SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
DỰ ÁN VÀO MÔN TIN HỌC Ở
TRƯỜNG THPT CỒN TIÊN
1. Mở đầu
DHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh (HS) chủ
động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự
án, HS có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận
dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học.
Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc sử dụng
DHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Mặc dù phương pháp dạy học
theo dự án đã được áp dụng nhiều ở nơi nhưng trong thời qua việc triển khai và áp
dụng phương pháp dạy học này ở trường THPT Cồn Tiên còn nhiều hạn chế. Để góp
phần phát triển DHTDA ở trường, năm học 2012 – 2013 chúng tôi tiến hành triển
khai vận dụng phương pháp DHTDA trong chương trình Tin học bậc phổ thông
nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng DHTDA một
cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng khó khăn khi áp dụng DHTDA vào dạy học môn Tin học:
DHTDA đòi hỏi sự thay đổi tư duy của cả GV và HS, cách thức học và dạy mới sẽ
là một khó khăn bởi lẽ PPDH truyền thống đã in sâu trong cách dạy và học của
thầy và trò.
Thời gian cần để chuẩn bị và tiến hành dạy và học theo dự án đòi hỏi nhiều hơn
trong khi quỹ thời gian giành cho DHTDA trong chương trình chính khóa chưa có
vì vậy GV sẽ gặp không ít khó khăn, lúng túng khi áp dụng.
Việc kiểm tra đánh giá chỉ xuất phát từ phía GV thông qua kiểm tra tự luận, trắc
nghiệm hoặc vấn đáp. Tức là mới chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập, chưa có
đánh giá quá trình học, mới chỉ có GV đánh giá HS, HS chưa được tham gia vào
quá trình đánh giá: tự đánh giá và đánh giá người khác.
Việc tổ chức học còn mới lạ nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ. Đa số học sinh có học
lực yếu nên PP tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu, còn yếu.
Kết quả làm việc phải được thể hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất.
Trong chế độ học và thi cử hiện hành, HS còn mang nặng ý thức đối phó học để
thi nên chưa có thái độ học tập đúng mức đối với bộ môn Tin học.
DHTDA đòi hỏi GV phải lập kế hoạch và nội dung dự án khá công phu, phải thực
sự tâm huyết với nghề.
Lần đầu tiên áp dụng về PPDH mới ở trường nên GV còn thiếu kinh nghiệm.
2.2. Định hướng vận dụng DHTDA vào nội dung chương trình Tin học ở trường
THPT Cồn Tiên
Áp dụng PPDHDA là một hướng đi đúng trong dạy học. Nhưng chương trình Tin
học hiện nay của HS phổ thông là rất nặng nề, chưa có qũy thời gian cho DHTDA,
mặt khác việc áp dụng DHTDA vào đối tượng học sinh ở trường còn nhiều yếu tố
khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số định hướng để vận dụng DHTDA vào bộ
môn Tin học ở trường như sau:
Khi DHTDA giáo viên phải biết cách phân tích và lựa chọn những nội dung kiến
thức, lựa chọn bài học phù hợp và đưa ra dự án học tập phù hợp vì không phải bài
nào cũng có thể dạy được theo dự án.
Có nhiều cách khác nhau để tổ chức DHTDA, có thể sử dụng cả bài dạy; có thể tổ
chức dạy trong một buổi ngoại khóa riêng nhưng cũng có thể lồng vào trong từng
tiết dạy. Tùy theo quĩ thời gian, cách dạy mà GV có thể điều chỉnh để kết quả dạy
học tốt hơn. Trong tiết học GV cần biết xác định từng mốc thời điểm khác nhau,
thời điểm nào là truyền thụ kiến thức cơ bản, thời điểm nào là bắt tay vào thực hiện
dự án.
Trong các môn học của bậc THPT, Tin học là môn học ứng dụng – gắn với cuộc
sống sôi động hàng ngày. Việc kết hợp “học và hành” có rất nhiều yếu tố thuận
lợi để thực hiện. DHTDA đối với môn học Tin học cho phép khai thác tối đa ưu thế
của PPDH này và đặc điểm nổi bật của môn học. Đặc biệt chương trình Tin học có
những nội dung rất gần gũi với đời sống thực tế. Đây là điều kiện lí tưởng để khơi
nguồn cảm hứng trong hoạt động học tập của HS.
