195
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010
NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC, QUY TRÌNH SẢN XUẤT GEL GCL
VÀ THỬ NGHIỆM DÙNG CHO MÁY CẮT LẠNH MÔ
TRONG XÉT NGHIỆM SINH THIẾT TỨC THÌ
Ngô Văn Trung, Nguyễn Văn Mão
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
TÓM TẮT
Gel dùng cho máy cắt lạnh là một sản phẩm không thể thiếu trong quá trình sản xuất
tiêu bản sinh thiết lạnh tức thì, loại gel này từ trước đến nay luôn phải nhập ngoại, khó mua và
rất đắt tiền. chúng tôi đã nghiên cứu sản xuất được gel thay thế gel ngoại nhập với chất lượng
tương đương, giá thành hạ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được quy trình gồm 4 bước sản xuất gel
dùng cho máy cắt lạnh từ nguyên liệu thông dụng sẵn có trong nước là polyvinyl alcohol với
trang thiết bị đơn giản, chất lượng gel làm ra luôn ổn định, bảo quản dễ dàng, thời hạn sử dụng
lâu dài.
Tất cả các trường hợp thử nghiệm bằng gel GCL đều đọc tốt và cho kết luận rõ ràng,
gel GCL tương đương gel ngoại nhập cả trên phương diện cắt và đọc tiêu bản. Do đó, gel GCL
có thể thay thế gel ngoại nhập với giá thành chỉ bằng 20%.
1. Đặt vấn đề
Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều thành tựu to
lớn ứng dụng trong y học nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên, loài người phải đối diện với một thách thức lớn là bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung
thư.
Để điều trị căn bệnh hiểm nghèo này, vai trò của chẩn đoán mô bệnh học đã
được khẳng định có khả năng phát hiện sớm các giai đoạn của ung thư, giúp điều trị
bệnh có hiệu quả ngày càng cao. Trong 2 phương pháp chính của mô bệnh học thì sinh
thiết lạnh tức thì là khâu đột phá về thời gian, có thể có kết quả trong vòng 15 phút.
Phương pháp này đã giúp cho thầy thuốc có thể quyết định cách thức phẫu thuật phù
hợp ngay khi bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ.[3,6]
Trong quá trình triển khai kỹ thuật này, một trong những khó khăn mà các cơ sở
gặp phải đó là giá thành rất cao của gel dùng cho máy cắt lạnh, hơn nữa, các loại gel
nhập ngoại không có mặt trên địa bàn các tỉnh miền Trung, do đó, các cơ sở y tế không
196
chủ động được trong công tác chẩn đoán bệnh, nên nhiều người dân chưa được tiếp cận
kỹ thuật cao này một cách rộng rãi.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm tòi nghiên cứu chế
tạo gel dùng cho máy cắt lạnh nhằm thay thế gel nhập ngoại bằng nhiều nguồn nguyên
liệu khác nhau. Trải qua thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay, chúng tôi đã
sản xuất được gel tự chế có tên viết tắt là gel GCL, được đưa vào sử dụng tại Bộ môn
Giải phẫu bệnh - Y pháp Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 9/2004 đến nay [4,13].
Ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu sản xuất Gel dùng cho cắt lạnh,
vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu:
- Nghiên cứu công thức và xây dựng quy trình sản xuất gel tự chế GCL
- Thử nghiệm gel tự chế GCL dùng cho máy cắt lạnh mô trong xét nghiệm sinh
thiết lạnh tức thì.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu
- Bột polymer tổng hợp Polyvinyl alcohol.
- 300 mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật được lấy từ các u lành tính và ác tính của
hầu khắp các cơ quan trong cơ thể. Mỗi mẫu bệnh sẽ được cắt thành 2 tiêu bản, 1 tiêu
bản sử dụng gel nhập ngoại, tiêu bản còn lại sử dụng gel tự chế GCLI hoặc gel GCLII.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích so sánh và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có đối
chứng.
2.3. Phương tiện nghiên cứu
Máy cắt lạnh Microm HM 505 N (Đức), kính hiển vi nghiên cứu Zeiss Axioskop.
