Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GIÁO TRÌNH LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 9 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.22 KB, 7 trang )


140

Hình 9.1: S¹t lë bê biÓn do triÒu c−êng

Hình 9.2:
X
ãi lë bê biÓn sau tr
Ë
n l
ôt
Chương 9

CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI VÀ
BẢO VỆ BỜ BIỂN
(Bài giảng điện tử Power Point)


9.1. Giới thiệu

Trong những năm gần đây, sự biến động phức tạp của khí hậu toàn cầu đã gây ra nhiều
bất lợi đối với môi trường nói chung và đối với môi trường ven biển nói riêng. Hiện tượng El
Nino trong những năm cuối thế kỷ 20 đã làm sự thay đổi qui luật thời tiết, gây ra nhiều trận
bão lụt lớn và nắng hạn kéo dài, để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Hầu
hết các quốc gia có bờ biển đều ít nhiều chịu hậu quả của những biến động khí hậu này. Nguy
cơ sạt lở bờ biển ngày một gia tăng cùng với sự gia tăng chiều cao mực nước biển. Hậu quả là
vùng đất quí giá ven bờ biến mất dần, làm mất ổn định địa hình và gây ảnh hưởng đến hệ sinh
thái ven bờ.

Đối với các quốc gia đang phát triển, ngoài những
tác động thiên nhiên, môi trường ven biển còn bị xuống


cấp do hoạt động của con người. Ở Việt nam, sự phát
triển du lịch ồ ạt kèm theo xây dựng cơ sở hạ tầng không
được qui hoạch kỹ, sự phát triển nuôi trồng thủy hải sản
ven bờ, sự khai thác cát phục vụ xây dựng, nhất là các
hoạt động du lịch trên các bãi tắm biển đã làm cho môi
trường ven biển ngày càng trở nên xấu đi, trong đó có sự
xuống cấp trầm trọng của các bãi tắm biển nổi tiếng của
Việt nam như Vũng Tàu, Đồ Sơn, Sầm Sơn Tận dụng
lợi thế của bờ biển để phát triển kinh tế là hướng đi tất
yếu của các quốc gia có tiềm năng, tuy nhiên nếu phát
triển mà không theo nh
ững tiêu chí bền vững thì nhiều
nguồn lợi ven biển có thể bị suy thoái và sự phục hồi lại
chúng trong tương lai đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về thời
gian và tiền bạc. Các hình 9.1, 9.2 mô tả các sạt, xói lở bờ
biển ở tỉnh Bình Định và các hình 9.3, 9.4 mô tả tình hình
ô nhiễm các bãi biển du lịch ở Vũng Tàu.

Ở các nước phát triển, cách đây hơn 30 năm,
người ta đã
đề ra các dự án CRPC (Coastal Restoration,
Protection and Creation) để nghiên cứu và lần lượt thực
hiện các giải pháp công nghệ nhằm bảo vệ vùng bờ cho
từng cung đoạn bờ biển riêng biệt. Cho tới nay, rất nhiều vị trí trên bờ biển của nước Mỹ, Pháp
và các nước châu Âu khác đã và đang được thực hiện dự án CRPC với các nội dung cơ bản
sau đây:


141
Hình 9.5: Bãi biển trong q trình phục hồi bằng

con lươn địa chất
Stabiplage

0
200
400
600
800
1996 1998 2000
Cả năm (tấn)
Mùa khô (tấn)
Mùa mưa (tấn)