Khi áp dụng DHTDA vào chương trình Tin học, giáo viên có thể lựa chọn áp dụng
những dự án mang tính chất để học sinh khám phá kiến thức mới hoặc dự án mang
tính chất để học sinh củng cố kiến thức đã học. Tuy nhiên ở trường THPT Cồn
Tiên đa số đối tượng học sinh có học lực yếu vì vậy cần áp dụng những dự án
mang tính chất để học sinh củng cố kiến thức đã học và tận dụng lợi thế trong
chương trình Tin học ở bậc phổ thông số tiết bài tập và thực hành là tương đối
nhiều đây là điểm thuận lợi để áp dụng DHTDA.
Môn tin học ở bậc phổ thông có một đặc thù khá rõ nét là chương trình được chia
thành các module tương đối độc lập với nhau. Ví dụ có các module: Hệ điều hành,
Soạn thảo văn bản, mạng máy tính, Lập trình Pascal, Cơ sở dữ liệu, Khi áp dụng
phương pháp dạy học theo dự án giáo viên cần lựa chọn những module có nội dung
kiến thức gần gũi với học sinh, học sinh ứng dụng trong thực tế nhiều, thời lượng
tiết bài tập thực hành nhiều, để triển khai dạy học theo dự án. Ví dụ như các
module: Module soạn thảo văn bản, Module mạng máy tính, Module cơ sở dữ
liệu.
2.3. Vận dụng triển khai DHTDA trong năm học 2012 - 2013
2.3.1 Dự án “thiết kế xây dựng cở sở dữ liệu của các bài toán quản lí”
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
“THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ QUẢN LÍ MỘT SỐ TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
TRÊN ĐỊA BÀN”
Hiện nay trên địa bàn miền Tây Gio Linh có nhiều tổ chức kinh tế hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ, chăn nuôi,cây công nghiệp…thực tế hoạt động
của các tổ chức này gắn liền nhiều với công tác quản lí. Tuy nhiên công tác quản lí
trong các tổ chức này còn nhiếu bất cập, hiệu quả quản lí chưa cao nên ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả kinh tế mang lại. Nắm bắt được nhu cầu thực tế đó,tôi xây
dựng dự án học tập cho học sinh “THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ QUẢN LÍ MỘT
SỐ TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRÊN ĐỊA BÀN”.Thông qua các hoạt động thực tiễn ở
địa phương kết hợp với kiến thức học tập được ở trường sẽ giúp học sinh khắc sâu
kiến thức, có thể biết và thực hiện được các dự án CSDL cơ bản.
I. Mục tiêu dự án
Sau khi hoàn thành dự án, HS đạt được các mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
- Biết được các bước thiết kế một CSDL
- Biết được nhu cầu quản lí trong các tổ chức.
- Biết xây dựng một CSDL dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ .
- Hiểu được vai trò của CNTT trong việc hỗ trợ công tác quản lí.
2. Về kĩ năng
- Nắm bắt được nhu cầu quản lí trong các tổ chức
- Góp phần hình thành cho HS kĩ năng:
+ Thu thập và xử lí thông tin.
+ Tìm kiếm thông tin trên mạng.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
+ Làm việc theo nhóm.
+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
+ CNTT: sử dụng phần mềm Microsoft Office.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức hợp tác, học tập nhóm
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình làm dự án
II. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG DỰ ÁN
Câu hỏi khái quát.
1. Làm thế nào để quản lí các tổ chức thuận tiện và hiệu quả?
2. Người ta vận dụng tin học vào công tác quản lí như thế nào?
Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
1. Kể tên một số tổ chức có nhu
cầu quản lí có trên địa bàn?
1. Đối tượng cần quản lí trong các tổ chức đó là
gì?
2. Với các đối tượng đó chúng ta cần quản lí
những thông tin gì?
2. Cách thức hoạt động của các
tổ chức đó ra sao?
1. Nêu các hoạt động có thể có trong quá trình
hoạt động của các tổ chức?
2. Các hoạt động đó liên quan đến các đối tượng
nào?
3. Những thông tin nào liên quan đến hoạt động?
3. Làm thế nào để quản lí các đối
tượng và hoạt động được tốt?
1. Mối liên hệ giữa các đối tượng và hoạt động đó
là gì?
