các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và cần sự
giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh, Nhà nước
cần tổ chức các khóa đào tạo các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống
pháp luật thương mại Hoa Kỳ nhằm nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp về
khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Hoa Kỳ. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến
khích các cơ quan, bộ, ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những
ấn phẩm về vấn đề này dưới dạng sách hay những bài viết báo, tạp chí hay đĩa
hình… nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp
tham khảo. Mặt khác nhà nước cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc
cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp cho
tuyên truyền, bằng nhiều kênh thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức về thị
trường Hoa Kỳ, về pháp luật, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng như về tiêu
chuẩn chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ. Thành lập qũy hỗ trợ xúc tiến
việc làm, tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam
thâm nhập thị trường Hoa Kỳ tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế bằng nguồn kinh
phí hỗ trợ của Nhà nước và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tự bỏ kinh
phí để tiếp cận, khảo sát thực tế thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp trực tiếp làm
marketing XK.
Hai là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kỳ và có
chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn nữa đối với việc xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường này.
Cục xúc tiến thương mại đã tổ chức đi khảo sát một số thành phố lớn của Hoa Kỳ
(2002). Khi đó chúng ta có nhu cầu xuất khẩu mạnh hàng dệt may nên cục xúc tiến
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thương mại đã trình Nhà nước xin mở trung tâm GTSP tại NewYork. NewYork là
một trong ba trung tâm thời trang của thế giới (New york, Paris và Milano), trong
đó New york vừa là trung tâm thiết kế thời trang vừa là đầu mối nhập khẩu và phân
phối hàng dệt may lớn nhất, sau khi phương án xây dựng trung tâm được Nhà nước
phê duyệt, các công việc chuẩn bị về kinh phí, nhân sự, tìm kiếm địa điểm, xây
dựng, mua sắm trang thiết bị và vận động các doanh nghiệp tham gia gấp rút triển
khai đến 19/5/2004, trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New york đã được
khai trương và chính thức đi vào hoạt động tại đây, các doanh nghiệp có thể gửi
catalogue, hàng mẫu, tham gia hội chợ, hội thảo, khảo sát thị trường, gặp gỡ khách
hàng và đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cung cấp thông tin về nhu cầu,
thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ.
Bộ Thương mại cũng đang kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập Qũy
hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu. Ngoài mục đích hỗ trợ tài chính và kỹ thuật
để mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành hàng, còn bao gồm cả việc xử lý các vụ
kiện, tranh chấp thương mại và đối phó với các rào cản thương mại của nước ngoài.
Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may vào thị
trường Hoa Kỳ như: hỗ trợ và bảo vẹ thu nhập ổn định cho người nông dân để họ
yên tâm sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho công nghiệp dệt may (tơ, tằm,
trồng bông….)
Ba là, tạo điều kiện dễ dàng bằng cơ chế hợp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may. Nhà nước đã tạo điều kiện, cơ sở pháp lý thuận lợi cho thương nhân bằng cơ
chế chuyển nhượng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng hiệu quả hơn. Từng bước hạn chế dần,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tiến tới xóa bỏ tình trạng độc quyền trong hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp, thủ tục hải quan giải quyết nhanh hơn, cung cấp thông tin cập nhật cho
doanh nghiệp thông qua hiệp hội dệt may Việt Nam. Điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ
giá hối đoái theo hướng vừa có lợi cho xuất khẩu vừa đảm bảo ổn định kinh tế.
Bốn là, Bộ Công nghiệp cần xây dựng phương án bổ sung qui hoạch ngành dệt và
tiếp tục thay thế máy móc thiết bị cho toàn ngành nói chung và các doanh nghiệp
chuyên xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nói riêng. Tăng năng lực kéo sợi và
hiện đại hóa ngành dệt, nhuộm….
Năm là, hiệp hội dệt may Việt Nam cần tăng cường hoạt động hơn nữa, từng bước
góp phần khắc phục những điểm yếu hiện nay của ngành dệt may Việt Nam, Hiệp
hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan
đến lĩnh vực dệt may như Hiệp hội Dệt may ASEAN, diễn đàn ngành Dệt may vùng
Châu á - Thái Bình Dương…. để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị
của ngành dệt may trong nước đối với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp dệt may.
Sáu là, ngành dệt may Việt Nam trước hết phải tăng tốc đầu tư để sản xuất nguyên
liệu, phụ kiện may mặc đủ chất lượng làm hàng xuất khẩu như nguyên liệu sản xuất
hàng cotton, hoặc pha cotton… mà người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng. Đồng
thời tập trung đầu tư vào trang thiết bị, máy móc sản xuất và hạn chế đến mức thấp
nhất việc nhập khẩu vải thành phẩm để gia công sợi để dệt vải, bông để kéo sợi.
Bảy là, Đảng và Nhà nước ta cần có chủ trương chính sách để tạo điều kiện thuận
lợi hơn nữa cho Việt Kiều ở Hoa Kỳ, khai thác thế mạnh của Việt kiều ở Hoa Kỳ để
từ đó thiết lập hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Với số
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lượng khoảng 1,3 triệu người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở Hoa Kỳ -
là cộng đồng dân cư lớn thứ tư trong các nước Châu á, sau Trung Quốc, ấn Độ, và
Philipine sinh sống ở Hoa Kỳ, đây sẽ là nhịp cầu để cho các doanh nghiệp Việt Nam
dễ dàng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Với lợi thế là những người am hiểu thị
trường Hoa Kỳ, thông thạo ngôn ngữ, cộng đồng người Việt có thể đóng vai trò môi
giới hữu hiệu đưa hàng Việt Nam vào thị trường này.
