lời cảm ơn
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc,tôi đã hoàn thành báo cáo
thực tế “Vấn đè bình đẳng giới trong gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp(trường hợp nghiên cứu ở THỊ TRẤN TỨ HẠ,HUYỆN HƯƠNG
TRÀ,THỪA THIÊN HUẾ).
Tôi xin đươc gửi lòi cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa lịch sử và các thầy, cô
giáo trong khoa lịch sử đã tạo điều kiện để chúng tôi có một đợt thực tế bổ ích,đạt
hiệu quả cao.Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo:TS
Nguyễn Xuân Hồng và cô giáo Lê Thị Kim Dung,những người đã tận tình chỉ
bảo và chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý giá trong thời gian thực tế .Đồng
thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo uỷ ban nhân dân thị
trấn TỨ HẠ ,tạp thể cán bộ các ban ngành và nhân dân thị trấn đã tạo điều kiên
giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực tế tại địa phương.
Do hạn chế về thới gian và trình độ nghiên cứu nên báo cáo này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.Đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúp
tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơnn trong các bài viết sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đông Hà,ngày 10/5/2008
Sinh viên
Hoa Thị Lý
Phần Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ,vai trò
và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề bình đẳng giới ngày
càng được xã hội quan tâm nhiều hơn.Hội nghị các quốc gia tại NewYork(Mỹ)
năm 2000 đã xác định: bình đẳng giớ là một trong tám mục tiêu của thiên niên
kỷ.Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chủ trương,chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm bảo quyền lợi và
phát huy vai trò của phụ nữ.Tiêu biểu như luật chống bạo hành phụ nữ,đặc biệt là
luật bình đẳng giới đuợc thông qua trong kì họp thứ 10,quốc hội khóa
11(21/11/2006).Đuợc sự quan tâm của Đảng,nhà nước,sự nỗ lực của các ban
ngành trung ương, địa phương và người dân ,Việt Nam đã trở thành một trong
những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới,đuợcu xếp thứ 80/136 quốc gia
về chỉ tiêu phát triển giới.
Thế nhưng ,trên thưc tế,vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất
cập.Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế xã hội mới
mang lại ,chưa vào sâu đuợc đời sống gia đình.Trong các gia đình ít nhiều vẫn
tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giói như chưa ghi nhận đúng vai trò của nữ
giới,sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý,còn sự phân biệt đối xử
nam nữ,bạo hành phụ nữ vv…
Do đó em muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề giói trong phạm vi gia đình,một lĩnh
vực còn thiếu sự quan tâm đúng mức.
Mặt khác,địa bàn thực tế là thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế,là
vùng đất cố đô,chỉ cách kinh thành huế có 16 km,nhiều dấu tích của chế độ
phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây.Đặc biệt tàn dư của
nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ
phận dân chúng.Vì vậy em muốn tìm hiểu xem ở vùng đất còn đậm dấu ấn phong
kiến này,vấn đề bình đẳng giói,đặc biệt là bình đẳng giói trong gia đình được
nhìn nhận và thực hiện như thế nào.
Hơn nữa,vì thời gian hạn chế,chỉ có 10 ngày để thực hiện đề tài mà vấn đề bình
đẳng giói thì quá rộng.Việc đi sâu nghiên cứu một vấn đề như bình đẳng giói
trong gia đình sẽ có kết quả tốt hơn .
Vì những lý do trên ,em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu trong chuyến
thực tế này là: “Vấn đề bình đẳng giói trong gia đình: thực trạng,nguyên nhân và
giải pháp(trường hợp nghiên cứu ở thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên
Huế).
2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học: lý
thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội,lý thuyết về giới,bất bình đẳng giới
…
2.2Ý nghĩa thực tiễn
• Đối với chính quyền địa phương:
Giúp cán bộ thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá,nhìn nhận lại thực
trạng bình đẳng giói trong gia đình tại địa phương.Những thông tin thu đuợc qua
quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổ
sung,điều chỉnh về chính sách ,chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giói có hiệu
quả,tạo động lực cho sự phát triển chung của địa phương.
• Đối với người dân:
Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thực
trạng bình đẳng giói trong gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúp người dân thay
đổi lối tư duy cũ,góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giói trong gia đình
nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung.
• Đối với bản thân :
Qua đợt thực tế này,mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bình đẳng giói
trong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để em có thể áp dụng những
phương pháp và lý thuyết đã học(phương pháp thực hành công tác xã hội,các lý
thuyết về xã hội hoc,các kiến thức về gia đình học…) vào thực tiễn cuộc
sống.Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài,em tiếp thu được nhiều kiến thức
về vấn đề giới và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng.Từ
đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế,rút ra được những kinh nghiệm quý báu
cho công việc sau nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1Mục tiêu tổng quát
Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bình đẳng giới vấn đề
bình đẳng giói đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sở
xem xét bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình,đề tài mong muốn đưa đến một
cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới trong gia
đình hiện nay.Từ đó hướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới và
thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
3.2Mục tiêu cụ thể
1.Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành tựu đạt
được và những hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình còn tồn tại.
2.Tìm hiểu cách nhìn nhận,đánh giá về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ở địa
phương .
3.Tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng
giới trong gia đình có hiệu quả.
4.Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương, làm thay đổi lối tư
duy cũ ,lạc hậu,giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới.
IV. ĐÔI TƯỢNG,KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tuợng nghiên cứu
Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành công và những
hiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại,nguyên nhân và giải pháp.
4.2Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại diện chính
quyền địa phương, trưởng các khu vực dân cư.
4.3Phạm vi nghiên cưú
• Không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ,cụ thể:UBND thị trấn,
4 khu vực dân cư:KV3,KV4, KV6,KV8.
• Thời gian: từ 14 đến 24/4/2008.
V. Phương pháp chọn đối tượng và mẫu nghiên cứư
5.1Phương pháp chọn đối tượng:
• chọn đối tượng điều tra theo giới,theo độ tuổi,và theo khu vực dân cư.
6.2Mẫu nghiên cứu
Địa điểm Số lượng Cơ cấu giới
KV 3 20 người (trong đó tuổi từ 18-40
là 12 người, trên 40 là 6 người)
10 nam, 10 nữ
KV 6 20 người (tuổi từ 18- 40 là 15
người, trên 40 là 5 ngưòi)
12 nam, 8 nữ
KV 8 20 người (tuổi từ 18- 40 là 10
người, trên 40 là 10 người)
8 nam, 12 nữ
VI.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1Câu hỏi nghiên cứu:
• Bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ hiện nay được thực hiện như thế
nào?Đạt được những thành công và còn tồn tại những hiện tượng bất bình
đẳng nao?
• Thực trạng đó có tác động như thế nào tới sự phát triển của địa phương?
• Địa phương đã sử dụng những giải pháp nào để thực hiện bình đẳng giới
trong gia đình có hiệu quả?
• Cách nhìn nhận của địa phương về vấn đề này như thế nào?
• Nguyên nhân và các giải pháp đặt ra?
6.2Phương pháp nghiên cứu
Từ tình hình thực tế tại địa phương, căn cứ vào mục tiên và câu hỏi nghiên cứu,
những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình đièu tra và hoàn thành
báo cáo:
6.2.1 Các phương pháp thu thập thông tin
6.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Lựa chọn ,phân tích,thu thập các số liệu,thông tin cơ bản từ địa phương từ các
dự án đã triển khai,các văn bản chính sách liên quan,báo cáo tình hình hằng năm
của hội phụ nữ về vai trò,nhiệm vụ của phụ nữ,tình hình bình đẳng giới,chống
bạo lực gia đình.
6.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra,khảo sát,thu nhận thông tin thực tế về cá nhân,hộ gia đình
,cộng đồng,chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề bình đẳng giới thông
qua các phương pháp sau:
• Phỏng vấn sâu cá nhân: tiến hành phỏng vấn sâu 10 người,trong đó có 6
người dân(2 nam,4 nữ),1 trưởng thôn,1 trưởng nữ khu vực,hội trưởng hội
phụ nữ thị trấn,1 đại diện chính quyền địa phương.
