo có một sự liên kết thống nhất và không được giới thiệu
theo kiểu chắp nối liên tiếp các chương mà không có liên quan với nhau.
52
- Tên tựa là cần thiết làm thuận lợi cho việc đọc văn bản. Đối với tác giả,
đó chính là hành động cuối cùng của việc soạn thảo, nhan đề là để thông
báo nội dung của mỗi chương: đó chính là ngõ vào. Hình thức đúng, cho
phép đọc giả tạo được ấn tượng đầu tiên và nhất là nó làm cho đọc giả thích
đọc tiếp. Vì vậy, hãy chọn những tựa đề rõ ràng và dễ hiểu, sinh động, chính
xác và chứa thông tin. Hãy làm thế nào để đề tựa của bạn diễn tả được ý
chính ,nó sẽ được phát triển tiếp trong bài văn sau này.
- Đoạn văn là “một đơn vò” cho phép triển khai một ý tưởng: đònh dạng ý
tưởng, giải thích, bàn bạc, các bằng chứng … Mỗi khi thay đổi ý tưởng, người
ta tạo ra một đoạn văn mới lên trang bằng cách xuống hàng.
- Sự tôn trọng độc giả thể hiện ở một văn phong đơn giản, một ngôn ngữ
đúng đắn và nghiêm túc (về chính tả). Nhất là hãy sử dụng từ chính xác,
thích hợp với tình huống, tránh những tiếng lóng nghề nghiệp. Vì vậy cần tra
cứu từ điển và văn phạm chính xác. Cần nhờ một người ngoài đọc lại văn
bản của bạn và sửa chữa lại nó. Nhất là đừng quên đọc lại văn bản đã được
đánh máy: việc lập lại các lỗi đánh máy sẽ làm bực bội đọc giả và làm
phiền lòng người soạn thảo.
- Những chữ tắt là những trung tâm, những tổ chức, cơ quan … và được
giới thiệu ở đầu bài báo cáo khi các chữ viết tắt được sử dụng thường
xuyên.
- Báo cáo phải được đánh máy ở chỉ một mặt tờ giấy A4, để lề trái đủ
rộng cho việc đóng lề không gây khó khăn cho việc đọc (thường tư 3 đến
4cm lề trái và 1 đến 1,5cm lề phải).
- Việc đánh số trang phải liên tục. Nó bắt đầu từ trang đầu tiên và kết
thúc ở trang cuối cùng. Mọi trang đều được tính trong việc đánh số trang,
trang mục lục không được đánh số nhưng vẫn kể trong việc đánh số trang,
đến mỗi trang dẫn nhập có thể đánh số trang là 4 hay 5 hay 6 tuỳ theo

chiều dài của trang mục lục.
Người soạn thảo cần trau chuốt chất lượng của tờ bìa và trang trí nó
theo quy đònh của bộ môn.
IV- Chuẩn bò trình bày và bảo vệ bài báo cáo thực tập.
Sinh viên sẽ trình bày báo cáo và bảo vệ công việc của mình trước hội
đồng hỗn hợp, bao gồm những đại diện của xí nghiệp (người hướng dẫn sinh
viên nếu có thể) và các giáo viên của bộ môn.
Việc trình bày không phải là một buổi lễ mang tính nghi thức hay là một
kiểu bài tập thuần tuý. Nó cho phép tác giả (sinh viên) chứng tỏ khả năng
bảo vệ bài báo cáo trước một nhóm chuyên môn gồm các chuyên viên kỹ
thuật cao của xí nghiệp và các giáo viên của bộ môn.
Việc trình bày được kéo dài trong khoảng 30 phút bao gồm 3 giai đoạn:
- Bài trình bày của sinh viên, kéo dài tối đa trong 10 đến15 phút.
- Trả lời các câu hỏi của hội đồng, kéo dài từ 10 đến 15 phút.
- Việc đánh giá của hội đồng (không có mặt của sinh viên) 5 phút
1. Các bước chuẩn bò.
a) Chuẩn bò kinh phí và thời gian cần thiết.
b) Nghiên cứu kỹ những vấn đề cần thiết để trình bày trước hội đồng.
53
c) Tìm hiểu tiếp xúc trao đổi với các bạn kể cả việc tranh luận với
những người có liên quan đến đề tài, kiểm tra mức độ hiểu biết của mình
bởi sự phản ứng qua các câu hỏi, cũng như sự đóng góp của họ.
d) Hãy tập thuyết trình thử có người đóng góp, hặc dùng các phương
tiện máy thu băng ghi hình tự kiểm tra quá trình trình bày của mình cân
đối bài thuyết trình, chưa chắc bố cục tốt đã đảm bảo sự thành công; Để
đảm bảo sự thành công cần phải khổ luyện.
- Nếu bản thân không tự tin vào sự thuyết trình của mình thì khó có
thể thuyết phục được người nghe. Do vậy hãy trung thực và mạnh dạn
đánh giá ưu nhược điểm vào báo cáo của mình.
- Không phải tất cả câu hỏi nào cũng là cái bẫy. Đôi khi trong bài viết

