107
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DAO GAMMA TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –
ĐẠI HỌC HUẾ
Phạm Văn Lình
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
TÓM TẮT
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở cả 2 giới.
Mục đích của nghiên cứu là xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu
đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược -
Đại học Huế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu bao gồm 40 bệnh nhân ung thư phổi được điều
trị xạ phẫu bằng dao Gamma tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. Phương
pháp nghiên cứu: tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thường gặp nhất là từ 50-59 tuổi, trung bình là 64,04
tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho kéo
dài chiếm 57,5%, đường kính trung bình của khối u 4,8±0,26cm. Về mô bệnh học ung thư biểu
mô vảy là thể thường gặp chiếm 57,5% Kết quả phân giai đoạn bệnh cho thấy bệnh ở giai đoạn
I chiếm 45%, giai đoạn II chiếm 37,5%, giai đoạn III chiếm 17,5%. Liều điều trị trung bình
5600-6000cGy gồm khối u và hạch vùng. Kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ đáp ứng đối với u: hoàn
toàn 25%, đáp ứng một phần 55%, ổn định 10% và tiến triển 10%. Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch:
hoàn toàn 31,9%, một phần 45,4%, ổn định 13,7% và tiến triển 9%. Tỷ lệ kiểm soát được khối u
90%. Thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng, thời gian sống thêm toàn bộ sau 1 năm
84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8%.
Như vậy phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu đối với ung thư phổi có thể mổ được.
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao và những bệnh nhân từ chối phẫu thuật, xạ
phẫu bằng dao gamma là một phương pháp chọn lựa thứ hai. Điều trị xạ phẫu ung thư phổi
bằng dao gamma là một phương pháp điều trị mới, hoàn thiện về mặt kỹ thuật xạ trị, hứa hẹn
kết quả tốt hơn ở giai đoạn sớm nhờ vào kiểm soát tốt khối u và cải thiện thời gian sống thêm
cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.
1. Đặt vấn đề
Hàng năm có khoảng 1.200.000 trường hợp ung thư phổi mới mắc trên thế giới,
nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Tại Hoa Kỳ, ung thư phổi là loại ung thư gây
tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở cả hai giới, với khoảng 215.020 bệnh nhân
108
ung thư phổi mới mắc và 161.480 bệnh nhân tử vong vào năm 2008 [8].
Ở nước ta, theo ghi nhận dịch tễ học ung thư trong năm 2004, ung thư phổi là
loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới với tỷ lệ mới mắc ở Hà Nội là 39,8/100.000 [4].
Phương pháp điều trị đầu tay đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là phẫu
thuật. Phẫu thuật cắt thùy phổi và cắt phổi cho thời gian sống thêm 3 đến 5 năm là từ
60-80%. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân do bệnh lý nội khoa kèm theo không thể phẫu
thuật được như: suy giảm chức năng hô hấp, bệnh lý tim mạch, bệnh nhân lớn tuổi hoặc
bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị chuẩn mực cho
nhóm những bệnh nhân này. Phương pháp điều trị bằng tia xạ thường qui dược áp dụng
với tổng liều 60-70Gy, thời gian sống thêm sau 3 năm cũng thấp từ 15-45%. Phương
pháp xạ trị này cũng có những biến chứng nhất định như biến chứng về tim mạch, tắt
nghẽn hô hấp mãn tính và bệnh lý mạch máu.
Xạ phẫu là phương pháp điều trị xử dụng liều cao tia bức xạ ion hóa hơn phương
pháp xạ trị thông thường và chùm tia bức xạ hội tụ vào khối u nên giảm thương tổn tổ
chức lành và ít gây ra tác dụng phụ. Sử dụng hệ thống bất động bệnh nhân để hạn chế sự
chuyển động của khối u làm tăng độ chính xác trong điều trị.
Phương pháp xạ phẫu này được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng điều
trị và cho kết quả tốt.
Từ cuối năm 2006 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế đã lắp đặt
và đưa vào sử dụng dao gamma thân, là phương pháp xạ phẫu để điều trị các khối u
vùng thân nên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi.