• Phương pháp quan sát: trong 10 ngày thực tế ở Tứ Hạ,sống với dân,tôi có cơ
hội quan sát những hoạt động trong cuộc sống sinh hgoạt gia đình,trong lao
đông sản xuất và 1 số hoạt động xã hội của chị em phụ nữ địa phương.
• Lập phiếu điều tra: tiến hành phát phiếu điều tra cho 60 đối tương ở 3 khu
vực(mỗi khu vực 20 phiếu).
• Lập bảng hỏi.
6.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
• Phân tích thông tin, tài liệu: Đọc và phân tích những tài liệu về chính
sách,chủ trương phát triển giới,thực hiện bình đẳng giói ;những
Báo cáo có liên quan đến sự phát triển của nữ giói và vấn đề bình đẳng gioi ở
địa phương;một số bài báo,tạp chí có liên quan đến vấn đề bình đẳng giói.
• Kiểm tra thông tin bằng phương pháp so sánh,đối chất các thông tin ,các
nguồn tư liệu.
• Tổng hợp,đánh giá các dữ liệu
VII.Giả THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Bình đẳng giói trong gia đình đang bị coi nhẹ, các hiện tượng bất bình đẳng
trong gia đình vẫn đang diễn ra hàng ngày.
- Người dân đang thiếu những thông tin ,kiến thức về giới và luật bình đẳng
giói.
- Người dân và một số cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng về bình đẳng
gioi trong gia đình.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây,những chương trình,dự án nâng cao năng lực cho nữ
giới và thực hiện bình đẳng giới được đảng và nhà nước quan tâm đầu tư rất
lớn.Nhiều lớp tập huấn về giới đã được mở ra ở hầu hết các địa phương trong cả
nước.Đi cùng với nó,những nghiên cứu về giói và bình đẳng giới được các nhà
nghiên cứu hết sức quan tâm. Đặc biệt, một số nhà xã hội học đã đưa vấn đề giới
vào nghiên cứu trong gia đình như: “ khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn
đồng bằng bắc bộ” của Vũ Mạnh Lợi; “vai trò và vị trí của phụ nữ nông thôn
trong gia đình” môt nghiên cứu công đồng của Đặng Nguyên Anh. Do vâỵ,đề tài
nghiên cứu “ vấn đề bình đẳng giói ở Tứ Hạ : thực trạng,nguyên nhân và giả
pháp” không phải là một chủ đề hoàn toàn mới lạ.Nhưng cái mới của đè tài này là
ở chỗ cùng một lúc góp phần lam rõ hai vấn đề là thực trạng nhận thức và thực
trạng thực hành bình đẳng giói trong gia đình ở nhiều khía cạnh.Đồng thời
nghiên cưú này cũng lý giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp giải quyết thực
trạng đó.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1Giới:
Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ bộ môn nhân loại học nói đến vai
trò,trách nhiệm,quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ,bao gồm việc
phân chia lao đông,các kiểu phân chia các nguồn và lợi ích.
2.2Vai trò giới:
Là những kiểu hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giói
cần thực hiện.Vai trò giói bao gồm vai trò sản xuất,tái sản xuất và vai trò cộng
đồng.Vai trò giới được xác định theo văn hoá không theo khía cạnh sinh vật
học và có thể thay đổi theo thời gian,theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau.
2.3Bình đẳng giới:
Có nghĩa là nam giới và nữ giới có vai trò và vị trí ngang nhau trong xã
hội,được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển
của cộng đồng,gia đình và thừa hưởng như nhau về thành quả của sự phát
triển đó.
2.4Bất bình đẳng giới
Là sự khác biệt giói và khoảng cách giói gây thiệt hại hay cản trở sự tiến bộ
của nữ và nam.
2.5Định kiến giới:
Là những nhận thức,thái độ và đánh giá thiên lệch,tiêu cực về đặc điểm,vị
trí,vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.Ví dụ:nộin trợ không phải là việc c ủa
nam giới.
2.6 Phân biệt đối xử về giới:
Là việc hạn chế,bài trừ,không công nhận hoặc không coi trọng vai trò,vị trí của
nam và nữ,gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống gia
đình và xã hội.
2.7 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:
Là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất,do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về
vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự
phát triển mà việc áp dụng các quyền như nhau giữa nam và nữ không làm giảm
được sự chênh lệch này.
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.1 Khái quát đặc điểm, tình hình KT-CT-XH ở thị trấn Tứ Hạ
Thị trấn Tứ Hạ nằm ở tryng tâm của huyện Hương Trà, với vị trí địa lý thuận lợi:
phía đông giáp sông Bồ và huyện Quảng Điền, phía tây giáp xả Hương Vân, phía
nam giáp xa Hương Văn, phía bắc giáp huyện Phong Điền.Với vị trí này, thị trấn
Tứ Hạ la địa bàn trung tâm KT-CT-XH của huỵen Hương Trà có trên 70 cơ quan
xí nghiệp của trung ương. tỉnh, huyện đong trên địa bàn nên hành ngày lưu lượng
người dân làm ăn sinh sống ,tạm trú rất đông.
Là đơn vị nhỏ hẹp vời tổng diện tích tự nhiên là 845.4ha, dân số có 1921hộ với
85511 khẩu. Hộ theo đạo phật và thioên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu. Là
địa bàn được huyện xác định là trọng điểm về ANCT-TTANHXH.
Thị trân Tứ Hạ được phân làm 10 khu vực để quản lý và điều hành, 10/10 khu
vực dân cư đều được công nhận là khu vực văn hoá.
Cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là dịch vụ-thương mại-tiểu thủ công
nghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. Trong những
năm qua tình hình kinh tế của thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu
tư xây dựng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ . Đời sống
nhân dân ngày càng được nâng lên.
Cụm công nghiêp Hương Trà đã được hình thành, các nhà đầu tư từng bước vào
đầu tư xây dựng các nhà máy trên địa bàn tạo điều kiện phát triển các ngành nghề
dịch vụ, thủ công nghiệp , các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển đa
dạng. Trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi cây trồng vật nuôi có
hiệu quả tăng năng suất.
Cơ cấu lao động trong các ngành nghề hiện nay: dịch vụ và tiểu thủ công nghiêp
chiêm 45%. Lao động thuần nông giảm còn 20%, các lao động khác chiếm 30%.
Tổng giá trị dịch vụ va tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 15-20%, nông lâm
nghiệp tăng từ 7-10%. Bình quân thu nhập đầu người từ khoảng
4triệu/người/năm đến nay tăng lên 8triệu/người/năm.
Tình hình ANCT-TTATXH và kinh tế ổn định là cơ sở tạo điều kiện phát triển
nhanh trên các lỉnh vực: kinh doanh trong nhiều năm qua co những khó khăn
tiêm ẩn chưa lường hết, kể cả khách quan lẩn chủ quan.
Nhờ sự phát triển kinh tế nhiều thành phần kết hợp với sự linh hoạt nhiều hình
thức của nhân dân nên đời sống và công việc làm ăn của nhân dân được đảm bảo.
Từ đó mà hộ giàu, khá tăng lên, hộ nghèo giảm xuống.
I.2 Tình hình giới:
Tổng số nam giới từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn khoảng 2500 người, tổng số
nử trên 18 tuổi là 2679 người, trong đó làm ăn xa co 243 chị, là cán bộ công
nhân viên chức có 547 chị, hội viên tham gia phụ nữ là 955, số còn lại là
người cao tuổi.
