Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn hướng dẫn học sinh tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.35 KB, 14 trang )














SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIỂU
HỌC SỬ DỤNG NGỮ LIỆU VÀO
ĐÀM THOẠI TIẾNG ANH


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH CỬU
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Phượng
2. Ngày tháng năm sinh: 17/ 03 / 1974
3. Nam, nữ : Nữ


4. Địa chỉ: khu phố 2, phường Trảng Dài , Biên Hoà , Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0985 560 040
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị ( trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tiếng Anh

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy Anh văn cấp I &II
- Số năm có kinh nghiệm: 9 năm cấp II & 4 năm cấp I
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
1. “Hướng dẫn học sinh Tiểu học thực hành nói Tiếng Anh”
2. “Hướng dẫn học sinh Tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại Tiếng
Anh”


















I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đều hiểu rằng việc biết thêm những ngôn ngữ khác bên cạnh
tiếng mẹ đẻ là điều cần thiết trong thời đại ngày nay. Và tiếng Anh là ngôn
ngữ phổ biến trên thế giới nên đã được chọn đưa vào hệ thống Giáo dục của
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước đây, môn Tiếng Anh được đưa
vào giảng dạy từ bậc THCS trở lên thì hiện nay đã được đưa vào giảng dạy ở
bậc tiểu học. Học sinh tiểu học được tiếp cận sớm với việc học ngoại ngữ sẽ
rất tốt cho việc phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi các em học lên
các bậc học cao hơn.
Học sinh tiểu học bước đầu học ngoại ngữ thì kỹ năng nghe - nói được
chú trọng hơn các kỹ năng khác, đây cũng là vấn đề nan giải khi đa số người
học ngoại ngữ dù biết khá nhiều từ và cấu trúc câu nhưng khi vận dụng vào
đàm thoại thì gặp nhiều lúng túng. Vì điều này, tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn
học sinh Tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại Tiếng Anh” nhằm giúp
các em phát triển các kỹ năng - xây dựng niềm đam mê học tiếng Anh và biết
cách sử dụng ngoại ngữ đạt hiệu quả trong quá trình tìm hiểu, vận dụng tri
thức mới và đó cũng là mục tiêu của việc học ngoại ngữ ngày nay vì ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng trong xã hội và là chiếc cầu kết nối
nhân loại.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Lý luận và thực tiễn cho thấy việc dạy ngoại ngữ cho trẻ muốn đạt hiệu
quả phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Thứ nhất từ vựng phải thật gần gũi với trẻ, trong bất kỳ một ngôn ngữ
nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng, có thể thấy một ngôn ngữ là

một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ
vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Các mẫu câu, mẫu giao tiếp phải được
đưa vào tình huống thực, càng gần với thực tế bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Vì vậy việc của giáo viên trên lớp là phải tạo ra được các ngữ cảnh, các tình
huống giao tiếp cho các em. Trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ


vựng là các “viên gạch” còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi
như các “mạch vữa” để xây lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ.
- Tiếp theo là phải được luyện tập thường xuyên, kiểu "mưa dầm thấm
lâu" mỗi ngày học một ít tạo thói quen và ý thức được việc sử dụng tiếng Anh
nhưng không nên gây áp lực cho các em. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thật
khéo léo khi vận dụng các phương pháp lên lớp để tạo được sự yêu thích môn
học cho học sinh. Việc tự giác học và học giỏi môn học của trẻ phụ thuộc vào
hứng thú môn học chứ không phải sự áp đặt của người lớn, của giáo viên.
Khi các em yêu thích môn tiếng Anh thì sẽ học một cách tự giác, tích cực và
sẽ vận dụng tốt kiến thức.
2. Thực trạng vấn đề
Qua những năm giảng dạy Anh văn ở bậc tiểu học (từ lớp 2 đến lớp 5)
với các giáo trình tiếng Anh cho thiếu nhi như : Let’s Go 1A, 1B, 2A; Let’s
Learn English book1-2-3; Start with English; family and friends;… tôi nhận
thấy đa số các em rất thích học Anh văn. Và các em thật sự hào hứng khi
các em sử dụng được ngôn ngữ này trong giao tiếp với bạn bè hoặc với giáo
viên.
Tuy nhiên, số lượng học sinh biết vận dụng tiếng Anh vào các tình
huống giao tiếp còn rất hạn chế cho dù các em đã được học khá nhiều từ và
cấu trúc câu qua các giáo trình trên. Điều này luôn thôi thúc tôi phải tìm ra
cho mình cách dạy cũng như phải hướng dẫn cho học sinh cách học sao cho
phù hợp và hiệu quả.
Tuy rằng, đa số học sinh Tiểu học rất thích bộ môn Anh văn (trẻ em

