Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ NHANH TIỀM NĂNG KINH TẾ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG-LÂM-NGƯ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HÀ TĨNH" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.32 KB, 11 trang )



5


TAP CHấ KHOA HOĩC, aỷi hoỹc Huóỳ, Sọỳ 47, 2008



NH GI NHANH TIM NNG KINH T MT S SN PHM
NễNG-LM-NG CH YU CA TNH H TNH
Thỏi Thanh H
Trng i hc Kinh t, i hc Hu
TểM TT
Bi vit ny trỡnh by kt qu ỏnh giỏ nhanh tim nng kinh t cho 5 sn phm nụng-
lõm-ng tiờu biu ca tnh H Tnh. Cú th thy rng tim nng kinh t ca cỏc sn phm ny
ch yu th hin qua cỏc mt nh: tim nng to c hi cho ngi nghốo tham gia vo th
trng, gim nghốo, cõn bng mi quan h v u t gia khu vc cụng cng v t nhõn, ri ro
thp, v kh nng nhõn rng. Tuy nhiờn, vn ang cũn cú s ngn cỏch gia ngi sn xut v
thng nhõn v cỏc nhõn t thnh cụng ch cht trong chui giỏ tr ca cỏc sn phm tim
nng ny. ng thi, vn ang cũn mt s tr ngi v iu kin khung phỏp lý, tỏc ng khụng
thun li nhm phỏt huy mt cỏch ti a cỏc tim nng ny.
1. t vn
Cú th vớ tim nng kinh t ca mt a phng nh l ngun lc tim n, nu
c ỏnh giỏ mt cỏch ỳng n thỡ li th cnh tranh ca a phng ú s c phỏt
huy ti a. c bit, trong lnh vc nụng nghip theo ngha rng, tim nng kinh t nu
c khai thỏc tt cú th phỏt huy mt cỏch cú hiu qu nhng n lc gim nghốo, ci
thin s tham gia vo th trng ca ngi nghốo, hoc to c hi cho h cú thờm thu
nhp. Theo bỏo cỏo Trin vng phỏt trin chõu nm 2008 ca ADB, sn lng
nụng nghip Vit Nam s chu nhiu tỏc ng bi hn hỏn, cỏc loi dch bnh gia sỳc v
gia cm, ch tng trng vo khong 3,4%, thp hn xu hng hin ti. Tuy mc úng


gúp ca ngnh nụng nghip i vi nn kinh t nc ta cha n 25%, nhng õy vn l
ngnh to hn mt na tng cụng n vic lm ca ngi dõn. iu ny cho thy vic
ỏnh giỏ nhanh tim nng kinh t i vi cỏc sn phm nụng nghip gúp phn giỳp nh
hng u t ngun lc mt cỏch ỳng n. õy cng l nhng u tiờn ca d ỏn v ci
thin s tham gia th trng ca ngi nghốo ti H Tnh (IMPP) do qu Phỏt trin
Nụng nghip (IFAD) ti tr. Thờm na, thc hin tt cỏc hp phn cú liờn quan n
vic xõy dng k hoch c hi th trng cp xó, cỏc thụng tin cú liờn quan n vic
ỏnh giỏ tim nng kinh t v c hi th trng sn phm nụng sn ti tnh H Tnh l
rt cn thit. Do ú, nghiờn cu tim nng kinh t ó c a vo k hoch thc hin
ca d ỏn cho nm 2008. Trng i hc Kinh T, i hc Hu c d ỏn IMPP la
chn lm c quan ch cht thc hin nghiờn cu ny ti tnh H Tnh do nng lc v
kinh nghim thc hin nghiờn cu cng nh s hiu bit v a phng c ban iu