2.4. Địa điểm nghiên cứu thử nghiệm
Tại 3 cơ sở y tế là Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung
ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
2.5. Xử lý số liệu nghiên cứu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp thống kê y học, ứng dụng
phần mềm SPSS 10.0.
197
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả về nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất gel dùng cho máy cắt
lạnh từ polyvinyl alcohol
3.1.1. Thiết kế quy trình sản xuất gel GCL chúng tôi rút ra 4 bước như sau
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, cân đong, tinh lọc nguyên liệu
Bước 2: Nấu gel: hòa tan PVA (trong nước cất với gel GCLI, và hòa tan trong
dung dịch nước muối sinh lý với gel GCLII), đun sôi, chưng cách thủy.
Bước 3: Pha màu thử nhanh
Bước 4: Lắng bọt, khử trùng, đóng chai gel thành phẩm: thời gian trung bình 12
giờ với gel GCLI và 36 giờ với gel GCLII.
4 giai đoạn này được mô tả tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Mô hình tóm tắt quy trình sản xuất gel GCL
Qua thực tế sản xuất thử ở quy mô phòng thí nghiệm cho thấy: gel GCL được
sản xuất theo một quy trình khá đơn giản, không đòi hỏi máy móc trang thiết bị hiện đại,
nguyên liệu rẻ tiền, có sẵn tại địa phương.
3.2. Kết quả về nghiên cứu công thức gel dùng cho máy cắt lạnh.
Bảng 1. Các chỉ tiêu vật lý của gel nội và gel ngoại
Tính chất Vật lý Gel ngoại Gel GCLI Gel GCLII
- Tỷ trọng 1,03 1,05 1,04
- PH 4,54 5,75 5,93
- Độ quánh
(độ nhớt tuyệt đối )
4835 ( cP) 20854 (cP) 21754 (cP)
- Độ chiết quang 1,3544 1,3625 1,3654
- Nhiệt độ sôi 95 ¯C 95¯C 95¯C
- Nhiệt độ đóng băng -20 ¯C -6 ¯C -6 ¯C
Nấu gel
hòa tan
PVA trong
nước
Lắng bọ
t
đóng chai
khử trùng
Chuẩn bị
dụng cụ,
cân đong
tinh lọc
nguyên liệu
Pha màu
thử nhanh
198
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Về tỷ trọng:
+ Giữa gel nội (GCL) và gel ngoại có tỷ trọng tương tự như nhau (GCLI = 1,05,
GCL 2 = 1,04, gel ngoại = 1,03).
- Độ PH:
+ Gel ngoại có độ PH thấp hơn gel nội một ít: 4,54 so với 5,75 và 5, 93. (PH dao
động trong khoảng từ 4,5 đến 5,7 là đạt yêu cầu.)
Trong kỹ thuật mô học, chất cố định mô ở môi trường nghiêng về acide thì
thường cố định bệnh phẩm tốt hơn [14], chúng tôi cho rằng có thể điều chỉnh độ PH
của gel trong những lần sản xuất sau.
- Độ quánh: còn gọi là độ nhớt tuyệt đối: có sự khác biệt rõ rệt lớn về độ nhớt
tuyệt đối giữa gel nội và gel ngoại.
+ Gel GCLI quánh gấp 4,313 lần và gel GCLII quánh gấp 4,5 lần gel ngoại, điều
này có thể giải thích là: gel nội chỉ có một thành phần chính là PVA – chất quyết định để
sản xuất ra gel dùng cho máy cắt lạnh có hàm lượng cao hơn gel ngoại (15,8 % so với
9,8% - Bảng 3.6.) nên tạo ra độ quánh lớn hơn. Trên thực tế, độ quánh không ảnh hưởng
gì nhiều đến quá trình cắt tiêu bản, nó chỉ làm cho động tác rót phủ gel lên tiêu bản lâu
hơn chút ít do chảy chậm.