luôn thích những điều mới mẽ) nhưng các em thường gặp nhiều khó khăn
trong quá trình học tiếng Anh, nhất là kỹ năng nói (speaking), kỹ năng vận
dụng các ngữ liệu đã học vào đàm thoại. Thông thường các em không biết
phải bắt đầu việc nói của mình như thế nào, thiếu ý tưởng, yếu kiến thức ngữ
pháp, từ vựng và cấu trúc câu. Và đây cũng là vấn đề đặt ra cho giáo viên, làm
thế nào để các em có thể vận dụng được những gì đã học vào thực tiễn, ứng
dụng vào thực tế cuộc sống đó mới là mục tiêu của giáo dục.


3. Nội dung, biện pháp thực hiện đề tài
Để thực hiện có hiệu quả việc hướng dẫn học sinh tiểu học sử dụng ngữ
liệu vào đàm thoại tiếng Anh, trong thời gian qua, tôi đã thực hiện một số
biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đàm thoại tiếng Anh cho học sinh
của đơn vị như sau:
3.1. Tạo môi trường ngôn ngữ - tập phản ứng nhanh:
Như trên đã nêu: việc học ngoại ngữ đối với học sinh tiểu học trong
giai đoạn hiện nay là cần thiết, vậy việc hướng dẫn học sinh học như thế nào
cho đạt hiệu quả là điều đặt ra cho mỗi giáo viên chúng ta. Việc học sinh nhỏ
biết và sử dụng được ngoại ngữ giống như việc một đứa trẻ học và sử dụng
tiếng mẹ đẻ. Một trẻ sơ sinh sau vài tuần tuổi đã có thể nhận biết âm thanh từ
giọng nói của mẹ - người luôn gần gũi trẻ nhất. Tuy rằng lúc đó trẻ chưa thể
hiểu được nhưng đây là môi trường ngôn ngữ rất tốt đối với trẻ trong giai
đoạn phát triển kỹ năng nói về sau. Như vậy, môi trường ngôn ngữ có ảnh
hưởng rất lớn đối với việc học tiếng; cho nên khi hướng dẫn trẻ đàm thoại
điều đầu tiên là phải tạo được môi trường giao tiếp ngôn ngữ để các em có cơ
hội rèn luyện những gì mình đã được học. Ở Việt Nam, tiếng Anh vẫn còn là
một ngoại ngữ, vì thế môi trường ngôn ngữ của các em chỉ trong phạm vi lớp
học. Giáo viên sẽ hình thành kỹ năng nghe - nói cho học sinh bằng cách sử
dụng những khẩu lệnh đơn giản bằng tiếng Anh giúp các em làm quen với
cách sử dụng tiếng Anh trong giờ học tiếng Anh. Ngày qua ngày, khi các em

đã có được vốn từ vựng phong phú hơn thì giáo viên yêu cầu học sinh phải sử
dụng tiếng Anh thay thế dần cho tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh. Đối với
yêu cầu này thì những học sinh trung bình và yếu sẽ gặp nhiều khó khăn,
nhưng nếu không muốn bị đứng ngoài môi trường giao tiếp đầy hấp dẩn với
những trò chơi có thưởng và những đoạn phim vui nhộn cùng với những hoạt
động hấp dẫn khác do giáo viên tổ chức thì đòi hỏi những học sinh này phải
có hướng phấn đấu để được hòa nhập cùng các bạn.
Ngoài việc tạo ra môi trường ngôn ngữ để các em rèn luyện thì cách
bày trí và tổ chức lớp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy


và học ngoại ngữ. Xung quanh phòng học được trang trí bằng những tranh
ảnh hay những câu truyện ngắn hoặc những câu châm ngôn bằng tiếng Anh
giúp các em có cảm giác gần gũi với ngôn ngữ mới này. Ngoài ra, khi các em
sử dụng nhiều giác quan để tư duy một vấn đề nào đó thì các em sẽ khắc sâu
hơn. Cách tổ chức sắp xếp bàn ghế cho lớp học ngoại ngữ cũng sẽ khác với
các môn học khác. Có thể xếp bàn ghế theo hình vòng cung hoặc hình chữ U
hay theo nhóm bàn tùy theo mục đích, nội dung của tiết dạy. Đối với tiết học
ngoại ngữ đòi hỏi phải có khoảng trống dành cho các hoạt động trò chơi, các
hoạt động thực hành luyện tập.
Tùy vào thời điểm học mà học sinh sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp.
Để tạo không khí vui tươi, thoải mái cho giờ học giáo viên cũng cần phải
luyện cho học sinh một số bài hát tiếng Anh mà các em yêu thích và dễ hát để
các em hát đầu giờ, cuối giờ. Từ sự yêu thích môn học, yêu thích ngôn ngữ
mới sẽ giúp các em say mê hơn trong viêc học và vận dụng kiến thức mới.
Đầu giờ học Anh văn học sinh và giáo viên chào nhau bằng tiếng Anh:
Teacher: Good morning, class!(students stand up)
Students: Good morning, teacher!
Teacher: How are you today?
Students: We’re fine, thank you .And you?

Teacher: I’m fine ,thanks!Sit down ,please!
Students: Thank you!(students sit down)
Những tình huống giao tiếp ngắn gọn, dễ hiểu và đơn giản được vận
dụng thường xuyên và đúng ngữ cảnh sẽ dần tạo cho các em phản xạ giao tiếp
tự nhiên và tự tin hơn.
3.2. Hướng dẫn, động viên và tạo tình huống cho học sinh thực
hành nói:
Do đặc thù của bộ môn, việc dạy và học ngoại ngữ khác với các môn
học khác là cần thời gian thực hành ở lớp nhiều sau mỗi phần bài mới. Trong
thực tế, khi học tiếng Anh thì học sinh rất ít khi thực hành đúng ngay lần đầu,
nhất là đối với các em nhỏ - học sinh tiểu học. Do đó việc hướng dẫn các em


thực hành nói ở giai đoạn đầu là rất cần thiết và quan trọng cho việc phát triển
hoàn thiện các kỹ năng về sau.
Để học sinh thực hành tốt, đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo tổ
chức, đưa ra các tình huống cụ thể, phù hợp và hướng dẫn học sinh vận dụng
kiến thức đã học vào thực hành.
Ví dụ: giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các từ đã học vào mẫu
câu:
- This is a book.
- This is a pen.
- This……………
Hoặc : - This is my new book
- This is my new pen
Hoặc bất cứ mẫu câu nào mà các em có thể diễn đạt để vận dụng các từ
đã học. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh càng nhiều
càng tốt, các em cần luyện tập thường xuyên và tự giác, vận dụng từ đã học
vào các loại mẫu câu mà học sinh biết. Cần giúp cho học sinh không ngại nói,
không ngại sai để từng bước hình thành và phát triển kỹ năng nói tốt hơn. Để

làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải thể hiện tốt vai trò tổ chức,
hướng dẫn học tập. Vì đối với học sinh Tiểu học thì việc mắc lỗi trong quá
trình thực hành là điều không tránh khỏi. Các em thường mắc những lỗi như:
lỗi phát âm, quên từ, quên cấu trúc, sử dụng từ hoặc cấu trúc không phù hợp
với ngữ cảnh…. Cho nên giáo viên phải quan sát để phát hiện ra các lỗi
thường gặp và khéo léo hướng dẫn học sinh giúp các em tự tin trong giao tiếp.
Ngoài ra, giáo viên không quên những lời khen ngợi hay tặng thưởng khi các
em thực hiện tốt vai trò của mình. Đó là điều thật cần thiết khi phát huy tính
tích cực của học sinh vì em nào cũng muốn chứng tỏ bản lĩnh của mình để
được giáo viên khen ngợi trước lớp hay nhận một món quà nhỏ từ giáo viên.


