Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU - 7 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.32 KB, 13 trang )

Như vậy Brasin là nước xuất khẩu vào EU một lượng cà phê khá lớn, chiếm
khoảng 31- 32 % trông tổng các nước xuất khẩu vào thị trường này. Việt Nam là
nước xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới vào thị trường EU.
2.2. Dự báo cầu thị trường EU.
Thị trường EU luôn chiếm từ 29- 32 % nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới. Đây là thị
trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Nhu cầu
của EU rất đa dạng về chủng loại cà phê, các loại sản phẩm cà phê. Tuy nhiên như
ta đã biết đây là thị trường rất khó tính nên nếu vượt qua được các rào cản của thị
trường này thì sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.
II. Phương hướng xuất khẩu cà phê năm 2005 của Việt Nam
1. Phương hướng xuất khẩu cà phê của nước ta.
1.1.Định hướng về dài hạn.
Sản xuất cà phê phải đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng cà phê xuất khẩu,
chủng loại cà phê xuất khẩu, độ an toàn của cà phê xuất khẩu và sản xuất cà phê có
vai trò gì đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
cũng như đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Định hướng này đã giúp cho
người nông dân có thêm trí thức kinh nghiểm trong sản xuất, nắm bắt thông tin về
giá cả thị trường mọtt cách nhanh chóng. Đồng thời tạo ra các mối quan hệ trong
sản xuất và hợp tác quốc tế, tranh thủ sụư giúp đỡ của nhiều nước có nền kinh tế
phát triển, cơ sở sản xuất kĩ thuật dồi dào, có kinh nghiệm trong mua bán cà phê.
Định hướng này đã phát hay tốt tính năng của mọi thành phần kinh tế, huy động
được vốn và lao động, sản xuất cà phê nơi có nguồn lợi lớn hơn nhưng thiếu đầu tư.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đồng thời khẳng định vị trí của sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam, là hướng
đi dài từ đó để người dân yên tâm hơn vào sự đầu tư phát triển kinh doanh.
1.2. Định hướng về hiệu quả kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường .
Sản xuất cà phê xuất khẩu phải có lãi thực sự. Định hướng này kết hợp với dự toán
về điều kiện tự nhiên ở khu vực sản xuất cà phê để bố trí sản xuất hợp với nhu cầu
thị trường. Đây là một định hướng đúng đối với các nhà kinh doanh cà phê xuất
khẩu. Trong nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra mạnh mẽ thì việc triển khai các
tiềm năng hiện có để phát triển trồng cà phê phải đảm bảo làm sao vừa tăng khối


lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu vừa đảm bảo môi trường sinh thái, tạo ra sự
phát triển bền vững cho ngành hoạt động nói riêng và nền kinh tế nói chung, về giá
phải trả cho sự phá huỷ môi trường sinh thái là rất đắt.
1.3.Định hướng về hiệu quả xã hội.
Cây cà phê thích hợp với các vùng đồi núi hơn là vùng đồng bằng. Khi phát triển
sản xuất cây cà phê sẽ kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các công trình kinh tế xã hội.
Điều đó sẽ làm cải thiện đời sống nhân dân ở miền núi. Cùng với việc thu hút một
đội ngũ lao động dồi dào sẽ là một phương tiện rất tốt để giảm bớt tỷ lệ lao động
thất nghiệp ở các vùng này. Như vậy hiệu quả xã hội rất lớn do việc phát triển sản
xuất cà phê xuất khẩu làm thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân theo hướng có lợi
nhất.
1.4.Định hướng kết hợp nguồn lực trong nước tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên
ngoài.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cần phải xác định nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan
trọng để phát huy nội lực, khai thác ngoại lực thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra
là thu hút đầu tư nước ngoài, vay vốn lãi xuất thấp, mở rộng liên doanh liên kết.
Để đầu tư vào chế biến nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, mở rộng thị trường
để phát triển mạnh mẽ diện tích cà phê, mở rộng thị trường xuất khẩu ổn định thì
ngành sản xuất cà phê cần chú ý các điểm cơ bản sau:
+ Khối lượng sản phẩm lớn, cơ cấu xuất khẩu cân đối và hợp lý.
+ Từng bước mở rộng diện tích cà phê để thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê.
+ Tăng cường chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tiếp cận thị trường tiêu thụ cà phê của các nước trên thị trường cà phê thế giới tập
trung xuất khẩu vào thị trường có nhu cầu lớn và tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
+ Mở rộng tăng cường hoạt động quảng cáo.
1.5. Cơ chế quản lý các doanh nghiệp sản xuất cà phê
Cơ chế này phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành, phù hợp với
mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa cần có sự phân định và giải quyết mối quan hệ giữa chức năng kinh tế và