2. Nếu được tham gia vào các tổ chức với vai trò
khác nhau, vấn đề cần quan tâm là gì?
4. Chúng ta có thể khai thác
những gì qua các thông tin về
các tổ chức?
1. Nêu một số câu truy vấn có thể có để có thể
khai thác thông tin đáp ứng nhu cầu của những
người tham gia vào tổ chức?
2. Những thông tin đó được lấy từ đâu?
5. Làm thế nào để quản lí các các
tổ chức đó bằng công cụ lao
động là “máy tính điện tử”?
1. Để quản lí và khai các thông tin của các tổ
chức trên máy tính thì chúng ta cần những gì?
2. Để lưu trữ trên máy tính các thông tin cần
quản lí có thể lưu trữ với kiểu dữ liệu gì?
3. Kích thước của các trường ra sao?
4. Mối liên hệ giữa các nhóm thông tin?
5. Trình bày cấu trúc logic và lưu trữ thông tin?
6. Với kiến thức đã học em hãy
xây dựng CSDL quản lí các tổ
chức trên HQTCSDL Microsoft
Access?
1. Tạo lập CSDL
+ Xây dựng cấu trúc các bảng
+ Thiết lập lien kết giữa các bảng
2. Nhập dữ liệu
3. Cập nhật dữ liệu
4. Sử dụng các đối tượng của Access để nhập,
hiển thị, khai thác CSDL của các tổ chức?
III. Bài tập dành cho học sinh
GV chia nhóm phải đảm bảo mỗi nhóm có những HS sử dụng thành thạo công nghệ
thông tin; có HS giỏi (khá), trung bình hoặc yếu, kém.
HS làm việc theo nhóm 8 người.
Cụ thể như sau: Lớp 12B3 chia thành 4 nhóm, Mổi nhóm thực hiện 1 dự án nhỏ
*Nhóm 1: Xây dựng CSDL quản lí công nhân cao su, gồm các thành viên:
*Nhóm 2: Xây dựng CSDL Quản lí Cửa hàng bách hóa tổng hợp Thu Minh, gồm các
thành viên:
*Nhóm 3: Xây dựng CSDL Quản lí Trang trại chăn nuôi lợn Trang Danh, gồm các
thành viên:
*Nhóm 4: Xây dựng CSDL Quản lí Thư viện trường THPT Cồn Tiên, gồm các thành
viên:
* Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các thành viên trong nhóm sẽ được phân vai vào
các đối tượng trong dự án để tiến hành khảo sát, tìm hiểu thông tin, hoạt động của
các tổ chức.
HS đọc kĩ dự án để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các dự án này chủ đạo là HS nhưng GV đóng một vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ các em nghiên cứu và rút ra kết luận.
GV Khuyến khích HS làm việc độc lập, làm việc nhóm nhưng phải thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc tiến độ thực hiện.
IV. Nguồn-Tài liệu nghiên cứu
1. Đối với học sinh
Các tổ chức, đơn vị
Đội lao động sản xuất số 3-Thuộc Nông trường cao su Cồn Tiên
Cửa hang bách hóa tổng hợp Minh Thu
Trang trại chăn nuôi Trang Danh
Thư viện trường THPT Cồn Tiên
Internet
Tài liệu dạy và học dự án từ giáo viên hướng dẫn, từ internet
Lưu, copy thông tin dưới dạng text
Địa chỉ website có liên quan.
Microsoft Word
Đánh máy và định dạng văn bản.
Mở và sao lưu văn bản.
Chèn bảng biểu, đồ thị, hình ảnh, công thức và các kí tự đặc biệt.
In văn bản.
Microsoft PowerPoint
Mở và tạo bài trình diễn.
Chèn văn bản, ảnh và các kí tự đặc biệt.
Lưu bài trình diễn.
In phần trình chiếu (slide show)
Microsoft Access
Các kiến thức, thao tác xây dựng CSDL đã được học để thực hiện các sản
phẩm theo nhóm .
2. Đối với giáo viên (cần chuẩn bị)
Phấn hoặc bút lông viết bảng.
Giấy A
4
, A
0
(nếu cần).
Danh sách HS.
Phiếu bốc thăm chia nhóm.
Bản photocopy kế hoạch dự án cho mỗi nhóm.
Bản photocopy phiếu hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm.
Bản photocopy thang điểm đánh giá sản phẩm.