3.3. Vận dụng ngôn ngữ vào các tình huống giao tiếp cụ thể


Vì ngoại ngữ thiên về phương tiện để giao tiếp hơn là một môn học
logic và tư duy. Sở dĩ chúng ta học tiếng Anh nhiều nhưng lại không giao tiếp
thông thạo là vì vốn kiến thức của người học không được kích hoạt thường
xuyên. Chẳng hạn, mỗi ngày học sinh học 5 từ mới, như vậy 10 ngày học sinh
sẽ học được 50 từ mới, việc này rất tốt, nhưng nếu các em không dùng nó vào
trong các bài luận, các cuộc hội thoại hay trong nhiều tình huống khác của đời
sống thì nó rất khó trở thành kiến thức của riêng các em. Chính vì vậy giáo
viên cần giúp các em biết cách vận dụng ngôn ngữ vào các tình huống giao
tiếp cụ thể và trong trường hợp này giáo viên sẽ hướng các em vào các hoạt
động nhóm để các em vận dụng ngữ liệu đã học vào đàm thoại.
Đàm thoại là một hoạt động giao tiếp gồm ít nhất hai người là người
nói và người nghe với vai trò thay đổi nhằm phát triển kĩ năng nghe - nói cho
HS. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng đoạn hội thoại theo gợi ý từ dễ đến
khó.
Ví dụ: Xây dựng các đoạn đối thoại ngắn theo gợi ý: ( Mai và Nam giới

thiệu một số đồ dùng học tập
Mai: Hi, Nam! How are you?
Nam: I’m fine, thanks. And you?
Mai: Fine, thanks. Nam, I have something new.
Nam: Great! What?
Mai: This is a pen.
This is a pencil.
Nam: Oh ,yes. I have something new ,too.
Mai: Really? What?
Nam: This is a book.
Khi xây dựng đoạn hội thoại giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
cách mở rộng đề tài nhưng vẫn có giới hạn và có sự kiểm soát giúp đỡ của
giáo viên. Nhằm giúp các em sử dụng tất cả những ngữ liệu dã được học vào
ứng dụng thực tế.


Ví dụ: Khi dạy cho các em mẫu câu diễn tả lời mời ăn hoặc uống món
gì đó.
A: Would you like some milk?
B: No, thanks.
Với tình huống này giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em mở rộng đoạn
hội thoại với những mẫu câu đã học.
A: What would you like?
B: I like some orange juice.
A: Here you are.
B: Thank you.
A: You are welcome.
Ngoài ra giáo viên nên chú ý hướng dẫn cho học sinh ngữ điệu trong
đàm thoại cũng như cách để thể hiện trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận,
khen, chê, phàn nàn …Có như vậy thì đoạn hội thoại mới sinh động, thực tế

và thu hút các em tham gia.
Từ những ngữ liệu đã học và sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên học sinh sẽ
vận dụng và thực hiện được tình huống giao tiếp bằng ngôn ngữ mà các em
đang học - đó cũng là một trong những mục tiêu của việc học ngoại ngữ ngày
nay.
3.4. Đa dạng hoá các hình thức học tập để kích thích học sinh sử
dụng tiếng Anh
Khi dạy Tiếng Anh cho trẻ thì chúng ta nên tạo không khí thoải mái và
vui vẻ vì trẻ thích chơi hơn là học. Dạy ngôn ngữ thông qua các trò chơi,
tranh ảnh, vật thật hay những đoạn phim hoạt hình có những nhân vật vui
nhộn sẽ gây cho các em sự đam mê và thích thú trong học ngôn ngữ. Việc tạo
hứng thú đối với học sinh Tiểu học là rất quan trọng vì đây là bước đầu các
em tiếp xúc với một ngôn ngữ mới. Nếu không gây hứng thú cho các em ngay
từ bước đầu thì các em sẽ sợ học Tiếng Anh. Dần lên các cấp học cao hơn,
học Tiếng Anh chỉ vì bắt buộc phải học cho nên kết quả đạt được sẽ không
cao.