chức năng xã hội của các doanh nghiệp nhà nước và giữa chức năng kinh doanh của
doanh nghiệp với chức năng quản lý hành chính kinh tế của nhà nước, tránh khuynh
hướng nhà nước can thiệp quá sâu hoặc doanh nghiệp tự phát.
2. Phương hướng phát triển cà phê của VINACAFE trên thị trường EU
Vấn đề cấp bách đặt ra cho Tổng công ty cà phê Việt Nam là hiện nay giá cà phê
đang xuống thấp nhất trong vòng tám năm gần đây chưa có dấu hiệu phục hồi khả
năng bị lỗ lớn nếu không có được những giải pháp kịp thời. Với mức giá như hiện
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nay các hộ nông dân trồng cà phê có thể hoà vốn hoặc có lãi chút ít nhưng các
doanh nghiệp sản xuất cà phê trong tổng công ty cà phê chắc chắn sẽ lỗ lớn do giá
thành sản xuất đang ở mức rất cao khoảng 14-15 triệu đồng/ tấn. Nguyên nhân cơ
bản là chi phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm…
Chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm ( khoảng 30%) nên tổng công ty có kế
hoạch rà soát lại tổng chi phí đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng để trình chính phủ cho
phép bàn giao cho các địa phương quản lý. Bên cạnh đó phải triệt để thực hành tiết
kiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng các công
trình đã và đang đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh phấn đấu giảm giá thành sản
phẩm sản xuất ở mức dưới mười triệu đồng trên tấn cà phê nhân và nâng cao chất
lựơng cà phê xuất khẩu.
+Về giống: Cần tuyển chọn, tạo nhập giống cà phê nhất là giống cà phê Arabica
bằng các giống có năng xuất cao, chống sâu bệnh tốt như: Bourbon, Mundonovo…
ở mộ số vùng có thể trồng giống:TN1. TN2, TN3… để phục vụ cho trồng mới 40
000 ha cà phê chè, từng bước thay thế các vườn cây đã thoái hoá. Nhà nước cần đầu
tư cho công tác nghiên cứu giống, nhập giống mới, cần tập trung đầu tư cho trung
tâm đầu tư Ba Vì phục vụ cho chương trình phát triển cà phê chè phía bắc.
+ Tiếp tục đầu tư thâm canh vườn cây hiện có trên cơ sở áp dụng kỹ thuật, cơ cấu
phân bón hợp lý, từng bước chuyển đổi giống, loại cà phê phù hợp với sinh thái,
điều kiện đất đai từng vùng theo hướng tạo sự bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Những nông trường mới hình thành phải áp dụng đúng quy trình quy phạm kỹ thuật
trồng mới ngay từ đầu tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra, quản lý chặt