6


hành dự án đánh giá cao. Trong phạm vi nghiên cứu đánh giá nhanh này, thì những sản
phẩm được xem là có tiềm năng kinh tế nếu như các sản phẩm đó phải đáp ứng được
những tiêu chí đánh giá, trong đó nhấn mạnh đến tiềm năng giảm nghèo và thúc đẩy sự
tham gia thị trường của người nghèo, được sử dụng bởi nhiều tổ chức quốc tế như ADB,
GTZ
1
.
2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh nằm ở duyên hải Bắc trung bộ, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển
đông, phía bắc giáp Thành phố Vinh, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình. Hà Tĩnh có hai đô
thị (thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh) và 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Lợi
thế của Hà Tĩnh là tiếp cận với các thị trường lớn trong nước như: Hà Nội, Vinh, Huế,
và thành phố Hồ Chí Minh bằng các tuyến đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam,

đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường 8A từ thị xã Hồng Lĩnh chạy qua cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo sang thủ đô Viên Chăn - Lào và các tỉnh Đông - Bắc Thái Lan. Hà
Tĩnh có cảng nước sâu Vũng Áng ở phía nam tỉnh, phía bắc có cảng Xuân Hải – Nghi
Xuân. Tuy có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, nhưng theo báo cáo của
“Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam” VNCI thì tỉnh Hà Tĩnh chỉ cải thiện khá khiêm tốn về
thứ tự trên bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI: từ 45,56 (trong năm 2007)
so với 41,62 (năm 2006) và được xếp vào nhóm “trung bình thấp”, hoặc nhóm “thấp”.
Với dân số 1,3 triệu người, gần 81% sống tại các vùng nông thôn, nên sinh kế chủ yếu
của người dân dựa vào nông nghiệp. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh,
ngành nông lâm thủy sản đóng góp 43,47% trong tổng số GDP của tỉnh và đây là con số
không có nhiều thay đổi so với năm 2005 (là 43,53%). Về cơ cấu giá trị sản xuất của
tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2006, trồng trọt vẫn chiếm vai trò chính với hơn 67%, kế đến là
lĩnh vực chăn nuôi chiếm gần 30%, còn lại là khu vực dịch vụ nông nghiệp chiếm 3%
trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2006. Tổng sản
lượng thủy sản trong năm 2006 đạt gần 61 ngàn tấn, tăng hơn 3% so với năm 2005.
Kinh tế thương mại dịch vụ những năm gần đây phát triển khá, GDP của ngành
thương mại dịch vụ chiếm hơn 33% trong GDP toàn tỉnh Hà Tĩnh. Tổng mức bán lẻ
hàng hoá, dịch vụ thị trường xã hội năm 2006 là 3.913 tỷ VNĐ, tăng 14 % năm 2005
3.376 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu đạt 38,009 triệu USD, giảm 7% so với năm 2005
(40,858 triệu USD). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và của ngành nông,
lâm, ngư. Đặc biệt tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu công nghiệp cảng
biển Vũng Áng, khu công nghiệp Gia Lách - Nghi Xuân, tỉnh đã có các cơ chế chính
sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên doanh liên
kết với các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong tỉnh để phát triển thương mại - du
lịch - dịch vụ đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.