Ví dụ: Khi dạy mẫu câu diễn tả muốn mua một món đồ gì. GV sẽ cho
HS chơi trò chơi “ training game” vừa tạo không khí vui vẽ, vừa giúp HS rèn
luyện kỹ năng nghe- nói, lại vừa giúp HS rèn luyện trí nhớ và ôn từ đã học.
A: I want a pen
B: I want a pen and a book.
C: I want a pen, a book and a pencil.
D: I want a pen, a book, a pencil and a ruler.
E: I want a pen, a book, a pencil, a ruler and an eraser…………
Đối với học sinh Tiểu học thì chưa nói đến việc đọc sách nhưng có thể
nghe nhạc để giúp cho các em có thể học từ và câu cũng như những tình
huống giao tiếp. Trước khi bắt đầu tiết dạy hãy cho học sinh nghe hoặc hát
theo một bài hát mà các em đã biết. Một bài tập ngắn và vui vẽ này sẽ giúp

cho não bộ của các em tập trung vào ngôn ngữ Tiếng Anh theo cách tự nhiên
và thoải mái.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phát triển kỹ năng nghe - nói cho các em
thông qua việc xem phim hoạt hình. Vừa phù hợp với lứa tuổi của các em,
vừa không nặng nề lại gây được sự hứng thú cho HS.
Ví dụ: Khi dạy về những mẫu câu chào hỏi khi gặp nhau, GV có thể
cho các em xem một đoạn phim hoạt hình có nội dung tương tự như thế và
sau đó yêu cầu các em xây dựng lại tình huống và luyện tập với nhau.
A: Hello. How are you?
B: I’m fine, thanks. How are you?
A: Fine. Thank you. This is my friend.
C: Hello. I’m Peter. What’s your name?
B: My name’s Linda.
C: Nice to meet you.
B: Nice to to meet you,too.
Bên cạnh đó, trong quá trình hướng dẫn học sinh vận dụng ngữ liệu thì
một trong những phương pháp gây hứng thú cho các em là tổ chức các hình
thức thi đua trong học tập: .


+ Cho học sinh thi đua đoán từ theo tranh gợi ý.
+ Thi đua tìm từ theo chủ đề: ( tìm từ theo chủ đề về đồ dùng học tập,
về nghề nghiệp, về các thành viên trong gia đình… )
+ Thi đua thành lập câu theo từ gợi ý, theo tranh gợi ý, thành lập câu
theo chủ đề…
+ Thi đua xây dựng đoạn đối thoại theo tranh gợi ý, theo chủ đề…
+ Hướng dẫn học sinh tham gia vào các trò chơi tiếng Anh qua truyền
hình, qua mạng internet
+ Tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường cho học sinh tham
gia nhằm phát huy khả năng của các em dưới nhiều hình thức.








Học sinh tham gia thi Olympic tiếng Anh trên internet

III. HIỆU QUẢ
Với sự trải nghiệm qua quá trình giảng dạy môn Anh văn Tiểu học, tôi
đã áp dụng các phương pháp nêu trên để giúp học sinh của mình vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn một cách phù hợp và hiệu quả. Tôi nhận thấy
học sinh đã bước đầu yêu thích môn Anh văn qua các giờ học đàm thoại - các
em đã mạnh dạn hơn trong khi thực hành nói. Chính nhờ vào sự yêu thích
môn học mà các em đã đến với các hội thi tiếng Anh một cách hào hứng và
say mê như thi Olympic tiếng Anh qua mạng internet - một sân chơi đầy hào
hứng và bổ ích cho học sinh.
Và để trang bị những kiến thức cần thiết cho mình khi tham gia vào các
hội thi Anh văn mà các em yêu thích cũng như có khả năng sử dụng tốt ngữ