chẽ các chi phí đầu tư.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Chỉ đạo tốt những quy trình quy phạm thu hái, chế biến, bảo quản cà phê, lựa
chọn thiết bị, công nghệ chế biến cà phê tiên tiến, nhất là công nghệ chế biến cà phê
chè, gắn công nghệ chế biến với vấn đề môi trường. Chú trọng đầu tư nâng cấp xí
nghiệp, chế tạo thiết bị chế biến cà phê thuộc công ty dịch vụ xuất nhập khẩu cà phê
II Nha Trang nhằm cung cấp thiết bị chế biến cà phê cho ngành và xuất khẩu, từng
bước hạn chế việc nhập khẩu thiết bị mà trong nước sản xuất được.
+ Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho những đơn vị kinh doanh có hiệu quả, xây
dựng thêm kho tàng, phương tiện để thu mua chế biến, bảo quản cà phê xuất khẩu
như: Công ty cà phê Việt Đức, công ty đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên…
+ Tổ chức kiện toàn lại hệ thống xuất nhập khẩu từ tổng công ty xuống cơ sở,
nghiên cứu thị trường, giá cả, phối hợp chặt chẽ và xây dựng chiến lược trong việc
tiêu thụ sản phẩm.Từng bước triển khai việc bán cà phê theo phương thức đấu giá
tại tổng kho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ đạo tốt việc phối hợp tiêu thụ sản
phẩm giữa các đơn vị sản xuất và xuất nhập khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu
từ cà phê.
+ Mở rộng đa dạng háo mặt hàng xuất khẩu, nâng cao tiêu chuẩn cà phê nhân xuất
khẩu phấn đấu đạt tiêu chuẩn về chất lượng cà phê trong khu vực và thế giới.
2. Những kế hoạch của Tổng công ty.
2.1. Những kế hoạch và chiến lược dài hạn.
Ngày nay cả thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Do đó ta cũng
không thể nằm ngoài vòng xoáy này. Trước những đòi hỏi và thách thức mới như
vậy Tổng công ty cà phê Việt nam cũng đã đặt ra cho mình những phương hướng
kế hoạch phát triên trong dài hạn như sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Về sản xuất
+ Quy hoạch đất trồng cà phê một cách hợp lí, thực hiện chính sách giao đất cho
từng hộ nông dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn, công sức, đầu tư
đất đai để phát triển cà phê.

+ Thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp: Thuần chủng giống và đồng bộ hoá phân
bón theo kỹ thuật chăm sóc, chế biến, thưc hiện thâm canh theo chiều sâu và ngay
từ đầu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê.
Xây dựng thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại, đặc biệt kết hợp sản xuất gắn liền
với chế biến, các hộ nông dân có kỹ thuật trồng và thu hái cũng như các công tác
bảo quản phải được phổ biến.
- Về xuất khẩu
+ Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khai thác có hiệu quả, khôi phục thị trường
truyền thống và mở rộng tiếp xúc với thị trường mới nhằm ngày càng phát triển thị
trường xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch 1.4 tỉ USD/năm.
+ Thực hiện đầu tư kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chế biến, đa dạng hoá
sản phẩm để tăng cường xuất khẩu cà phê có chất lượng cao đã qua chế biến.
Hoàn thiện bộ máy kinh doanh xuất khẩu trong Tổng công ty, sắp xếp tổ chức hoạt
động xuất khẩu theo một quy trình mới có hiệu quả hơn.
- Hình thức tổ chức: Nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động có hiệu qủa hình
thức Tổng công ty, sắp xếp lại mô hình tổ chức cho phù hợp với xu thế tình hình
mới nhằm tạo điều kiện tích luỹ, cơ bản tạo môi trừơng thuận lợi cho việc đầu tư
trọng điểm và tăng sức cạnh tranh trong nước.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ngoài ra Tổng công ty cũng biết phá huy lợi thế vềmặt hàng cà phê ở nước ta, nhằm
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Những kế hoạch ngắn hạn của Tổng công ty
Trên cơ sở những hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và đồng thời
cũng dựa trên những biến động, thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội. Trong
phương hướng kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong vụ
2003-2004 nhìn chung bao gồm các chỉ tiêu phát triển toàn diện về sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu là vượt quá và khắc phục những khó khăn,
để thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu tưng cả về số lượng và kim ngạch, nâng cao chất
lượng và uy tín của cà phê của Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể những phương
hướng của tổng công ty trong năm 2004 và đầu năm 2005 như sau:

- Về sản xuất: Thực hiện thâm canh cao diện tích cà phê hiện có, phòng chống sâu
bệnh, chuyển đổi giống cà phê ở một số vùng, đảm bảo tăng năng suất như :
+ Phát triển diện tích cà phê trồng mới ở những vùng sinh thái phù hợp và điều kiện
thuỷ lợi đảm bảo, nhất là cà phê chè ở các tỉnh trung du và vùng núi phía bắc, đưa
diện tích cà phê cả nước tăng từ 350 000 ha lên 450 000 ha. Với phương hướng tăng
năng suất cà phê từ 2 tấn/ha đến 3 tấn/ha. Năng suất cà phê dự kiến
+ Đối với các tỉnh phía bắc thì chỉ những vùng có độ cao trên 600 m so với mực
nước biển mới có khả năng phát triển cà phê chè có chất lượng cao, còn càng xuống
thấp thì chất lượng càng giảm sút . Vì vậy trong thời gian tới cần ưu tiên tập trung
để phát triển cà phê chè cho những vùng có độ cao trên 600 m và hạn chế tối đa
việc mở rộng diện tích ở các vùng thấp. ở vùng Tây Nguyên thì phát triển trồng cây
cà phê ở nơi có độ cao trên 800 m
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Vế cơ cấu giống: Đối với các nơi có độ cao từ khoảng 800 m trở lên với các tỉnh
phía bắc và khoảng 1000 m thở lên đối với tỉnh Tây Nguyên nên bố trí trồng giống
như :Bourbon, TH1, Mundonovo, Đối với các vùng có độ cao dưới 800 m ở phía
bắc và dưới 1000m ở Tây Nguyên thì trồng giống TN1, TN2, TN4,…
+ Sử dụng công nghệ chế biến ướt cà phê- công nghệ sinh học để cho sản phẩm
xuất khẩu chất lượng cao.
- Về xuất khẩu : Phương hướng chung cho hoạt động xuất khẩu năm 2005 là: Tiếp
tục đổi mới và hiện đại cơ sở chế biến cà phê và nông sản, đảm bảo chất lượng sản
phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nghiên cứu mở rộng thị trường, tăng kim
ngạch xuất khẩu, tăng cường quản lý chỉ đạo các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD/ năm. Nói chung phương hướng năm 2005
về hoạt động xuất khẩu đi đôi với việc tăng sản lượng, cũng như kim ngạch xuất
khẩu, Tổng công ty chú trọng hơn đến hoạt động chế biến và tổ chức hiệu quả hơn
hoạt động xuất khẩu để giải quyết những bế tắc, khó khăn nhằm ngày càng nâng cao
hiệu quả, chất lượng cà phê xuất khẩu và uy tín của nước ta ngày càng tăng trên thị
trường thế giới.
- Về xây dựng cơ bản : Xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ

để phục vụ sản xuất kinh doanh. Hạn chế những công trình không phục vụ thiết yếu
cho sản xuất, tiếp tục đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, hiện đại hoá quy trình sản
xuất, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cà phê.
- Về công tác nghiên cứu khoa học : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây
dựng bổ xung các quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, tập
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trung xây dựng trung tâm nghiên cứu càphê ở Ba Vì để phục vụ cho việc nghiên
cứu và phát triển cà phê chè chất lượng cao ở miền bắc và Tây Nguyên.
- Về phương hướng đổi mới và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sao
cho hiệu quả, chất lượng ngày càng cao đó là :
Sắp xếp củng cố các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, rà soát lại đội ngũ cán
bộ lành đạo cơ sở để từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ cán bộ, xây
dựng đội ngũ cán bộ kế cận .
Trên đây là những phương hướng ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty trong năm
nay và năm tới. Với mục tiêu liên tục đổi mới và hoàn thiện mọi hoạt động của sản
xuất kinh doanh, vượt qua những khó khăn để xây dựng và phát triển mọi hoạt
động của sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao hơn
và hoàn thiện hơn.
III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Tổng công
ty cà phê Việt Nam.
Qua thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu những năm qua, hoạt động xuất
khẩu trong Tổng công ty không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần mà nó là một hoạt động
chính có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Hoạt động xuất khẩu không chỉ chịu tác động của các yếu tố khách quan và
chủ quan trong nước mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh
doanh quốc tế. Vì vậy Tổng công ty cũng luôn phải đưa ra những giải pháp hữu
hiệu trong từng thời kỳ để phát huy những mặt được và khắc phục những khó khăn
tồn tại làm sao để năng cao được khả năng xuất khẩu của Tổng công ty xứng đáng
là đơn vị hàng đầu trong ngành cà phê của Việt Nam.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