- Độ chiết quang:
+ Độ chiết quang của gel nội và gel ngoại gần như tương đương nhau
GCLI: 1,3625; GCLII :1,3654 và gel ngoại là :1,3544 cho thấy giữa gel nội và
gel ngoại có sự đồng nhất cao, có độ chiết quang tương nhau
- Nhiệt độ sôi: Bảng 1 cho thấy nhiệt độ sôi của gel nội và gel ngoại hoàn toàn
giống nhau: cùng sôi ở 95
0
C.
- Nhiệt độ bắt đầu đóng băng:
+ Gel GCL có nhiệt độ bắt đầu đóng băng - 6
0
C trong khi gel ngoại bắt đầu đóng
băng thấp hơn, ở - 20
0
C. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất giữa gel nội và gel ngoại,
do điểm bắt đầu đóng băng cao hơn nên chỉ cần máy cắt lạnh đạt nhiệt độ từ -12
0
C đến
- 15
0
C là có thể cắt tiêu bản được, do đó, có thể cắt được tiêu bản trên các máy cắt lạnh
đã cũ.
199
Bảng 2. Thành phần hóa học của gel nội và gel ngoại.
Tính chất hóa học Gel ngoại GCLI GCLII
Định tính
- Phản ứng đặc trưng của Colagen Âm tính Âm tính Âm tính
- Phản ứng đặc trưng của Gelatin Âm tính Âm tính Âm tính
- Phản ứng đặc trưng của Albumin Âm tính Âm tính Âm tính
- Phản ứng đặc trưng của polyethylen glycol Dương tính
Âm tính Âm tính
- Phản ứng đặc trưng của poly vinyl alcohol Dương tính
Dương tính
Dương tính
Định lượng
+ Polyvinyl alcohol 9,80 (%) 15,78 (%) 15,93 (%)
+ Polyethylen glycol 4,65 (%) 0 (%) 0 (%)
+ Nước 83,82 (%) 82,52 (%) 81,01(%)
+ Nacl 0,096 (%) 0,17 (%) 0,97 (%)
Theo bảng 2, ghi nhận một số kết quả phân tích sau:
- Về Colagen, albumin, gelatin
+ Gel nội không chứa các chất như colagen, gelatin và albumin như dự kiến,
điều này có thể giải thích về nguồn nguyên liệu để sản xuất gel.
Nếu nguyên liệu sản xuất là các chất hữu cơ như lòng trắng trứng, keo da trâu
thì thành phần của gel chứa colagen, albumin, gelatin là hoàn toàn có thể có trong kết
quả phân tích.
Khi nguồn nguyên liệu chính để sản xuất là chất tổng hợp polyme cao phân tử
nên việc vắng mặt các chất hữu cơ kể trên là phù hợp [7,11,12,14].
- Polyvinyl alcohol có tỷ lệ 9,8% trong gel ngoại, 15,78% trong GCLI và
15,93 % , có thể khẳng định đây là thành phần chính tạo ra sản phẩm gel cắt lạnh ngoại
cũng như nội. Trong gel nội nó là thành phần chủ yếu chế tạo ra gel GCLI và GCLII
(chiếm 15,78 và 15, 93%), trong khi gel ngoại chứa 9,8%. Sở dĩ lượng Polyvinyl
alcohol ở gel ngoại thấp chỉ bằng 2/3 trong gel nội vì nó chứa thêm thành phần thứ hai
là polyethylen glycol 4,65%, tổng cộng 2 thành phần này trong gel ngoại là 14,45 %, tỷ
lệ này xấp xỉ với tỷ lệ 15,78% và 15,93% Polyvinyl alcohol trong gel GCL [1,10,16].
- Polyethylen glycol:
+ Thành phần này không có trong gel nội GCL và có tỷ lệ 4,65% trong gel ngoại,
đây là điểm khác biệt hóa học duy nhất giữa gel nội và gel ngoại chính là thành phần
polyethylen glycol.
