Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.72 KB, 9 trang )

Ý nghĩa văn học sử của
tiểu thuyết truyền kỳ Hàn
- Trung - Việt
Vì thế, một số nhà nghiên cứu cho rằng số truyện của Kim Ngao có lẽ là
4 quyển 20 truyện nhưng xem xét bảng so sánh bối cảnh không gian ở trên thì
có lẽ ít có khả năng vượt hơn 5 truyện. Xem xét so sánh theo mô típ giao du và
diệt trừ trong bối cảnh không gian đã nêu ở bảng trên, ta thấy thế giới khác ở
các truyện loại kỳ quái của Tiễn đăng được xây dựng chủ yếu là không gian
giao du với nhân vật thế giới khác (9 truyện trong số 13 truyện) và có 4 truyện
được viết trong bối cảnh không gian địa giới miêu tả sự diệt trừ nhân vật ở thế
giới khác. Ba truyện loại kỳ quái của Kim Ngao đều xây dựng bối cảnh không
gian là thế giới khác để viết về sự giao du giữa văn nhân với nhân vật thế giới
khác và không thấy có mô típ diệt trừ. Đây là điểm có thể cho ta thấy ý đồ sáng
tác của tác giả và tính sáng tạo của tác phẩm. Truyền kỳ có mô típ giao du
giữa con người với nhân vật ở thế giới khác (8 truyện trong số 15 truyện) và
diệt trừ nhân vật ở thế giới khác (7 truyện trong số 15 truyện) nên tỷ lệ truyện
giao du và diệt trừ gần ngang nhau. Hơn nữa, đặc trưng nổi bật được thấy
trong Truyền kỳ là xây dựng mô típ diệt trừ trong bối cảnh long cung khác
với Tiễn đăng và Kim Ngao chỉ có mô típ giao du và tỷ lệ truyện có mô típ diệt
trừ trong bối cảnh không gian địa giới có phần cao hơn so với Tiễn đăng. Qua
đó ta có thể thấy sự khác biệt trong ý đồ sáng tác và cách suy nghĩ về thế giới
long cung và địa giới của người Việt Nam. (Ví dụ, việc thuỷ quái cướp vợ dân
lành làm vợ mình, nên bị đưa ra xét xử, khép tội và bị đuổi đi trong Long đình
đối tụng lục. Đây là căn cứ cho thấy sự sáng tạo dựa trên điểm khác biệt về
thổ nhưỡng của Truyền kỳ).
Qua sự phân loại ở trên, tôi đã so sánh các truyện loại kỳ quái theo mô
típ giao du, diệt trừ trong bối cảnh không gian cụ thể. Theo kết quả so sánh, ta
có thể sắp xếp lại theo chủ đề thể hiện mô típ giao du và diệt trừ như sau:
1/ Trường hợp nhân vật được công nhận tài năng văn chương hay đức
hạnh và được nhận chức quan ở thế giới khác (Tiễn đăng: 1 truyện; Kim Ngao:
2 truyện; Truyền kỳ: không có).


2/ Trường hợp nhân vật được công nhận tài năng văn chương hay đức
hạnh và được nhận quà tặng ở thế giới khác (Tiễn đăng: 3 truyện; Kim Ngao: 1
truyện; Truyền kỳ: 1 truyện).
3/ Thông qua kinh nghiệm của bản thân và nghệ thuật châm biếm, trào
lộng ở thế giới khác để giáo huấn con người ở thế giới hiện thực như vấn đề
chính trị, xã hội, luân lý, v.v (Tiễn đăng: 5 truyện; Kim Ngao: không
có; Truyền kỳ : 7 truyện).
4/ Nhân vật chính diệt trừ yêu quái, không cho tác oai tác quái làm hại
con người và nhận được chức quan ở thế giới khác (Tiễn đăng: 4 truyện; Kim
Ngao: không có; Truyền kỳ: 7 truyện).
Ta có thể lập bảng theo những trường hợp nêu trên:
T
ác
phẩm
P
hân
loại
Kim Ngao tân thoại
Tiễn
Đăng tân
thoại
Truyền
kỳ mạn lục
G
iao du
uan
chức
T
ài năng
văn

