Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 4 trang )

1

Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên

Hoạt động:



Lớp 5 tuổi

I/ MỤC TIÊU
- Trẻ biết được hiện tượng mưa, sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời
mưa, biết được quá trình tạo thành mưa, thấy được ích lợi và tác hại của mưa, biết
hát và đọc các bài hát, bài đồng dao về mưa.
- Phát triển cho trẻ khả năng phán đoán, suy luận, phân biệt được ích lợi và tác
hại của mưa, biết phối hợp vận động qua các trò chơi. Sử dụng các kỹ năng đã học:
vẽ, nặn, xé dán để tạo được hình ảnh về qui trình tạo mưa, biết trồng cây, không xã
rác để giữ gìn nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, , góp phần giáo dục trẻ biết giữ gìn
sức khỏe và bảo vệ môi trường nước.
II/ CHUẨN BỊ: Tổ chức tại lớp học
- Máy vi tính, Powerpoint quá trình tạo mưa, các cảnh mưa.
- 2 chậu chứa nước có nắp đậy bằng thủy tinh
- Phích nước lạnh và bình thủy nước nóng.
- Giấy vẽ, bút màu, các nguyên vật liệu mở: ống hút, xơ dừa, bao nylon rách,
khăn lau tay.
- Hình ảnh ích lợi và tác hại của mưa, Bảnh nỉ, mặt khóc, mặt cười.
- Đàn, máy cacset
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Nghe - đoán âm thanh:
+ Chơi nhẹ “Âm thanh quanh ta”. Trẻ đoán nhiều loại âm thanh, trong đó có


tiếng mưa rơi
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
* Hoạt động 2: Sự kì diệu của mưa.
- Các con thấy mưa bao giờ chưa? Các con biết gì về trời mưa hãy kể cho các
bạn cùng nghe?
- Trước khi mưa bầu trời như thế nào?
- Cho trẻ xem powerpoint cảnh trời mưa.
+ Khi trời đang mưa thì có những âm thanh gì?
- Chơi nhẹ: “Trời mưa”
+ Con có sợ sấm sét không? Vì sao?
+ Làm thế nào để tránh bị sét đánh trúng?
+ Nếu có việc cần thiết ra ngoài khi trời đang mưa, như đi làm, đi học, thì con
phải làm gì?
2

- Nhắc nhở trẻ không chơi ngoài mưa, nếu cần ra đường phải mặc áo mưa, che dù.
Lớp đọc: “ Cầu trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy rơm đun bếp
Mưa rơi xuống đây
Cho tốt cỏ cây
Cho tươi hoa lá
Nhớ mong mưa quá
Mưa ơi, mưa ơi!
- Cho trẻ xem powerpoint về ích lợi của mưa.
+ Con có nhận xét gì khi vừa xem các hình ảnh trên? (Trẻ nói tự do)
=> Mưa là một hiện tượng tự nhiên, Mưa xuống giúp cho con người và con vật
có nước ăn uống và sinh hoạt, cho bác nông dân trồng trọt, mưa làm cây tươi

tốt, thời tiết mát mẻ, mưa rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta.
+ Nhưng nếu mưa lớn kéo dài nhiều ngày thì sao?
+ Nguyên nhân nào gây nên lũ lụt?
- Cho trẻ xem powerpoint về tác hại của mưa - và nguyên nhân gây lũ lụt -
giáo dục trẻ trồng cây ngăn lũ.
+ Nếu như trời không có mưa thì chuyện gì sẽ xảy ra?
* Hoạt động 3: Thí nghiệm sự bốc hơi nước của nước và quá trình tạo
thành mưa.
- Trẻ đọc: “Tôi ở trên trời
Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hóa tôi không
Tôi chảy ra sông
Nuôi loài tôm cá
Qua các làng xã
Theo máng theo mương
Cho người trồng trọt
Thóc vàng chật cót
Cơm trắng đầy nồi
Vậy chớ khinh tôi
Hạt mưa hạt móc”
- Con biết gì về hạt mưa?
- Cô cùng trẻ khám phá sự bốc hơi của nước: cho trẻ sờ phích nước lạnh, cô đổ
nước lạnh ra chậu thủy tinh, đậy nắp lại. Cho trẻ so sánh sự khác nhau giữa 2 chậu
nước: nước nóng bốc hơi, nước lạnh không bốc hơi.
 Cô cho trẻ xem Powerpoint quá trình tạo mưa.
- Quá trình tạo thành mưa như thế nào?
3

1. Mặt trời chiếu những tia nắng nóng xuống mặt đất.

2. Nước từ đất và các sông hồ bốc bị nắng nóng, bốc hơi lên, trở thành những
giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây xanh.
3. Những đám mây xanh bay lên cao, găp khí lạnh, những giọt nước nhỏ tụ lại
với nhau thành những giọt nước lớn, dầy đặc, thành mây đen,gặp điều kiện thuận
lợi, những hạt nước rơi xuống thành mưa.
- Hát: “ Mưa rơi”
- Mỗi khi trời mưa, con thấy vui hay buồn? Vì sao?
- Chơi nhẹ: mưa – nắng
* Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội thi đua tìm hình ảnh ích lợi và tác hại của
mưa gắn lên mặt cười, mặt khóc.
Đội nào tìm được nhanh, đúng - sẽ thắng cuộc.
* Hoạt động 5 : “Đôi tay khéo”
- Cho trẻ về 3 nhóm, thảo luận: Vẽ, nặn, xé dán, dùng nguyên vật liệu mở tạo
tranh về mưa theo ý thích của nhóm.
- Cô bao quát trẻ chơi và tham gia cùng trẻ, nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
 Nhận xét tuyên dương
 Kết thúc: Cả lớp hát “Điều kỳ diệu quanh ta”























4








SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TIẾN GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP MỸ THO
TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO SÁNG






HỘI GIẢNG CẤP TỈNH


Chủ đề: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Đề tài:














Giáo viên : Nguyễn Thị Hồng Gấm
Lớp: Lá 4
Ngày dạy: 06/8/2010
Thời gian: 30 – 35 phút

NĂM HỌC 2009 - 2010

×