1
M4P – Making the value chains work better for the poor: a toolbook for practitioners of value chain analysis



7


3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế chủ
yếu dựa vào phân tích định tính kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh thị trường
nông thôn kết hợp nhằm phân tích những nhân tố thành công chủ chốt (Critical Success
Factors) cho các sản phẩm được lựa chọn với công cụ màn hình ra-đa (rada screen) để
từ đó cho thấy sự khác biệt giữa người sản xuất và người mua/thương nhân. Cách tiếp
cận với việc thảo luận nhóm trọng điểm cũng đã được sử dụng để phát triển các nhân tố
thành công chủ chốt CSF cho từng sản phẩm. Đồng thời việc phỏng vấn cá nhân, sử
dụng bảng câu hỏi mở, đối với những người có liên quan chủ chốt, có sự hiểu biết sâu
về lĩnh vực sản phẩm nghiên cứu cũng đã được thực hiện nhằm thu thập thông tin cho
nghiên cứu. Việc điều tra hiện trường cũng đã được thực hiện ở cả cấp quốc gia và cấp
địa phương nhằm mục đích đánh giá nhanh tiềm năng thị trường cho các sản phẩm
nghiên cứu. Bảng hỏi điều tra được thiết kế để thu thập thông tin sơ cấp về các nhân tố
thành công chủ chốt CSF, cũng như những điều kiện khung để khai thác tốt hơn những
tiềm năng của từng sản phẩm dựa trên thang Li-kert 5 điểm.
Nguồn số liệu thứ cấp là các thông tin của từ số liệu thống kê cấp tỉnh (Niên
giám thống kê Hà Tĩnh 2006) và cấp quốc gia (Niên giám thống kê toàn quốc GSO
2006) cũng như nguồn số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế, nguồn số liệu của
Liên Hiệp Quốc (UNCOMTRADE) đã được sử dụng trong quá trình lựa chọn các sản
phẩm tiềm năng để đánh giá tại tỉnh Hà Tĩnh cũng như được tổng hợp và phân tích sau
này. Nhu cầu trên thế giới cũng như xu hướng nhu cầu đối với những sản phẩm cũng đã
được phân tích. Các thông tin từ các nghiên cứu trước đây của các tổ chức trong và
ngoài nước cũng như các báo cáo tổng kết chính thức của các cơ quan ban ngành có liên
quan cung cấp cũng đã được sử dụng cho nghiên cứu. Cơ sở để lựa chọn các sản phẩm
để thực hiện nghiên cứu đánh giá nhanh tiềm năng địa phương là dựa vào kết quả hội
thảo sơ bộ với các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, với các doanh nghiệp, những người sản

xuất và những người thu mua được xem là thành công tại địa phương. Dựa vào các tiêu
chí cụ thể, những sản phẩm được lựa chọn cho nghiên cứu đánh giá tiềm năng kinh tế
tại tỉnh Hà Tĩnh gồm:
 Lạc;
 Song-mây;
 Nước mắm;
 Lợn thịt;
 Rau;
Kết quả đánh giá sản phẩm tiềm năng đối với 5 sản phẩm nói trên được trình bày
tại hình 1, cho thấy các sản phẩm này đều đạt điểm số cao trên thang điểm của từng tiêu
chí đánh giá. Thêm nữa, cả 5 sản phẩm này đều là những sản phẩm đại diện cho các


8


ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của tỉnh, do đó việc lựa chọn các sản phẩm
này làm đối tượng nghiên cứu đánh giá nhanh tiềm năng kinh tế là hoàn toàn phù hợp
với điều kiện kinh tế địa phương.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Đánh giá tiềm năng đối với 5 sản phẩm theo các tiêu chí của Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB)
Tổng số người được phỏng vấn cho cả 5 sản phẩm là 120, trong đó sản phẩm
song-mây có số mẫu điều tra là 28; sản phẩm rau 14, nước mắm là 24 người, sản phẩm
lợn thịt là 16 người, và sản phẩm cây lạc là 38 người. Với cơ cấu mẫu như được thể
hiện trong hình 1 thì có thể cho rằng lượng mẫu là đủ lớn cho việc phân tích thống kê
mô tả. Hơn nữa, trong điều kiện giới hạn về thời gian và yêu cầu của phương pháp đánh
giá nhanh thị trường nông thôn, cũng như phạm vi nghiên cứu thì số mẫu và cơ cấu mẫu
như vậy là hoàn toàn chấp nhận được
2

.
Đánh giá tiềm năng 5 sản phẩm
12.9
8.4
8.0
8.1
11.1
9.0
7.2
7.7
8.4
8.5
8.9
8.1
6.8
6.9
9.8
7.8
7.4
6.8
7.3
8.6
12.0
8.9
8.2
8.0
11.2
10.2
8.7
8.3

8.2
7.5
10.2
7.1
7.2
7.3
9.3
8.6
5.9
7.1
7.4
6.9
12.1
8.3
7.9
7.3
10.4
9.5
7.5
7.1
8.5
7.8
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0
Thể hiện sự hội nhập thị trường của người nghèo (max 14
điểm)
Tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm (max 9 điểm)
Khả năng nhân rộng (max 9 điểm)
Tiềm năng của sản phẩm đối với giảm nghèo (max 9 điểm)
Tiềm năng thúc đẩy đẩu tư (max 12 điểm)
Rào cản tham gia (vốn, kiến thức) đối với người nghèo thấp