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư phế quản phổi không phải tế bào
nhỏ, có kết quả mô bệnh học và ở giai đoạn I, II, III không thể phẫu thuật được.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 15/8/2006 đến 30/09/2009 tại Trung tâm Phẫu
thuật dao gamma và khoa Ung Bướu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân
109
- Nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi
- Nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng
2.2.4. Đánh giá kết quả sau điều trị
Đánh giá đáp ứng của khối u và hạch theo tiêu chuẩn RECIST: dựa theo phim
chụp cắt lớp vi tính đo đường kính lớn nhất của khối u trước và sau điều trị.
- Đáp ứng hoàn toàn (CR): Khối u không còn
- Đáp ứng 1 phần (PR): giảm > 30% đường kính lớn nhất của khối u
- Ổn định (SD): giảm < 30% đường kính lớn nhất của khối u
- Tiến triển (PD): tăng >20% đường kính lớn nhất của khối u.
2.2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Dùng phương
pháp Kaplan-Meier để tính thời gian sống thêm toàn bộ. Phân tích kết quả theo phương
pháp thống kê y học.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
3.1.1. Phân bố ung thư theo nhóm tuổi
Bảng 1. Tỷ lệ ung thư theo tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 40 2 5,0
40 - 49 5 12,5
50 - 59 12 30,0
60 - 69 10 25,0
≥ 70 11 27,5
Tổng số 40 100
Nhóm tuổi 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30%, tuổi nhỏ nhất là 32, tuổi lớn
nhất là 86, tuổi trung bình là 64,04 ± 1,7 .
3.1.2. Phân bố ung thư theo giới
Bảng 2. Tỷ lệ ung thư theo giới
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nam 29 72,5
Nữ 11 27,5
Tổng số 45 100
110
3.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Bảng 3. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp lúc nhập viện
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Ho kéo dài 23 57,5
Ho ra máu 10 25,0
Đau tức ngực 17 42,5
Khó thở 7 17,5
Sụt cân 11 27,5
Viêm phổi tắc nghẽn 6 15,0
Khàn tiếng 2 5,0
Ho kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 57,5%
3.2.2. Đặc điểm khối u trên cắt lớp vi tính
Bảng 4. Kích thước và vị trí khối u
STT Mô tả CT Scan Số bệnh nhân Tỷ lệ %
1
Kích thước khối u
8
26
6
20,0
65,0
15.0
< 3 cm
3 – 6 cm
> 6 cm
2
Số lượng khối u
38
2
95.0
5,0
1 khối
2 khối
3
Vị trí khối u
5
9
7
12
7
12,5
22,5
17,5
30,0
17.5
Thùy trên phổi phải
Thùy giữa phổi phải
Thùy dưới phổi phải
Thùy trên phổi trái
Thùy dưới phổi trái
Kích thước khối u 3 – 6 cm chiếm tỷ lệ cao nhất 65%, số lượng 1 khối u chiếm
95% và vị trí thùy trên phổi trái chiếm tỷ lệ cao nhất 30%
111
3.2.3. Sinh thiết qua nội soi và xét nghiệm tế bào bằng chọc hút kim nhỏ xuyên
thành ngực
Bảng 5. Phân bố thể giải phẫu bệnh
STT Giải phẫu bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ %
1 Ung thư biểu mô tuyến 14 35
2 Ung thư biểu mô vảy 23 57.5
3 Ung thư tế bào lớn 03 7,5
Tổng 40 100
Ung thư biểu mô vảy chiếm cao nhất 57,5%, ung thư tế bào lớn tỷ lệ thấp nhất
7,5%
3.2.4. Giai đoạn bệnh
Bảng 6. Phân bố theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Giai đoạn I 18 45
Giai đoạn II 15 37,5
Giai đoạn III 7 17,5
Tổng số 40 100
Giai đoạn I chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, giai đoạn III chiếm tỷ lệ thấp nhất 17,5%
3.3. Phân bố tổng liều và phân liều điều trị
Bảng 7. Tỷ lệ tổng liều và phân liều điều trị
STT Liều và phân liều Số bệnh nhân Tỷ lệ %
1
Liều
3
35
2
7,5
87,5
5,0
< 50 Gy
50 – 60 Gy
> 60 Gy
2
Phân liều
1
5
26
8
2,5
12,5
65,0
20.0
<2,5 Gy
2,5 – 4 Gy
4 – 6 Gy
6 – 8 Gy
112
Liều điều trị từ 50-60Gy chiếm tỷ lệ cao nhất 87,5%, phân liều 4-6Gy chiếm tỷ
lệ cao nhất 65%.
