Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Trần Thị Hồng Nhung
PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG
TIỂU THUYẾT TRIỀU ÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Trần Thị Hồng Nhung
PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG
TIỂU THUYẾT TRIỀU ÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 602 234
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ ANH TUẤN
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Mục lục
1
MỞ ĐẦU
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Tình hình nghiên cứu
4
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
11
6. Đóng góp của luận văn
11
6. Cấu trúc của luận văn
11
NỘI DUNG
13
Chương 1. Những vấn đề chung
13
1.1 Những vấn đề lý thuyết chung về tự sự học dân gian
13
1.2 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
23
1.3 Vài nét về con ngƣời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng
Triều Ân
30
1.3.1 Con ngƣời
30
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
32
Chương 2. Phong cách tự sự dân gian trong bình diện xây dựng
cốt truyện và nhân vật
40
2.1 Phong cách tự sự dân gian trong bình diện xây dựng cốt truyện
40
2.1.1 Cách tổ chức cốt truyện theo trật tự thời gian tuyến tính
41
2.1.2 Đan xen cốt truyện cổ trong cốt truyện hiện đại
45
2.2 Phong cách tự sự dân gian trong bình diện xây dựng nhân vật
49
2.2.1 Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
50
2.2.1.1 Nhân vật chính diện
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2.2.1.2 Nhân vật phản diện
59
2.2.2 Xây dựng nhân vật có môtip văn học dân gian
65
2.2.2.1 Kiểu nhân vật ngƣời mồ côi
65
2.2.2.2 Kiểu nhân vật là anh em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
68
2.2.2.3 Kiểu nhân vật đi tìm cha, mẹ
74
Chương 3. Phong cách tự sự dân gian trong bình diện ngôn ngữ
nghệ thuật
80
3.1 Cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ
81
3.2 Lối so sánh ví von giàu hình ảnh
89
KẾT LUẬN
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Trên phƣơng diện lý thuyết, tự sự học từ lâu đã trở thành một lĩnh
vực giành đƣợc sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu văn học trên
thế giới bởi ý nghĩa to lớn của nó. “Người ta không thể nghiên cứu phong
cách học tiểu thuyết mà bỏ qua các vấn đề của tự sự học” (Trần Đình Sử). Từ
khi đƣợc giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học đã đƣợc hƣởng ứng rộng rãi của
giới nghiên cứu, đặc biệt là ở các trƣờng đại học. Hội thảo Tự sự học năm
2001 tại Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã đánh dấu một bƣớc khởi đầu tuy muộn
màng nhƣng bổ ích. Từ đó về sau các luận văn, luận án theo hƣớng tự sự học
đã đƣợc chú ý nhƣng vẫn còn rất hiếm hoi.
1.2 Việt Nam là một đất nƣớc gồm 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều
có một bản sắc văn hoá riêng, độc đáo. Điều đó đã từng bƣớc đƣợc phản ánh
đậm nét trong văn học. Chính vì vậy, vai trò của văn học dân tộc thiểu số
trong thành tựu chung của văn học Việt Nam rất quan trọng. Nó góp phần tạo
nên diện mạo nền văn học Việt Nam. Trong các tác giả ngƣời dân tộc thiểu số
viết về miền núi, Hoàng Triều Ân là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào.
Riêng về sáng tác văn xuôi, sáng tác của ông đa dạng ở nhiều thể loại: Truyện
ngắn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, đặc biệt là tiểu thuyết. Tác phẩm của
ông có tiếng nói rất riêng mang đậm dấu ấn về cuộc sống và con ngƣời miền
núi. Với những thành tựu nhƣ vậy, trong những năm qua, những sáng tác của
Triều Ân đã đƣợc giới nghiên cứu thực sự quan tâm. Tuy nhiên, đi sâu vào giá
trị từng tác phẩm cụ thể là nguồn đề tài rộng lớn cần tiếp tục đƣợc tìm hiểu
thêm. Thực hiện đề tài Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều
Ân, chúng tôi mong muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị tác phẩm và tài
năng, tâm huyết nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
1.3 Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao
động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu
dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay.
Nó bám rễ sâu vào cuộc sống và tâm hồn dân tộc. Bởi thế, các nhà văn, nhà
thơ của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới đều có một vốn văn hoá, văn học
dân gian nhất định, các sáng tác của họ ít nhiều đều có ảnh hƣởng của nền văn
hoá, văn học ấy. Triều Ân là nhà văn đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn
học dân gian. Trong tƣ duy sáng tạo của mình, tác giả đã chịu sự ảnh hƣởng
của thi pháp văn học dân gian rất rõ nét ở các phƣơng diện: xây dựng cốt
truyện, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật…
Việc nghiên cứu Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều
Ân là cơ hội để ngƣời viết có điều kiện đi sâu tìm hiểu loại hình tự sự dân
gian và sự ảnh hƣởng của văn học dân gian đến văn học viết đƣơng đại qua
hiện tƣợng Hoàng Triều Ân. Từ đó góp phần khẳng định vai trò của nhà văn
trong nền văn học Việt Nam, đồng thời góp phần nâng cao trình độ học tập
cũng nhƣ giảng dạy bộ môn văn học dân gian trong nhà trƣờng phổ thông của
ngƣời nghiên cứu.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Điểm lược nghiên cứu về văn học miền núi đương đại
Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chủ yếu đƣợc hình
thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đây là một mảng sáng
tác có đóng góp quan trọng góp phần tạo nên diện mạo chung của nền văn học
Việt Nam hiện đại với hai nguồn tác giả song song. Một là do tác giả ngƣời
Kinh viết, một là các tác giả ngƣời dân tộc thiểu số viết về con ngƣời và cuộc
sống của dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Những nhà văn ngƣời Kinh đã đem lại cho văn học miền núi những bức
tranh hoành tráng sử thi nhƣ “Rừng động” (Mạc Phi), “Hoa hậu xứ Mường”
(Phƣợng Vũ), “Đồng bạc trắng hoa xoè” (Ma Văn Kháng)…Tác giả Lâm
Tiến cho rằng “chỗ mạnh của các nhà văn người Kinh là ở chiều sâu cảm
nhận, khám phá, phát hiện ra cái mới, cái lạ, cái riêng độc đáo, phát hiện ra
phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi mà có khi bản thân dân tộc ấy
chưa phát hiện ra hoặc không để ý tới” [49.13].