có đoạn thiếu mạch lạc, bạn cần xem xét và sửa chữa cho rõ ràng. Bạn
cần suy nghó trước các câu hỏi mà hội đồng có thể đặt ra về các yếu điểm
của bản báo cáo.
2. Phần trình bày.
Đây không phải là tóm tắt bào báo cáo, mà nó nói rõ ràng chính xác,
và đôi khi cho phép đem đến những bình phẩm hay những tài liệu làm
sáng tỏ những gì mà trong báo cáo chưa nói đến. Nó nhằm làm sáng tỏ
công việc thực hiện trong khi thực tập và so với văn bản báo cáo bằng
cách đi đến các điểm cốt yếu.
Bài trình bày được nối kết với nhau bởi nhiều giai đoạn, các giai đoạn
này liên kết mạch lạc với nhau, với trình tự thực hiện khá tốt như sau:
a) Giới thiệu xí nghiệp và khuôn khổ làm việc.
b) Xác đònh lại rõ ràng công việc mà xí nghiệp giao phó và những giới
hạn tạm thời mang lại trong quá trình thực tập. Nhắc lại lý do vì sao nhiệm
vụ này được giao phó và thể theo đòi hỏi của ai (những gì mà công việc phải
mang lại cho xí nghiệp).
c) Bài báo cáo có thể trình bày theo một kiểu độc đáo, song phải diễn
đạt được nội dung cơ bản cần thiết.
d) Giới thiệu biện pháp, phương pháp, cách thức tiến hành phân tích có
tính phê bình, làm quen các khó khăn chính đã gặp của xí nghiệp và chứng
minh cách nào để có thể vượt qua nó.
e) Nhắc lại những kết quả chính và phân tích sự đạt được có thỏa đáng
hay không theo mục tiêu. Nếu có sự sai lệch, hãy giải thích vì sao ?
f) Truyền đạt phần tiếp theo của công việc được giao: một kết luận tốt
luôn mở ra những triển vọng cho tương lai. Suy nghó về những đóng góp và
những hạn chế của việc thực tập, nhất là về những kế hoạch cho nghề
nghiệp và cá nhân.
Trong quá trình trình bày, sinh viên phải giới thiệu các tài liệu, vậy cần
lựa chọn sử dụng các phương tiện nghe nhìn mà sinh viên thấy thích hợp. Ví
dụ máy chiếu là phương tiện hỗ trợ hiệu qủa nhất.