200
Theo dược điển, tác dụng của polyethylen glycol hút nước do đó làm tăng độ
dẻo của gel, đặc biệt trong điều kiện lạnh sâu nó có tác dụng chống làm giòn bệnh phẩm,
tuy vậy, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng polyethylen glycol làm gel khó đông hơn gel
chỉ có Polyvinyl alcohol, chính vì vậy, chúng tôi sẽ dùng polyethylen glycol để điều
chỉnh gel theo nhiệt độ của máy khi cần [10,11,12,15,].
+ Nếu máy lạnh có độ lạnh sâu tốt thì nên sản xuất gel với công thức có 2 thành
phần như gel ngoại.
+ Nếu máy lạnh bị giảm độ lạnh sâu sau một thời gian sử dụng thì nên dùng gel
chỉ có một thành phần là Polyvinyl alcohol, lúc này gel GCL có dễ đông kết ở nhiệt độ
cao hơn hẳn gel ngoại nhập. Đây có thể nói là phát hiện mới trong nghiên cứu của
chúng tôi. Như vậy, chúng ta có thể chủ động chế tạo ra những loại gel phù hợp với độ
lạnh của từng loại máy cắt.
3.3. Kết quả nuôi cấy vi sinh vật gel ngoại và gel GCL trong kỳ hạn sử dụng
Bảng 3. Kết quả nuôi cấy vi sinh vật gel ngoại và gel GCL
Thời gian cấy
Ngay sau khi sản
xuất
Giữa kỳ hạn sử
dụng
Cuối hạn sử dụng
Gel ngoại Serratia plynuthica
GCLI Âm tính Âm tính Âm tính
GCLII Âm tính Serratia plynuthica Providecia strartic
- Đối với gel ngoại: Do không có loại gel mới sản xuất hoặc giữa thời hạn sử
dụng, chúng tôi nuôi cấy vi khuẩn ở gel ngoại có date cuối hạn sử dụng, kết quả có vi
khuẩn Serratia plynuthica mọc.
- Đối với gel GCLII: nuôi cấy vi khuẩn không mọc ở thời điểm ngay sau khi sản
xuất nhưng vi khuẩn có mọc ở thời điểm giữa và cuối thời hạn, điều này có thể giải
thích: sự nhiễm khuẩn có thể do cách chúng ta lấy mẫu gel nuôi cấy chưa đạt chuẩn
hoặc do không khí khu vực sản xuất gel bị nhiễm khuẩn nên gel sản xuất sau vẫn có thể
bị nhiễm khuẩn nhiều hơn mẫu gel sản xuất trước đó 3 tháng.
- Đối với gel GCLI: nuôi cấy vi khuẩn không mọc ở cả 3 thời điểm điều này
chứng tỏ: nếu thực hiện đóng chai trong môi trường (không khí, dụng cụ đong, chai lọ
đựng gel) vô khuẩn thì sản phẩm có thể để được lâu mà không bị nhiễm khuẩn.
201
3.4. Kết quả thử nghiệm gel GCL đối chứng với gel ngoại
3.4.1. Kết quả thử nghiệm gel GCL đối chứng với gel ngoại khi cắt tiêu bản ở
các thang nhiệt độ khác nhau của máy cắt lạnh.
Bảng 4. Liên quan giữa độ lạnh của buồng máy cắt ảnh hưởng tới thao tác
cắt bệnh phẩm giữa các loại Gel
Nhiệt độ máy cắt -25
o
C đến -30
o
C -15
o
C đến -24
o
C Trên -15
o
C
Gel Ngoại Cắt tiêu bản tốt
Khó cắt tiêu bản
do gel đông không
chắc
Không cắt được
tiêu bản
GCLI
Cắt tiêu bản khá tốt,
bệnh phẩm hơi giòn
Cắt tiêu bản tốt Cắt tiêu bản khá tốt
GCLII
Cắt tiêu bản khá tốt,
bệnh phẩm hơi giòn
Cắt tiêu bản tốt Cắt tiêu bản được
- Ở nhiệt độ -25
o
C đến - 30
o
C: Gel ngoại cắt tiêu bản rất tốt, trong khi gel GCL
cắt được nhưng ở mức độ khá tốt mà thôi, lúc này với gel GCL, bệnh phẩm có vẻ hơi
giòn, vai trò của polyethylen glycol chính là hút nước, giữ độ ẩm cho mô, do vậy, chính
nhờ polyethylen glycol mà gel ngoại không bị giòn khi máy cắt đạt nhiệt độ lạnh sâu.