I.3 Vai trò của hội phụ nữ
Hội phụ nữ gồm 18 chi hội với 48 tổ hội.Trong thời gian qua hoạt động của
hội đạt nhiều hiệu quả: hội đã phát triển phong trào thi đua “phụ nữ tích cực
thi đua học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” hội phụ nữ
đã tăng cường khai thác nguồn vốn vay hổ trợ chị em đầu tư sản xuát: giải
ngân số tiền là 563triệu cho 94 chị. Hội đã phối hợp với trạm y tế khám phụ
khoa cho 878 chị; phối hợp vơi UBDS huyện nói chuyện chuyên đề về sức
khoẻ sinh sản của phụ nữ. Hội đã thực hiện vai trò đại diện quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Hội đã nổ lực quan tâm sâu sát các hội viên,
tạo điều kiện cho chị em phát huy năng lực, nâng cao vai trò của mình, thực
hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG BÌNH ĐĂNG GIỚI
II.1 Thực trạng bình đăng giới ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tiến bộ xã hội, vai tro và địa
vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao. Những nỗ lực nhằm
thu hẹp khoảng cách giới của nhà nước đã có kết quả.
“Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia
các hoạt động kinh tế , là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng
giới. Là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xoá bỏ khoảng cách
giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam A”, báo cáo đánh giá tình hình giới
ở Việt Nam (tháng 12/2006) của ngân hàng thế giới (WP) , ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), vụ phát triển quốc tế Anh (DFID) , và cơ quan phát triển quốc tế
Canađa (CIDA). Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội,
ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Ta có thẻ điểm qua vài
con số sau:
2.1.1 Chủ hộ gia đình
Theo kết quả điều tra năm 2002 tỷ lệ gia đình có chủ hộ là nữ chỉ xấp xỉ 24%
trong cả nước. Tỷ lệ này ở thành thị là 36,18% và nông thôn là 20,22%
,
II.2 Tình hình bình đăng giới ở Thừa Thiên Huế
Thực hiện các chủ trương , chính sách của nhà nước về bình đẳng giới, lãnh
đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan ban nghành, đặc biệt hội liên
hiệp phụ nữ tỉnh tạo mọi điều kiện đẩy mạnh sự phát triển của phụ nữ nhằm
nâng cao vị trí chính trị xã hội của nữ giới, thực hiện bình đẳng giới. Các lớp
tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ được tăng cường. Công tác chăm lo và
bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp cho nữ giới được các cơ quan ban nghành
quan tâm. Tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chính trị xã hội gia tăng. Toàn
tỉnh có 1105 đảng viên nữ (chiêm tỷ lệ 40,6%) , có 53 chị là tiến sỹ , thạc sỹ la
532 chị. Các chị có trình độ đại học và cao đẳng là 9687 chị. Các cơ quan ban
ngành trong tỉnh nêu cao khẩu hiệu vì sự tiền bộ phụ nữ và bình đẳng giới. Do
đó, nữ giới có nhiều cơ hội phát huy vai trò, năng lực của mình hơn.
Tuy nhiên, sự giải phóng phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Huế nói riêng
mới chỉ dừng lại ở những cái mà cơ chế chính sách mang lại, chưa vào sâu được
đời sống gia đình. Trong đời sống gia đình, bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại.
Đặc biệt trong các gia đình ở Huế, nơi còn mang nặng những tư tưởng của chế độ
phong kiến, các hiện tượng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra hàng ngày. Thế nhưng
điều này lại được ít người thừa nhận. Dương như sự bình đẳng giới trong gia đình
rất ít được chú ý, cuộc sống giữa hai giới trong gia đình từ bao đời nay vẫn vậy, ít
có sự thay đổi.
III. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở TỨ HẠ.
Trong buổi làm việc đầu tiên với đại diện chính quyền địa phương, khi được
hỏi “ở Tứ Hạ còn tồn tại hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình
không?”. Câu trả lời “không, hiện nay nam nữ bình quyền”. Cô Lê Thị Thừa,
chủ tịch hội phụ nữ thi trấn cho biết: “ở Tứ Hạ vấn đề bình đẳng giới thực
hiện khá tốt, trong gia đình vợ chồng có vai trò và địa vị ngang nhau”. Nhưng
đi sâu nghiên cứu ở các khu vực dân cư tôi thu được một số kết quả đáng để
chúng ta chú ý:
III.1Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ trước đây:
trước đây vai trò của người phụ nữ được quy định bởi “tam tòng” (tại gia
tòng phụ,xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và “tứ đức” (công, dung, ngôn,
hạnh). Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào chồng và không thể độc lập đưa
ra quyết định gì, đặc biệt hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Vấn đề bình
đẳng giới trong gia đình ít được nhắc tới, người vợ vẫn giũ thói quen “phục
tùng” chồng.
III.2Các giải pháp đã thực hiện
Từ khi luật hôn nhân và gia đình ra đời, vai trò của người phụ nữ được nâng
lên, đặc biệt trong thời gian gần đây nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách phát triển vì sự tiến bộ và bình đăng giới, nhất là từ khi luật bình
đẳng giới ra đời (2006). Hưởng ứng chủ trương của nhà nước, lãnh đạo thị
trấn cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới:
- Mở các lớp tập huấn về bình đẳng giới.
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các chương trình hành động của địa
phương như chương trình dân số và sức khoẻ sinh sản…
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về luật bình đẳng giới.
- Hội phụ nữ thường xuyên quan tâm, theo dỏi sự phát triển của chị em.
III.3Kết quả đạt được:
III.3.1Nữ giới có cơ hội phát huy năng lực, nâng cao vai trò.
10/10 chi hội thường tổ chức sinh hoạt lồng ghép toạ đàm, sinh hoạt câu lạc
bộ với nhiều nôij dung chuyên đề như chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ
nữ, cách chăm sóc nuôi dạy trẻ, cách làm ăn…Qua đó nâng cao năng lực và
vai trò của phụ nữ. Họ có nhiều cơ hội tham gia phát triển sản xuất và hoạt
động xã hội.
• Trong lao động sản suất tạo thu nhập cho gia đình:
Chị em được tạo cơ hội vay vốn ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn.Thông qua
các nguồn vốn vay (vốn 120 kho bạc Hương Trà,vốn xoá đói giàm nghèo),các
chị có thêm vốn để đầu tư cho chăn nuôi sản xuất,mở mang ngành nghề kinh
doanh dịch vụ buôn bán.Chị em phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn hướng
dẫn cách làm ăn, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt,chăn nuôi,tham gia
các lớp chăn nuôi lợn nạc,thâm canh đồng ruộng IBM ……Từ kiến thức thu
được các chị đã đưa vào sản xuất chăn nuôi,gieo trồng.Nhiều chị đã áp dụng
sử dụng thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi giống lợn siêu nạc để rút ngắn
khoảng cách,nuôi được nhiều lứa mang lại hiệu quả kinh tế cao.Một số chị có
vốn,kiến thức,kỹ năng đã xây dựng quy mô chăn nuôi lớn từ 40-50 lợn thịt,lợn
nái từ 5-7 con,như chị Hoàng Thị Aí ở KV3,Trịnh Thị Hồng Ly ở KV10……
Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi điển hình có Dì Bùi Thị Duyên(70
tuổi ở KV4 ,mới lên làm bí thư chi bộ thôn)đã chuyển đổi thành công giống
lúa L14-L18 đạt năng suất cao.Ở KV8-KV buôn bán dịch vụ,nhiều chị đã sử
dụng vốn vay đầu tư vào sạp hàng,hoặc mở các cơ sở sản xuất nhỏ như chị
Trịnh Cẩm Tú mở cơ sở sản xuất bún gạo,tạo việc làm cho tất cả các thành
viên trong gia đình.Các chị còn được tập huấn cách hoạch toán kinh doanh,chi
tiêu trong gia đình…Nhờ vậy mà chị em đã sử dụng và quản lý vốn vay có
hiệu quả.Với nỗ lực của mình các chị đã đóng góp công sức tạo thêm nguồn
thu nhập lớn cho gia đình,nhiều chị đã thoát nghèo,nhiều chị vươn lên làm
giàu,mua sắm các trang thiết bị trong gia đình,xây dựng và sửa chữa nhà cửa
như chị Nguyễn Thị Gái ở KV4……Đặc biệt một số chị tích luỹ được vố
lớn,có kiến thức đã mạnh dạn mở rộng các cơ sở sản xuất,thành lập các doanh
nghiệp tư nhân như chị Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (41 tuổi) đã mở doanh nghiệp
tuyển mộ nhiều chị em vào làm.