Mặt khác, sinh viên phải luôn luôn tự nhắc nhở rằng việc truyền đạt của
mình là nhằm vào những cử toạ mà họ có mức độ hiểu biết không đồng nhất
với mình về các vấn đề được xử lý. Các sinh viên thường hay sa đà về đề tài
và đắm chìm trong các chi tiết thực hiện mà quên đi việc nhắc lại những
54
đường nét và mục tiêu của đề tài. Thường cử toạ trông đợi kết thúc bài trình
bày để hỏi và đánh giá những lợi ích của công việc thực thực hiện.
3. Bảo vệ trước hội đồng.
Sinh viên phải trả lời những câu hỏi của hội đồng về những vấn đề kỹ
thuật chính xác, về những khía cạnh tổng quát hơn, về các công việc thực tập
của sinh viên, về những điều kiện trong khi thực tập, những nhận thức của
sinh viên về tổ chức và các hoạt động của xí nghiệp, khả năng hội nhập vào
môi trường của xí nghiệp và vào sự làm việc theo nhóm …
Sinh viên phải có khả năng:
- Thực hiện bất cứ lúc nào việc tổng hợp một phần nào đó của bài báo
cáo của mình.
- Xem xét lại các sơ đồ, đồ thò, bảng biểu, để đào sâu hay biện giải một
số điểm (đừng bằng lòng với việc gởi lại cho hội đồng tập báo cáo mà sinh
viên cần phải cố gắng giới thiệu, bình luận, biện giải).
Việc bảo vệ một báo cáo không nên thực hiện một cách ngẫu hứng mà
phải được chuẩn bò vài ngày trước đó. Chúng ta nên nhớ rằng mối quan hệ sư
phạm đã thay đổi, sinh viên là người truyền đạt thông tin, những thành viên
hội đồng là những người tiếp nhận thông tin. Sinh viên phải nhắm vào các
thành viên của hội đồng bằng cách triển khai những khả năng sư phạm.
Trong buổi bảo vệ, bài bảo vệ được trình bày bằng các ngôn ngữ thông
thường được sử dụng giao tiếp hàng ngày. Hội đồng sẽ đánh giá trình độ kỹ
thuật, đồng thời chất lượng của sự trình bày, sự năng động, sự bình dò của
người trình bày, đánh giá khả năng lập luận, độ chính xác của ngôn ngữ, tính
nhạy bén và cách ứng xử của người trình bày.
Cần sử dụng sự ghi chép: các công thức, các ghi chú cần thiết … trên

những giấy được đánh số và soạn thảo chỉ trên một mặt để chuẩn bò trả lời
cho các câu. Đừng sa đà một cách thái quá bằng cách soạn thảo toàn bộ mọi
vấn đề.

V. Thực hiện luận án tốt nghiệp.
1. Luận án tốt nghiệp là công trình kỹ thuật có giá trò đầu tiên của người
kỹ sư
Luận án tốt nghiệp là công trình kỹ thuật có giá trò đầu tiên của người
kỹ sư giúp người sinh viên dẫn đến ngưỡng cửa của người kỹ sư, sau 4 năm
học, sinh viên sẽ nhận một đề tài do Thầy hướng dẫn đưa ra, sinh viên phải
tự suy nghó tham khảo các sách vở tài liệu, các thiết bò máy móc … từ thực
tế sản xuất để hình thành một phương án và vạch ra kế hoạch thực hiện nó.
Thầy hướng dẫn sẽ xác đònh hướng đi đúng đắn và chỉ dẫn sinh viên tìm hiểu
các phương pháp cần thiết để giải quyết vấn đề. Bản thân sinh viên phải vận
dụng các kiến thức lý thuyết đã học trong các năm qua và các nhận thức từ
thực tế, từ các đợt thực tập, để giải quyết đề tài trong thời gian từ 12 – 15
tuần (tuỳ thuộc ngành nghề và yêu cầu của khoa).
Sinh viên phải lập kế hoạch và tiến độ thực hiện luận án tốt nghiệp
trình cho Thầy hướng dẫn ,để Thầy thống nhất nội dung kế hoạch và chỉ dẫn
những vấn đề cần thực hiện trong quá trình làm luận án.
55
Bộ môn sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện luận án của sinh viên vào giữa
thời gian thực hiện luận án ,nếu công việc của sinh viên đượ hoàn thành từ
50% khối lượng trở lên thì các sinh viên đó sẽ được tiếp tục thực hiện, đối
với các sinh viên có khối lượng hoàn thành chưa đến 50% hoặc còn quá ít thì
tuỳ theo mức độ hoàn thành Bộ môn sẽ có quyết đònh cho sinh viên đó tiếp
tục thực hiện hoặc đình chỉ việc thực hiện luận án tốt nghiệp; các sinh viên
này phải chòu sử lý theo quy chế học vụ của trường .
2. Trách nhiệm của sinh viên khi thực hiện luận án.
Thực hiện luận án tốt nghiệp: đây là giai đoạn sinh viên bắt đầu tập