- Ở nhiệt độ -15
o
C đến - 24
o
C: gel ngoại đã bắt đầu khó cắt vì gel đông không
chắc nhưng Gel nội GCL lại cắt tiêu bản rất tốt. Có thể nói với nhiệt độ từ -15
o
C đến -
24
o
C là khoảng nhiệt độ lý tưởng dể các gel nội GCL nội cắt tiêu bản tốt nhất.
- Ở nhiệt trên độ -15
o
C , gel ngoại không đông kết nên hoàn toàn không cắt được
tiêu bản, trong khi GCLI còn cắt khá tốt và GCLII vẫn còn cắt được tiêu bản.
Như vậy, chúng ta có thể chủ động sản xuất ra các loại gel phù hợp với độ lạnh
đạt được của máy.
Bảng 5. So sánh về thời gian đông cứng gel và mức độ hòa tan gel trong môi trường nhuộm,
độ dày của lát cắt tiêu bản được thực hiện.
Thời gian đông cứng
gel ở -25
o
C
Mức độ hòa tan Gel trong
môi trường nhuộm
Độ dày lát
cắt
Gel Ngoại 5 phút Tan hoàn toàn 2-4 µm
GCLI 3 phút Tan hoàn toàn 2-4 µm
GCLII 4 phút Tan hoàn toàn 2-4 µm
Từ bảng 5 cho thấy:
- Thời gian đông cứng của gel ngoại lâu hơn gel nội từ 1-2 phút.
202
- Độ dày của các lát cắt tiêu bản tương đương giữa gel nội và gel ngoại.
- Gel nội và gel ngoại đều hòa tan tốt trong môi trường nhuộm.
Như vậy, mặc dù thời gian đông cứng của gel nội và gel ngoại có khác nhau chút
ít nhưng 2 tiêu chuẩn cơ bản nhất là độ dày của tiêu bản và sự hòa tan gel trong môi
trường nhuộm là như nhau.
+ Độ dày hợp lý của tiêu bản từ 2-5 micromet, khi đó ta nhìn rõ cấu trúc mô, tế
bào, nhân, màng nhân, hạt nhân, bào tương… Nếu cắt dày quá, các hàng tế bào sẽ
chồng lên nhau, khó đánh giá được các thành phần trên nên khó hoặc không thể đọc
được tiêu bản.
+ Sự hòa tan gel hay chính xác hơn, gel được tẩy sạch trong khi nhuộm tiêu bản
giúp ta có một tiêu bản nhuộm đạt chất lượng tốt vì phần bắt màu thuốc nhuộm duy nhất
chỉ có mô bệnh, nếu gel không tan hết, không được tẩy sạch thì sẽ gây ra hiện tượng bắt
màu cùng với mô, rất khó khăn trong việc nhận định kết quả.
Bảng 6. Kết quả đánh giá về cắt tiêu bản với 300 ca bệnh nghiên cứu sử dụng gel GCLI và
GCLII so sánh với gel ngoại
Điểm (thang điểm
10)
Gel (GCLI) (n) gel GCLII (n)
Chứng (Gel ngoại)
(n)
7 0 0 0
7,5 0 3 3
8 15 21 15
8,5 81 94 69
9 129 108 144
9,25 0 15 3
9,5 57 41 54
10 18 18 12
Tổng 300 300 300
Gel GCLI:
Χ
= 8,97 ± 0,47 điểm, Gel GCLII :
Χ
= 8,90 ± 0,52 điểm
Gel Ngoại:
Χ
= 8,95 ± 0,46 điểm
Như vậy sự khác biệt trị trung bình của Gel GCLI, GCLII và Gel ngoại không
có ý nghĩa thống kê, p> 0,05. hay nói cách khác là không có sự khác biệt giữa Gel
GCLII, GCLII và Gel ngoại khi cắt tiêu bản.