3. Đối với lớp học
Máy vi tính nối mạng Internet để truy cập các website liên quan cho việc tìm
hiểu thông tin
Máy vi tính nối mạng nội bộ để GV chia sẻ các file cho HS và nhận file từ HS.
Máy vi tính cài đủ bộ Microsoft Office 2003 và các phần mềm cần thiết khác.
Projector.
V. Tài liệu tham khảo
a. Dành cho học sinh
Các file tài liệu dạy học theo dự án.
Các file mẫu về dạy học theo dự án.
Danh sách các trang web có liên quan đến dạy học dự án.
b. Dành cho giáo viên
Ngoài những tài liệu giống như của HS, GV còn tham khảo thêm SGV, ý kiến của các
thành viên trong tổ Tin học, tài liệu của các nhà khoa học về các vấn đề có liên quan
đến dự án này.
V. Các bước thực hiện
1. Công tác chuẩn bị của GV
- Soạn kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thang điểm đánh giá, tài
liệu hỗ trợ GV và HS (nếu có).
- GV lập thư ngỏ gửi đến BGH, phụ huynh HS và địa phương nơi thực hiện dự
án để được hợp tác, hỗ trợ về các mặt cần thiết (nếu có).
- In các tài liệu trên để phát cho mỗi nhóm HS.
- Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt dự án .
2. Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án
Bước 1: Giới thiệu thời gian dự án
Từ ngày 22/12/2012 - 22/2/2013: Được chia thành 5 giai đoạn
- Giai đoạn 1(tuần 1): Các nhóm tiến hành tìm hiểu, phát hiện nhu cầu cần
quản lí của các tổ chức nơi địa phương mình sinh sống và học tập, phát biểu
được bài toán cần quản lí, hoàn thành kế hoạch dự án theo nhóm
- Giai đoạn 2(Tuần 2, 3, 4): Các nhóm tiến hành tìm hiểu thực tế, tìm hiểu
thông tin về các đối tượng quản lí, các hoạt động, qui cách hoạt dộng của các
tổ chức, đơn vị theo nhóm.
- Giai đoạn 3(Tuần 5,6):Các nhóm tiến hành xử lí các thông tin thu thập được,
xây dựng cấu trúc về mặt logic cho CSDL các tổ chức.
- Giai đoạn 4(Tuần 7):Các nhóm tiến hành xây dựng CSDL trên Hệ quản trị
Microsoft Access, làm bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoin để báo
cáo
- Giai đoạn 5(Tuần 8): Hoàn thiện các kĩ năng báo cáo sản phẩm và Báo cáo
dự án trước lớp1 tiết
Thời gian báo cáo: 9 phút / nhóm.
Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS các tài liệu có liên quan đến
dự án (tiến hành trước ngày báo cáo 2 tháng)
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 8 HS). Mỗi nhóm tự cử: 1
nhóm trưởng, 1 thư kí.
- GV phát tài liệu dưới dạng giấy in hoặc chép các file và giới thiệu cho mỗi
nhóm về: kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thang điểm đánh giá
bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint và sản phẩm.
- GV cung cấp cho HS các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có) và hướng dẫn cách tìm
kiếm, xử lí các thông tin liên quan đến dự án này.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn
nghiên cứu ở nhà (có sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của GV khi HS gặp vấn đề
khó khăn).
Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV
- Nhóm trưởng nộp bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint và sản phẩm
cho GV trên USB trước ngày báo cáo sản phẩm ít nhất 2 ngày.
Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án
- GV lưu ý cho HS các yêu cầu phải thực hiện trong buổi báo cáo kết quả dự án.
- Các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm: bài trình bày đa phương tiện trên
PowerPoint, sản phẩm
- Mỗi nhóm cử một người lên trình bày sản phẩm của nhóm.
- Các nhóm góp ý và chấm điểm cho nhau.
- GV góp ý và chỉnh sửa. HS ghi chép để hoàn thiện kiến thức.
- GV tính điểm và công bố cho từng nhóm (tuyên dương, khen thưởng nếu có).
- GV yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại sản phẩm trên (nếu có sai sót) và nộp
lại cho GV để làm tài liệu tham khảo cho cả lớp và các khá tiếp theo.
VI. Thang điểm đánh giá
Thang điểm đánh giá bài trình diễn đa phương tiện trên Powerpoint (file đính
kèm).
