Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.58 KB, 8 trang )

Cấu trúc cái kì ảo trong
truyện ngắn Maupassant
Về mặt lí thuyết, Genette coi point de vue và focalisation là một. Sự tinh tế cần
phải phân biệt ở đây là: nếu point de vue cung cấp cho ta lí thuyết về điểm
nhìn của NKC, của NV, tác giả ẩn tàng, v.v trong tác phẩm một cách dễ hiểu,
thì focalisation có vẻ dễ bị lầm lẫn là chỉ tập trung tiêu cự lên nhân vật hoặc chỉ
của nhân vật. Nhất là khi Genette chia các điểm nhìn ra nhiều cấp độ tỉ mỉ
hơn
(11)
: từ focalisation interne, Genette phân ra: cố định (fixe); biến
đổi (variable) và bội số (multiple). Sau đó, vào năm 1974, Pouillon,
trong Temps et le roman, đã đặt ra 3 kiểu “nhìn” trong tác phẩm nghệ thuật:
nhìn “từ đằng sau” (tương ứng với zéro, tác giả yểm trợ cho tác phẩm của
mình, không trùng với điểm nhìn của bất cứ nhân vật nào, anh ta đứng “đằng
sau” nó, hiện diện như một đấng tạo hóa biết tuốt); nhìn “từ trong” (NKC “nhìn”
được bao nhiêu thì độc giả biết được bấy nhiêu); nhìn “từ ngoài” (dính đến
“bình diện hữu hình” của các nhân vật, đến môi trường cư trú của chúng).
Thực chất, những quan điểm này cũng tương ứng với 3 điểm nhìn của Genette
2 năm trước đó (1972): zéro, bên trong và bên ngoài(nội tại và ngoại tại).
Todorov bổ sung, chỉnh lí quan điểm của Pouillon: cái nhìn “từ đằng sau” (NKC
biết nhiều hơn NV); cái nhìn “từ bên trong” (NKC biết ngang mức Vai); cái nhìn
“từ bên ngoài” (NKC biết ít hơn Vai), ta có:
NKC > NV; NKC = Vai; NKC < Vai
Tóm lại, về lí thuyết, các chuyên gia phương Tây bên trên đều thống nhất
ở 3 loại “nhìn” tuy có khác nhau ít nhiều về sắc thái.
Genette tập trung vào loại focalisation interne: điểm nhìn của “NV tiêu cự”
(personnage focal) và “chủ thể-tri giác” (sujet-percepteur) nằm ở bên trong câu
chuyện. Trong đó ông còn tách ra thành tiêu cự hóa bên trong cố định lên nhân
vật và tiêu cự hóa bên trong cố định lên người kể chuyện đề cập đến vấn đề
NKC đồng thời là NV trong các trường hợp tự thuật (thực hoặc hư cấu), độc
thoại nội tâm, thư tín hay nhật kí. Tuy nhiên, khi các biến cố được kể lại không


đương thời với câu chuyện đang kể thì chỉ cố định lên người kể chuyện.
Trong Le Horla, bản 1, là tiêu cự hóa cố định lên người kể chuyện bởi
những thông báo ít nhiều đã thuộc về quá khứ đang được NKC kể lại cho
những người nghe hiển thị (“chủ thể-tri giác” “nhìn” lên NV); còn trong Le
Horla, bản 2, vì là nhật kí, nên tiêu cự hóa bên trong cố định lên người kể
chuyện kéo theo lên nhân vật khi trần thuật đương thời với câu chuyện, nghĩa
là các thông báo của NKC không khác với thông báo của NV (“chủ thể-tri giác”
“nhìn” đồng thời với NV).
Bên cạnh đó, ở bản 1, còn có tiêu cự hóa bên ngoài được NKC ngôi thứ
3 nhìn vào NV, đồng thời là NKC tương lai, tả: “Ông ta rất gầy, cái gầy của một
xác chết, giống như một số người điên gầy do suy nghĩ gặm nhấm, bởi suy
nghĩ ốm yếu nghiến ngấu da thịt con người còn hơn cả ốm đau hay lao phổi”.
Đây là cách làm quen thuộc của Maupassant trong các truyện kể ở ngôi thứ 3
và thường ở ngay đầu truyện: Le docteur Héraclius Gloss, Magnétisme,
Apparition, nó cho biết về “bình diện hữu hình” của các nhân vật, đến môi
trường cư trú của chúng, trong đó có thói quen, tính cách, hình hài, địa vị xã
hội, nhân cách, giới tính, tuổi tác, sức khỏe, v.v
3. Không gian
từ nguyên - spatium - (Lat.) sân đấu, vũ đài; trải ra trong không gian hoặc
thời gian; khoảng cách; espace (Pháp): không gian.
Nghiên cứu ngữ nghĩa về không gian trong văn học tập trung vào 4 vấn
đề:
- Địa hình học (topographie): không gian trước hết như địa điểm địa lí,
như kích thước vùng đất hoặc trải rộng mang tính vật chất;
- Khoa học luận (épistépologie): không gian như diện tích mang tính khái
niệm được xác định bởi những ẩn dụ về không gian;
- Thi pháp (poétique): không gian như sự mở rộng của lời nói được sáng
tạo;
- Thời gian tính (temporalité): không gian trong những mối liên hệ mang
tính chất cội nguồn với thời gian