Có thu nhập tương đối ổn định,chị em không còn bị phụ thuộc kinh tế vào
người chồng nữa.Do đó quyền và vai trò của họ trong gia đình phần nào được
củng cố.
• Phụ nữ Tứ Hạ không chỉ được nâng cao năng lực trong lao động sản xuất mà
còn được tăng năng lực cho vai trò người nội trợ.Qua các buổi sinh hoạt với
nội dung chăm sóc nuôi dạy trẻ,phòng chống các tệ nạn xã hội….Các chị có
thêm kiến thức cho việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.Nhờ vậy mà
các chị đã làm tốt thiên chức người mẹ,người vợ trong gia đình, xây dựng
gia đình hạnh phúc ấm no.
• Các chị còn được chồng con tạo điều kiện tham gia môt số hoạt động xã hội:
- Tham gia vào bộ máy chính quyền: hiện nay có 2/13 nữ tham gia ban chấp
hành đảng bộ thị trấn(chiếm 15,38%),5/26 nữ tham gia đại biểu HĐND thị
trấn(chiếm tỷ lệ 19,23%).Đội ngũ cán bộ tham gia cấp uỷ,ban quản lý các
khu v ực là 9 chị.
- Tham gia vào một số hoạt động xã hội như tham gia sinh hoạt trong các câu
lạc bộ,các hội thi,tham gia hiến máu tình nguyện. Đóng góp các loại quỹ do
hội phụ nữ phát động như quỹ khuyến học,đền ơn đáp nghĩa…
- Tích cực tham gia các dự án phát triển cộng đồng như dự án chăm sóc sức
khoẻ phụ nữ,dự án của Phần Lan hỗ trợ kinh tế hộ cho các hộ nghèo trên địa
bàn.
Rõ ràng vai trò của người phụ nữ Tứ Hạ hôm nay đã được nâng cao.Họ vừa
tham gia sản xuất, vừa chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.Vị trí
của họ trong gia đình và cộng đồng đã phần nào được ghi nhận:
“Chị em phụ nữ đã thể hiện được vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực.Các
chị không chỉ làm tốt công việc gia đình mà còn đóng góp công sức vào sự phát
triển của địa phương” (Hoàng Tấn Son,bí thư đoàn thanh niên thị trấn).
“Phụ nữ giữ vai trò rất quan trọng trong gia đình,là người động viên lớn nhất,là
điểm tựa cho người đàn ông”(Hoàng Tấn Tô,KV6).
III.3.2Người vợ được tăng quyền trong gia đình
• Trước đây quyền sở hữu tài sản trong gia đình thường thuộc về
người đàn ông.Từ các tài sản lớn như đất đai,nhà cửa đến các
trang thiết bị trong nhà đều do người chồng sở hữu,kể cả các
khoản thu nhập trong gia đình. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho phụ
nữ khi ly hôn. Hiện nay,trong nhiều gia đình,vợ chồng đã cùng
nhau đứng tên sở hữu tài sản chung.Các khoản thu nhập được sử
dụng có sự bàn bạc giữa hai vợ chồng. Nhìn chung quyền lợi của
người phụ nữ trong gia đình phần nào được đảm bảo hơn.
• Nữ giới đã có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình.
Trước đây quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình đều do nam giới đưa
ra,người vợ chỉ làm theo,phục tùng mọi quyết định của chồng từ những quyết
định lớn tới những quyết định nhỏ như chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Hiện
nay khi mà phụ nữ không còn phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế với các ông
chồng, địa vị của họ đã được nâng lên nên phụ nữ khá bình đẳng với nam giới
trong các quyết định của gia đình. Đối với việc chợ búa hàng ngày và việc ăn
mặc, học hành của con cái phụ nữ quyết định tương đối tự do. Còn quyết định
các khoản chi lớn và các quyết định quan trọng khác đều có sự bàn bạc giữa 2
vợ chồng. Kết quả điều tra ở bảng sau cho thấy người vợ ít nhiêuu cũng có “
tiếng nói” trong những quyết định quan trọng thể hiện ở phương án “ cả hai”
cùng tham gia quyết định.
Bảng1: Ai quyết định các khoản chi tiêu sau?:
Các khoản chi Người được
hỏi
Chồng Vợ Cả hai
Chi tiêu cho ăn
uống ,sinh hoạt
Nam 0
24
80%
6
20%
Nữ 3
10%
21
70%
6
2 0%
Chi tiêu lớn như
làm nhà,
Nam 12
40%
3
10%
15
50%
Nữ 15
50%
0 15
50%
Đầu tư cho sản
xuất
Nam 12
40%
3
10%
15
50%
Nữ 9
30%
6
20%
15
50%
Theo điều tra cho thấy có tới 50% ý kiến của cả nam và nữ cho rằng có sự bàn
bạc giữa 2 vợ chồng trong những quyết định lớn.Đây có thể coi là một bước tiến
lớn trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.
III.3.3Sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái đã được cải thiện.
Trước đây khi mà tư tưởng trọng nam khinh nữ còn phổ biến ,sự phân biệt
đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình được thể hiện rõ ngay khi đứa
con ra đời.Nếu đứa bé ra đời là con trai sẽ được cả họ chào đón ăn mừng,còn
nếu là con gái thì chỉ có thái độ thờ ơ.Hiện nay tuy trong các gia đình ,cách
đối xử giữcon trai và con gái chưa hoàn toàn bình đẳng nhhwng đã có sự rút
ngắn khoảng cách đáng kể.Đứa trẻ sinh ra dù là trai hay là gái cũng đều nhận
được sự yêu thương chăm sóc của gia đình.Đến tuổi đi học các em đều được
tạo điều kiện học tập như nhau.Lớn lên ,tuy chịu tác động lớn của bố mẹ trong
định hướng nghề nghiệp và quyết định hôn nhân,nhưng cả con trai và con gái
đã có thể tự quyết định tương lai của mình.
III.3.4Một bộ phận nhỏ nam giới đã biết chia sẻ việc nhà với vợ
Tuy chỉ có một bộ phận nhỏ nam giới(5-10%) chia sẻ công việc nội trợ với
người phụ nữ nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy việc tuyên truyền nam giơi
chia sẻ công việc nhà với vợ đã có chút hiêu quả.Bởi vì vùng đất này từ trước tới
nay rất hiếm khi đàn ông nhúng tay vào việc bếp núc.
Nhìn chung,bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ hiên nay đã có những bước
tiến đáng kể, góp phần nâng cao vai trò,vị trí của người phụ nữ,vì sự tiến bộ của
nữ giới.Tuy nhiên, bình đẳng giới trong gia đình cũng còn quá nhiều bất cập.
III.4Những hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình.
Qua điều tra, có tới hơn 70 % người được hỏi cho rằng không còn hiện tượng
bất bình đẳng giới trong gia đình hoặc là ở mức độ không đáng kể,đó cũng là
quan điểm của không ít cán bộ địa phương.Nhưng khi đi vào điều tra thực tế cho
thấy bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình ở
Tứ Hạ.Song những hiện tượng bất bình đẳng đó ít được chú ý, nóược nhiều người
chấp nhận như một phần tất yếu của cuộc sống gia đình.Đi sâu nghiên cứu một số
hiện tượng bất bình đẳng nam nữ trong gia đình ta sẽ thấy đã đến lúc phải thay
đổi cách nhìn về vấn đề này.
