Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh đái tháo đường là gì ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.06 KB, 7 trang )

Bệnh đái tháo đường là gì ?


Bệnh Đái tháo đường hay còn thường được gọi là bệnh tiểu đường là một bệnh nội
tiết mạn tính. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tăng đường huyết, cùng với các rối
loạn chuyển hoá glucid, lipid, protid Đây là hậu quả của tình trạng thiếu insulin
tuyệt đối hoặc tương đối.
Bệnh Đái tháo đường là một trong năm bệnh không lây nhiễm có tốc độ gia tăng
nhanh nhất. Ước tính số người bị đái tháo đường trên thế giới đến năm 2020 sẽ lên
tới 300 triệu người. Tỷ lệ đái tháo đường tăng nhanh không chỉ ở các nước phát
triển, mà ở cả các nước đang phát triển đặc biệt là Châu Á, Châu Phi.
Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường phải dựa vào tiêu chuẩn:
+ Đường huyết tương tĩnh mạch khi đói (sau nhịn ăn 8 giờ) nếu ≥ 126 mg/dl (7
mmol/L).
+ Hoặc đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (11 mmol/L)
Người bệnh có thể có biểu hiện đầy đủ hoặc chỉ 1 vài triệu chứng như ăn nhiều,
uống nhiều, khát nước, gầy sụt cân ỏ các mức độ khác nhau tuỳ theo thể bệnh.
Ngoài ra có thể có triệu chứng của biến chứng do tăng đường huyết kéo dài.
Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị các biến chứng cấp tính hoặc mạn tính làm
suy giảm sức khoẻ, đe dọa tính mạng hoặc gây tàn phế nếu như bệnh không được
chẩn đoán sớm, không được điều trị đúng và kịp thời Nhưng nếu được chẩn
đoán sớm, điều trị kịp thời, theo dõi liên tục, chăm sóc đúng cách người bệnh
vẫn khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt như người bình thường.
Kết quả các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu “Thử nghiệm kiểm soát
đường huyết và biến chứng” (DCCT - Mỹ-1993), “Nghiên cứu tiền cứu về đái
tháo đường” (UKPDS - Anh- 1998), nghiên cứu Kumamoto (Nhật) đã chứng
minh: “Nếu kiểm soát đường huyết chặt chẽ có thể ngăn chặn, làm giảm hoặc làm
chậm sự xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường”.
· Các biện pháp tự chăm sóc và theo dõi bệnh
Để đạt được mục tiêu kiểm soát chặt chẽ đường huyết, bên cạnh việc tuân thủ tốt
chế độ điều trị do bác sĩ chỉ định, người bệnh còn cần phải biết tự chăm sóc và


theo dõi bệnh.
Người bệnh nên thay đổi những thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt
như ăn quá nhiều chất ngọt và mỡ động vật, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, ít vận
động
Từng cá nhân cần có chế độ ăn, chế độ tập luyện thể lực phù hợp riêng dựa trên
nhiều yếu tố như bệnh lý, diễn tiến bệnh, thói quen, văn hoá ẩm thực của từng
vùng Việc lựa chọn loại hình cũng như thời lượng luyện tập thể lực sao cho phù
hợp cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
· Tự theo dõi đường huyết
Tự theo dõi đường huyết là vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị. Muốn đạt
được mục tiêu kiểm soát chặt chẽ đường huyết nhằm ngăn chặn, làm giảm hoặc
làm chậm sự xuất hiện của biến chứng của đái tháo đường thì cần theo dõi đường
huyết thường xuyên để bác sỹ có thể điều chỉnh chế độ điều trị kịp thời khi đường
huyết có sự thay đổi quá giới hạn cho phép.
Đối với người bình thường, đường huyết không phải luôn cố định ở một chỉ số, mà
thường dao động trong khoảng bình thường tuỳ theo thời điểm trong ngày. Đối với
người bị bệnh đái tháo đường thì đường huyết có thể dao động nhiều do khả năng
tự điều chỉnh của cơ thể bị suy giảm. Đường huyết có thể bị tăng hoặc giảm quá
giới hạn bình thường khi có những thay đổi nhiều về ăn uống, sinh hoạt, mức độ
tuân thủ điều trị cũng như tình trạng bệnh tật Vì vậy tương ứng với từng trạng
thái sức khoẻ của mỗi người bệnh mà ta có lịch theo dõi đường huyết thay đổi.
Các thời điểm cần tự đo đường huyết bao gồm: khi đói (sau khi nhịn ăn 8 giờ),
trước các bữa ăn, 2 giờ sau khi bắt đầu ăn và khi đi ngủ. Đối với người điều trị với
insulin, cần kiểm tra đường huyết vào thời điểm 3 giờ sáng khi cần thiết.
· Số lần tự đo đường huyết trong một số trường hợp có thể như sau:
Đối với người đái tháo đường đang điều trị có đường huyết ổn định và tình trạng
sức khoẻ không có vấn đề gì thì chỉ cần đường huyềt 2- 3 lần mỗi 1 hoặc 2 tuần.
Đối người bị đái tháo đường type 1, hoặc bị đái tháo đường type 2 đang điều trị
nhưng đường huyết không ổn định hoặc đang bị một số bệnh thông thường như
cảm cúm, sốt, tiêu chảy thì cần đo đường huyết nhiều lần trong ngày, phải đo ít