(12)
.
Trong phạm vi bài viết này, đó là những vấn đề quá rộng lớn; ở đây tôi
chỉ đi vào nghiên cứu không gian của truyện ngắn: “Chỉ ra không gian của một
truyện ngắn, đó là phải tính đến cùng lúc cái hiện thực mà nó gợi ra, lợi ích của
nó đối với hành động, các ý nghĩa mà nó khơi gợi”
(13)
. Daniel Grojnowski
nghiên cứu không gian truyện ngắn trên 3 vấn đề cơ bản: không gian quy
chiếu; không gian chức năng và không gian biểu đạt.
Không gian trong mỗi truyện kể mang lại cho độc giả một đối tượng để
khám phá: sự mới lạ của các vùng không gian (về các địa danh) được người
đọc “quy chiếu” vào hình ảnh do anh ta xây dựng nên thông qua màu sắc địa
phương (kiến trúc, ngôn ngữ hoặc những chỉ dẫn về thời gian của chính
người kể chuyện). Trong truyện ngắn của Maupassant không gian “quy chiếu”
về những điều kì ảo sẽ xảy ra được thông báo, kiểu: “Khu vườn không rộng
lắm như tất cả mọi khu vườn trong thành phố, nhưng thú vị, rợp bóng, nở hoa,
lặng lẽ, nếu dám, tôi sẽ còn nói thêm là suy tưởng” (Le docteur Héraclius Gloss)
hoặc những khu phố nhỏ “tối tăm và bẩn thỉu” mà mỗi ngày viên bác sĩ này đi
qua. Sông nước trong Trên mặt nước (Sur l’eau)chuẩn bị cho cái kết bất ngờ
vào cuối truyện; khu vườn đầy thi vị, chất thơ “bị lãng quên từ thế kỉ trước, khu
vườn xinh như nụ cười hiền của bà già tuổi tác” trong Menuet sẽ chứng kiến bi
kịch của đôi vợ chồng người nghệ sĩ già.
Tính chất “quy chiếu” trong đa số truyện kì ảo của Maupassant gần như
gắn số phận nhân vật với môi trường, hoàn cảnh; nhưng điều quan trọng hơn,
chính thế giới tâm linh của nhân vật đã mang vấn đề từ trước.
Truyện Menuet không mang nghĩa kì ảo thực sự, mà “kì ảo” lại chính ở nỗi đau
tưởng như không có thực được đặt trong một địa điểm “huy hoàng”, lộng lẫy
của thiên nhiên trong vườn Luxembourg. Nhân vật trong Le Horla, bản 2 luôn
chuyển tiếp các không gian khác nhau: ngôi nhà, khu rừng, vùng núi, nhưng ở

đâu anh ta cũng vẫn bị ám ảnh bởi cái “nó” vô hình dõi theo, rình rập.
Những cảnh trí đó còn mang “chức năng” cho sự tiến triển của hành
động. Không gian Paris Ban đêm với những đường phố, khu chợ, Khải hoàn
môn, sông Seine theo bước đi của nhân vật mộng du. Cũng như những cảnh
thiên nhiên (vốn là những bức tranh ấn tượng, giàu chất thơ trong sáng tác của
Maupassant) trong Le Horla, bản 2, đều giúp cho “Hắn”, “Kẻ Vô hình”, “Sức
mạnh Siêu nhiên” , “Le Horla” xuất hiện dần trong cuộc phiêu lưu nội tâm của
NKC-NV.
Le Horla là một truyện có nhiều di chuyển không gian. Đơn cử đoạn đầu
tiên của nhật kí, ghi ngày 8 tháng 5 đầy thơ mộng trong hiện tại: “Tôi yêu ngôi
nhà nơi mà tôi đã lớn lên. Từ cáccửa sổ của tôi, tôi nhìn thấy sông Seine,
chiều dài khu vườn của tôi, đằng sau con đường, gần như đang chảy
đến ngôi nhà tôi, sông Seine lớn lao và rộng rãi đi từ Rouen đến Havre,
được che phủ bởi những con tàu đang chạy qua” (Le Horla). Ngày mồng 2
tháng 6, NKC-NV đi dạo trong khu rừng Roumare; ngày mồng 2 tháng 7 anh
ta đi tham quan núi Saint Michel, buổi chiều vào thành phố được xây dựng
trên ngọn đồi; hôm sau anh ta ra biển; ngày 9 tháng 7 anh ta đi Paris, chứng
kiến ngày Quốc Khánh tại đó; cuối cùng, ngày 10 tháng 9, “Tôi nhìn ngôi
nhà mình, tôi trông đợi”.
Toàn bộ các không gian khác nhau đó mang chức năng “bố trí” cho màn
kết cục của cấu trúc không gian “ra đi/trở về” của nhân vật-người kể chuyện;
làm tăng trưởng không gian bên trong hoảng loạn của anh ta. “Ngôi nhà” tươi
đẹp, thơ mộng đầu truyện trở nên hãi hùng, ảm đạm, chất chứa kì ảo vào cuối
truyện.
*
Khảo sát về cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant: văn bản -
độc giả; NKC, NV, tiêu cự hóa; không gian, có thể rút ra vài điều:
- Những đề tài, motif về cái kì ảo, kì lạ, thậm chí rùng rợn đã xuất hiện
ngay trong các truyện ngắn thời kì đầu của Maupassant;
- Maupassant đã mang lại cho người đọc những câu chuyện kì ảo hấp