sự giải quyết công việc độc lập mang nhiều tính chất sáng tạo. Tùy theo tính
chất và yêu cầu của đề tài, sinh viên cần cố gắng xác đònh các công việc chủ
yếu công việc.
Việc thực hiện luận án tốt nghiệp được tiếp nối theo đợt thực tập tốt
nghiệp, sinh viên cần tìm hiểu kỹ về yêu cầu và mục tiêu của đề tài từ các tư
liệu trong báo cáo thực tập, đó là các tài liệu quan trọng giúp ích cho việc
tính toán và thực thi luận án tốt nghiệp
Sinh viên phải triển khai luận án tốt nghiệp theo kế hoạch: phân tích,
lựa chọn phương án, phương pháp nghiên cứu cho đề tài. Từ đó tính toán
thiết kế triển khai các phần cơ bản của đề tài: nghiên cứu các phần lý thuyết,
thực nghiệm, xây dựng các bản vẽ các mô hình hoặc chế tạo các thiết bò (tùy
theo đề tài) đề đưa vào thử nghiệm hoặc hoạt động chính thức. Các đề tài
nghiên cứu cần phải thu thập các kết quả thực nghiệm, đo đạc, tính toán các
sai số và hình thành các biểu đồ, các đồ thò, ghi các nhận xét, đánh giá các
kết quả so với lý thuyết…. Đặc biệt, các bài toán được giải qua máy tính cần
phải xử lý các số liệu, các kết quả và phải có những nhận xét về khả năng sử
dụng chúng. Tuy nhiên, luận án tốt nghiệp nếu đề tài đặt ra các thiết bò sử
dụng trong dây chuyền thì sau khi tính toán các thiết bò chính, sinh viên cần
phải tra sổ tay hoặc tham khảo các tài liệu của các hãng sản xuất thiết bò để
chọn các thiết bò phù hợp và đồng bộ với dây chuyền về mặt năng suất cũng
như chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn đònh và
hiệu quả.
Quá trình thực hiện luận án tốt nghiệp, sinh viên phải thường xuyên
gặp gỡ Thầy hướng dẫn để báo cáo và thông qua các kết quả thực hiện từng
giai đoạn và xác đònh các hướng đi tới đúng đắn theo mục tiêu.
Luận án được tiến hành viết và hoàn thành theo dàn bài như ở mục
III-3 trong chương 5.
Luận án phải nộp đúng hạn cho Thầy hướng dẫn để Thầy nhận xét và
đánh giá vào tuần cuối cùng của thời gian làm luận án.Sau đó Bộ môn sẽ cử
Thầy duyệt các luận án này. Thầy duyệt sẽ nhận xét, đánh giá và cho phép

sinh được bảo vệ khi luận án hoàn thành các nhiệm vụ do đề tài đặt ra
3. Chuẩn bò và bảo vệ luận án tốt nghiệp.
Sự chuẩn bò và bảo vệ luận tốt nghiệp cũng được tiến hành trình tự như việc
chuẩn bò báo cáo thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên qúa trình bảo vệ luận án tốt
nghiệp yêu cầu cao hơn về nhận thức, tính tổng hợp, sự sáng tạo, tính khoa
học, tính thực tiễn của các đề tài. Sinh viên phải thể hiện được mình là một
56
kỹ sư trong tương lai, một cán bộ kỹ thuật có sự hiểu biết sâu và rộng về đề
tài mình đã nghiên cứu và thực hiện, hơn thế nữa là nhìn nhận được hướng
phát triển của đề tài trong tương lai.
Thời điểm này là cái mốc đánh giá sự trưởng thành của một sinh viên
bước sang giai đoạn của người kỹ sư tập sự.





















×