III.4.1Vai trò của người phụ nữ trong gia đình chưa đựoc đánh giá đúng mức
Bất kì ở đâu,lúc nào người ta cũng nhìn thấy sự đóng góp to lớn của nữ
giới trong các hoạt động gia đình .Những đóng góp của họ được xem là “quan
trọng”,thế nhưng địa vị của họ trong gia đình không được cải thiện so với nam
giới tương ứng với những đóng góp đó.Những đánh giá về vai trò của nữ giới còn
mang tính chất khuôn sáo,chiếu lệ chứ chưa thật sự ghi nhận đúng mức những
đóng góp của họ.Nhiều trường hợp, khi ông chồng làm việc mọi người ghi nhận
đóng góp của anh ta nhưng khi người vợ làm việc đó người ta cho là việc tất
nhiên.Nhất là trong các công việc nội trợ bởi nhiều người cho rằng “nội trợ và
chăm sóc con cái là thiên chức của người phụ nữ chứ không phải công việc của
đàn ông’’.Kể cả khi người vợ tham gia những công việc tạo ra thu nhập đáng kể
cho gia đình nhưng dường như người chồng “trả công” vợ không xứng đáng với
lao động bỏ ra bằng nhưng “đánh giá không xứng đáng” của mình. Nhiều khi các
chị còn bị trách cứ “làm tý việc cũng kể lể”, “đàn bà không làm những việc ấy thì
làm gì”. “Tý việc” mà các ông chồng nói là hơn 60% công việc nội trợ gia đình.
Nếu một gia đình khá giả ở thành phố có điều kiện nuôi người giúp phải trả công
từ 400000 ngàn đồng đến 600000 ngàn đồng mỗi tháng, có cơm ăn ,quần áo mặc
và chỗ ở.Thế nhưng người vợ làm nội trợ gia đình thì không ai tính công sức của
họ thành tiền mà chỉ được coi là “tý việc” không đáng kể. Đây là hiện tượng có
tính chất phổ biến trong các gia đình ở Tứ Hạ nói riêng và trong gia đình nông
thôn Việt Nam nói chung.Điều này phần nào lý giải khi điều tra tiêu chí “Ai là
người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?” thì kết quả nghiêng về nam
giới.Có tới 50% ý kiến của nam giới và 40% ý kiến của nữ giói cho rằng nam
giới mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình,trong khi chỉ có 10% ý kiến của
nam giói và 20% ý kiến của nữ cho rằng nữ giơi có đóng góp nhiều nhất vào thu
mang lại cao hơn người chồng.
Bảng2 :Ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?
Người được hỏi Vợ Chồng Cả hai
Nam 3
10%
15
50%
12
40%
Nữ 6
20%
12
40%
12
40%
Điều này cho thấy uy tín về kinh tế của người chồng cao hơn người vợ.
3.4.2 Sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý
Sự phân công lao động trong gia đình ở Tứ Hạ thể hiện khá rõ sự phân công
theo giới.Trong gia đình,nữ giới thường phải chịu trách nhiệm về những công
việc thiết yếu,lặp đi lặp lại và cần phải tiến hành đều đặn,trong khi nam giới đảm
nhận những việc lớn, ít nhàm chán hơn.
Ở nhiều xã hội, sự phân công lao động phổ biến theo giới là giao nấu ăn cho phụ
nữ, coi đó là khả năng thiên bẩm của giới nữ. Không nam giới nào cảm thấy xấu
hổ mà coi là đương nhiên nếu họ không biết nấu ăn hoặc nấu ăn vụng. Nhưng nếu
người vợ nấu ăn vụng sẽ bị khiển trách thậm tệ. Điều này là khà phổ biến trong
các gia đình ở Tứ Hạ. Phụ nữ ở Tứ Hạ phải đam nhận hầu hết các công việc nội
trợ, từ nấu ăn,dọn dẹp nhà cửa đến chăm sóc con cái.
Ngoài công việc chăm sóc gia đình, các chị còn tham gia hầu hết các hoạt động
lao độong khác. Họ là những người tham gia chủ đạo và trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, là nghề chính của 2/3 gia đình ở đây. Theo khảo sát địa bàn cho thấy hầu
hết nữ giới đều tham gia với vai trò chính trong các công việc như làm giống,
cấy, làm phân, chăm sóc…chỉ có hai công việc họ ít tham gia hơn là làm giống
và làm đất. Ở nhiều hoạt động nghề phụ hay buôn bán, dịch vụ nữ gíơi đóng vai
trò là lao động chính, tạo ra thu nhập đáng kể cho gia đình. Kết quả phát phiếu
điều tra cho thấy:
Bảng3 :Ai trong gia đình là lao động chính trong các loại việc sau?
Loại công việc Chồng Vợ Bố mẹ già Các con
Chợ búa 3
5%
40
66,7%
7
11,7%
10
16,6%
Chăn nuôi 9
15%
36
60%
6
10%
9
15%
Làm ruộng 26
44,3%
28
46,7%
3
5%
3
5%
Làm vườn 24
40%
30
50%
3
5%
3
5%
TTCN,Dịch vụ 6
10%
36
60%
6
10%
12
20%
Qua bảng này ta thấy phụ nữ tham gia vào hầu hết hoạt động sản xuất của gia
đình và mức độ tham gia nhiều hơn nam giới. Số liệu điều tra cho thấy, trung
bình mỗi ngày phụ nữ làm việc tới 15 tiếng, trong khi nam giới chỉ khoảng hơn
10 tiếng. Tuy trường độ làm việc của nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng lao động
của nam giới được đề cao hơn bởi công việc của nam giới vất vả, nặng nhọc hơn.
Còn lao động của nữ giới có thể được trẻ em, người già hổ trợ, trong đó có nhiều
lao động không tạo ra sản phẩm (việc nhà).
Trường độ làm việc lớn khiến ngươiì phụ nữ không có thời gian để nghỉ ngơi, thư
giãn và chăm sóc bản thân. Các chị ở KV8,9,10 chủ yếu là cán bộ, tiểu thương,
tiểu chủ còn có chút thơi gian để nghỉ ngơi, phụ nữ các khu vực thuần nông, nhất
là phụ nữ nghèo phải làm việc triền miên, hết việc đồng áng, làm thêm lại đến
việc nhà. Thời gian biểu hàng ngày của một phụ nữ có làm thêm nghề phụ ở Tư
Hạ sẽ phần nào minh hoạ cho gánh nặng công viẹc của người phụ nữ nông thôn.
4.00 sáng Thức dậy nấu cháo bánh canh, dọn dẹp nhà cửa, cho lợn ăn
5.30 Chuẩn bị hàng và dọn hàng lên quán
6.00-8.30 Bán hàng
8.30-9.00 Dọn hàng về
9.00-10.30 Đi chợ mua hàng, thức ăn
11.00-12.00 Nấu ăn, cho lợn ăn
12.00-1.00 Ăn trưa nghỉ ngơi cùng gia đình,
1.00-2.30 Nhào bột, cắt bột thành sợi
2.30-5.00 Ra vườn chăm sóc hoa màu
5.00-7.00 Nấu ăn, cho lợn ăn, tắm rửa và giặt giũ
7.00-7.30 Ăn tối và dọn ndẹp nhà cửa
7.30-8.30 Kiểm tra việc học của con
8.30-10.00 Làm thịt vịt, chuẩn bị bột để sáng nấu cháo, nấu cám và chuẩn
bị rau cho lợn
10.00 Đi ngủ
Bảng 4:thời gian biểu hàng ngày của một phụ nữ làm thêm nghề phụ ở Tứ Hạ
Đây là những hoạt động diễn ra hàng ngày suốt hai năm nay của chị Nga (ở KV
3). Kể từ khi làm thêm nghề bán bánh canh lịch làm việc hàng ngày của chị dày
hơn, chị vẫn phải đảm đương công việc nhà như trước đây. Khi phỏng vấn sâu
chị cho biết thêm:
Hỏi:anh có giúp đỡ chị công việc nhà không?
TL: Thỉnh thoảng anh có chở đi chợ và phụ giúp làm thịt vịt
Hỏi: Còn những công việc nhà như nấu ăn, giặt giũ… thì sao ạ?