Hình 9.3: Lượng rác thải ở các bãi tắm Vũng Tàu

Hình 9.4:
R
ác tràn n
g

p
bãi t

m
- Nghiên cứu cơng nghệ phù hợp trong phục hồi, bảo vệ và tái lập bãi biển bị sạt lở.
- Cải thiện tính chất vật liệu sử dụng trong các cơng trình chống sạt lở, bảo vệ bờ.
- Nghiên cứu cơng nghệ sinh học trong bảo vệ sinh thái ven bờ.
- Sáng tạo ra những cơng cụ làm việc có hiệu quả trong mơi trường ẩm ướt ven biển.
- Hồn thiện các cơng nghệ để có thể áp dụng dự án CRPC ở bất kỳ địa hình nào.
- Nâng cao kiến thức về động học ven biển, vận chuyển bùn cát và vận dụng những kiến

thức này để chống xói mòn, sạt lở bờ biển.
- Nghiên cứu cơng nghệ và thiết bị làm sạch và phục hồi chất lượng cát biển cho các bãi
tắm biển bị ơ nhiễm.

Như đã trình bày trên đây, tình hình bão lụt, thiên tai sẽ ngày càng trở nên phức tạp do
sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Các nhà khoa học dự báo mức độ gia tăng mực nước biển sẽ rất
nhanh chóng trong thế kỷ này do hiện tượng ấm dần lên của trái đất gây ra bởi các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính. Theo dự báo, tới thập niên 2050, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng
60cm và đến thập niên 2080, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 108cm so với mực nước biển
cuối thế kỷ 20. Sự gia tăng mực nước
biển chắc chắn sẽ làm gia tăng cường
độ xói lở bờ biển trong tương lai. Mặt
khác, cơng nghiệp du lịch biển và các
hoạt động ven biển của các nước đang
phát triển sẽ ngày càng gia tăng, ví dụ
ở Việt nam hiện nay, mức độ gia tăng
khách du lịch trên các bãi biển tăng
hàng năm từ 12% - 15%. Vì vậy việc
tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm
ngăn chặn xói l
ở, bảo vệ vùng bờ và
nâng cao chất lượng các bãi biển
khơng những có ý nghĩa quan trọng
về mặt kinh tế-xã hội mà còn rất bức
xúc về mặt mơi trường.






142

Hình 9.6: Bãi biển sau khi phục hồi
bằng con lươn địa chất

H
ình 9.8 : Con lươn khi lắp đặt xong và đang hoạt động
9.2. Công nghệ bảo vệ và phục hồi bãi biển bị sạt lở

Việc bảo vệ và phục hồi lại bờ biển bị xói mòn là những vấn đề rất nhạy cảm đối với
môi trường. Những giải pháp cổ điển như xây dựng các bờ kè bê tông, đê quai vừa đắt tiền,
vừa làm mất vẻ mỹ quan tự nhiên
v
ốn có của bờ biển. Mặt khác, các
giải pháp “cứng” này đôi lúc không
giải quyết triệt để được hiện tượng
xói mòn, nó có thể làm ổn định vùng
này nhưng lại gây xói lở vùng khác,
đặc biệt là ở các cửa sông. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã chứng
minh rằng việc phục hồi bãi biển bị
xói mòn tốt nhất là sử dụng các giải
pháp “mềm” dựa trên nguyên lý dịch
chuyển bùn cát tự nhiên để hướng sự
ngưng tụ bùn cát đến những khu vực
cần thiết với các ưu điểm: 1- Ổn định đường viền bờ biển. 2- Bồi đắp, phục hồi và mở rộng
các bãi biển bị xói lở. 3- Chỉnh trị lại tình trạng bồi lắng, xói mòn tại các cảng biển, cửa sông.
4- Bảo vệ các đụn cát thiên nhiên và môi trường phía sau các đụn cát. 5- Xử lý tình trạng bên
lở bên bồi tại các triền sông, bán
đảo. 6- Bảo vệ các đê đập. Trên thế

giới hiện nay công nghệ
Undercurrent Stabilizer Technology
(Mỹ) và công nghệ Stabiplage (Pháp)
được sử dụng hiệu quả cho việc phục
hồi bãi biển bị xói lở. Công nghệ
“mềm” sử dụng các ống bằng vải địa
chất (geotextile) có độ bền cao,
thường được chế tạo bằng
polypropylene (PP) hay polyester
(PET) và bơm đầy cát biển thành
những “con lươn địa chất”. Một khi
đã lắp đặt phù hợp, cát biển tự điền
đầy vào phần bờ biển phía trong các
con lươn và vì vậy phần bãi biển bị
xói lở được phục hồi dần.