203
3.4.2. Kết quả đánh giá khi thử nghiệm gel GCL đối chứng với gel ngoại khi đọc
tiêu bản (chẩn đoán bệnh).
Bảng 6. Đánh giá kết quả đọc tiêu bản với 300 ca bệnh nghiên cứu
Điểm (thang điểm 10) Gel GCLI (n)
Gel GCLII (n) Chứng (gel Ngoại) (n)
7 3 3 3
7,5 0 0 0
8 30 15 30
8,5 84 90 78
9 108 105 117
9,25 12 15 15
9,5 51 60 39
10 12 12 18
Tổng 300 300 300
- So sánh giữa gel GCLI và gel ngoại:
+ Gel GCLI đạt
Χ
= 8,86 ± 0,53 điểm. Gel ngoại nhập đạt
Χ
= 8,88 ± 0,53
điểm
Sự khác biệt trị trung bình của Gel GCLI và Gel ngoại không có ý nghĩa thống
kê, p>0,05.
- So sánh giữa gel GCLII và gel ngoại:
+ Gel ngoại nhập đạt
Χ
= 8,88 ± 0,53 điểm, Gel GCLII đạt
Χ
= 8,94 ± 0,50
điểm.
Sự khác biệt trị trung bình của Gel GCLII và Gel ngoại không có ý nghĩa thống
kê, p> 0,05.
Trong suốt quá trình 5 năm nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm dùng gel tự chế
GCL với 300 ca bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung
ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Đã xây dựng được quy trình gồm 4 bước sản xuất gel dùng cho máy cắt lạnh từ
nguyên liệu thông dụng sẵn có trong nước là polyvinyl alcohol với trang thiết bị đơn
giản, chất lượng gel làm ra luôn ổn định, bảo quản dễ dàng, thời hạn sử dụng lâu, giá
thành chỉ bằng 20% gel ngoại.
204
- Đã xác định được các chỉ tiêu vật lý và thành phần hóa học chủ yếu để sản
xuất gel dùng cho máy cắt lạnh mô là polyvinyl alcohol và polyethylen glycol. Trong đó,
công thức của gel GCLI là: polyvinyl alcohol: 15,78 % và nước cất: 82,52% có nhiều
ưu điểm hơn so với công thức GCLII.
- Những tiêu bản sinh thiết lạnh cắt bằng gel GCL dễ dàng tẩy sạch khi nhuộm
tiêu bản, không làm biến đổi hình thái, kích thước tế bào, cấu trúc mô được giữ nguyên,
chất lượng bắt màu của nhân và bào tương ổn định trên nhiều loại mô khác nhau. Không
có sự khác biệt giữa gel GCLI, GCLII với gel ngoại khi cắt và đọc tiêu bản.
- Tất cả các trường hợp thử nghiệm bằng gel GCL đều đọc tốt, đánh giá qua
thang điểm cho thấy gel GCL tương đương gel ngoại nhập cả trên phương diện cắt và
đọc tiêu bản.
4.2. Đề nghị
4.2.1. Đối với các cơ sở đào tạo y dược và các trường đại học
- Có thể dùng sinh thiết lạnh tức thì với gel GCL trong nghiên cứu các mô bệnh
lành tính cũng như ung thư để nghiên cứu trong các luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa,
Hệ sau đại học như CKI, CK II, thạc sỹ, Tiến sỹ.
- Đối với các trường có sử dụng kỹ thuật cắt mô làm sinh thiết để giảng dạy và
nghiên cứu, như Đại học Nông nghiệp, Khoa Sinh Đại học tổng hợp, Sư phạm, có thể
dùng gel GCL vì chất lượng tiêu bản, chất lượng hình ảnh rất tốt cho giảng dạy và
nghiên cứu.