3.4. Tỷ lệ đáp ứng đối với u
Bảng 8. Tỷ lệ đáp ứng đối với khối u
Tỷ lệ đáp ứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đáp ứng hoàn toàn 10 25,0
Đáp ứng một phần 22 55,0
Ổn định 4 10,0
Tiến triển 4 10,0
Tổng số 40 100
Đáp ứng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất 55%, kế đến là đáp ứng hoàn toàn 25%,
ổn định và tiến triển chiếm tỷ lệ thấp nhất 10%
3.5. Đáp ứng đối với hạch
Bảng 9. Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch
n=22
Tỷ lệ đáp ứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đáp ứng hoàn toàn 7 31,9
Đáp ứng một phần 10 45,4
Ổn định 3 13,7
Tiến triển 2 9,0
Tổng số 22 100
Tỷ lệ đáp ứng một phần đối với hạch chiếm tỷ lệ cao nhất 45,4%, tiến triển
chiếm tỷ lệ thấp nhất 9%, tỷ lệ kiểm soát được khối u 90%.
3.6. Biến chứng
3 bệnh nhân có xạm da vùng ngực chiếm 7,5%, 1 bệnh nhân bị viêm phổi và
tràn khí màng phổi tiến triển chiếm 2,5%, giảm tiểu cầu 1 bệnh nhân chiếm 2,5%.
3.7. Thời gian sống thêm
Thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng, sống thêm toàn bộ sau 1 năm 84,8%,
sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8%.
113
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân
4.1.1. Tuổi và giới
Độ tuổi 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, tuổi nhỏ nhất là 32, tuổi lớn nhất
là 86, tuổi trung bình là 64,04 ± 1,7. Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng có kết
quả tương tự như chúng tôi. Nghiên cứu của Hoàng Đình Cầu [2] tuổi trung bình của
ung thư phổi từ 40-60 tuổi. Theo Faber [11] tuổi trung bình từ 50 - 75 tuổi. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, dưới 40 tuổi ung thư phổi chiếm tỷ lệ thấp chỉ 4,4%, cũng
tương tự như của Burt M [9] chiếm 5% ở độ tuổi <40. Sau đó, tỷ lệ ung thư phổi tăng
lên theo tuổi, đến đỉnh 50 - 59 tuổi rồi giảm dần. Khác với một số tác giả khác như Lê
văn Bàng [1] gặp 40% trên 70 tuổi.
Các nhà nghiên cứu dịch tễ học nhận thấy hút thuốc lá sau 20 năm bắt đầu xuất
hiện nguy cơ ung thư phổi và tỷ lệ ung thư càng tăng dần lên theo thời gian hút thuốc
nên ung thư phổi tăng lên theo tuổi. Sự khác biệt tỷ lệ ung thư phổi giữa nam và nữ theo
chúng tôi liên quan đến hút thuốc lá. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở nước ta theo thống kê
của WHO là 56,4%, do đó, nam giới có tỷ lệ ung thư phổi cao.
4.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi
4.2.2. Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Triệu chứng chúng tôi thường gặp nhất lúc nhập viện là ho kéo dài chiếm 57,5%,
kế đến là đau tức ngực 42,5%, ho ra máu chiếm 25%, có 2 bệnh nhân khàn tiếng chiếm
5%. Một số nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho tỷ lệ gần tương đương nhau.
¬ S
ố
ng thêm toàn b
ộ
┼ Kiểm
Sống thêm toàn bộ theo tháng
Thời gian sống thêm
T
ỷ
lệ
114
Tác giả
Triệu chứng
Hoàng Long
Phát [6]
Nguyễn Đình
Kim [5]
An son.J
[7]
Phạm Văn
Lình
Đau ngực 30-40% 36,5% 36% 35,6%
Ho kéo dài 25-37% 26,48% 21% 46,7%
Ho ra máu 3-30% 30,6% 8% 24,4%
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào được phát hiện qua
sàng lọc, chỉ có 4 trường hợp được phát hiện tình cờ do bệnh lý khác, chiếm 10%.
4.2.5. Kích thước khối u
Nhiều tác giả có cách đo kích thước của khối u khác nhau. Tuy nhiên, để đơn
giản hóa, nhiều nghiên cứu của Hoa Kỳ chỉ đo đường kính lớn nhất của khối u để đánh
giá đáp ứng của các khối u đặc gọi là chỉ số RECIST [13]. Chúng tôi cũng áp dụng chỉ
số này. Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước khối u 3 – 6 cm chiếm tỷ lệ cao nhất
65%, u nhỏ hơn 3 cm chiếm 20% và u > 6 cm chiếm 15%. Vị trí u thường gặp nhất là
thùy trên phổi trái chiếm 30%.
Trong điều trị chúng tôi cũng dựa vào kích thước và vị trí khối u để xác định liều
điều trị thích hợp. Đối với vị trí khối u ở ngoại vi phổi, không gần các tổ chức nguy cấp,
chúng tôi dùng liều cao với mục đích tiêu diệt hoàn toàn khối u, trong khi các khối u ở
phế quản gốc, cạnh các tổ chức nguy cấp như mạch máu lớn, tủy sống, tim chúng tôi
dùng liều thấp hơn.
4.2.6. Thể giải phẫu bệnh
Thể giải phẫu bệnh là yếu tố quan trọng trong chỉ định điều trị và tiên lượng của
bệnh. So sánh với một số tác giả khác nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ tương đối
khác vì ung thư phổi tế bào nhỏ chúng tôi không đưa vào nghiên cứu, thể này ưu tiên
điều trị bằng hóa chất.
Thể giải phẫu bệnh
Phạm Văn
Lình và cs
Hoàng Đình
Cầu và cs [2]
Nguyễn
Việt Cồ [3]
De Vita V.T
[10]
K biểu mô vảy 57,5% 64,52% 60-70% 52,4%
K biểu mô tuyến 35% 14,4% 25% 23,2%
K tế bào lớn 7,5% 6,94% 10% 7,8%
Theo De Vita V.T ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm 80,4% trong đó
gồm ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư tế bào lớn. Ung thư phổi tế
bào nhỏ chiếm 16,8% và một số loại khác. Ung thư tế bào vảy thường xuất phát từ gần
phế quản gốc, ngược lại ung thư biểu mô tuyến thường ở ngoại vi phổi. Ung thư phổi tế
115
bào nhỏ có dự hậu xấu vì thường cho di căn sớm, đặc biệt 80% ung thư phổi tế bào nhỏ
cho di căn não.
4.2.7. Giai đoạn bệnh
Giai đoạn bệnh trong ung thư phổi là để đánh giá bệnh đang ở tại chỗ, tại vùng,
hay đã xâm lấn, di căn. Đánh giá giai đoạn chúng tôi chỉ dựa vào chụp cắt lớp vi tính
phổi, không có thêm phương tiện khác như nội soi trung thất sinh thiết hay PET-Scan.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh ở giai đoạn I chiếm 45%, giai đoạn II chiếm
37,5% và giai đoạn III chiếm 17,5%. Giai đoạn IV chúng tôi không đưa vào nghiên cứu
vì ở giai đoạn này bệnh nhân đã có di căn nên không còn chỉ định điều trị bằng dao
gamma.
Giai đoạn bệnh là yếu tố rất quan trọng trong chỉ định điều trị và tiên lượng bệnh
và là yếu tố độc lập trong tiên lượng bệnh.
4.3. Phân bố tổng liều và phân liều điều trị
Với các phương pháp điều trị xạ trị thường qui, tổng liều điều trị triệt căn đối với
ung thư phổi từ 60 Gy – 70 Gy, phân liều 2 Gy mỗi ngày, mỗi tuần điều trị 5 ngày, như
vậy, số ngày điều trị tương đối dài thường từ 6 đến 7 tuần.
Đối với phương pháp điều trị xạ phẫu các khối u vùng thân, tổng liều và phân
liều điều trị chưa có sự thống nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với những khối
u nằm ở ngoại vi phổi, kích thước < 5cm không ảnh hưởng đến các tổ chức nguy cấp
như mạch máu lớn, tủy sống, chúng tôi thường sử dụng tổng liều 56 – 65 Gy với phân
liều 6 - 8 Gy cách ngày, như vậy thời gian điều trị khoảng 2 tuần. Với những khối u có
kích thước lớn > 5cm chúng tôi dùng phân liều 4 – 6 Gy cách ngày. Đặc biệt đối với
những khối u lớn gần tổ chức nguy cấp chúng tôi dùng phân liều nhỏ hơn 2,5 Gy – 4 Gy.