Những con lươn địa chất được
chế tạo với kích thước tiêu chuẩn.
Chẳng hạn như “con lươn”
ProTecTube của Mỹ có đường kính
tiêu chuẩn 1,5m, “con lươn”
Stabiplage của Pháp có
đường kính
đến 2m và chiều dài thay đổi từ 30
đến 150m. Việc lắp đặt “con lươn”


Hình 9.7:
Mặt cắt ngang con lươn địa chất
N

eo
Mực nước
biển
Vải địa chấ
t
N
eo

143


Hình 9.9: Sơ đồ một loại máy cào-sàng chải mặt cát biển
Hình 9.11: Máy cào cát đầu kéo và máy tự hành

Hình 9.10: Phân bố rác trong mặt cắt ngang bãi biển
địa chất không cần phải xây dựng nền móng. Vải địa chất có thể chịu được sự ăn mòn của
nước biển và tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 30 năm. Trong thực tế, trong quá trình vận
hành, con lươn địa chất sẽ chôn vùi dưới lớp cát khi bãi biển kéo dài và không còn để lại dấu
vết nhân tạo trên mặt bãi biển. Thông thường tuổi thọ của các “con lươn” này lớn hơn nhiều so
với thời gian hoạt động cần thiết của nó. Công nghệ này hiện nay được phổ biến ở các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ. Những kinh nghiệm có được đang được triển khai ứng dụng tại các khu
vực Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Với kỹ thuật này, việc bảo vệ bờ biển đơn giản, đỡ tốn
kém và đảm bảo vẻ mỹ quan tốt hơn nhiều so với các giải pháp cổ điển.

9.3. Công nghệ làm sạch bãi biển

Các bãi biển nhiễm bẩn có thể
từ nhiều nguồn khác nhau: 1. Từ các
hoạt động tự nhiên ngoài khơi: bão
biển, dòng chảy đưa xác các thực,

động vật lên bờ. 2. Từ các hoạt động
nhân tạo ngoài khơi: các hoạt động
đánh bắt thủy, hải sản, các hoạt động
cảng biển, các hoạt động dầu khí 3.
Từ các hoạt động trên bãi biển: du
lịch, khách tắm biển 4. Các hoạt
động từ trong nội địa: cống rãnh thoát
nước thải từ các khu dân cư và nhà
máy 5. Các hoạt động của các dòng
sông, rạch đưa các xác thực, động
vật ra cửa sông và theo các dòng
chảy-sóng biển dạt lên bờ Từ đó,
việc làm sạch các bãi biển, nhất là các
bãi biển du lịch cũng được chia làm 2
dạng: làm sạch các chất thải của các
hoạt động phi dầ
u khí và làm sạch các
chất thải của các hoạt động dầu khí. Ở
đây chỉ giới thiệu công nghệ làm sạch
bãi biển bị ô nhiễm của các hoạt động
phi dầu khí. Công nghệ dọn chất thải
dầu khí sẽ được trình bày trong chuyên
đề riêng.

Công nghệ làm sạch bãi biển
chủ yếu là làm sạch cát biển, phục hồi
chất lượng vệ sinh cát biển và bảo
dưỡng các bãi biển. Trên thế
giới hiện
nay chủ yếu sử dụng công nghệ cào-

sàng-lọc-chải mặt cát biển. Khái niệm
“lọc” ở đây chủ yếu là lọc các “mùi”
khó chịu cho khách tắm biển, sử dụng