dẫn về hình thức và nội dung của chúng; tuy nhiên, bên dưới đó vẫn ám ảnh
người đọc những nội dung khác về xã hội, con người nước Pháp nửa sau thế
kỉ XIX;
- Vấn đề NKC, điểm nhìn trong các truyện ngắn đó có thể ngày nay đã
khác nhiều, nhưng chúng vẫn là những mẫu mực về nghệ thuật trần thuật cho
các nhà văn các thế hệ sau;
- Maupassant không sử dụng nhiều “cảnh trí” (décors) rùng rợn để kiến
tạo nên cái kì ảo; mà ngược lại, đôi khi lại rất nên thơ, trong trẻo. Chính điều
đó đã tạo nên sức mạnh khủng khiếp của cái vô hình, cái đe dọa con người;
- Không gian, thời gian đã trôi qua xóa nhòa đi nhiều điều. Cái kì ảo còn
lại đó như những chứng tích của một thời giờ đây đã bị hóa thạch; nó không
còn sức tàn phá nữa: cái mà đương thời đã khiến nhiều truyện của ông kết
thúc không có hậu, để lại những xót xa, buồn bã
Trong đó, “nỗi cô đơn” (solitude) thường ám ảnh Maupassant: ngọn
nguồn cho các truyện ngắn kì ảo của ông. Nỗi cô đơn đó đã tiên tri cho cả
những người đến sau ở một không gian khác với nền văn hóa khác - những
người đã đọc ông, hiểu ông và cảm thông với ông:
PHỤ LỤC I PHỤ LỤC II
1. CONTES
DIVERS (1875-1880)
2. LA MAISON
TELLIER (1881)
3. CONTES
DIVERS (1881)
4. MADEMOI
SELLE FIFI(1882)
5. CONTES
DIVERS (1882)
6. CONTES
DE LA

BÉCASSE(1883)
7. CLAIR DE
LUNE (1883)
1875
1. La main
d’écorcé
2. Le docteur
Héraclius Gross
1881
3. Sur l’eau
1882
4. Magnétisme
5. Rêves
6. Le verrou
7. Fou?
8. Le loup
24.
L’horrible
25. Le tic
26. La
peur
27. La
tombe
28. Un
fou?
1885
29.
Lettre d’un fou
30.
L’inconnue

8. CONTES
DIVERS (1883)
9. MISS
HARRIET (1884)
10. LES
SOEURS
RONDOLI(1884)
11. YVETTE (1
884)
12. CONTES
DIVERS (1884)
13 CONTES
DU JOUR ET DE LA
NUIT (1885)
14. CONTES
DIVERS (1885)
15. TOINE (18
85)
16. MONSIEU
R PARENT(1886)
17. LA
PETITE
ROQUE (1886)
18. CONTES
DIVERS (1886)
19. LE
HORLA (1887)
20. CONTES
DIVERS (1887)
9. Menuet

10. La peur
11. La folle
12. La légende
du Mont-St Michel
13. Conte de
Noël
1883
14. Auprèsd’un
mort
15. Apparition
16. Suicides
17. La mère
aux monstres
18. Denis
19. Lui?
20. La main
1884
21. Lettre
trouvée sur un noyé
22. Solitude
23. La
chevelure
31. Un
fou
1886
32. Sur
les chats
33. Un
cas de divorce
34.

L’auberge
35. Le
Horla
1887
36.
Madame
Hermet
37. Le
Horla
38. La
morte
39. La
nuit
40. Le
voyage du
Horla
1888
41. Le
noyé
1889
42.
21. LE
ROSIER DE
MADAME
HUSSON (1888)
22. LA MAIN
GAUCHE (1889)
23. CONTES
DIVERS (1889)
24. L'INUTILE

BEAUTÉ (1890)
L’endormeuse
43. L’ho
mme de Mars
1890
44. Qui
sait?

×