Nhắc đến nền văn học miền núi chúng ta không thể không nhắc tới tên
tuổi của những thế hệ các nhà văn, nhà thơ là ngƣời dân tộc thiểu số. Chính
họ, những ngƣời sinh ra, lớn lên và gắn bó máu thịt với mảnh đất miền núi, đã
cho chúng ta cái nhìn phong phú, đầy đủ về con ngƣời, cuộc sống với những
phong tục tập quán của dân tộc mình. Giai đoạn mới hình thành (1957), ta có
thể kể đến các tác giả: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Cầm Biêu. Giai đoạn
tiếp theo có thêm Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Hồng, Y
Phƣơng Nhìn chung đội ngũ các nhà văn miền núi khá hùng hậu trên các thể
loại: Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, sƣu tầm, nghiên cứu phê bình. Tuy
những tác phẩm của họ không phải tác phẩm nào cũng có giá trị nghệ thuật
cao nhƣng đã phản ánh đƣợc một bức tranh rộng lớn với những hình ảnh sinh
động và thuyết phục về cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc, trong đó cuộc sống
hiện thực miền núi hiện lên chân thực, sinh động với những mảng màu tƣơi
tắn và mới lạ. Việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đƣơng
đại là một việc làm thực sự cần thiết.
Cho đến nay đã xuất hiện một số công trình nhƣng chủ yếu là các bài
báo rải rác trên các tạp chí hay nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm văn học
miền núi nói chung nhƣ: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
(Lâm Tiến), Văn học và miền núi (Lâm Tiến), Vấn đề văn nghệ miền núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Việt Bắc (Bàn Tài Đoàn, Chu Văn Tấn, Nông Quốc Chấn), Bước đầu tìm
hiểu văn nghệ Việt Bắc (Nhiều tác giả)… Trong đó, các tác giả đã khẳng
định giá trị của văn học miền núi cũng nhƣ khẳng định đóng góp của nó đối
với nền văn học nƣớc nhà bởi vì Với mảng văn học này, văn học Việt Nam có
thêm một tiếng nói, một phong cách riêng trong việc khám phá tâm hồn, tính
cách con người miền núi nói riêng và con người Việt Nam nói chung
[63.240]. Bên cạnh đó, khi bàn về thể loại văn xuôi, Lâm Tiến còn chỉ ra
Truyền thống văn học dân gian hàng nghìn năm và những điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội ở miiền núi ảnh hưởng không nhỏ tới văn học các dân tộc
thiểu số [67.196].
Trong cuốn Văn học miền núi, Lâm Tiến đã điểm qua một số tác giả
nhƣ Vi Hồng, Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Nông Viết Toại, Hoàng Đức
Hậu, H’Linh Niê và đều chỉ ra ở họ có “sự vận dụng văn hoá văn học dân
gian cũng như cách nói của dân tộc Tày khá nhuần nhuyễn” [67.17]
Tựu chung lại, giới nghiên cứu phê bình văn học đã có sự quan tâm và
khẳng định vai trò của các nhà văn dân tộc thiểu số đối với nền văn học nƣớc
nhà. Đa số những nghiên cứu đó còn ở mức độ tổng quát của cả một bộ phận,
còn hiếm những tác phẩm chuyên sâu về một tác giả, tác phẩm cụ thể nào. Đó
là một chân trời rộng mở đối với các nhà nghiên cứu về sau.
2.2 Điểm lược nghiên cứu về nhà văn Triều Ân
Trong các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Triều Ân là một
tác giả có năng lực sáng tạo dồi dào, ít nhiều có phong cách riêng. “Cuộc đời
của nhà văn Hoàng Triều Ân được giới văn nghệ sĩ trân trọng, được xã hội
ghi nhận. Những cống hiến của ông được đánh giá cao” (Đoàn Lƣ).
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết đề cập đến sự nghiệp
sáng tác cũng nhƣ đóng góp của Triều Ân với nền văn học miền núi nói riêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
và văn học đƣơng đại nói chung. Đặc biệt Hội thảo khoa học về nhà văn
Hoàng Triều Ân diễn ra tại Cao Bằng ngày 12 tháng 11 năm 2007 đã có
những ý kiến khẳng định tài năng nghệ thuật cũng nhƣ những đóng góp của
ông cho nền văn học nƣớc nhà với sự tham gia của đông đảo các tác giả phê
bình, nghiên cứu văn học có uy tín. Những bài tham luận, phát biểu trong hội
thảo đã làm nổi bật về con ngƣời, sự nghiệp, về giá trị những tác phẩm, công
trình của Triều Ân.