chương
N
am
Viêm
phù
châu
chí
T
uý du
Phù
Bích
đình
ký.
Đ
ức
hạnh
Tu
Văn xá nhân
truyện

tặng
T
ài năng
văn
chương
L
ong
cung
phó
yến lục

Thuỷ
cung khánh
hội lục.
Long
Đường linh
hội lục.
Đ
Giám Từ
ức
hạnh
hồ dạ phiếm

Thức tiên hôn
lục
iáo
uấn
T
rải
nghiệm
Lệnh
hồ sinh
minh mộng
lục.
Phú
quý phát
tích ty chí.
Thiên
Thai phỏng
ẩn lục.
Tam

sơn phúc địa
chí.
Phạm
Tử Hư du
thiên tào lục.
Trà
đồng giáng
đản lục.
C
hâm
biếm
Hoa
đình phùng
cố nhân ký
Hạng
Vương từ ký
Kim
Hoa thi thoại
ký.

tướng quân
truyện
Đà
Giang dạ ẩm
ký.
Na Sơn
tiều đối lục.
D
iệt trừ iệt
Đ

ạo
Mẫu
đơn đăng
Mộc
miên thụ
trừ thuật ký.
Thân
dương động
ký.
truyện
Đào thị
nghiệp oan ký
Đông
triều phế tự
truyện.
Xương
Giang yêu
quái lục.
X
ử kiện
Long
Đình đối tụng
lục
uan
chức
X
ử kiện
Thái
hư tư pháp
truyện

Vĩnh
châu dã
miếu ký
Dạ Xoa
bộ soái lục.
Tản
viên từ phán
sự lục
Căn cứ vào bảng trên ta thấy, Tiễn đăng có đủ các trường hợp (chỉ
không có trường hợp xác nhận tài năng văn chương của nhân vật chính rồi
nhận chức quan ở thế giới khác) nên ta có thể coi Tiễn đăng mang hình thái
của tiểu thuyết truyền kỳ điển hình trên cơ sở các câu chuyện được lưu truyền
trong dân gian, đặc biệt là những câu chuyện ở thế giới khác để sáng tác
truyện mang lại cho độc giả nhiều hứng thú. Truyền kỳ không có các truyện
nhờ có tài năng văn chương và đức hạnh mà nhận được chức quan ở thế giới
khác, còn ngoài ra thì cũng giống như Tiễn đăng nhưng tỷ lệ truyện châm biếm
hiện thực hoặc diệt trừ yêu quái cao hơn hẳn so với Tiễn đăng. Vì vậy, ta có
thể thấy, sự biến đổi của tác phẩm không những muốn gây hứng thú cho độc
giả mà còn làm nổi bật các điểm giáo huấn con người, loại bỏ trào lưu tư
tưởng sùng tín ma quái của xã hội Việt Nam đương thời, ngụ ý sự bất mãn của
tác giả đối với chính trị xã hội hiện thực. Ngược lại, Kim Ngao có xây dựng cốt
truyện xác nhận tài năng văn chương của nhân vật chính ở thế giới khác rồi
được nhận một chức quan hoặc quà tặng. Đây là cốt truyện thường thấy ở
truyện cổ Hàn Quốc (như sự linh nghiệm của bản thân về thế giới khác thần bí
và kỳ lạ hoặc bằng trí tuệ của con người khắc phục diệt trừ yêu ma tác oai tác
quái) nên nếu Kim Thời Tập có ý đồ sáng tác nhiều truyện thì có thể sáng tác
một cách dễ dàng. Vì vậy, đối với ý kiến cho rằng khả năng Kim Ngao có số
truyện vượt quá 5 truyện thì tôi nghĩ rằng Kim Ngao đều có bối cảnh không
gian loại kỳ quái giống Tiễn đăng như đã đề cập ở trên (Bảng so sánh bối cảnh
không gian loại kỳ quái) nên có lẽ đã không phù hợp với ý đồ sáng tác của tác