144
các hệ thống bơm oxy vào sâu trong lớp cát biển có thể loại trừ các “mùi” khó chịu này. Các
loại máy cào-sàng-lọc-chải mặt cát biển hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát
triển. Ở nước ta bước đầu cũng đã đưa vào sử dụng ở Vũng tàu, Cửa lò, Đà nẵng Các loại
máy này cho phép làm sạch cát biển có độ sâu đến 20cm, năng suất tuỳ theo từng loại máy có
thể từ 7000 – 15000m
2
/h. Hình 9.9 giới thiệu loại liên hợp cào-sàng-chải mặt cát biển đã được
chế tạo tại Việt nam, khi cần thiết có thể gắn thêm thiết bị bơm oxy vào cát biển trong qua
trình sàng-lọc-chải mặt cát biển. Hiện nay, để có thể cải thiện chất lượng cát biển tại các bãi
tắm du lịch, nhiều loại máy cào-sàng-lọc-chải mặt cát biển đang được nghiên cứu đưa vào sử
dụng trong
đó đáng chú ý là loại mặt tự hành không có đầu kéo (hình 9.11) và các loại máy
mini cho các bãi tắm nhỏ.

Nước ta có khoảng 3600 cây số bờ biển trải dài từ bắc đến nam với 52 bãi tắm du lịch
có giá trị đang và sẽ thu hút mạnh mẽ khách du lịch trên thế giới, đóng vai trò quan trọng
trong phát triển ngành công nghiệp “không khói”. Để đẩy nhanh tiến trình đó trong nền kinh tế
hội nhập khu vực và thế giới, cũng như các ngành khác, ngành du lịch của ta c
ũng sẽ đương
đầu với sự cạnh tranh khốc liệt. Muốn đứng vững và phát triển, chúng ta cần có kế hoạch nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch và việc sử dụng công nghệ cào-sàng-lọc-chải mặt cát biển
như đã trình bày có thể ứng dụng có hiệu quả kinh tế-kỹ thuật cao.


9.4. Bảo vệ môi trường và phục hồi sạt lở bờ biển Miền Trung


Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường ven biển nói riêng luôn luôn được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm đúng mức. Khái niệm "phát triển bền vững" được mọi người tiếp
nhận và làm thành chiến lược của phát triển. Nhiều hội nghị và diễn đàn khoa học quốc gia và
quốc tế đã được tổ chức nhằm trao đổi
kinh nghiệm trong công tác xây dựng
qui hoạch và quản lý môi trường để đảm
bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Song song với các hội nghị quốc gia và
quốc tế, các cơ quan nghiên cứu khoa
học công nghệ và hoạch định chính sách
môi trường của nước ta cũng đã và đang
thực hiện nhiều dự án về môi trường và
phát triển bền vững do các tổ chức Quố
c
tế tài trợ: Dự án VIE, dự án nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn, dự án
VCEP, dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ
(ICM), Dự án Kinh tế chất thải
WASTE-ECON Qua kinh nghiệm tiếp thu được các hội nghị, hội thảo cũng như trong quá
trình thực hiện các dự án hợp tác, trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ về
bảo vệ môi trường của chúng ta cũng được nâng cao đáng kể
. Quán triệt chủ trương của Đảng
và Nhà Nước về công tác bảo vệ môi trường, hiện nay hầu hết các tỉnh thành trong cả nước
đều đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho địa phương mình. Tất cả những yếu tố đó
tạo tiền đề cần thiết để chúng ta xây dựng những đề án bảo vệ môi trường mang tính dài hạn
và một trong những đề án này là nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu nhằm phục hồi và ngăn
chặn sự sạt lở bờ biển.

Hình 9.12: Cửa An Dũ sau 10 năm đã bị biến mất

Vị trí cũ cửa
An Dũ

145

Trong những năm gần đây các địa phương duyên hải miền Trung đã hứng chịu không
ít thiên tai, bão lụt và sự biến động bất thường của thời tiết. Các tác động tự nhiên trên đã gây
ra sự sạt lở bờ biển ở nhiều nơi, làm biến dạng địa hình và gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển kinh tế xã hội và ổn định cuộc sống của người dân ven biển. Tình hình sạt lở diễn ra đặc
biệt nghiêm trọng ở các cửa sông của các Tỉnh dọc theo duyên hải mà Bình Định là một trong
những tỉnh có khá nhiều điểm xâm thực, hầu hết tại các cửa sông lớn. Cửa An Dũ ở xã Hoài
Hương, Hoài Nhơn sau hơn 10 năm bão lụt đã bị biến mất hoàn toàn và hiện dòng chảy biến
đổi của sông Lại Giang đang gây sạt lở nghiêm tr
ọng cho các xóm ven biển (hình 9.12).

Kinh nghiệm các nước
phát triển cho thấy để duy trì
và phát triển thế mạnh của bờ
biển, không những chúng ta
chỉ bảo vệ bảo vệ môi trường
chống lại các tác nhân gây
xuống cấp mà còn tạo ra
những bãi biển mới theo ý đồ
phát triển du lịch của đất
nước. Để thực hiện được điều
này, các địa phương ven biển
nên từng bướ
c xây dựng các
đề án CRPC (Coastal
Restoration, Protection and

Creation) nhằm cải thiện môi trường, phục hồi và bảo vệ bờ biển. Công nghệ “lươn địa chất”
đã áp dụng thành công ở nhiều nơi trên thế giới chắc chắn sẽ giúp chúng ta nhanh chóng phục
hồi và bảo vệ bờ biển của mình. Đây là công nghệ thân thiện với môi trường, rẻ và có thể áp
dụng ở bất cứ địa hình nào. Tuy nhiên để áp dụng công nghệ này một cách có hiệu quả, chúng
ta cần điều tra cơ bản, xây dựng bản đồ GIS về độ sâu, dòng chảy, sóng, thủy triều ở các
vùng bờ biển có nguy cơ bị sạt lở. Các công việc cần làm cho một công trình ứng dụng công
nghệ mềm “StabiPlage” là: 1- Xác định khu vực sạt lở trên bản đồ toàn vùng: ứng dụng công
nghệ GIS. 2- Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân gây sạt lở: dùng các phần mềm chuyên
dụng để nghiên cứ
u các tác
nhân động lực học tự nhiên về
địa-thủy-sinh-thời tiết và các
hoạt động nhân tạo như xây
dựng các công trình thủy lợi,
giao thông, cảng biển ảnh
hưởng đến sự sạt lở bờ biển,
cửa sông. 3- Lựa chọn, xác
định số lượng, vị trí và hình
thức bố trí các con lươn địa
chất. 4- Thiết kế, chế tạo các
con lươn địa chất. 5- Tiế
n hành
lắp đặt tại hiện trường. 6- Thử
nghiệm, đánh giá kết quả.
Dòng cháy
Con lươn địa chất
Bãi bi

n phục h


i
Tích tụ cát
Hình 9.13: Bố trí các con lươn theo hướng vuông góc với bờ biển
Hình 9.14: Bố trí các con lươn theo hướng song song với bờ biển
Tích lũy cát
Bãi bi

n mở rộng
Con lươn địa chất
Chiều sóng

146
Việc lắp đặt con lươn địa chất có thể được thực hiện theo hướng vuông góc hay song
song với bãi biển (hình 9.13, 9.14). Tính toán dòng chảy và sự dịch chuyển bùn cát đóng vai
trò quan trọng trong việc bố trí hợp lý công trình. Những thông số cần thiết để tính toán là bản
đồ địa hình, độ sâu, dòng chảy, hướng gió đuợc cho dưới dạng cơ sở dữ liệu GIS. Mỗi một
địa điểm khảo sát cần được tính toán cụ thể. Do đó để áp dụng giải pháp công nghệ này chúng
ta cần được thiết lập một chương trình tính toán dòng chảy và vận chuyển bùn cát tổng quát
cho mọi địa hình.

×