Nói về thành tựu sáng tác của Triều Ân trên các thể loại, các nhà nghiên
cứu, đồng nghiệp đều đánh giá cao tài năng, tâm huyết của nhà văn. Lã Nhâm
Thìn cho rằng “Nói đến Triều Ân là nói đến ba nhà trong một nhà: nhà văn,
nhà thơ, nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu văn học. Ở nhà nào Hoàng Triều Ân
cũng có những đóng góp làm phong phú, làm giàu có thêm nền văn học các
dân tộc ít người nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung” [64.104]. Các
tác giả khác cũng khẳng định: “Gọi Hoàng Triều Ân là nhà văn, nhà thơ, nhà
nghiên cứu đề đúng cả vì ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được thành tích đáng
kể” [64.243] và “Dù ở thể loại nào, thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết, đọc
trang viết của Triều Ân, người đọc đều có cảm giác được khám phá những
điều mới mẻ và thú vị” [64.217]. Bởi mỗi trang văn của Triều Ân đã đem đến
cho ngƣời đọc hiểu biết phong phú về cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là phong
tục tập quán của đồng bào dân tộc miền núi bằng một thứ ngôn ngữ giản dị,
mộc mạc, lối so sánh ví von gần với cách cảm, cách nghĩ của ngƣời miền núi.
Trong hội thảo, các nhà nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số nhận định về
nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Triều Ân ở một số phƣơng diện sau:
Về trần thuật:
“Cách trần thuật miêu tả nhân vật và ngoại cảnh vẫn là bằng bút pháp tả
thực và lối thuật kể, nhiều khi còn quá đơn giản, thực thà…Tuy vậy bút pháp
của Triều Ân không phải không có những nét đặc sắc đáng chú ý” [64.39]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Về xây dựng nhân vật:
“Truyện của Triều Ân không có những anh hùng, kể cả bóng dáng anh
lãnh đạo. Thế giới nhân vật của anh, khung trời văn chương của anh là
những con người bình thường, không chức sắc, không vĩ nhân” [64.79]
“Nhân vật trong truyện của Triều Ân cũng ngày càng được soi rọi và thể
hiện ở nhiều bình diện, ở đời sống bên trong với những diễn biến tâm lý
không giản đơn một chiều” [64.39]
“Nhà văn đã không ngần ngại đặt nhân vật trong những tình huống,
những thử thách ngặt nghèo để nhân vật tự lựa chọn, ứng xử, qua đó bộc lộ
cá tính và nhân cách của mỗi cá nhân” [64.58]
Về cốt truyện:
“Tác giả đã xây dựng cốt truyện với nhiều tuyến đan xen, cùng với sự mở
rộng không gian truyện và thế giới nhân vật” [64.39]
“Xung đột truyện được thắt và cởi liên tục khiến người đọc thích
thú…Nhìn chung các cốt truyện đều đi sâu khai thác những xung đột khác
nhau của đời sống” [64.101]
Về ngôn ngữ:
“Sức hấp dẫn của truyện không phải ở những cốt truyện độc đáo mà chủ
yếu ở câu chuyện, lời kể chuyện dung dị, chân tình, say mê của tác giả”
[64.50]
“…Ông chỉ vận dụng chất dân gian trong cách viết. Nên ngôn ngữ trong
truyện ngắn gần gũi với ngôn ngữ thường ngày của dân tộc…Nhân vật cũng
không đa dạng, phức tạp, không có những ẩn ý sâu xa, khó hiểu” [64.94]
“Đưa đến mức tối đa ngôn ngữ của đời sống, phương ngôn ngạn ngữ, lối
so sánh ví von của đồng bào vào tác phẩm, đấy là một dụng công của nhà
văn” [64.221]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Có thể nói, làm nên bản sắc riêng trong các sáng tác của Triều Ân không
chỉ bởi tài năng nghệ thuật mà còn bởi ông đã “hấp thu những nét văn hoá
truyền thống của dân tộc mình” [64.66], “là một người có công đối với việc
sưu tập và gìn giữ vốn văn học dân gian của người Tày” [64.182]. Sự hiểu
biết sâu rộng về văn hoá dân gian ấy đã ít nhiều ảnh hƣởng đến văn chƣơng
nói chung và đặc biệt là tiểu thuyết Triều Ân nói riêng. Điều đó thể hiện ở
một số yếu tố. Bích Thu nhận xét “Dễ nhận thấy tiểu thuyết Triều Ân thường
có một kết thúc có hậu” [64.57] và “nhà văn đã chịu ảnh hưởng của thi pháp
dân gian với quan niệm: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” [64.67]. Nguyễn
Văn Long cũng khẳng định: “Một trong những yếu tố văn hóa dân gian có
thể tìm thấy dấu ấn trong truyện của Triều Ân, đó là việc sử dụng những
môtíp văn học dân gian một cách sáng tạo…cố nhiên những môtíp dân gian
đi vào tác phẩm Triều Ân không lặp lại nguyên dạng mà đã được biến cải phù
hợp với hoàn cảnh xã hội đương đại” [64.35]. Có lẽ bởi vậy nên “mạch
truyện của anh như là cổ tích, truyện viết ra để kể chứ không phải để đọc”
[64.79]
Luận văn thạc sĩ Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân của tác giả
Hoàng Thị Vi là một công trình khá dày dặn nghiên cứu về văn xuôi Triều
Ân. Tác giả đã khai thác một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện bản sắc dân
tộc nhƣ: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ. Qua đó
khẳng định Triều Ân đã kế thừa, tiếp thu có sáng tạo và vận dụng vốn văn hoá
văn học dân gian của dân tộc mình.