Tám là, tăng cường hoạt động các loại hình dịch vụ phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ
bằng các biện pháp như dịch vụ thanh toán, chuyên chở hàng hoá, bảo hiểm hàng
hoá, mở các trung tâm thương mại, tham gia hội chợ triển l•m tại thị trường Hoa Kỳ
nhằm xúc tiến XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.
Với các giải pháp từ phía Nhà nước nêu trên em tin tưởng rằng mặt hàng dệt may
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh XK vào thị trường Hoa Kỳ.
Kết luận
Sau 10 năm quan hệ với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước
đã tăng lên rất nhanh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn.
Hoa Kỳ sẽ trở thành thị trường chính cho hàng dệt may, do đó các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng, đầu
tư, kêu gọi đầu tư để cải tiến kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị cũng như
nguyên phụ liệu phục vụ công tác quản lý nguồn nhân lực, quản lý chất lượng…vv,
phục vụ sẵn sàng cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa
Kỳ. Mặc dù, hàng dệt may Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong các vấn
đề như : bị áp đặt hạn ngạch mà chưa được bãi bỏ, giá thành cao, khả năng cạnh
tranh thấp, thời hạn giao hàng còn chưa đúng lúc, qui mô sản xuất còn nhỏ, công tác
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
quản lý, sử dụng hạn ngạch còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủ nguyên phụ liệu
cho hàng dệt may vẫn còn phải nhập khẩu của nước ngoài… nhưng Việt Nam sẽ cố
gắng để đạt được mục tiêu đúng như Đảng và Nhà nước đã đề ra trong chiến lược
phát triển hàng dệt may đến 2010 là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong
những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu thỏa mãn ngày càng
cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng
cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Nghiên cứu về mặt
hàng dệt may Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ em thấy còn nhiều vấn đề bất cập
đòi hỏi các nhà quản lý, các doanh nghiệp của ta cần phải rút kinh nghiệm để đảm
bảo tính ổn định của thị trường. Những vấn đề hiện nay là:
- Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt
may.
- Vấn đề tham gia vào các kênh tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ.
- Sự am hiểu pháp luật, những quy định của Hoa Kỳ về hàng dệt may.
Và đặc biệt là Việt Nam sẽ gia nhập W.T.O, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải
cam kết thực hiện các điều khoản của W.T.O, sân chơi sẽ bình đẳng, đặt ra những
thách thức mới đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Cảm ơn thầy giáo - TS. Lê Khắc Đoá đã tận tình giúp đỡ em từ việc xây dựng đề
cương đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Em cũng cảm ơn Viện Nghiên cứu
Thương mại đã tạo điều kiện cho em thực tập và cung cấp các tài liệu để hoàn chỉnh
luận văn này. Tuy vậy thời gian thực tập còn ngắn, nội dung đề cập đến nhiều vấn
đề nên luận văn của em còn có mặt hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô trong Hội đồng nghiệm thu để luận văn của
em được phong phú thêm nội dung và hình thức trình bày được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ. (Báo cáo cập nhật về thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
trong năm 2003) an assessment of the economic impact of the united states -
Vietnam bilateral trade Agreement (Update Report on Bilateral Trade in 2003
between Vietnam and the United States)
2. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 161/1998/QĐ - TTg. Về việc phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt - May đến năm 2010.
3. Tạp chí Việt - Mỹ số tết 2005, số 35.
4. Báo đầu tư 6/2005
5. Một số ý kiến về tiếp cận thị trường Hoa Kỳ GS .TS. Tô Xuân Dân - TS. Hoàng
Xuân Nghĩa - ThS. Phạm Xuân Sơn
6. Báo thương mại thứ 6/5/2005 - Bộ Thương mại
7. Xúc tiến thương mại
TS Mia MiKie ủy ban kinh tế - xã hội liên hợp quốc khu Châu á - Thái Bình Dương
8. Cẩm nang xâm nhập thị trường Mỹ - TS. Hồ Sĩ Hưng - Nguyễn Việt Hưng
9. Vietnamese Textile industry
10. Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ
11. Hiệp định đa sợi
12. Industrial Review of Vietnam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
13. Kế toán tài chính - TS Võ Văn Nhi (chủ biên).
Những chữ viết tắt sử dụng trong luận văn
1. Tiếng Việt:
XNK : Xuất nhập khẩu
TMQT : Thương mại quốc tế
Hoa Kỳ : Hoa Kỳ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
GTSP : Giá trị sản phẩm
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
2. TiếngAnh
W.T.O : World Trade Organiztion (Tổ chức Thương mại Thế giới)
USD : United States Dollar (đồng đô la Mỹ)
MFN : Most Favoured Nation (Tối huệ quốc)
EU : Europe (Châu Âu)
BTA : Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại song phương)
GSP : Generalized System of Preferences (ưu đãi thuế quan phổ cập)
ICFTU : International Colleague Free Trade Unions (Hiệp hội quốc tế
các nghiệp đoàn tự do)
SA8000 : Social Association (Trách nhiệm xã hội 8000)
ISO : International Standard organization (Tổ chức tiêu chu
ẩn
quốc tế)
Wrap : Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -