Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thuốc kháng viêm không steroid sử dụng không đơn giản pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 6 trang )

Thuốc kháng viêm không steroid sử
dụng không đơn giản


Từ khi có mặt, các loại thuốc chống viêm không steroid đã góp phần đẩy lùi nhiều
bệnh tật nhờ tác dụng ức chế, chống lại phản ứng viêm như tình trạng sung huyết,
phù nề các tổ chức mà ta thường gọi là phản ứng viêm.
Viêm là một phản ứng của cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Phản ứng này
nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh để bảo vệ cơ thể. Khi tình trạng viêm nhiễm
nặng kéo dài gây đau đớn, khiến cho sức khỏe bị suy sụp.
Thuốc kháng viêm thường có hai loại, đó là loại kháng viêm có steroid và loại
kháng viêm không steroid. Dưới đây chỉ xin trình bày loại thuốc kháng viêm
không steroid.
Thuốc kháng viêm không steroid nghĩa là các thuốc loại không có steroid, mà cách
đây hàng trăm năm đã xuất hiện như aspirin (acid acetylsalicilic). Dần dần họ nhận
thấy rằng các loại thuốc dạng này cần phải có dược tính hoàn hảo hơn, hiệu quả sử
dụng nhanh, giảm thiểu những tác dụng không mong muốn, song lại dễ hấp thu, dễ
uống, tiện dùng cho các lứa tuổi nên cùng với thời gian đã xuất hiện nhiều loại
thuốc kháng viêm không steroid ra đời sau aspirin như indometacin, ibuprofen
(còn có naproxen, fenopfen, ketoprofen), piroxicam (tenoxicam, meloxicam),
diclofenac (voltaren) Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới dạng viên sủi hay
tạo màng bao tan ở ruột để ngăn không cho hoạt chất của thuốc kích ứng vào niêm
mạc dạ dày như viên aspirin pH8
Là loại thuốc có tác dụng hầu hết trên các loại viêm không phân biệt nguyên nhân.
Phản ứng của thuốc kháng viêm loại này được biểu hiện theo cơ chế: ức chế sinh
tổng hợp prostaglandin do ngăn cản sự hình thành cyclooxygenase là một enzym
có tác dụng thúc đẩy việc tạo ra các prostaglandin (một hormon liên quan đến sự
điều tiết một số chức năng của cơ thể như viêm, thân nhiệt, co cơ). Người ta đã
biết rằng không có cyclooxygenase thì không thể tạo ra prostaglandin; mà khi
không có prostaglandin thì cũng không có triệu chứng viêm, đau, sốt. Mặt khác
thuốc còn làm bền vững thể tiểu bào tức màng lybosom để phân giải và ức chế quá


trình viêm; đồng thời đối kháng với các chất trung gian hóa học của viêm. Ngoài
ra, nó còn có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau và chống sự ngưng kết tiểu cầu.
Phân loại thuốc
Người ta đã phân loại thuốc kháng viêm không steroid theo cấu trúc hóa học (cấu
tạo phân tử), như nhóm dẫn xuất acid salicylic (aspirin), dẫn xuất pyrazolon, dẫn
xuất indol, dẫn xuất oxicam, dẫn xuất propionic, dẫn xuất acid phenylacetic
Các thuốc kháng viêm thường dùng như aspirin (acid acetylsalicylic), ibuprofen,
naproxen, diclofenac, indometacin, meloxicam, nimesulid. Gần đây có nhóm
thuốc coxib (celecoxib, rofecoxib ) ức chế chuyên biệt cyclooxygenase 2 là men
xúc tác tạo ra prostaglandin gây viêm chứ không ảnh hưởng đến cyclooxygenase 1
(là yếu tố xúc tác sản xuất prostaglandin che chở niêm mạc dạ dày), do đó thuốc
này ít gây ra tác dụng phụ loét dạ dày, tá tràng, song một thời gian sau lại phát
hiện nó gây tác dụng phụ trên tim mạch, có thể dẫn đến tử vong, vì vậy khi kê đơn
loại thuốc này phải rất thận trọng.
Hiện nay các thuốc kháng viêm không steroid được bào chế thành 4 dạng là uống,
tiêm, thuốc dạng đạn để đặt vào hậu môn, kem, cồn xoa bóp. Thuốc có khả năng
hấp thu tốt nên thông thường người ta vẫn dùng dạng uống, còn dạng tiêm ít dùng,
chỉ sử dụng trong bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, các chứng viêm không
phải thấp khớp, trong giảm đau. Để tăng cường tác dụng kháng viêm và giảm đau
còn ra đời các loại thuốc phối hợp như viên alaxan (gồm ibuprofen và
paracetamol), hay viên dolor – nisina (chứa aspirin, paracetamol và cafein).
Tác dụng phụ của thuốc
Thông thường thuốc gây viêm loét dạ dày, tá tràng, có khi gây xuất huyết. Do
thuốc loại này ức chế sự tổng hợp prostaglandin, đặc biệt là prostaglandin E nên
đã làm giảm lớp chất nhày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, sinh viêm loét.
Mặt khác, ta thấy các phân tử của thuốc loại này có độ tan thấp, mà lại kích ứng
biểu mô tại chỗ rất mạnh nên nguy cơ viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng càng
cao. Tác dụng này không những chỉ xảy ra qua đường uống là chủ yếu, mà còn
xảy ra khi dùng bằng đường tiêm, đặt thuốc ở trực tràng, bôi thuốc trên diện da
rộng.