(max 12 điểm)
Rủi ro thấp (max 9 điểm)
Tính bền vững về môi trường (max 9 điểm)
Có nhiều người tham gia vào sản suất sản phẩm (max 9
điểm)
Nằm trong khuôn khổ chiến lược quốc gia và của vùng miền
Trung (max 9 điểm)
Song-Mây (n=28)
Rau (n=14)
Nước mắm (n=24)
Lợn (n=16)
Lạc (n=38)

Hình 1

2
Kaplinsky and Morris (2001). “a Handbook for Value Chain Research”. Brighton, United Kingdom, Institute of Development
Studies, University of Sussex.


41


Kết quả tại Hình 1 cho thấy các sản phẩm nói trên đều đạt gần mức điểm tối đa
trong tất cả 10 tiêu chí đánh giá. Điểm nổi bật là các sản phẩm này đều cho thấy tiềm
năng khá lớn tạo cơ hội để người nghèo tại Hà Tĩnh có thể hội nhập và tham gia vào thị
trường trong nỗ lực giảm nghèo và tạo thu nhập và thu hút nhiều người tham gia vào
sản xuất sản phẩm. Trong đó sản phẩm lạc thể hiện tiềm năng này là lớn nhất đạt 12,9
điểm trên thang điểm 14. Trong khi đó sản phẩm nước mắm có tiềm năng thu hút lao
động là người nghèo vì tiêu chí rào cản tham gia thấp đạt thang điểm 10/12.

4.2. Đánh giá nhân tố thành công chủ chốt CSF cho các sản phẩm tiềm năng
Nhân tố thành công chủ chốt là một thuật ngữ trong kinh doanh, là những khía
cạnh chính yếu và cần thiết để cho một sản phẩm thành công trên thị trường. Khái niệm
này đã được Daniel lần đầu tiên công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Harvard
Business Review vào năm 1961 và được sử dụng bởi nhiều tổ chức, nhiều công ty trong
quá trình khai thác tiềm năng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh. Kết quả tại các hình
dưới đây cho thấy sự khác biệt về tầm quan trọng của các nhân tố thành công chủ chốt
CSF cho từng sản phẩm nghiên cứu:
a. Sản phẩm song mây
Có 6 nhân tố được xem là chủ yếu mang lại thành công đối với sản phẩm song-
mây. Người sản xuất cho rằng những nhân tố như: chất lượng song-mây, loại mây, công
nghệ chế biến mây, và giá cả của mây là quan trọng hơn so với quan điểm của người thu
mua/thương nhân trên thang Li-kert 5 điểm. Trong khi đó người thu mua/thương nhân
lại cho rằng khả năng mà người sản xuất có thể đảm bảo cung ứng cho họ với số lượng
lớn (để đảm bảo tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô) lại là nhân tố chủ yếu mang lại thành
công cho việc kinh doanh của họ. Sự khác biệt này cho thấy, người sản xuất phải quan
tâm và đối phó với nhiều vấn đề hơn trong sản xuất và kinh doanh so với người thu mua
sản phẩm song mây trong chuỗi giá trị sản phẩm tại Hà Tĩnh.
Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF cho sản phẩm song-mây tại Hà Tĩnh
4.00
3.67
3.83
4.33
4.50
3.67
4.00
3.60
4.60
3.40
4.20

4.00
0.00
5.00
Chất lượng
loại mây
giá cả
Khả năng cung ứng với số lượng lớn
Độ tin cậy lẫn nhau
Công nghệ chế biến mây
Người Sản Xuất
Người Thu Mua- Thương Nhân