liệu vào đàm thoại, các em đã tự giác hơn và tích cực hơn trong việc học
ngoại ngữ. Và trong năm học vừa qua (2010-2011) một số học sinh của
trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong các hội thi Anh văn cấp huyện,
cấp tỉnh và cấp quốc gia… (đạt giải nhất đồng đội trong hội thi Olympic tiếng
Anh cấp huyện , 3 học sinh đạt nhất khối 3 -4 -5 trong hội thi Internet tiếng
Anh và đặc biệt có một học sinh lớp 5 đạt huy chương vàng cấp quốc gia
trong hội thi này).
Việc học và sử dụng được ngoại ngữ là điều vô cùng thú vị đối với học

sinh nhỏ trong hành trình khám phá tri thức mới. Và tôi đã vận dụng các
phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn trên để giúp học sinh vận dụng ngữ liệu
vào đàm thoại , và sau đây là kết quả khảo sát khả năng vận dụng tiếng Anh
của học sinh
Kết quả khảo sát về khả năng vận dụng ngữ liệu vào đàm thoại của
học sinh
TỶ LỆ
Tốt Đạt Chưa đạt
Trước khi vận dụng sáng kiến (44 /170)
25.6%
(76/170)
44.8%
( 51/ 170 )
29.6%
Sau khi vận dụng sáng kiến ( 88/ 170)
51.7%
(71/ 170)
41.5%
(12/ 170)
6.8%

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên đây là một số phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn học sinh sử
dụng ngữ liệu vào đàm thoại mà bản thân tôi đã góp nhặt được trong quá trình
giảng dạy tiếng Anh nhằm tạo cho học sinh vận dụng một cách linh hoạt kiến
thức vào thực tế. Đồng thời giúp các em khắc phục tình trạng ngại thực hành,
ngại sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Tạo điều kiện để các em mạnh dạn
hơn trong việc vận dụng ngôn ngữ đã học vào thực tiễn, làm nền tảng cho sự
phát triển các kỹ năng về sau trong quá trình học tiếng Anh ở các cấp học
trên. Tôi đã và đang vận dụng những kinh nghiệm trên vào công việc giảng



dạy của mình và tôi nhận thấy học sinh của mình có sự tiến bộ về khả năng
vận dụng tiếng Anh vào đàm thoại.
Để việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả giáo viên cần phải nhiệt tâm
với công việc. Phải luôn tìm ra những phương pháp phù hợp cho đối tượng
học sinh của mình. Cần có sự sáng tạo trong việc giảng dạy và tinh thần học
tập để có khả năng cập nhật và ứng dụng những phương pháp mới. Tạo sự
yêu thích môn học cho học sinh giúp các em tự giác học tâp và học hiệu quả
hơn.
V. KIẾN NGHỊ
Vì phương pháp dạy và học ngoại ngữ mang nét đặc thù riêng so với
các môn học khác nên nếu có điều kiện thì nhà trường cần có phòng học riêng
cho bộ môn này. Trang bị phương tiện nghe nhìn cho lớp học - điều này rất
cần thiết cho việc dạy và học ngoại ngữ.
Với những kinh nghiệm vừa chia sẽ, tôi hy vọng nhận được những ý
kiến đóng góp của quí đồng nghiệp cho đề tài của tôi thêm phong phú, nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh trong thời gian tới .

Thạnh Phú, ngày 19 tháng 01 năm
2012
Người viết



Nguyễn Thị Kim Phư
ợng









PHÒNG GD&ĐT VĨNH CỬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Trường TH Tân Phú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––– ––––––––––––––––––––––

Thạnh Phú, ngày 30 tháng 01 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 – 2012
Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh Tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại
Tiếng Anh” .
Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Phượng Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Phú
Lĩnh vực: ( Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên môn hoặc lĩnh vực
khác)
-Quản lý giáo dục -Phương pháp dạy học bộ môn
-Phương pháp giáo dục -Lĩnh vực khác
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành

1. Tính mới ( Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến.
2. Hiệu quả:( Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả

cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai
áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai
áp dụng tại đơn vị có hiệu quả.
3.Khả năng áp dụng ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng thực tiễn đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng
đạt hiệu quả trong phạm vi rộng Tốt Khá Đạt
Phiếu này được đánh dấu X vào đầy đủ các ô tương ứng có ký tên xác
nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối
mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên và ghi rõ họ tên) ( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng
dấu)

×