Để tránh tình trạng các hoạt chất của thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày, người ta đã
bào chế ra viên thuốc có tạo màng tan ở ruột như viên aspirin pH8 (aspan pH8,
aspral pH8 ), do vậy những loại viên này để bảo tồn tác dụng ấy khi uống không
được nhai hay bẻ đôi hoặc cắt viên thuốc ra nhiều phần mà phải nuốt nguyên cả
viên. Dạng thuốc này cần uống xa bữa ăn và nên uống với nhiều nước.
Ngược lại, nếu dùng viên thường (không có màng bao đặc biệt) thì cần uống thuốc
vào bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn cơm, cũng cần uống với nhiều nước (khoảng
200ml) mỗi lần. Loại thuốc này có thể nhai nát hoặc cho vào cốc nước chờ viên
thuốc rã tan để khi uống giúp thuốc trôi nhanh xuống ruột. Trên thị trường còn loại
viên sủi hoặc gói bột dạng cốm pha trong nước thành dung dịch rồi uống (aspegic:
acetyl salicylat DL – lysine).
Một điều cần chú ý là khi sử dụng thuốc kháng viêm tuyệt đối không được uống
rượu vì sẽ gây chảy máu dạ dày. Loại thuốc này cũng dễ gây dị ứng, hen suyễn và
có thể xảy ra dị ứng chéo.
Một số trường hợp không được dùng các loại thuốc này (tức chống chỉ định):
những người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu dạ dày, người mắc
sốt xuất huyết hay đang xuất huyết (như phụ nữ đang băng huyết hay rong kinh),
tiền sử hen phế quản, cơ địa dị ứng. Tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai (nhất
là 3 tháng cuối) vì sẽ gây độc cho thận và tim phổi của thai nhi, hoặc phụ nữ đang
cho con bú.
Không nên phối hợp các thuốc kháng viêm không steroid với nhau hoặc với thuốc
corticoid hay với các thuốc chống đông máu.
Đối với những người có nguy cơ viêm loét ở đường tiêu hóa, cần uống thêm thuốc
bảo vệ dạ dày như các thuốc kháng H2 hoặc sucralfat để làm giảm tần số loét tá
tràng, dùng các thuốc kháng H2 và ức chế bơm proton hoặc misoprostol để giảm
loét dạ dày tá tràng. Không tiêm thuốc kháng viêm không steroid vào khớp hoặc
vào các huyệt đạo. Nếu dùng thuốc tiêm để tiêm hay truyền thì không dùng quá 3
ngày. Khi uống thuốc kháng viêm không steroid kéo dài cần phải theo dõi chặt chẽ
để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ xảy ra. Các dấu hiệu biểu hiện không
bình thường khi sử dụng thuốc như ở đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, phân

đen; tại da: nổi mề đay, ngứa; ở hô hấp: lên cơn hen, khó thở, bí tiểu tiện, mặt
phù cần phát hiện sớm và kịp thời thông báo cho bác sĩ.

×