Hình 2



42


b. Sản phẩm lợn thịt
Những nhân tố thành công chủ chốt đối với sản phẩm này bao gồm 6 khía cạnh
như có thể được thấy trong hình 2. Trong khi người sản xuất lại xem những nhân tố
như: vệ sinh thực phẩm, xuất xứ lợn và quy trình chăn nuôi giết mổ lại quan trọng hơn
so với người thu mua và thương nhân xét về mặt điểm số trên thang Li-kert 5 điểm, thì
người thu mua/thương nhân lại cho rằng giá cả thu mua lợn, giống lợn và vấn đề về dịch
bệnh lại là vấn đề then chốt, có tính quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của
họ. Vì vậy, để phát triển một cách tốt nhất tiềm năng sản phẩm lợn thịt cần phải thu hẹp
sự khác biệt về các nhân tố thành công giữa người sản xuất và người thu mua
Màn hình ra đa các nhân tố thành công chủ chốt CSFcho sản phẩm lợn thịt tại Hà Tĩnh
4.17

3.83
4.00
3.00
3.67
3.33
4.33
4.00
4.60
3.60
3.80
4.20
0.00
5.00
Giá cả
Giống lợn
Dịch bệnh
Quy trình chăn nuôi giết mổ
Xuất xứ lợn
Vệ sinh thực phẩm
Người sản xuất
Người thu mua-thương nhân

Hình 3
c. Sản phẩm lạc
Có 6 nhân tố thành công chủ chốt đối với sản phẩm lạc tại Hà Tĩnh. Trong khi
người sản xuất cho rằng nhân tố giống lạc là nhân tố quyết định đối với việc sản xuất
lạc (điểm số 4,67 trên thang điểm Li-kert 5 điểm thì người thu mua/thương nhân lại cho
rằng các nhân tố như chất lượng lạc, giá cả lạc, công nghệ bảo quản và độ tin cậy lẫn
nhau trong quá trình kinh doanh lại là những nhân tố thành công chủ chốt đối với việc
kinh doanh của họ. Điều này cho thấy, thương nhân có nhiều mối quan tâm hơn trong

chuỗi giá trị sản phẩm cây lạc so với người sản xuất để có thể đảm bảo sự thành công
trong việc kinh doanh của chính mình.



43


Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF cho sản phẩm lạc tại Hà Tĩnh
4.00
4.20
4.00
4.67
3.83
4.17
4.50
4.33
4.40
4.80
4.60
4.40
0.00
5.00
Chất lượng
giá cả
Giống lạc
Công nghệ bảo quản
Khả năng cung ứng với số lượng lớn
Độ tin cậy lẫn nhau
Người sản xuất

Người thu mua - thương nhân

Hình 4
d. Sản phẩm rau
Sự khác biệt về các nhân tố thành công chủ chốt được trình bày tại hình 5. Xét
về mặt điểm số trên thang Li-kert 5 điểm, thì trong số các nhân tố này, người sản xuất
đánh giá cao những nhân tố như độ an toàn của rau, giá cả sản phẩm rau, khả năng cung
ứng với số lượng lớn, sự tươi mới của rau, độ tin cậy về vệ sinh thực phẩm, giá cả sản
phẩm rau thì người thu mua/thương nhân lại chỉ quan quan tâm nhiều đến yếu tố chất
lượng rau. Tương tự như các sản phẩm khác, cần phải thu hẹp sự khác biệt này để có thể
khai thác tốt tiềm năng trong chuỗi giá trị sản phẩm cây lạc tại tỉnh Hà Tĩnh bằng cách
hướng nhiều hơn sự tập trung về mặt chính sách cho quá trình lưu thông sản phẩm mà ở
đó người thu mua/thương nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF sản phẩm rau tại Hà Tĩnh
3.67
4.33
3.83
4.00
4.33
3.67
4.33
3.00
3.83
4.67
3.83
4.00
0.00
5.00
Chất lượng
Giá cả sản phẩm rau

Độ tin cậy về vệ sinh thực phẩm
Sự tươi mới của rau
Khả năng cung ứng với số lượng lớn
Độ an toàn của rau
Người sản xuất
Người Thu Mua-Thương Nhân