Phần lớn bệnh nhân chúng tôi sử dụng phân liều 4 - 6 Gy chiếm 64,5%.
Nghiên cứu của Timmerman ,R [16] và cộng sự sử dụng tổng liều 48Gy, phân
liều 12 Gy, thời gian điều trị khoảng 1 tuần.
Mc Garry RC [14] điều trị xạ phẫu ung thư phổi với liều tăng dần, khởi đầu 24
Gy với 3 phân liều (3×8) để rút kinh nghiệm trong xác định liều thích hợp
M. Hiraoka [15] và cộng sự báo cáo 245 bệnh nhân với các phân liều khác nhau.
Qua thời gian theo dõi 2 năm nhận thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ là 8% đối với những bệnh
nhân điều trị với liều hiệu quả sinh học > 100 Gy và 26% đối với liều hiệu quả sinh học
<100 Gy.
Như vậy tổng liều điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi bằng hoặc cao hơn
một số tác giả, tuy nhiên phân liều nhỏ hơn.
116
4.4. Tỷ lệ đáp ứng đối với u
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn chiếm 25%, đáp ứng
một phần chiếm 55%, ổn định chiếm 10% và tiến triển chiếm 10%. Tỷ lệ kiểm soát khối
u là 90%. Những trường hợp đáp ứng hoàn toàn thường gặp là những khối u khoảng 3 -
4 cm đường kính hoặc u nhạy cảm với tia phóng xạ. Kết quả nghiên cứu của Tingyi Xia
và cộng sự (2006) [17] với tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 63%, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 95%.
Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trong nghiên cứu này cao hơn chúng tôi.
Trong nghiên cứu của Timmerman và cộng sự [16], kết quả của 37 bệnh nhân
ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn I được điều trị theo phương pháp xạ phẫu
với liều 24Gy đến 60Gy chia thành 3 phân liều, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn và một phần
cho bệnh nhân giai đoạn I lần lượt là 27%, 60%, kết quả gần tương đương so với nghiên
cứu của chúng tôi (26,7% và 55,6%).
Beitler JJ [8] và cộng sự báo cáo tỷ lệ kiểm soát khối u đạt 98%, thời gian theo
dõi 30 tháng với những bệnh nhân được điều trị với liều 48 Gy chia ra 4 phân liều.
4.5. Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22 bệnh nhân di căn hạch chiếm tỷ lệ 55%
gồm hạch rốn phổi, hạch trung thất. Chẩn đoán hạch di căn chủ yếu dựa vào chụp cắt
lớp vi tính khi kích thước của hạch > 1cm. Tỷ lệ này thường thấp hơn thực tế bởi lẽ
nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ hạch > 1cm cho di căn chiếm 85%, phải cần thêm phương
tiện nội soi trung thất hoặc PET-Scan để có chẩn đoán chính xác hơn. Tỷ lệ đáp ứng
hoàn toàn đối với hạch là 31,9%, đáp ứng một phần 45,4%, ổn định 13,7% và tiến triển
9%. So sánh với đáp ứng của u, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn đối với hạch có cao hơn.
Rất nhiều nghiên cứu không đánh giá tỷ lệ đáp ứng đối với hạch nên chúng tôi
không có số liệu để so sánh.