4.2.2. Đối với các cơ sở y tế khám chữa bệnh
Các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố đều có thể triển khai kỹ thuật sinh thiết lạnh
tức thì để chẩn đoán nhanh các bệnh lý khối u và ung thư với các máy cắt lạnh đã cũ
vẫn có thể sử dụng với gel nội (GCL) .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David K, Tuson AZ. Polyvinyl Alcohol Slime. Science. USA. (2008), 18-32
2. Phạm Phan Địch, Trịnh Bình Mô học, Sợi collagen, Mô liên kết chính thức. NXBYH,
(2004), 116-124.
3. Ibanez M.L, Chang J.P, Russel W.O. Advances in the Diagnosis of Neoplasia by Cold
Chamber Cryostat Frozen Tissue Sections. Recent advances in Clinical Pathology.
Dyke S.C, 2 nd. Boston, USA. (1968), 87-103.
4. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Minh dao- A dao NXB Y học
(1976), 928 - 931.
205
5. Moran L.A. Collagen. Sandwalk Stroling with a Skeptical Biochemist. USA. (2007), 1-
16.
6. PELCO CryO-Z-T. Embedding matrix for frozen. USA, (1995), 1-15.
7. Tạp chí kinh tế thị trường. Thị trường thực phẩm Việt Nam (2008).
8. Ted Pella, Inc.and PELCO International. H-TFM Tissue Freezing Medium. USA.
(1995), 5-7
9. Ted Pella, Inc. and PELCO International Tissue-Tek® O.C.T. Optimal Cutting
Temperature. Compound. USA, (2000), 12-15.
10. Tessenderlo Group- Bringing chemistry to life- PB Gelatins, A customer- Oriented
gelatin preducer. Gelatin (food), gelatin (Pharma), Galatin (Photo), Gelatin
(Comestics), Gelatin (Other applications). USA, (2008), 3-5.
11. Tessenderlo. Gelatin. Bringing Chemistry to Life, (2008), 1-2.
12. Tessenderlo. Gelatin. The manufacturing process of gelatin. (2008), 15-22.
13. Ngô Văn Trung. Nghiên cứu sản xuất gel dùng cho máy cắt lạnh dùng cho xét nghiệm
sinh thiết tức thì. Tập san chuyên đề về Hội nghị Lao động sáng tạo Trường Đại học Y
Dược Huế Lần thứ hai. (2004), 35-41.
14. Wikipedia. Collagen. Uses. Encyclopedia. (2008), 1-10.
15. Wikipedia. Polyethylenglycol. Encyclopedia. (2008), 1-5.
16. Woods C. Polyvinylalcohol Adhesive Solution. Encyclopedia. (2008), 1-7
RESEARCH ON THE CONSTITUTIONAL FORMULA, MANUFACTURING
PROCESS AND EXPERIMENTATION OF GCL GEL USED IN THE FROZEN
SECTION CRYOSTAT FOR THE EXTEMPORANEOUS
HISTOPATHOLOGICAL DIAGNOSIS
Ngo Van Trung, Nguyen Van Mao
College of Medicine and Pharmacy, Hue University
SUMMARY
Gel used in the frozen section cryostat is the indispensable product to fix the operation
piece needed in the process of making a specimen for the extemporaneous histopathological
diagnosis (or during the operating time). Up to now, this gel has been rather expensive, hard to
buy and has had to be imported. In daily practice, this situation presses us to think about the
possibility of producing a gel that can be the same as the imported one, but cheaper and more
available.
206
In this study, we research on the constitutional formula and the producing process of
GCL gel and experiment GCL gel used in the frozen section cryostat for the extemporaneous
histopathological diagnosis
300 operation pieces from the benign and malignant tumours of almost all types in
various organs of the body used imported gel (controlled) and GCL gel manufactured from
polyvinyl alcohol powder.
From our experimental study on 300 operation pieces, we have found out that the
quality of our product (GCL gel) is the same as that of the imported one. More over, we have
found out the constitutional formula, manufacturing process of GCL gel and experimented this
gel for the extemporaneous histopathological diagnosis and have obtained a good products as
compared with the imported one, but cheaper and more available.