TL: Đó là công việc của đàn bà, ít khi anh động tay vào.
H: Chị có thấy công việc quá sức không?
TL: Làm cả ngày, không có thời gian nghỉ ngơi nên nhiều lúc rất mệt mỏi.
H: Chồng con có động viên chị không?
TL: Ít lắm, việc ai nấy làm, tui quen rồi.
H: Chị có ý định bỏ nghề không?
TL: Thì cũng phải dăm năm nữa, đợi mấy đứa nhỏ học hết chắc tui sẽ đỡ vất
vả hơn.
Nhiều chị đi làm thêm , hoặc tham gia chạy chợ buôn bán kiếm thêm thu nhập
nhưng vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong công việc gia đình. Nếu không
chu toàn sẽ bị chồng và gia đình nhà chồng trách móc, áp lực gia đình càng nặng
nề hơn. Điều này ảnh hưởng rất lơn đến sự phát triển thẻ chất va tinh thần của
người phụ nữ. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí những người phụ nữ này
rất dể măc phải stress. Thực tế qua điều cho thấy, nếu như người đàn ông một
ngày trung bình có khoảng 6 tiếng nghỉ ngơi thì phụ nữ chỉ có khoảng 1 tiếng.
Nhìn vào biểu đồ sau ta sẽ thấy rõ sự chênh lệch này
Sự bất công còn thể hiện ở việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của 2 giới. Theo điều
tra có tới 80% nam giới được hỏi cho biết họ sử dụng thời gian rổi để tụ tâp cà fê,
ăn nhậu hoăc đánh bài. Trong khi đó 80% nữ được hỏi cho biết thời gian rổi họ
thường kiểm tra con cái học bài hoặc may vá quần áo. Họ chỉ tranh thủ nghỉ ngơi
giải trí khi xem một bộ phim hay hoặc một chương trình yêu thích.
Rõ ràng sự phân công trách nhiệm trong gia đình còn có sự bất bình đẵng giữa
nam và nữ, mà phần thiệt luôn thuộc về nữ giới.
III.4.2Thái độ của nam giới đối với công việc nội trợ
Nhiều nam giới ở xư Huế vẫn con quan niệm “đàn ông ngoài nhà đàn bà trong
bếp” họ cho rằng vị trí của người đàn ông là gánh vác những trọng trách của
gia đình và xã hội, còn viẹc bếp núc là của đàn bà. Xã hội đang lên tiếng kêu
gọi nam giới chia sẻ công việc nhà với phụ nữ, nhưng ở Tứ Hạ qua điều tra
chỉ có 20% ngươiì được hỏi thỉnh thoảng phụ giúp vợ nấu ăn, còn hơn 80%
cho biết họ chưa từng vào bếp và có đến hơn 90% trả lời chưa bao giờ giặt giũ
cho vợ con cả. Với tiêu chí “nam giới có cần phải chia sẻ công việc nhà với
nữ giới không?”, chỉ có 30% nam giới trả lời là có, 40% trả lời không và 30%
là ý kiến khác. Và có tơi 50% ý kiến của nữ giới mong muốn nam giới chia sẻ
công việc nội trợ, chỉ có 20% ý kiến trả lời không.
Bảng 5: Nam giới cần chia sẻ việc nhà với nữ giới không?
Người được hỏi Có Không Ý kiến khác
Nam 9
30%
12
40%
9
30%
Nữ 15
50%
6
20%
9
30%
Lý giải nguyên nhân không giúp đỡ vợ làm viêc nhà, các bậc nam giới cho
răng: “Nấu nướng là thiên chức của người đàn bà, đàn ông còn phải làm nhiều
viêc khác”.
“Nhà có đàn bà, đàn ông nhúng tay v ào con ra thể thống gi?”
Đa phần nam giới cho rằng nấu nướng là công v iệc của phụ nữ, đàn ông có
nhúng tay vào cũng chỉ là “trợ giúp” hoặc “tạm thay”
Nấu ăn thể hiên quyền lực không ngang nhau giữa hai giới. Người vợ thường
phải chiều theo ý chồng, nấu mon gì đều phải theo sở thích v à khẩu vị của
người chồng. Nếu người vợ không làm theo dễ dẫn tới mâu thuẫn giữa vợ
chồng. Để giữ gìn hạnh phúc gia đinh người phụ nữ thường nhận phần thiệt về
mình.
3.4.4Quyền ra quyết định chính trong gia đình.
Hiện nay, người phụ nữ đã có quyền tham gia bàn bac về tất cả các vấn đề
trong gia đinhh n gưng quyết inh cuối cùng thuộc về người chồng. Theo điều
tra cho thấy nếu ý kiến hai bên khac nhau, không thống n hất với nhau thì
tiếng nói của người chồng là quyết định, người v ợ buộc phải nghe theo. Đay
là một trong những biểu hiện cho thấy quan hệ quyền lực không ngang nhau
giữa hai giơi trong gia đinh.
3.4.5 Bạo lực trong quan hệ vợ chồng.
Đó là bất kỳ hành động nào trong gia đình do chồng (hoặc vợ) gây ra, làm
tổn thương đến sức khoẻ thể xác, tinh thần hoặc xâm phạm quyền tự do củ
người ban j đờ của mình. Nạn nhân của bạo lực trong quan hệ vợ chồng
thường là phụ nữ.
Theo thống kê của UBND thị trấn thì số v ụ bạo hành không nhiều, môt năm
chỉ có vài ba vụ. Nhưng đó c hỉ là những vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng mới
đựoc thống kê lên trên. Trong thực tế con số đó chắc chắn sẽ n hiều hơn rất
nhiều. Qua điều tra 30 chị thì có ba chị thưòng xuyên bị chồng đánh chửi; 12
chị cho biết thỉnh thoảng bị chồng mắng nhiếc. Điều tra cho thấy khong có
trường hơp nào nam giới bị vợ đabhs chửi. Qua thăm dò dư luận thì số lượng
cac c ăp v ợ chồng mâu thuẫn chòng đánh chửi vợ khá nhiêu. Nhất là ở khu
vưc 8 trong thời gian qua có các vụ đánh chửi nhau phải có sự can thiêp củ
cán bộ khu vưc. Lý do gây mâu thuẫn chỉ là n hững b ất đồng trong gia đình,
do ghen tuông do say rượu…Đặc biệt có một lý do nhay cảm it ai nhắc tới n
hưng có ảnh hưởng rất sâu trong quan hệ vợ chồng, đó là sự không hoà hợp về
tình dục, người chồng bắt ép vợ phải chiều mình…
Tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng “ngoài danh sach đièu tra” tôi thu
thập được một số thông tin:
Hỏi: tại sao chu đánh gi?
TL: do ổng say rượu, không vừa ý, tui về muộn cơm nước chưa kịp nấu nên
ổng làm ầm lên.
Hỏi: Thế chú có hay đánh, mắng gì không?
Tl: tháng vài ba lần.
hỏi: khi chú đánh gì có ai can thiêp không?
TL: mâu thuân vợ chồng ai hơi đâu mà can thiệp vào
Hỏi: trong khu vực mình có nhiều trường hợp chồng đánh vợ không?
Tl: chửi bới nhau thì nhiều, còn đanh nhau thì chỉ có một số căp.
Hỏi: có cặp nào đanh nhau vì chồng “đòi hỏi” mà vợ “phản đối” không?
Tl: tui không biết, chắc là có nhưng không ai nói ra, người ta cười chết.
(phỏng vấn sâu gì Oanh ở kv3)
Nhìn chung, tình trạng bạo hành phụ nữ trong các gia đình ở TỨ HẠ vẫn còn
tồn tại nhưng lai được ít người thừa nhận họ chỉ coi đó là mâu thuẫn vợ
chồng. Kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 6 : chồng đánh vợ có bị coi là nghiên trọng không?