4.6. Thời gian sống thêm toàn bộ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng,
sống thêm toàn bộ sau 1 năm 84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8%. Nghiên
cứu của M. Hiraoka
[15] nghiên cứu 241 bệnh nhân được điều trị xạ phẫu ung thư phổi
giai đoạn I, II và III từ 13 trung tâm xạ trị ở Nhật. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời
gian sống thêm toàn bộ sau 3 năm là 42% khi liều hiệu quả sinh học < 100 Gy và 46%
khi liều hiệu quả sinh học > 100 Gy. Trong số những khối u nhận liều hiệu quả sinh học
> 100 Gy, thời gian sống thêm toàn bộ ở thời điểm 3 năm đối với những khối u còn mổ
được là 91% và khối u không mổ được là 50%. Nghiên cứu này có thời gian sống thêm
toàn bộ sau 3 năm cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu của Beitler JJ, Badine EA [8] khoa xạ trị ung thư bệnh viện Đại học
Staten Island NY Hoa Kỳ nghiên cứu 75 bệnh nhân ung thư phổi được điều trị theo
117
phương pháp xạ phẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sống thêm sau 1 năm, 2
năm và 3 năm lần lượt là 63%, 45% và 17%. Đối với những khối u có thể tích < 65 cm
3
thời gian sống thêm sau 5 năm là 24%. Nghiên cứu mới đây tháng 3/2010 của Robert
Timmerman [15], ở khoa xạ trị ung thư, Đại học Texas, Hoa Kỳ với 55 bệnh nhân ung
thư phổi kích thước khối u từ 3 – 6 cm, được điều trị tổng liều 54 Gy với 3 phân liều 18
Gy. Sau 3 năm theo dõi, tỷ lệ kiểm soát khối u là 98%. Tỷ lê tái phát sau 3 năm là
22,1%. Thời gian sống thêm toàn bộ là 56%, thời gian sống thêm trung bình 48,1 tháng,
thời gian sống thêm không tiến triển bệnh là 48%. Nghiên cứu này có thời gian sống
thêm trung bình và thời gian sống thêm không tiến triển bệnh cao hơn chúng tôi.
Nghiên cứu của Lena Andreasson-Haddad [12] điều trị xạ phẫu cho 68 bệnh
nhân ung thư phổi giai đoạn I không mổ được, kết quả điều trị cho thấy thời gian sống
thêm sau 1 năm, 2 năm và 3 năm là 96%, 82% và 73%.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả
điều trị ung thư phổi bằng dao gamma chúng tôi có một số kết luận sau:
5.1.1. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở cả 2 giới.
- Thường gặp ở độ tuổi 50-59 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1.
- Ho kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất.
- Đường kính trung bình của khối u 4,8 ± 0,26 cm.
- Về mô bệnh học ung thư biểu mô vảy là thể thường gặp chiếm 57,5%.
- Kết quả phân giai đoạn bệnh cho thấy bệnh ở giai đoạn I chiếm 45%, giai đoạn
II chiếm 37,5%, giai đoạn III chiếm 17,5%.
5.1.2. Về kết quả điều trị
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 25%, đáp
ứng một phần 55%, ổn định 10% và tiến triển 10%. Tỷ lệ kiểm soát được khối u 90%.
- Thời gian sống thêm toàn bộ sau 1 năm 84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là
60,8%.
5.2. Kiến nghị
Qua kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma cho thấy bệnh đáp ứng tốt,
gần ngang bằng với kết quả phẫu thuật, do đó xạ phẫu bằng dao gamma có thể chỉ định
để điều trị thay thế trong trường hợp bệnh nhân không mổ được. Tuy nhiên số liệu
nghiên cứu còn ít, đề nghị tiếp tục nghiên cứu với mẫu lớn hơn để có kết luận chính xác
và khoa học.
118
HÌNH ẢNH MINH HỌA
1. Bệnh nhân Đỗ Thị Ch, 48 tuổi, Chẩn đoán K phổi TRÁI T2N0M0 giai đoạn
IB
Trước điều trị Sau điều trị 1 tháng Sau điều trị 3 tháng
2. Bệnh nhân Nguyễn Văn K, 45 tuổi. Chẩn đoán K phổi TRÁI T2N1M0 giai
đoạn IIB
Trước điều trị Sau điều trị 3 tháng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Văn Bàng, Ung thư phế quản- phổi nguyên phát, Giáo trình sau đại học bệnh hô hấp,
Đại học Y Huế, (2001), 98-112.
[2]. Hoàng Đình Cầu, Ung thư phế quản phổi nguyên phát, Bách khoa toàn thư bệnh học,
tập 1, (2000), 306-315.
[3]. Nguyễn Việt Cồ, Đặng Ngọc Hùng, Ung thư phổi, Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau
đại học, tập 1, Học viện Quân Y, 690-707.
[4]. Nguyễn Bá Đức, Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2004, Tạp chí Y học
thực hành, (2006), 9-17.
[5]. Nguyễn Đình Kim, Ung thư phổi nguyên phát, Bệnh học lao và bệnh phổi, Hà Nội, tập
2, (1996), 262-299.
[6]. Hoàng Long Phát, Bệnh ung thư phổi, Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học, Học
viện Quân Y, tập 1, (1991), 232-252.