giả. Vì thế, có thể Kim Thời Tập chỉ sáng tác 5 truyện mà thôi. Khác với Tiễn
đăng và Truyền kỳ, Kim Ngao chỉ có truyện xác nhận tài năng văn chương của
nhân vật chính rồi nhận chức quan ở thế giới khác nên ta có thể thấy điểm này
là điểm cho biết rõ hơn ý đồ sáng tác của tác giả và bằng chứng cho tính sáng
tạo của Kim Ngao. Vì thế, ta khó có thể thấy Kim Ngao là tiểu thuyết truyền kỳ
có mục đích giáo huấn hoặc gây hứng thú cho độc giả.
Vì tác giả của Tiễn đăng và Truyền kỳ đã từng làm quan trong thực tế
nên không xây dựng mô típ làm quan ở thế giới khác trong tác phẩm của mình,
còn tác giả của Kim Ngao Kim Thời Tập tuy có học vấn và tài năng văn
chương nhưng không thể làm quan để có dịp thi thố tài năng nên đã thông qua
tác phẩm của mình, ngụ ý giải hận sinh bất phùng thời hoài tài bất ngộ.
Xét trong ba tác phẩm, động cơ sáng tác của Kim Ngao được thể hiện rõ
nhất. Điều này ta có thể tìm thấy chứng cứ qua sự thực Kim Thời Tập cất giấu
tác phẩm Kim Ngao ở trong căn nhà nhỏ bằng đá. Như vậy, xem xét các vấn
đề ở trên, một lần nữa ta có thể xác nhận rõ một điều là cuộc đời tác giả và tác
phẩm có quan hệ mật thiết, không thể tách rời, và yếu tố truyền kỳ trong tiểu
thuyết truyền kỳ có đặc điểm thể loại có thể ngụ ý động cơ sáng tác của tác giả.
3. Kết luận
Ở trên, ta đã chia ra các loại hình trong ba tác phẩm Kim Ngao tân thoại,
Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, những tiểu thuyết truyền kỳ mang tính
tiêu biểu của ba nước Hàn - Trung – Việt để nghiên cứu so sánh. Cụ thể là
trong truyện loại diễm tình, bài viết này đã đối chiếu yếu tố truyền kỳ (ranh giới
giữa bối cảnh hiện thực và phi hiện thực, nguyên nhân biến thành nữ hồn ma,
mô típ người và hồn ma giao hoan) để so sánh phương thức và động cơ sáng
tác của tác giả. Còn trong truyện loại kỳ quái, bài viết này đã so sánh động cơ
sáng tác của các tác giả thông qua việc đối chiếu về mặt chủ đề.
Từ kết quả so sánh đó, ta có thể rút ra kết luận như sau:
1) Khi xem xét động cơ sáng tác của ba tác phẩm, Kim Ngao ngoài chủ
đề diễm tình, kỳ quái còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như giải mối hận
không thi thố được tài năng và không nhận được chức quan gì ở thế giới hiện