Người được
hỏi
có không Ý kiến khác
Nam 6
20%
15
50%
9
30%
Nữ 9
30%
9
30%
12
40%
Nhìn vào bảng có thể nhận thấy phần lớn người dân đều cho rằng chồng đánh,
mắng vợ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Bởi lẽ nhiều người còn quan
niệm rằng xung đột vợ chồng là điều khong thể tránh khỏi trong đờ sống gia
đình. Họ cho rằng đến bat đĩa trong chạn có lúc con bị xô đẩy huống hồ quan
hệ vợ chông, đó là chuyện bình thường trong cuộc sống. Cho nên nhiều người
dân, kể cả cán bộ chính quyền có xu hướng coi bạo lực trong quan hệ voqj
chồng là chuyện riêng tư, không nên can thiệp. Chỉ khi người vợ b ị đánh
thành thương tích hoặc bị đánh thường xuyênthì người ta mới nhờ đến chính
quyền địa phương. Nếu họ chỉ mới chửi mắng nhau thì họ không cần giúp đỡ
việc nhà nào nhà ấy lo “đóng cựa bảo nhau”, không ai muốn và cũng không ai
có khả năng can thiệp vào. Chính ngời phụ nữ bị đánh và người thân của họ
cũng có suy nghĩ như vây.
Đặc biệt có một hình thức bạo hành phụ nữ ít ai thừa nhận,đó là bạo hành
tình dục.Đa số các chị dù “không muốn” nhưng vẫn phải “chiều chồng”,họ
nghĩ đó là trách nhiệm của mình.Hơn nữa họ sợ chồng theo gái.Và không ai
lên tiếng về vấn đề này cả
Chính những nhận thức đó của người dân vô hình chung đã tạo điều kiện
cho nạn bạo hành phụ nữ tiếp diễn.Họ không nghĩ là làm như vậy là đã vi
phạm đến quyền bình đẳng giới,đã tự mình tạo ra sự bất bình đẳng trong gia
đình.
3.4.6 Phân biệt đối xử giữa con trai và con gái
Khoảng cách phân biệt đối xử giữa con trai và con gái mới chỉ được rút
ngắn chứ chưa được xoá bỏ hoàn toàn.Trong tư tưởng của nhiều bậc làm ,làm mẹ
vẫn mong muốn có con trai hơn con gái, mà thích nhất là có cả con trai và con
gái.Có tới 80% ý kiến mong muốn có cả trai và gái,15% ý kiến chỉ thích con trai
và 5% ý kiến thích con gái.Các bậc cha mẹ, ông bà có cách đối xử và dạy dỗ con
trai khác con gái.Các bé trai thường được cha mẹ chiều chuộng hơn.Không mấy
ai đòi hỏi con trai thạo việc nhà nhưng đòi hỏi người con gái phải thành thạo
công việc nội trợ,phải ngoan, lễ phép,chịu nhịn.Trong gia đình,mọi việc nội trợ
trong nhà thường chỉ do con gái đảm nhận,con trai không phải nhúng tay
vào.Điều này ở Tứ Hạ nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung thể hiện rõ hơn ở
các tỉnh thành khác trong cả nước.Thậm chí có nhiều người con trai vào bếp giúp
vợ,đặc biệt giúp người bạn gái nấu nướng khi về ra mắt còn bị mẹ mắng.
Lý giải nguyên nhân con gái phải àm việc nhà nhiều hơn con trai, các bậc cha
mẹ ở Tứ Hạ cho rằng đó là cách rèn luyện cho con gái họ chuẩn bị đảm nhận vai
trò của người phụ nữ đảm đang,thảo hiện trong gia đình.Còn đối với người con
trai điều đó là không cần thiết vì sau này đã có vợ làm.
3.4.7 Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong việc lập gia đình
So với nữ giới,nam giói có nhiều thuận lợi hơn trong việc lập gia đình,lựa
chọn người bạn đời của mình.Nam giới trên 40 tuổi,thậm chí trên 50 tuổi vẫn còn
nhiều cơ hội lựa chọn bạn đời.Nhưng nữ giói trên 30 tuổi bị coi là ế,việc lập gia
đình rất khó khăn.Họ không có nhiều cơ hội để chọn cho mình một mái ấm.Nhiều
người đã sống độc thân,nhiều người lấy chồng nhưng mang trong mình mặc cảm
tự ty,nhún nhường, “mình không có quyền lựa chọn ,có một tấm chồng là may
rồi”( PV sâu chị mai).
Đối với quyết định hôn nhân,người phụ nữ phải chịu sự tác động của gia đình ,
họ hàng nhiều hơn nam giới.Khi người đàn ông khoá vợ sẽ dễ tái hôn hơn người
phụ nữ khoá chồng.
Hậu quả của chiến tranh và tính cơ động cao của nam giới khiến cho một bộ
phận nam giới ở đây thoát ly đi làm ăn xa.Điều này làm cho việc lập gia đinh của
chị em càng khó khăn hơn.Vì vậy mà tỷ lệ nữ đơn thân,phụ nữ không có chồng
mà có con của thị trấn gia tăng.Cuộc sống của những người này hết sức khó khăn
,vất vả.Họ phải chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần,thường rơi vào diện
nghèo khổ.Trong số 63 hộ nghèo của thị trấn có tới 42 hộ nghèo do phụ nữ làm
chủ hộ,chiếm tới 65% hộ ngheo.Trong đó 19 trường hợp là phụ nữ đơn thân,8
trường hợp không có chồng mà có con.
không có chồng mà có con.Hội trưởng hội phụ nữ KV3 cho biết “cuộc sống của
mấy chị em đó vất vả lắm.Mấy người sống độc thân thì thui thủi một mình.Còn
mấy cô “xin con” thì tất bật cả ngày kiếm tiền về nuôi con
3.1.8 Một số hiện tượng bất bình đẳng khác
• Trong các nghi thức giao tiếp cũng thể hiện sự khác biệt nam nữ.Khi có
hội hè đình đám,đàn ông con trai thường là người đại diện cho cộng đồng
nơi công cộng.Đàn ông có thể đi chơi khuya nhưng đàn bà con gái thường
phải về nhà trước 10 giờ tối.Ở đây người ta kiêng không cho con gái lai
vãng nơi thờ cúng.Vì vậy khi con gái ra khỏi nhà đều được bố mẹ dặn dò
kỹ những quy tắc ứng xử đó.
• Người phụ nữ thường chịu nhiều áp lực dư luận hơn nam giới.Nếu trong
gia đình có điều gì bất ổn,phụ nữ vẫn thường là người chịu hậu quả nặng
nề hơn,hứng chịu nhiều hơn sự trách móc của dư luân xung quanh.
• Một điều bất công nữa đối với người phụ nữ nơi đây là địan vị của họ có
thể phụ thuộc vào cái mà họ không có khả năng kiểm soát có tính chất
ngẫu nhiên.Ví dụ,chừng nào người phụ nữ chưa sinh được con cho chồng
thì chừng ấy địa vị của người phụ nữ trong gia đình chồng rất bấp bênh.
vv………
Bất bình đẳng giới trong gia đình là vấn đề có tính chát thế giới ,cả đối
với các xã hội đã phát triển lẫn ở các nước dâng phát triển.Nhưng hình thức và
biểu hiện của nó rất khác nhau từ nước này sang nước khác,từ vùng văn hoá này
sang vùng văn hoá khác.Những hình thức và biểu hiện của bất bình đẳng giới
trong gia đình ở Tứ Hạ có thể coi là đặc trưng cho bất bình đẳng giới trong các
gia đình nông thôn ở Việt Nam.