[7]. An son J., Mc Vay, Lung and their thoraci topography, Surgery anatomy, 6
th
edition,
119
Volume 1, (1984), 393-418.
[8]. Beitler JJ, Stereotactic body radiation therapy for nonmetastatic lung cancer: an
analysis of 75 patients treated over 5 years. J Clin Oncol 27, (2009), 3290-3296.
[9]. De Vita V. T, Cancer of the lung, Cancer: Principle and practice of Oncology, 6
rd
,
edition, Volume 1, (2006), 591-636.
[10]. Faber L.P, Lung cancer, Clinical Oncology American cancer Society, (2005), 194-212.
[11]. Lena Andreasson-Haddad, Stereotactic radiosurgery for lung tumors: preliminary
report of a phase I trial, Cancer Journal, Volume 13, Issue 2, (2007), 87-94.
[12]. L.H Schwartz, J.A.C. Colville, Measuring tumor response and shape change on CT,
Annual meeting of the ASCO, New Orleans,L A, (2004), 5-8.
[13]. McGarry RC, Papiez L, Stereotactic body radiation therapy of early-stage non-small-
cell lung carcinoma: phase I study.Int J Radiat Oncol Biol Phys.15;63(4), (2005),1010-
5.
[14]. M. Hiraoka,Stereotactic body radiation therapy (SBRT) for early-stage lung cancer,
Journal of Clinical Oncology, Vol 24, No 30, (2006), 4833-4839.
[15]. Timmerman .R, Mc Garry R et al . Excessive toxicity when treating central tumors in
a phage II study of stereotactic body radiation therapy for medically inoperable early
stage lung cancer. J Clin Onco 24, (2006); 4833-4839.
[16]. Tingyi Xia, Hongqi Li, Promising clinical outcome of stereotactic body radiation
therapy for patients with inoperable Stage I/II non-small-cell lung cancer, International
journal of radiation oncology, vol 66, (2006), 117 – 125.
[17]. Burt M., Martini N, Surgery treatment of lung carcinoma, Glennes” Thoracic and
Cardio-Vascular Surgery, 5
th
edition, Volume 1, (1990), 335-370.
RESEARCH ON APPLICATION OF GAMMA KNIFE IN TREATMENT OF
LUNG CANCER AT HOSPITAL OF COLLEGE OF MEDICINE AND
PHARMACY, HUE UNIVERSITY
Pham Van Linh
College of Medicine,Hue University
SUMMARY
Lung cancer occurs frequently and it is the most common cause of mortality-related
cancer in both men and women.
Our objective is to identify the clinical and pathological characteristics and investigate
the short-term therapeutic effectiveness of noninvasive stereotactic body gamma knife in the
120
treatment of lung cancer at Hospital of College of Medicine and Pharmacy, Hue university.
Eligible patients included 40 patients clinically stage I, II and III, biopsy-confirmed
non-small cell lung cancer treated by Gamma knife for the body, using a stereotactic body frame
at Hospital of College of Pharmacy and Medicine, Hue University. METHODS: prospective,
clinical trial non-corhort
It has been shown from the study results that most affected age group was 50-59 years
of age, the mean age was 64,04 with predominance of men over women in a 2,5:1 ratio. The
predominant clinical characteristic was increased cough (57,5%). The average tumor size
determined by CT-Scan was 4,8±0,26cm. Histologically, the most frequent type was squamous
cell carcinoma (57,5%). On the staging, 45% at stage I, 37,5% at stage II, 17,5% at stage III.
The total dose radiation 5600-6000cGy including tumor and regional lymph node. The response
rate for the tumor: complete response rate was 25%, partial response rate 55%, stable disease
10% and progressive disease was 10%. The response rate for the lymph node: complete
response rate was 31,9%, partial response rate 45,4%, stable disease 13,7% and progressive
disease 9%. Local control was 90%. The median follow-up duration was 21,5 months. Survival
rates at 1 year, 2 year and 3 year were 84,8%, 76% and 60,8% respectively.
We have come a conclusion that surgery continues to offer the best chance of cure for
resectable lung cancer patients; however, Stereotactic Body gamma knife offers an alternative to
high-risk patients and patients who refuse to have a surgical procedure. It is a new treatment
strategy with improved radiation therapy techniques that promises better outcome in early stage
by improving local control and long-term survival advantage for the patients in late stage.