nhất 3-4 lần/ ngày.
Những phụ nữ có thai và bị đái tháo đường phải đo đường huyết nhiều lần trong
ngày (tối thiểu là 4 lần/ngày, thường là 6-7 lần/ngày) nhằm theo dõi diễn biến
đường huyết ở các thời điểm không chỉ khi đói, mà cả 2giờ sau ăn, trước các bữa
ăn và khi đi ngủ.
Ngoài ra trong những tình huống đặc biệt như khi có các triệu chứng hạ đường
huyết, mệt sau khi vận động quá mức cũng cần xét nghiệm đường huyết ngay.
Căn cứ vào ngưỡng đường huyết bình thường ở từng thời điểm ta có thể tự đánh
giá được tình trạng đường huyết của mình.
Mục tiêu
Đường huyết đói (mg/dl) 80 – 120
ĐH trước bữa ăn ( mg/dl) 80 – 120
ĐH 2 giờ sau ăn (mg/dl) <>
ĐH khi đi ngủ (mg/dl) 100-160
Đối với người chuẩn bị có thai
ĐH trước bữa ăn ( mg/dl) 70 - 100
ĐH 2 giờ sau ăn (mg/dl) <>
ĐH khi đi ngủ (mg/dl) 100-140
Đối với người có thai
ĐH khi đói 60 - 95
ĐH trước bữa ăn v
à khi đi
ngủ
60 – 95
ĐH 2 giờ sau ăn <>
ĐH 1 giờ sau ăn <>
ĐH khi đi ngủ 100- 140
Việc kiểm soát đường huyết có chặt chẽ hay không tuỳ thuộc một phần vào việc tự
theo dõi đường huyết tại nhà của mỗi cá nhân. Vì chỉ có tự theo dõi thì mới có thể
đo đường huyết được ở nhiều thời điểm trong ngày và trong thời gian dài.

Tất cả số liệu đường huyết theo dõi sẽ giúp bác sỹ thấy được diễn biến đường
huyết ở từng thời điểm, căn cứ vào đó bác sỹ có thể điều chỉnh chế độ ăn, tập
luyện, thuốc hợp lý nhất.
Tự theo dõi đường huyết trong những tình huống khẩn cấp như khi bị hạ đường
huyết hay tăng đường huyết quá cao có thể giúp người bệnh nhận được sự trợ
giúp, lời tư vấn kịp thời, chính xác và quí báu nhất đối với sinh mạng của bệnh
nhân.
Tuy nhiên do chưa nhận biết hết lợi ích của việc tự theo dõi đường huyết tại nhà
nên nhiều người không quan tâm tới việc này. Do đó có nhiều biến chứng đáng
tiếc đã xảy ra trong khi chúng ta có thể ngăn ngừa được nếu phát hiện kịp thời sự
bất thường của đường huyết.
Chỉ với một việc đơn giản là tự theo dõi đường huyết, người bệnh đã chủ
động,tích cực góp phần vào điều trị, vào việc phòng ngừa biến chứng. Điều trị là
một quá trình trong đó người thầy thuốc và người bệnh và người thân cùng hợp
sức để chiến thắng lại bệnh tật.
BS. Nguyễn Thị Bích Đào

×