IV.NGUYÊN NHÂN,HẬU QUẢVÀ GIẢI PHÁP
4.1 Nguyên nhân tồn tại bất bình đẳng giới trong gia đình
• Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”
Trong gia đình Việt Nam người đàn ông được coi là ông chủ,là trụ cột
của gia đình.Đồng thời,trong quan niệm của người Việt,xã hội đặt ra chuẩn mực
riêng đối với nữ giới.Đó là người phụ nữ phải chăm lam,nấu ăn ngon,giỏi may vá
thêu thùa.Đạo đức truyền thống đòi hỏi người phụ nữ phải hi sinh cho sự tiến bộ
của người đàn ông(người cha,người chồng hoăc người con trai).Do những ảnh
hưởng này mà nhiều năm nay,cuộc sống của nhiều gia đình Việt Nam vẫn đi theo
con đường riêng của mình,vẫn tuân theo những tập quán, những chuẩn mực xử
sự,những chuẩn mực xã hội đã thâm căn cố đế trong xã hội được tạo nên từ
nhiều bởi đàn ông và để phục vụ cho đàn ông.Đặc biệt,Tứ Hạ lại là mảnh đất
mang đậm dấu ấn phong kiến nên những tư tưởng của chế độ cũ vẫn còn ăn sâu
trong con người nơi đây.Sinh ra và lớn lên trong bầu không khí đó,con người nơi
đay tiếp tục học được khuôn mẫu ứng xử,các chuẩn mực và các giá trị thấm
đuợm tư tưởng trọng nam khinh nữ.Lớn lên các giá trị này đươc nhập tâm thành
cái điều chỉnh hành vi bên trong ,con người không cảm thấy bị cưỡng chế khi
tuân theo những khuôn mẫu có tính bất bình đẳng đó mà không hề thấy thắc mắc
về nó.Họ thấy bình thường và có thể thoải mái làm theo cái mà gia đình và xã hội
xung quanh mong chờ ở họ.Khi đã trưởng thành ,chính nam giới(kể cả phụ nữ)
lại tiếp tay cho việc củng cố,duy trì và tái tạo lại những giá trị bất bình thường đó
không chút hoài nghi.Ngày nay,bối cảnh xã hội đã đổi khác,hệ thống giá trị cũ
đã không còn ăn nhập một cách hoà hợp với sự phát triển của điều kiện xã
hội.Trong điều kiện đó vấn đề giải phóng phụ nữ ngay trong gia đình có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng.Thế nhưng, hiện nay nhiều nam giới vẫn coi nữ giới là vật sở
hữu của họ,còn phụ thuộc vào họ.Nam giới ở đây được sinh ra và giáo dục trong
một xã hôi mà mọi tôn ty trật tự được sắp dặt theo hướng có lợi cho họ từ ngàn
đời qua.
Nên việc thừa nhận vai trò của nữ giới và việc thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình đối với họ là không dễ gì.Còn đối với nữ giới,do ảnh hưởng của tư tưởng
cũ nên đa phần họ vẫn công nhận cái quyền của nam giới trong xã hội,thành ra
một cái luật bất thành văn vẫn cứ được duy trì vô điều kiện trong xã hội ,từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Môt khi trong xã hội vẫn cồn tồn tại những định kiến giới,còn có sự phân biệt
đối xử theo giới thì nghĩa là xã hội đó vẫn còn tồn tại hiện tượng bất bình đắng
giới.
• Chính quyền địa phương chưa thật sự quán triệt vấn đề bình đẳng giới
trong mọi hoạt động của địa phương và gia đình.Một số cán bộ chưa có
nhận thức đúng về bình đẳng giới trong gía đình,chưa có biện pháp cụ thể
thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng trong gia đình có hiệu quả.
• Xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự lên án
mạnh mẽ tình trạng bình đẳng giới trong gia đình.
4.2 Hậu quả:
Bất bình đẳng giới trong gia đình vừa là một trong những nguyên nhân
của đói nghèo vừa là cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã
hội.Xã hội nào mà còn phổ biến hiện tượng bất bình đẳng giới nói chung và bất
bình đẳng giới trong gia đình nói riêng thì sẽ gia tăng nghèo đói,bệnh tật và nhiều
khó khăn khác.
Bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng giới trong gia đình nói
riêng ở Tứ Hạ đã làm cản trở sự phát triển của các thành viên trong gia đình,nhất
là với nữ giới,gây xung đột gia đình,ảnh hưởng tới mái ấm hạnh phúc và sự phát
triển của thế hệ sau.Nó còn làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo,nhất là phụ nữ nghèo,phụ
nữ đơn thân,và còn rất nhiềukhó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của phụ
nữ.Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển chung của
địa phương.Một xã hội chỉ có thể phát triển công bằng,vững mạnh khi có mức độ
bình đẳng giới cao.Do vậy mục tiêu bình đẳng giới vừa là yếu tố bảo đảm quyền
con người vừa là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển công bằng,hiệu quả và bền
vững.
4.3 Các giải pháp
Bình đẳng giới là mục tiêu của sự phát triển.Thị trấn Tứ Hạ muốn phát triển
vững mạnh phải thực hiện bình đẳng giới. Nghĩa là thực hiện quá trình thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi không đúng với nữ giới. Khoảng cách giới là do con
người và xã hội tạo ra nhưng khoảng cách giới có thể thay đổi được. Sự tương
đồng và khác biệt giữa nam giới và nữ giới phải được công nhận và mang giá trị
như nhau. Để đạt được bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình
là cả nột quá trình lâu dài và đầy khó khăn, không thể nóng vội. Vì vậy chính
quyền va nhân dân thi trấn Tứ Hạ vần phải thực hiện những giải pháp trước mắt
và cả những giải pháp chiến lược lâu dài để thực hiện bình đẳng giới trong gia
đình một cách bền vững.
4.3.1 Giải pháp trước mắt:
Tăng cường tuyên truyền mở các lớp tập huấn vể giới, bình đẳng giới trong
gia đình nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân.
Chính quyền địa phương khi áp dụng các chính sách và biện pháp thúc đẩy
biình đẳng giới trong gia đình cần có những bổ sung, diều chỉnh cho phù hợp
với địa phương.
Đặc biệt hội phụ nữ càn phát huy vai trò của mình, có sự quan tâm kịp thời,
có biện pháp thúc đẩy chị em tham gia các hoạt động xã hội và các lớp tập
huấn về giới, nâng cao vai trò và năng lực cho chị em.
Giải thích để cho các thành viên trong gia đình thấy rõ trách nhiệm của mình
trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, nữ giới và nam giới:
- Tôn trọng lẩn nhau, chia sẻ các công viẹc gia đình.
- Bàn bạc và quyết định công việc gia đình
- Đối xử công bằng, tạo cơ hội giữa con trai và con gái trong học tập, lao
động và tham gia các hoạt động khác.
- Giúp đỡ động viên nhau tham gia các công việc của cộng đồng.
4.3.2 Các giải pháp chiến lược
Cần đưa mối quan tâm về bình đẳng giới trong gia đình và các cơ chế
chính sách, chương trình hoạt động của các cấp, các nghành ở địa
phương, nhằm giúp mỗi người thay đổi lối tư duy và cách thức hành
độmg để giải quyết triệt để những nguyên nhân của tình trạng bất
bình đẳng grới trong gia đình.
Có sự bất bình đẳng giới trong gia đình các gia đình hôm nay là do
người chồng, người vợ trong gia đình đó sinh ra và lờn lên trong môi
trường bất bình đẳng. Nên khi lớn lên những tư tưởng bất bình đẳng
đã ăn sâu vào người họ, muốn thay đổi lả điều rất khó. Vì vậy muốn
xoá bỏ bất bin hf đẳng giới trong gia đình thì ngay từ bây giò các bậc
cha mẹ và các thầy cô giáo cần giáo dục về bình đẳng giới cho trẻ.
Trong gia đình, con trai cũng được phân công làm công việc nhà,
giùp đỡ mẹ giặt quần áo, nấu cơm, dọn hàng, tự biết chăm lo cho bản
thân mình. Ở trung học, các em phải được dạy và đựoc học về sự tự
lập, biết tự lo cho bản thân, không được ỷ lại, không phải nhờ mẹ
giúp đỡ. Có như thế may ra thé hệ con cháu chúng ta mới có sự thay