Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.81 KB, 9 trang )
Bệnh Đái tháo đường là gì? Làm
sao phát hiện sớm
I. Bệnh tiểu đường là gì?
- Bệnh tiểu đường ngày nay được gọi đúng tên là Bệnh Đái Tháo Đường.
Chẩn đoán bệnh này dựa vào xét nghiệm lượng đường trong máu cao hơn mức
bình thường. Hoàn toàn không dựa vào lượng đường trong nước tiểu.
- Ở người không có bệnh đái tháo đường thì lượng đường trong máu luôn
luôn ở mức bình thường bất kể là đói hay no. Đường huyết khi đói từ 70-100mg%
là bình thường.
- Khi bạn bị Đái tháo đường, cơ thể đã mất khả năng tự điều chỉnh, do đó
ngay cả khi nhịn đói lượng đường trong máu của bạn cũng tăng và càng tăng cao
hơn nữa sau các bữa ăn. Do cơ thể đã bị thiếu chất Insulin, hoặc chất Insulin của
bạn họat động quá kém cỏi.
- Insulin là một nội tiết tố được tuyến tụy tiết ra (dân gian gọi là Lá Mía).
Chất Insulin này rất quan trọng, nó giúp cho các tế bào trong cơ thể của bạn rút
lượng đường có dư trong máu vào bên trong tế bào, để tạo năng lượng cho các tế
bào hoạt động.
- Khi cơ thể bạn thiếu chất Insulin hoặc Insulin hoạt động quá kém,
toàn bộ lượng đường có dư trong máu sẽ không vào được bên trong các tế bào, do
đó đường cứ tiếp tục tăng dần trong máu, còn tế bào thì bị "đói đường". Kết cục,
các tế bào không có đủ năng lương đế hoạt động ( vì "tế bào nhịn đói đường", cho
nên một số bạn cảm giác rất thèm ngọt khi lượng đường trong máu tăng cao).
- Đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây, nhưng đang ngày một
gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới như là một đại dịch. Nguyên nhân là do
cuộc sống có quá nhiều stress, lại ít vận động, ăn quá nhiều thức ăn giàu năng
lượng dẫn đến tăng cân, béo phì.
- Quan trọng là nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra
rất nhiều biến chứng rất nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,