Thang điểm đánh giá Sản phẩm là CSDL (file đính kèm).
VII. Các kế hoạch hỗ trợ
- Hướng dẫn cho HS các kĩ năng Word, PowerPoint, Microsofr Access …(nếu
thấy cần thiết).
- Nắm địa chỉ email của các nhóm(số điện thoại) để kiểm tra, đôn đốc thường
xuyên trong quá trình thực hiện dự án.
- Cung cấp cho HS địa chỉ E-mail, số điện thoại di động(hoặc địa chỉ nhà riêng)
của các thầy cùng chuyên môn, cá nhân, tập thể có lien quan để HS liên hệ giải
đáp thắc mắc khi cần thiết.
- Gửi cho HS file các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập.
- In hoặc chép cho HS file các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có).
2.3.2 Dự án “Nhóm thiết kế web”
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
NHÓM THIẾT KẾ WEB
Tóm tắt bài dạy
Ngày nay, việc tạo các trang web không còn là chuyện của những nhà lập trình nữa,
mà mọi người ai cũng có thể tạo các trang web một cách đơn giản bằng các công cụ
miễm phí để phục vụ cho mục đích của mình. Các nhóm trong vai là một “nhóm thiết
kế web”, sử dụng công cụ miễn phí như: nukeviet, google site… để thiết kế một
website về một chủ đề mà các em yêu thích như: học tập, xã hội, văn hóa, nhà
trường,du lịch…
Lĩnh vực bài dạy
Tin học
Cấp / lớp
Cấp THPT/ lớp 10
Thời gian dự kiến
3 tuần
Chuẩn kiến thức và kĩ năng
1. Kiến thức
- Biết khái niệm trang web, website, biết chức năng trình duyệt web
- Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc đăng kí, soạn, đọc và gửi thư điện tử
- Sử dụng được trình duyệt
- Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet
3. Kỹ năng thế kỹ 21:
- Kỹ năng thông tin
- Kỹ năng giao tiếp và cộng tác.
- Kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Mục tiêu đối với học sinh/kết quả học tập
- Sau khi kết thức dự án các nhóm học sinh phải có sản phẩm là 1 một website giới
thiệu về chủ đề của nhóm mình đã lựa chọn.
- Bản báo cáo hệ thống website của nhóm bằng PowerPoint.
- Học sinh tạo được website cho cá nhân, nhóm, tổ chức … bằng công cụ miễn phí
như: nukeviet, google site…
- Học sinh sử dụng được các dịch vụ trên internet để phục vụ cho mục đích học tập.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái
quát
Chúng ta sử dụng Ineternet như thế nào?
Câu hỏi bài học
Google site là gì? Làm thế nào để tạo website bằng google
site?
Nukeviet là gi? Làm thế nào để tạo website bằng nukeviet?
Câu hỏi nội dung
Trang web là gì? Website là gì?
Cách đăng ký và sử dụng hộp thư bảng google?
Cách tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm google?
Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu
dự án
Trong quá trình
thực hiện dự án
Sau khi hoàn tất
dự án
Biểu đồ
K-W-L
Thảo
luận,
chia sẻ
qua
email,
diễn đàn
Biểu đồ K-W-L
Bảng tiêu chí
đánh giá
website, bài
trình diễn
Nhật ký học tập
Phiếu phân
công và đánh
giá công việc
Diễn đàn
Biểu đồ
K-W-L
Bảng tiêu
chí đánh
giá
website,
bài trình
diễn
Tổng hợp đánh giá
Giáo viên sử dụng Biểu đồ K-W-L (Know – Want - Learn) để đánh giá nhu cầu học
sinh trước, trong và sau dự án. Trước khi bắt đầu dự án, giáo viên đánh giá kiến thức
và nhu cầu tìm hiểu về bài học của học sinh bằng cách yêu cầu các em điền vào cột K
và cột W. Thông tin ở hai cột này cũng giúp học sinh có sự định hướng trong quá
trình thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành dự án, giáo viên đánh giá kiến thức của học
sinh căn cứ vào những thông tin ở cột L.
Email, diễn đàn là phương tiện để học sinh và giáo viên chia sẻ và phản hồi thông
tin trực tuyến trong quá trình học sinh thực hiện dự án.