1. Các quan điểm xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có hiệu quả
của Việt Nam.
1.1. Coi trọng hàng đầu các điều kiện và nhu cầu cụ thể của thị trường ngoài nước.
Cần nghiên cứu cung cầu cà phê của thị trường ngoài nước các định chế
trong buôn bán quốc tế và các điều kiện thâm nhập thị trường đối với cà phê Việt
nam và coi đây là một căn cứ có tính nguyên tắc để hình thành các giải pháp từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Vai trò của Chính phủ và chính sách phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu.
Vai trò của chính phủ thể hiện thông qua định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu đầu tư cà phê, ở chương trình đầu tư giống cây cà phê, ở
chính sách hỗ trở đầu tư đầu vào, đầu ra…
1.3. Nhà nước tạo hành lang pháp lý, thương nhân tự chủ trước hoạt động sản xuất
kinh doanh theo pháp luật của mình.
Những nội dung thuộc về nhà nước bao gồm việc hoạch định chính sách,
trong đó có chính sách bảo hộ, xác lập cơ chế điều hành, nghiên cứu thị trường và
tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, giống, khoa học công nghệ, kể cả công nghệ thông tin…Trong khi đó, những
hoạt động tác nghiệp cụ thể, điều tra nghiên cứu thị trường để đầu tư cho sản xuất,
xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể
đều phải do tự bản thân doanh nghiệp tiến hành.
1.4. Đảm bảo đồng thời tính khoa học và tính thực tiễn.
Khi xây dựng các giải pháp cụ thể cần tránh những yếu tố khoa học mang
tính lý luận thuần tuý, mà phải gắn với thực tiễn. Bởi vì có những giải pháp về mặt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khoa học rất tốt, thậm chí có thể tuyệt vời, nhưng lại không phù hợp với thực tiễn
Việt nam thì sẽ không có giá trị sử dụng cho việt nam.
1.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và các thương nhân
Quan điểm này thể hiện sự cần thiết trong việc liên kết, phối hợp giữa các
ngành nhằm ban hành và tiển khai các cơ chế chính sách có hiệu quả.Vì vậy, nếu
coi các quan điểm trên đây là điều kiện cần thì quan điểm này là điều kiện đủ để có