Qua việc điểm lƣợc một số ý kiến đánh giá, nhận xét về con ngƣời, về tác
phẩm của Triều Ân, ta thấy đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận của ông đối
với nền văn học dân tộc. Đặc biệt, nhận định về một số yếu tố làm nên giá trị
nghệ thuật đặc sắc trong văn xuôi Triều Ân, các nhà phê bình, nghiên cứu đều
khẳng định dấu ấn của bản sắc dân tộc, đặc biệt là sự ảnh hƣởng của thi pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
văn học dân gian in đậm trong mỗi tác phẩm. Những ý kiến quý báu đó sẽ là
những gợi mở bƣớc đầu cho ngƣời viết đi sâu nghiên cứu phong cách tự sự
dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng
pháp sau:
3.1 Phương pháp liên ngành
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về tự sự học và tự sự học dân gian, từ
đó tìm hiểu phong cách nghệ thuật mang đặc trƣng nghệ thuật dân gian của
tác giả. Đây là một vấn đề tƣơng đối phức tạp, đòi hỏi ngƣời viết phải sử dụng
kiến thức liên ngành folklore học và văn học cũng nhƣ kiến thức ở một số
ngành khác nhƣ xã hội học, dân tộc học.
3.2 Phương pháp thống kê, khảo sát
Thống kê, khảo sát các yếu tố trong tác phẩm mang đặc trƣng của loại
hình tự sự dân gian giúp cho việc nghiên cứu có cơ sở khoa học, chính xác, có
tính thuyết phục cao.
3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong luận văn, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng linh hoạt, kết quả
phân tích làm tiền đề cho những kết luận khái quát về vấn đề đƣợc đặt ra
trong nhiệm vụ nghiên cứu.
3.4 Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng giữa loại hình tự sự dân gian và tiểu
thuyết Triều Ân làm nổi rõ phong cách tự sự dân gian của tác giả.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết Triều Ân (2009). Nxb Hội nhà văn gồm 3 tác phẩm:
Nắng vàng bản Dao (1992)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nơi ấy biên thuỳ (1994)
Dặm ngàn dong ruổi (2000)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết
Hoàng Triều Ân ở các phƣơng diện: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân
vật, ngôn ngữ nghệ thuật.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân,
luận văn có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu những vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận về tự sự học và tự sự dân gian qua thể loại cổ
tích để từ đó xác định cơ sở lý thuyết để chỉ ra phong cách tự sự dân gian
trong tiểu thuyết Triều Ân.
- Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân biểu hiện qua
một số phƣơng diện: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ
nghệ thuật.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn là một công trình vận dụng lý thuyết tự sự còn khá mới mẻ
ở Việt Nam để khảo sát sáng tác của một nhà văn dân tộc thiểu số.
- Luận văn góp phần đánh giá phong cách tự sự dân gian nhƣ một yếu
tố quan trọng làm nên giá trị đặc sắc trong tiểu thuyết của nhà văn Triều Ân.
- Luận văn góp phần khẳng định chiều sâu của văn hoá, văn học dân
gian nhƣ một mạch nguồn sáng tác, thúc đẩy sự phát triển của văn xuôi hiện
đại.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Chƣơng 2. Phong cách tự sự dân gian trong bình diện xây dựng nhân
vật và xây dựng cốt truyện.
Chƣơng 3. Phong cách tự sự dân gian trong bình diện ngôn ngữ nghệ
thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn học Việt Nam chứng kiến sự
cách tân mạnh mẽ chƣa từng thấy trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn và cấu
trúc tự sự của tác phẩm. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc
đổi mới sôi động này, không hẳn là sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố
nghệ thuật mới, mà lại nằm ở sự thâu nhận và “tái sử dụng” tích cực những
yếu tố tự sự truyền thống - đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian. Ở chƣơng
này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về loại hình tự sự dân gian và đặc điểm
chung của loại hình nghệ thuật này. Trên cơ sở đó tìm hiểu sự ảnh hƣởng của
văn học dân gian tới loại hình tự sự văn học viết Việt Nam từ trung đại đến
hiện đại sau khi đã có những luận giải về mối quan hệ giữa văn học dân gian
và văn học viết. Cuối cùng là tổng quan về con ngƣời và sự nghiệp sáng của
Triều Ân trong dòng chảy văn học miền núi đƣơng đại. Đây sẽ là cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn giúp ngƣời viết giải quyết những vấn đề đặt ra ở
chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận văn.
1.1 Những vấn đề lý thuyết chung về tự sự học dân gian
Vấn đề phân loại văn học theo phƣơng thức phƣơng tiện thẩm mĩ ở cấp
độ loại hình, thuật ngữ tự sự và trữ tình từ lâu đã đƣợc các nhà kinh điển mỹ
học và lý luận văn học trên thế giới đề xuất nghiên cứu trong sự phân biệt và
tƣơng quan ƣớc lệ. Tuy nhiên, theo sự tiến hoá của văn hoá, xã hội và lịch sử,
những tƣ liệu bao quát chúng ngày càng phong phú, đa dạng, sự chuyển hoá
thâm nhập lẫn nhau của chúng trong thực tiễn sáng tác cũng gây không ít khó
khăn cho ngƣời nghiên cứu trong việc xác định thể loại. Trong khi nêu lên
những ranh giới cụ thể giữa chúng cũng nhƣ những đặc tính và những biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
thể phong phú, lịch sử phân định tự sự và trữ tình đã có những ý kiến khác
nhau.
Một trong những ngƣời đầu tiên nhắc đến khái niệm tự sự trong sự phân
biệt hai loại hình còn lại, phải kể đến là Arixtot. Theo ông, văn học có ba
phƣơng thức mô phỏng hiện thực. Đó là kể về một sự kiện nhƣ về một cái gì
tách biệt với mình, hoặc là ngƣời mô phỏng tự nói về mình không thay đổi
ngôi xƣng, hoặc là trình bày tất cả những nhân vật đƣợc mô tả trong hành
động. Tên gọi của ba phƣơng thức trên lần lƣợt là tự sự, trữ tình và kịch. Nhƣ
vậy, ở dạng ban đầu, tự sự chỉ đƣợc coi là một phƣơng thức mô phỏng hiện
thực.
Cho đến sau này, trong quá trình phân loại văn học, các nhà nghiên cứu
mới dựa vào ba phƣơng thức trên mà khái quát hoá, phân loại thành ba loại
hình văn học. Lúc này tự sự mới xuất hiện với tƣ cách là một loại hình. Trong
cách phân loại đó, theo Bielinxki, khái niệm tự sự đƣợc dùng để chỉ toàn bộ
những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện. Đặc trƣng nổi
bật nhất và cũng là quan trọng nhất của loại hình tự sự là tính khách quan.
Cũng theo Bielinxki, trong mối quan hệ với những loại hình còn lại, nếu tác
phẩm trữ tình ƣa nói tới cái chủ quan, tác phẩm kịch là “sự dung hợp của các
yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình” thì đối
tƣợng mà tự sự hƣớng tới là tính khách quan của thế giới.
Nhƣ vậy, mỗi nhà nghiên cứu, dƣới các góc độ khác nhau sẽ có quan
điểm khác nhau về tự sự. Song dù nhấn mạnh đặc trƣng nào, tiêu chí loại hình
vẫn có một cái lõi chung nhất. Về khái niệm tự sự, chúng tôi thống nhất quan
điểm của các nhà biên soạn cuốn Từ điển thuật ngữ văn học:
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ
quan về nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính
khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
mở rộng của đời sống, trong không gian, thời gian qua các sự kiện,
biến cố xảy ra trong cuộc đời con ngƣời. Trong tác phẩm tự sự, nhà
văn cũng thể hiện tƣ tƣởng và tình cảm của mình. Nhƣng ở đây tƣ
tƣởng và tình cảm của nhân vật thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và
hành động bên ngoài của con ngƣời tới mức giữa chúng dƣờng nhƣ
không có sự phân biệt nào cả.
Nhƣ vậy ở tác phẩm tự sự, kể chuyện (hay trần thuật) là yếu tố trung tâm
tổ chức ra thế giới nghệ thuật. Đồng thời với nó, cốt truyện, nhân vật là những
yếu tố hạt nhân, đƣợc triển khai nhờ một hệ thống các yếu tố chi tiết, sự kiện,
ngoại hình, tính cách, nhân vật, ngoại cảnh kể cả hệ thống hƣ cấu liên
tƣởng.
Từ đặc trƣng trên, có thể thấy tự sự có một khả năng bao quát rộng lớn,
phản ánh hiện thực cuộc sống và ngày càng có vị trí quan trọng trong đời
sống thể loại văn học.
Tự sự học là một chuyên ngành còn khá mới trong khoa nghiên cứu văn
học nƣớc ta. Một số vấn đề của tự sự học đã đƣợc các nhà lý luận quan tâm
tìm hiểu. Ngày 9.11.2001 khoa Ngữ văn - trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã
tổ chức Hội thảo khoa học về tự sự học. Hội thảo thu hút sự chú ý của học
giới, đánh dấu thành tựu lớn lao đầu tiên của chuyên ngành tự sự học trong
nƣớc.
Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại. Hiểu theo nghĩa
rộng, tự sự học nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên
quan. Nói cách khác là nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự
nhằm tìm một cách đọc. Tự sự là “kể việc”, “kể chuyện” nhƣng ngày nay tự
sự không đơn giản là việc kể chuyện, mà là một phƣơng pháp không thể thiếu
để giải thích, lý giải quá khứ và nó có nguyên lý riêng. Theo J.H. Miller “Tự
sự là cách để đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” [60.12]. Jonathan
Culler cũng nói “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự
vật” [60.12]. Muốn hiểu sự vật nào thì ngƣời ta kể về sự vật đó, nhƣ vậy tự sự
có nội hàm rất rộng bởi tự sự là phƣơng thức tạo nghĩa và truyền thông tin.
Trong các hình thức tự sự thì tự sự văn học khá phức tạp, vì vậy nó đã đƣợc
nghiên cứu từ rất lâu và văn học trở thành đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của
tự sự học. Thuật ngữ tự sự học Narratology do nhà nghiên cứu Pháp là
Tzevan Todorov đề xuất năm 1969, từ đó lý luận tự sự đã thay thế cho lý luận
về tiểu thuyết. Theo tác giả Trần Đình Sử, đối tƣợng đƣợc gọi là tự sự học
“bao gồm cả phần lý thuyết cấu trúc văn bản tự sự, cấu trúc sự kiện…cả phần
nghiên cứu các hình thức và truyền thống tự sự, trong các nền văn học dân
tộc cũng như sự so sánh chúng với nhau…nói lên được thực chất và tầm bao
quát của một bộ môn nghiên cứu liên ngành” [60.22].
Tự sự học nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan.