Giáo viên đưa ra Bảng tiêu chí đánh giá website, bài trình diễn giúp học sinh có sự
định hướng trong khi thực hiện dự án. Kết thúc dự án, giáo viên và các nhóm học
sinh sẽ dựa vào bảng tiêu chí này, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
Nhật kí học tập là bảng ghi chép, theo dõi các hoạt động thực hiện dự án của học
sinh được giáo viên sử dụng nhằm đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và sự
tiến bộ của học sinh.
Phiếu phân công và đánh giá công việc được học sinh sử dụng để biết được các
công việc phải thực hiện và đánh giá kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm.
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Kỹ năng sử dụng Power Point, tra cứu Internet, tạo hộp thư bằng gmail, tạo trang
web bằng công cụ google site, tạo trang web bằng nukeviet…
Các bước tiến hành bài dạy
Hoạt động 1: (tuần 1- thực hiện khoảng 15 phút trong bài “Bài tập và thực hành 10 -
43 PPCT”)
- Giới thiệu phương pháp học theo dự án, các tiêu chí đánh giá khi học theo dự án,
cách lập kế hoạch dự án,…
- Giới thiệu website là diễn đàn trao đổi
học tập dự án.
- Nêu câu hỏi khái quát cho HS thảo luận để kích thích hứng thú học tập của các em;
Xác định mục tiêu bài học và giới thiệu ý tưởng dự án.
Hoạt động 2: (tuần 1- thực hiện trong bài “Bài tập và thực hành 10 - 44 PPCT”)
Tìm hiểu kiến thức HS trước khi thực hiện dự án bằng cách yêu cầu các em điền vào
bảng K-W-L
- Nêu câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung để học sinh tìm hiểu về nukeviet, google
site.
- Hướng dẫn học sinh truy cập website để tìm hiểu cách tạo website
bằng nukeviet.
- Hướng dẫn học sinh truy cập website
để tìm hiểu cách tạo website bằng công cụ google site
Hoạt động 3(tuần 2- học sinh thực hiện dự án ở nhà và tại lớp trong bài “bài tập và
thực hành 11”):
HS chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án có sự tư vấn của GV.
HS tiến hành thực hiện dự án ở nhà trong 1 tuần kết hợp với các tiết thực hành ở lớp
theo kế hoạch đã đặt ra.
Gv thường xuyên theo dõi sản phẩm của các nhóm qua mạng để góp ý kịp thời.
GV theo dõi, góp ý cho các nhóm và điền vào Phiếu đánh giá quá trình thực hiện dự
án để đánh giá sự tiến bộ của nhóm, từng cá nhân HS và có sự điều chỉnh đối tượng,
điều chỉnh dự án phù hợp.
Hoạt động 4(tuần 3 – tiết 48 - PPCT):
- Báo cáo sản phẩm và nhận xét, góp ý.
- Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí đánh giá website, bài trình diễn.
- HS phản hồi, sử dụng Phiếu phân công và đánh giá các thành viên trong nhóm để
đánh giá quá trình làm việc của bản thân và các bạn trong nhóm, sản phẩm các nhóm.
- Gv đánh giá quá trình học tập của học sinh dựa vào nhật ký học tập, phiếu phân
công đánh giá, biểu đồ K-W-L kết hợp với điểm đánh giá của nhóm.
3. Kết luận:
- Phương pháp dạy học theo dự án là một trong nhiều phương pháp dạy học tích cực
và có tính khả thi. Tuy nhiên, không phải với nội dung nào, phương pháp này cũng
phát huy tác dụng. Người giáo viên cần vận dụng nó một cách linh hoạt, cùng với
việc kết hợp với các phương pháp dạy học khác để quá trình dạy và học nói chung và
môn Tin học nói riêng đạt được hiệu quả cao.
- Khi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học giáo viên cần phải căn
cứ vào đối tượng học sinh, đặc thù nội dung kiến thức của chương bài, điều kiện thực
tế, thời lượng,… để lựa chọn áp dụng dự án phù hợp.
- Tin học là một môn học vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực nghiệm. Các
nội dung trong chương trình Tin học phổ thông liên quan đến đời sống thực tiễn rất
nhiều. Vì vậy, sử dụng DHTDA để dạy học môn Tin học là rất phù hợp và cần thiết.
DHTDA sẽ giúp học sinh liên hệ kiến thức Tin học với đời sống thực tiễn.