thể thực hiện thành công các giải pháp đặt ra.
1.6. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và hợp tác trong kinh doanh.
Quan điểm này đặt ra yêu cầu cho các giải pháp là phải tạo điều nuôi dưỡng
và khuyến khích cạnh tranh, coi trọng cạnh tranh là một điều kiện của sự phát triển.
Bên cạnh đó để cạnh tranh được cần phải hợp tác, tập hợp sức mạnh. Để phát huy
được sức mạnh của các thương nhân, đòi hỏi phải xây dựng được một hành lang
pháp lý. Trong đó ác yếu tố cạnh tranh sẽ được nuôi dưỡng và thể chế hoá rõ ràng
các mối quan hệ trong quá trình cạnh tranh.
1.7. Xây dựng và phát triển Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Trong thời gian qua, hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam đã làm tốt vai trò tập
hợp hội viên, nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu.Tuy nhiên hiệp hội chưa tập
trung đựơc sức mạnh tổng hợp, thậm trí còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
giữa các hội viên trong mua bán trên thị trường nội địa và quốc tế, gây thiện hại
chung cho nền kinh tế.
2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trưòng EU của Tổng công ty
cà phê Việt Nam.
2.1. Giải pháp vi mô
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.1.1. Các giải pháp về thị trường.
Để cho hoạt động xuất khẩu thành công thì trước hết phải có được thị trường
ổn định. Điều này đòi hỏi Vinacafe phải luôn có một nguồn hàng cà phê cung cấp
đầy đủ, đa dạng phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đồng thời cũng phải có thị trường tiêu thụ ổn định và mang lại lợi ích cho Tổng
công ty nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Để có được nguồn cung cà phê hợp
lý, thì Tổng công ty phải có những giải pháp ngay từ khâu quy hoạch vùng trồng cà
phê, khâu gieo trồng, khâu chăm sóc, chế biến,…
2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Như đã phân tích ở trên thì Việt Nam chủ yếu chỉ trồng cà phê Robusta, cà phê
Arabica rất ít. Mà nhu cầu thế giới lại thiên về cà phê Arabica, nên mặc dù ta trồng
nhiều cà phê Robusta cho sản lượng cao tuy nhiên giá thường thấp hơn giá cà phê

Arabica nên giá trị xuất khẩu không cao. Hơn nữa thị trường EU ngày càng có xu
hướng tiêu dùng cà phê Arabica hơn vì chất lưọng loại cà phê này vượt xa cà phê
Robusta. Muốn thâm nhập vào được thị trường này thì không còn cách nào khác
phải đổi mới cơ cấu cà phê phù hợp với nhu cầu thị trường này. Vì thế ta cần phải
thay đổi cơ cấu cây cà phê. Chuyển dịch một bộ phận diện tích trồng cà phê vối
sang cà phê chè.
Hiện nay cả nước có hơn 500 ngàn ha, chủ yếu là cà phê vối ( cà phê chè có chưa
đầy 20 ngàn ha). Chủ trương của nhà nước ta là không trồng mới thêm cà phê vối.
Rà soát lại diện tích cà phê hiện có, thanh lí khoảng 100 ngàn ha cà phê vối với
năng xuất thấp, chất lượng kém , trồng thay thế bằng cà phê chè hoặc cây khác như
ca cao, bông,…Tiếp tục thực hiện quyết định 172QĐ/TTG ngày 24 tháng 3 năm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1997 của thủ tướng chính phủ vay vốn AFD trồng mới khoảng 40 ngàn ha cà phê
chè ở vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, nhằm thay đổi dần cơ cấu sản phẩm
cà phê Việt nam.
Ngành cà phê Việt Nam cần có chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê
theo 2 cách :
- Giảm bớt diện tích cà phê Robusta. Chuyển các diện tích cà phê phát triển kém,
không có hiệu quả sang các loại cà phê trông lâu năm khác như cao su, hồ tiêu,…
- Mở rộngdiện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thật
thích hợp.
Mục tiêu của chiến lược này là giữ cho tổng diện tích không đổi ở mức hiện nay,
hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng 450.000 ha đến 500.000 ha . Trong đó cà phê
Robusta 350.000 ha- 400.000ha ( giảm 100.000- 150.000 ha). Cà phê Arabica
100.000 ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng 40.000 ha.
2.1.1.2. Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống mà còn cần
có thêm nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việt Nam hiện có
hai nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đang hoạt động, một là nhà máy cà phê Biên
Hoà thuộc Vinacafe một là của Nestle Thai Lan. Vấn đề là tìm thị trường mở rộng

thị trường tiêu thụ để tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Vấn đề cà phê dạng lỏng,
dạng đóng hộp cũng cần được xem xét. Ngoài ra đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất
khẩu cân quan tâm nhiều đến cà phê chế biến. Hạn chế xuất khẩu cà phê nhân vì
thường đem lại hiệu quả không cao. Hiện nay nhu cầu thế giới nói chung và nhu cầu
thị trường EU nói riêng thích tiêu dùng những sản phẩm cà phê qua chế biến có chất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×