Vấn đề cấu trúc tự sự bắt đầu từ chủ nghĩa hình thức Nga chia ra hai lớp chất
liệu và hình thức. Đến nhà lý luận G.Genette nêu thêm lớp tự sự” (kể chuyện).
Theo ông, nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt cho
nên vai trò của ngƣời trần thuật là quan trọng nhất.
Lý thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên làm cho ngƣời trần thuật vô
hình vốn ít đƣợc ngƣời ta chú ý phân tích, đƣợc hiện ra nhƣ một hệ thống biểu
đạt. Nó cho ngƣời ta thấy ngƣời trần thuật đã can dự vào tiến trình tự sự nhƣ
thế nào, từ hình thức đến bình luận.
Lý thuyết tự sự cho thấy rõ sự biến dạng của thời gian bằng các biện
pháp rút gọn, tỉnh lƣợc, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay
tính liên tục của sự kiện. Từ đó nó giúp quan sát cụ thể cơ chế nghệ thuật của
tự sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Lý thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra vấn đề phƣơng vị hay còn gọi là góc
nhìn, điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật.
Tự sự học hiện đại cũng nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các
hình thức của nó, bao gồm việc phân loại các cách chuyển thuật ngôn ngữ của
ngƣời khác, nhƣ trực tiếp, gián tiếp tự do, các hình thức độc thoại nội tâm,
dòng ý thức. Tự sự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết.
Tự sự học hiện đại cũng tiếp tục nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, đơn vị
cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hoá cốt truyện.
Tóm lại, nghiên cứu tự sự học mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống
tự sự trong mỗi nền văn học. Chúng ta đã biết mỗi nền văn học đều có một
truyền thống thể loại tự sự và các thể loại ấy tiếp nối nhau trong lịch sử.
Nhƣng thực chất về sự khác biệt của các thể loại cũng nhƣ sự tiến triển của
chúng diễn ra nhƣ thế nào thì trƣớc nay chỉ có thể ghi nhận một cách cảm
tính. Giờ đây lý thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự
sự, cho phép ta nhận ra những đặc điểm trên một cách khoa học.
Văn học dân gian là các sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng theo
phƣơng thức tập thể nhiều đời chọn lọc và gọt giũa của nhân dân, là thành tố
quan trọng hợp thành chỉnh thể văn hoá dân gian có tính nguyên hợp.
Hiện nay việc phân loại và đặt tên các loại hình và thể loại văn học dân
gian còn có nhiều ý kiến chƣa thống nhất nhƣng có thể tạm chia làm ba loại
hình: Tự sự, trữ tình và sân khấu.
Loại hình tự sự bao gồm các thể loại mô tả và đúc rút kinh nghiệm toàn
bộ các sự kiện diễn ra trong thế giới khách quan. Theo bảng phân loại của Đỗ
Bình Trị, ngoài những thể loại đặc thù nhƣ: Tục ngữ, Câu đố, Vè thì các thể
loại tự sự dân gian thƣờng chú trọng đến việc miêu tả hành động của nhân vật
và bối cảnh xã hội của hành động ấy mà ít chú trọng đến việc miêu tả nội tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
của nhân vật. Tuy nhiên, nếu tác phẩm tự sự dân gian đƣợc đặt ra dƣới dạng
thơ ca thì yếu tố trữ tình thƣờng xen vào giữa yếu tố tự sự.
Tự sự là phƣơng thức phản ánh thế giới khách quan thông qua cốt truyện
và nhân vật cụ thể. Tuy nhiên, nếu nhƣ ở văn học viết chúng ta đi tìm hiểu
nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật của một tác phẩm tự sự cụ thể để
đánh giá giá trị của tác phẩm ấy thì văn học dân gian lại có cách tiếp cận
khác. Bởi mỗi thể loại văn học dân gian đều đƣợc sáng tạo trên nguồn công
thức folklore, có tính lặp lại. Do vậy, nghiên cứu văn học dân gian phải
nghiên cứu dựa theo đặc trƣng thể loại của chúng. Các thể loại tự sự dân gian
kể trên đều có cách xây dựng cốt truyện và nhân vật riêng theo đặc trƣng từng
thể loại.
Sau khi khảo sát tiểu thuyết Triều Ân, chúng tôi nhận thấy sự ảnh hƣởng
đậm nét của văn học dân gian đặc biệt là thể loại cổ tích trong phong cách
sáng tác của tác giả. Do đó, ở luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một
số yếu tố nghệ thuật của thể loại cổ tích - một thể loại khá hoàn chỉnh và là bộ
phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian để từ đó so sánh, đối
chiếu, tìm hiểu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân.
Truyện cổ tích là thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy,
nhƣng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là
phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con
ngƣời trong cuộc sống khi đã có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết
liệt. Truyện bày tỏ quan niệm đạo đức, lí tƣởng và mơ ƣớc của nhân dân lao
động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc qua những yếu tố hoang
đƣờng, kì ảo.
Cốt truyện cổ tích thƣờng ngắn gọn, đƣợc cấu tạo theo đƣờng thẳng, xây
dựng theo trình tự thông thƣờng, việc gì xảy ra trƣớc kể trƣớc, việc gì xảy ra
sau kể sau, không có nhiều kiểu kết cấu đa dạng. Trình tự không gian cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
đƣợc tuân theo trình tự thời gian. Cốt truyện phát triển theo một mạch tình
tiết: nhân vật chính dẫn ta đi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác của truyện.