Hình 5


44


e. Sản phẩm nước mắm
Đối với sản phẩm nước mắm Hà Tĩnh, có 8 nhân tố được xem là đóng vai trò chủ
chốt đối với sản phẩm này. Trong khi người sản xuất nước mắm lại cho rằng những nhân
tố như loại cá để làm nước mắm, độ tươi sống của sản phẩm nguyên liệu, là hai nhân tố
then chốt đóng vai trò quyết định thì người thu mua/thương nhân lại cho rằng những nhân
tố còn lại như độ đạm, màu sắc và hương vị nước mắm, thời hạn bảo quản, phân khúc thị
trường tiêu thụ và độ tin tưởng lẫn nhau trong quá trình kinh doanh lại là những nhân tố
thành công chủ chốt đối với quá trình kinh doanh của họ. Điều này cho thấy, trong các
mắt xích chuỗi giá trị người thu mua/thương nhân là những người đóng vai trò quan trọng
hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm. Vì vậy, các điều kiện khung về mặt chính sách cần phải
hướng trọng tâm để giải quyết sự bất cập này.
Màn hình Ra-đa các nhân tố thành công chủ chốt CSF của sản phẩm nước mắm tại Hà Tĩnh
5
4
5
4.6
4.4

3.4
4
3.6
4.6
5
4.2
4.2
4.2
4.8
4.4
5
0
5
Độ đạm
màu sắc & hương vị
Loại cá
độ tươi sống của sản phảm
Khả năng cung ứng với số lượng lớn
Độ tin tưởng
Khu vực tiêu dùng
Thời hạn bảo quản
Người sản xuất
Người thu mua - thương nhân

Hình 6
5. Đánh giá điều kiện khung chính sách để phát huy hết tiềm năng của các
sản phẩm nghiên cứu
Kết quả đánh giá những ảnh hưởng của điều kiện khung pháp lý đối với việc phát
huy tiềm năng của các sản phẩm cho thấy những vấn đề về thiết chế chính sách, sự hỗ trợ
của Nhà nước và khả năng tiếp cận công nghệ vẫn là những vấn đề lớn, cần được chú ý vì

đại đa số người được phỏng vấn đều cho thấy mức đánh giá của họ khá thấp trên thang
Li-kert 5 điểm. Những vấn đề khác như tập huấn kỹ năng, khả năng tiếp cận vốn và chất
lượng của các doanh nghiệp kinh doanh cũng là những trọng tâm về mặt khung chính
sách cần phải giải quyết để phát huy hết tiềm năng của các sản phẩm nghiên cứu.


45


Đánh giá điều kiện khung chính sách ảnh hưởng đến việc phát huy tiềm năng sản phẩm
3.6
3.8
4.0
4.0
3.4
3.4
3.0
3.9
3.3
3.2
2.9
0
1
2
3
4
5
Cơ sở hạ
tầng
Dịch vụ hậu

cần vận
chuyển
Thủ tục hải
quan
Thủ tục
hành chính
Tập huấn kỹ
năng
Khả năng
tiếp cận vốn
Khả năng
tiếp cận
công nghệ
Lao động Chất lượng
của các đơn
vị kinh
doanh
Thể chế
chính sách,
sáng kiến
thúc đẩy
đầu tư riêng
do tỉnh ban
hành
Hỗ trợ của
nhà nước

Hình 7
6. Kết luận và đề xuất
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, một số kết luận và đề xuất sau đây có thể được rút