thực (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng điều này đã ngầm thể hiện lòng
trung thành của tác giả đối với nhà vua thời trước đó). Truyền kỳngoài chủ đề
diễm tình, kỳ quái còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như nêu cao lòng yêu
nước, diệt trừ yêu quái, giáo huấn con người, nêu cao trinh tiết của phụ nữ,
phê phán hiện thực. Tiễn đăng đã xây dựng được nhân vật, bối cảnh, cốt
truyện rất đa dạng nhưng không thấy những nét khắc hoạ sâu sắc để ngụ ý ý
đồ sáng tác của tác giả giống như Kim Ngao. Vì vậy, ta có thể nói rằng Tiễn
đăng được sáng tác nhằm mục đích gây nhiều hứng thú và giáo huấn cho độc
giả.
2) Khi xem xét phương thức sáng tác của ba tác phẩm, tác giả Kim
Ngao đã sử dụng phương thức sáng tác nhất quán như cấu tạo lấy thế giới
hiện thực làm trung tâm của nữ hồn ma trong loại diễm tình (không có sự rõ
ràng giữa ranh giới của thế giới hiện thực và phi hiện thực), cấu tạo mộng du
trong loại kỳ quái.
Nếu xem xét loại diễm tình của Tiễn đăng và Truyền kỳ thì thấy rằng hai
tác phẩm này đều có chùm truyện viết về sự gặp gỡ giữa nam và nữ ở thế giới
hiện thực và phi hiện thực khác vớiKim Ngao. Đồng thời cũng thấy được cấu
tạo mộng du và cấu tạo lấy thế giới hiện thực làm trung tâm (có sự rõ ràng
giữa ranh giới của thế giới hiện thực và phi hiện thực). Loại kỳ quái của Tiễn
đăng và Truyền kỳ đã thể hiện cấu tạo mộng du (trong một số tác phẩm) và
cấu tạo thế giới hiện thực làm trung tâm (trong đa số các tác phẩm) với bối
cảnh không gian và chủ đề đa dạng.
Thông qua việc so sánh động cơ sáng tác và phương thức sáng tác của
ba tác phẩm nêu trên, tác giả Kim Ngao đã mượn mô-típ truyền kỳ từ Tiễn
đăng để rồi sáng tác nên tác phẩm để ngụ ý ý đồ sáng tác của mình. Vì vậy, ta
khó có thể nói Kim Ngao là tiểu thuyết truyền kỳ được phát sinh một cách tự
nhiên, nghĩa là dựa trên cơ sở những câu chuyện cổ trong dân gian cộng thêm
sự sáng tác của tác giả. Bởi thế, khi xem xét dòng chảy của lịch sử tiểu thuyết
trong sự phát triển về mặt thể loại, nếu coi sự mở đầu của tiểu thuyết là tiểu
thuyết truyền kỳ với chất liệu là những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền và

mục đích là gây hứng thú và giáo huấn thì quan điểm cho rằng Kim Ngao là sự
mở đầu của tiểu thuyết Hàn Quốc vẫn còn là điều nghi vấn.
Tác giả Truyền kỳ đã tiếp nhận ảnh hưởng phương thức sáng tác
của Tiễn đăng để rồi sáng tác nên tác phẩm trên cơ sở truyện cổ dân gian kỳ lạ
của Việt Nam. Qua đó, ta có thể thấyTruyền kỳ có hình thái của thể loại tiểu
thuyết truyền kỳ đầu tiên. Đồng thời, ta có thể nói rằng Tiễn đăng được sáng
tác nhằm mục đích gây nhiều hứng thú và giáo huấn cho độc giả và đã được
tác giả kết hợp một cách tự nhiên giữa yếu tố truyện cổ và yếu tố tiểu thuyết.
Như vậy, Tiễn đăng là điển hình của tiểu thuyết truyền kỳ của đời Minh - Trung
Quốc.
Khi xem xét ý nghĩa văn học sử của ba tác phẩm, ta cũng có thể nhận
định ý nghĩa văn học sử của Tiễn đăng là đóng vai trò người ban phát, ảnh
hưởng quan trọng tới sự hình thành tiểu thuyết truyền kỳ Đông Á. Tuy Kim
Ngao và Truyền kỳ đã cùng chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng nhưng ta cũng có
thể nhận rằng Kim Ngao là tác phẩm thể hiện động cơ sáng tác của tác giả một
cách rõ rệt và Truyền kỳ là tác phẩm thể hiện rõ đặc điểm văn hoá tín ngưỡng
bản địa Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn, ta không nên quên đánh giá giá trị
mỹ học của bản thân tác phẩm Tiễn đăng./.

×