Do đó, nó rõ ràng, trong sáng, dễ thuộc, dễ kể phù hợp với đặc trƣng truyền
miệng và đặc trƣng tập thể của văn học dân gian. Truyện cổ tích buộc phải
ngắn để phục vụ nhu cầu truyền miệng của tập thể nhân dân.
Cốt truyện cổ tích thƣờng mang những nét đặc trƣng, phụ thuộc rất nhiều
vào các môtip tạo thành. Cốt truyện chính là sự đan xen của hàng loạt những
môtip quen thuộc theo một hệ thống nhất định. Những truyện có môtip giống
nhau tạo thành một kiểu truyện. Có thể kể đến những kiểu truyện tiêu biểu
sau: Kiểu truyện ngƣời mồ côi (Thạch Sanh), kiểu truyện ngƣời em (Cây
khế), kiểu truyện ngƣời mang lốt (Sọ Dừa), kiểu truyện ngƣời khoẻ (Bốn anh
em, Bảy chàng trai khoẻ)…
Dù là kiểu truyện nào thì môtip truyện cũng đều đƣợc xây dựng theo một
kết cấu: Bất hạnh - thử thách - gặp may - đoàn tụ. Những nhân vật chính
thƣờng có số phận bất hạnh và để trải qua thử thách để đến với một kết thúc
có hậu, họ thƣờng đƣợc các lực lƣợng thần kì hay các yếu tố kì ảo phù trợ. Ta
thấy hầu hết những sự kiện hệ trọng, phức tạp trong truyện cổ tích đƣợc giải
quyết chóng vánh, đơn giản bằng việc sử dụng phép màu. Do đó việc sử dụng
phép màu là một biện pháp hƣ cấu, kì ảo mang tính trọng tâm.
Nhân vật chính của truyện cổ tích là những ngƣời bình thƣờng, nhỏ bé
trong xã hội. Họ đại diện cho cái đẹp, cái thiện, cái cao cả theo quan điểm của
nhân dân. Truyện thƣờng miêu tả hạng ngƣời nói chung mà không chú ý đến
con ngƣời nói riêng. Là phú nông thì ai cũng tham lam, keo kệt, độc ác; là anh
thợ cày thì bao giờ cũng hiền lành, thật thà, chăm chỉ. Do đó, nhân vật trong
truyện cổ tích chƣa có cá tính, chỉ mang tính đại diện cho một kiểu ngƣời, một
lối sống, phát ngôn cho một quan niệm đạo đức nhân sinh nhất định. Họ
không có cá tính và sự phát triển cá tính, họ cũng không phụ thuộc vào bất cứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
hoàn cảnh nào nhƣ những con ngƣời ngoài đời sống hay nhƣ những nhân vật
trong văn học viết sau này. Nhìn chung nhân vật folklore do đặc điểm truyền
miệng thƣờng mang nội dung tính cách cô đọng, đơn giản mặc dù có giá trị
khái quát cao và bền vững. Và sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật văn học dân gian
nhƣ những con ngƣời thật, yêu mến, phán xét nó nhƣ những kẻ ngoài đời. Bởi
do đặc điểm thể loại, tƣ tƣởng nhân vật không đặt ở cá tính mà đặt ở phẩm
chất, chuẩn mực của đời sống xã hội, đƣợc thua trong truyện cổ tích không
phải ở cá tính khôn dại mà ở thiện ác, công lý.
Truyện cổ tích thƣờng có hai tuyến nhân vật đƣợc phân định rõ ràng:
nhân vật chính diện và nhân vật phản diện đại diện cho một bên là cái thiện
với một bên là cái ác. Những nhân vật chính diện thƣờng bị áp bức, bóc lột
nhƣng họ lại mang vẻ đẹp hoàn hảo từ phẩm chất đến hình thức. Nếu có
những nhân vật xấu xí, kì dị thì cuối cùng nhờ yếu tố thần kì họ đƣợc trút bỏ
lớp ngoài xấu xí để trở nên đẹp đẽ, khôi ngô (Sọ dừa, Hoàng tử cóc trong
truyện cùng tên). Ngƣợc lại những nhân vật phản diện lại xấu đến tột cùng và
bao giờ cũng nhận đƣợc một kết cục bi thảm (Cám trong Tấm Cám, vợ chồng
ngƣời anh trong Cây khế). Điều đó thể hiện ƣớc mơ ngàn đời của nhân dân
lao động, những con ngƣời tội nghiệp thấp cổ bé họng luôn bị đè nén, bị áp
bức về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, về một xã hội công bằng “ở hiền gặp
lành”. Bởi truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và đƣợc
thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có kẻ bóc
lột và ngƣời bị bóc lột.
Truyện cổ tích thƣờng có những câu tục ngữ, thành ngữ hay ca dao. Sự
thâm nhập giữa truyện cổ tích và các thể loại văn học dân gian này là điều tất
nhiên. Có khi truyện cổ tích đƣợc sáng tác ra để giải thích những câu tục ngữ
hoặc ca dao có trƣớc, chẳng hạn nhƣ truyện Bụng làm dạ chịu, Của Thiên
trả Địa, Đồng tiền Vạn Lịch…; có khi từ nội dung truyện cổ tích đã xuất hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
những câu tục ngữ, ca dao mới nhƣ trong truyện Thạch sùng còn thiếu mẻ
kho, Tôi phải đôi đấu sành… Dù ở trƣờng hợp nào đi nữa thì sự kết hợp
những câu ví, câu ca nhƣ vậy với truyện cổ tích cũng đều có tác dụng làm cho
truyện tăng thêm nhiều ý vị. Trong nhiều trƣờng hợp, việc dùng những câu
văn hoặc thơ đã đúc kết dƣới hình thức tƣơng đối kiên cố nhƣ vậy để đặt tên
cho truyện còn có tác dụng tốt đối với việc truyền khẩu. Cốt truyện hoặc chủ
đề của truyện đã đƣợc khắc hoạ một cách sắc nét trong cái tên của truyện, nên
khi nhắc đến tên ngƣời ta dễ dàng nhớ đến nội dung của truyện hơn.