ra và nên được xem xét:
 Các sản phẩm nghiên cứu là những sản phẩm có tiềm năng kinh tế xét về các tiêu
chí mà các tiêu chí này rất được các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm. Vì
vậy, hoàn toàn có đủ cơ sở để đưa các sản phẩm này để triển khai trong chương
trình của tỉnh Hà Tĩnh và của dự án IMPP.
 Trong số các tiềm năng này thì tiềm năng thể hiện sự hội nhập của thị trường của
người nghèo là một trong những điểm nổi bật của các sản phẩm nghiên cứu. Điều
này còn được thể hiện ở chỗ các sản phẩm này còn cho phép nhiều người nghèo
hơn tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải có các nghiên cứu
sâu hơn về chuỗi giá trị của các sản phẩm nghiên cứu để tạo điều kiện cho bộ
phân người dân vùng nông thôn Hà Tĩnh tham gia vào những mắt xích gia tăng
giá trị cao, để từ đó tạo thêm thu nhập cho chính họ.
 Kết quả cũng cho thấy các sản phẩm nghiên cứu có nhiều tiềm năng thúc đẩy đầu
tư để từ đó phát huy tính hiệu quả cho những nỗ lực giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh.
Thêm nữa, những sản phẩm này có rủi ro đầu tư thấp cho nên điều này làm cho


46


việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng của các sản phẩm này có tính khả thi
cao.
 Vẫn đang còn những khác biệt giữa người sản xuất và người thu mua/thương
nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm khi đề cập đến các nhân tố thành công chủ chốt
CSF. Đặc biệt một số sản phẩm có tiềm năng như lạc hoặc lợn thịt thì sự khác biệt
này phần lớn xuất phát từ người thu mua/thương nhân, là những người đóng vai
trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm. Vì vậy, mối liên kết giữa nhà sản
xuất, người thu mua, thị trường, và người tiêu dùng cần phải được thiết lập để tạo
ra các kênh thông tin thông suốt nhằm thu hẹp cách biệt đối với các nhân tố thành
công chủ chốt CSF này đối vớ từng sản phẩm tiềm năng.

 Một số điều kiện khung pháp lý vẫn đang còn là những trở ngại để phát huy tốt
hơn tiềm năng của các sản phẩm nghiên cứu, chủ yếu là ở những khía cạnh có liên
quan đến khả năng tiếp cận công nghệ, chất lượng của các đơn vị kinh doanh
trong lĩnh vực sản phẩm tiềm năng, và sự hỗ trợ của Nhà nước, tập huấn kỹ năng,
khả năng tiếp cận vốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB, Triển vọng phát triển châu Á năm 2008.
2. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2006.
3. Niên giám thống kê toàn quốc năm 2006.
4. Báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hà Tĩnh năm
2007.
5. Báo cáo tổng kết của Chi cục phát triển lâm nghiệp Hà Tĩnh năm 2007.
6. Hội Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo nghiên cứu thị trường sản phẩm nước mắm Hà
Tĩnh, 2007.
7. Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh, Đề án phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh, 2006-2010.
8. Quy hoạch cây trồng vật nuôi chủ lực của Tỉnh từ 2006 – 2010 và định hướng đến
năm 2020.
9. Kaplinsky, Raphael and Mike Morris, A Handbook for value chain research,
Institute of Development Study.
10. Schmitz, Hubert and Peter Knorringa. Learning from Global buyers. IDS working
paper.
11. VNCI., The Vietnam provincial competitiveness index 2007, Measuring economic
governance for private sector development, 2007.
12. Hair et. al, Multivariate Data Analysis, 9ed Prentice Hall, 2004.
13. CSF.COM:



47



14. UNCOMTRADE: .
15.

RAPID ASSESSMENT OF REGIONAL ECONOMIC POTENTIALS
FOR AGRO-FORESTRY AND AQUACULTURAL PRODUCTS IN HA TINH
PROVINCE: THE FINDINGS AND ITS IMPLICATIONS
Thai Thanh Ha
College of Economics , Hue University
SUMMARY
This article presents some findings from the rapid assessment of the economic potentials
for 5 agro-forestry and aquacultural products in Ha Tinh province. It revealed that these
potentials boiled down to such dimensions as: the integration of the poor into the market;
effective poverty reductions; leveraging the public-privat partnership and investment; low risk;
and the possibility for scaling up and so on. However, there still exist some gaps, along the value
chain, between the producers and traders with regard to the Critical Success Factors for
respective products. Also, the conditional policy framework exerts some un-favorable impact on
the exploitation of full potentials among studied products on the aspects of access to capital,
better technology as well as institutional supports on the part of the government.

×