Vai trò của tục ngữ ca dao không chỉ dừng lại ở phạm vi đó. Truyện cổ
tích còn sử dụng tục ngữ ca dao hoặc hình thức của tục ngữ ca dao ngay cả
trong sự phát triển của các tình tiết. Trong truyện Gốc tích tiếng kêu của vạc,
Dủ dỉ, Đa đa và Chuột có những thành ngữ, tục ngữ nhƣ: “Cờ bạc khát
nƣớc”, “thua một vác, thua một vác”, “ruộng cò bay thẳng cánh” hoặc những
câu ca dao:
Con vạc bán ruộng cho cò
Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm
Vạc sao vạc chẳng biết lo
Bán ruộng cho cò vạc phải ăn đêm
Trong truyện Tấm Cám, ở từng đoạn đều có những câu văn đầy ý vị,
nhiều khi đƣợc dùng làm ngôn ngữ nhân vật:
Cái bống là cái bống bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
tiếng gà gáy:
Cục ta cục tác
Cho ta nắm thóc
Ta bới xương cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
hay lời mẹ con Cám dè bỉu Tấm:
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre
là những câu ca dao hoặc có cách nói của ca dao, những câu có vần điệu
thƣờng đƣợc nhân dân dùng trong lời nói hằng ngày.
Thói quen hay nói ví von là thói quen của nhân dân ta. Thói quen đó thể
hiện việc sử dụng một cách có ý thức khả năng âm điệu của ngôn ngữ dân tộc.
Trong truyện Tấm Cám có nhiều câu văn vần bắt chƣớc âm thanh thiên nhiên.
Chim vàng anh kêu:
Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch!
Phơi thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao
Khung cửi kêu:
Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra
Những câu văn đầy màu sắc ấy có tác dụng miêu tả nhân vật, sự việc có
tác dụng làm nổi bật, gây nhiều hứng thú ở ngƣời đọc. Ngoài ra, trong nhiều
truyện, nhất là những truyện dài nhƣ truyện Tấm Cám, những câu văn vần gài
vào những chi tiết quan trọng có tác dụng làm dễ nhớ, phục vụ rất nhiều cho
việc truyền khẩu. Trong truyên cổ tích, chỉ có phần văn vần này - hoặc là lấy
từ tục ngữ ca dao sang, hoặc là sáng tác theo yêu cầu của truyện – là tƣơng
đối kiên cố. Còn phần văn xuôi thì luôn luôn thay đổi theo từng địa phƣơng,
theo từng ngƣời kể. Nghiên cứu ngôn ngữ văn học của truyện cổ tích chủ yếu
là nghiên cứu phần văn vần này. Tuy tỉ lệ văn vần tƣơng đối ít so với văn xuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
nhƣng ý nghĩa của văn vần rất lớn. Việc kết hợp văn xuôi với văn vần này là
một đặc điểm nghệ thuật rất đáng chú ý của truyện cổ tích.
1.2 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Một nền văn học thƣờng có hai hệ thống thẩm mỹ là văn học dân gian và
văn học viết. Hai hệ thống này đều có một cái nền chung là thực tiễn đời sống
dân tộc, nền văn hoá dân tộc và bị chi phối bởi những quy luật chung của hoạt
động sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên, hai hệ thống này đƣợc
hình thành, tồn tại và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh không
giống nhau. Do vậy, chúng có những đặc trƣng riêng dẫn đến khả năng nghệ
thuật và tái tạo hiện thực có nhiều điểm khu biệt với nhau.
Văn học dân gian và văn học viết đều là văn học. Nhƣng văn học viết là
bộ phận văn học đƣợc chuyên môn hoá mang tính chuyên nghiệp, còn văn
học dân gian khi phản ánh thực tại là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể.
Do vậy đó là một loại hình nghệ thuật thực hành, văn học chức năng. Một
trong những dấu hiệu cơ bản của sáng tác dân gian là tính tập thể, tính cộng
đồng của nó.
Sáng tác văn học viết là những văn bản cố định, là kết quả sáng tạo bằng
kỹ thuật của một cá nhân, tên tác phẩm gắn liền với tên tác giả. Tác phẩm
đƣợc nhận thức và tái tạo hiện thực theo nguyên tắc lựa chọn điển hình hoá
các hiện tƣợng đời sống. Sáng tác dân gian là những văn bản không cố định
(mang tính dị bản) không có tính cá nhân, không có tên tác giả. Nó đƣợc đặc
trƣng bởi sự vận động thƣờng xuyên của nguyên tắc khái quát hoá, sự khái
quát này chịu sự chi phối thƣờng xuyên của truyền thống dân tộc.
Ngôn ngữ văn học dân gian và văn học viết đều là ngôn ngữ nghệ thuật.
Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ dân gian là ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ hội thoại
không có dấu ấn chủ thể sáng tạo, thì ngôn ngữ trong văn học viết đƣợc lựa
chọn, gọt giũa nhiều hơn và mang đậm phong cách cá nhân.