Song đề truyền thống - hiện đại
trong điểm nhìn nghệ thuật của
truyện giả cổ tích và truyện cũ
viết lại thời đổi mới
1. Chặng đường văn học Đổi mới đã trải qua 20 năm. Cho đến nay, người ta đã
khơng cịn bàn cãi nhiều về sự tồn tại và giá trị nghệ thuật của một bộ phận không nhỏ các
truyện ngắn theo phong cách "giả cổ tích" và "Truyện cũ viết lại"; ở đó, một lần nữa bài
tốn về mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, kế thừa và cách tân, ảnh hưởng và sáng
tạo,... của văn học đổi mới lại đặt nhà văn trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Cơng bằng
mà nói, chính sự "hơn phối" ấy đã khiến cho thế giới nghệ thuật của văn xi đương đại đã
có thêm những diện mạo, đặc trưng riêng ít hoặc khơng có trong văn học 1945-1985. Bài
viết này sẽ tìm hiểu một vài đặc trưng của hai bộ phận văn học này từ phương diện điểm
nhìn nghệ thuật.
Giả cổ tích - như tên gọi của nó - khơng phải là truyện cổ đúng nghĩa; chính xác hơn,
nó chỉ là một thứ truyện cổ của thời hiện đại, mang đầy hơi thở của cuộc sống hơm nay. Tính
chất của truyện cổ làm giả đã tạo cho nhà văn có điều kiện thuận lợi để thể hiện cá tính đồng
thời bộc lộ quan điểm, thái độ và trách nhiệm cơng dân của mình. Người đọc cũng khơng
mấy khó khăn để nhận ra những kĩ thuật "gia công", "tái chế" của người viết trên những món
đồ "giả cổ" này. Mười truyện ngắn trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát (Nguyễn
Huy Thiệp) hoặc các truyện Hồn Trinh nữ, Khát của muôn đời, Nàng tiên xanh xao, Tim vỡ...
(Võ Thị Hảo) nằm trong trường hợp này.
Khác với truyện giả cổ tích, truyện cũ viết lại phải có điểm tựa là một truyện dân gian
truyền thống (của dân tộc hoặc của nhân loại). Trên cơ sở đó, tác giả truyện ngắn đương đại,
bằng nhận thức và tình cảm cá nhân, sẽ có sự lựa chọn, đối thoại hoặc đối lập với truyền
thống để có sự kế thừa hay sáng tạo, bổ sung cho phù hợp với sự thụ cảm nghệ thuật của độc
giả. Điều này có thể nhận thấy trong nhiều truyện ngắn của Hồ Vang (Nhân Sứ, Sự tích
những ngày đẹp trời, Bụt mệt), Lê Đạt (Lầu hạc vàng, Cây đàn Long Môn), Lê Minh Hà
(Châu Long, An Dương Vương, Ngày xưa, cơ Tấm..., Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Gióng), v.v... Nếu
tiếng nói, quan điểm của người viết trong truyện giả cổ tích thường như một ẩn ngữ, một ý
nghĩa hàm ẩn thì sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của tác giả trong truyện
cũ viết lại thường thẳng thắn, tường minh hơn. Tuy nhiên, điểm chung mà người đọc dễ nhận
thấy giữa hai nhóm truyện này là sự kết hợp tương đối hài hoà giữa hai mặt cổ xưa và mới mẻ
trong điểm nhìn nghệ thuật song hành với khát vọng, nỗ lực đổi mới văn học của nhà văn.
2. Điểm nhìn (point of view) là một trong những vấn đề then chốt của kết cấu. Là
thành tố quan trọng của văn học Đổi mới nên khác với truyện cổ đích thực, điểm nhìn nghệ
thuật trong truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại cũng thể hiện rõ tính chất của văn xi
hiện đại. Biểu hiện đầu tiên là sự ngưng kết trong thời gian hiện tại mà Những ngọn gió
Hua Tát là một trường hợp điển hình. Trong chùm truyện này, tính chất của thời gian cổ
tích thể hiện ở việc xuất hiện và trôi nhanh của những sự kiện đặc biệt trong những thời
khắc đặc biệt. Đó là một mùa đơng khắc nghiệt chưa từng có, "cây cỏ chết vì sương giá,
nước đóng băng lại" (Trái tim hổ); là dịp "rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể" (Nàng Bua);
khi trời đại hạn, "tất cả các mó nước đều đã cạn khơ" (Tiệc xoè vui nhất); giữa một cơn
giông dữ dội kèm theo mưa như trút (Đất quên); thời khắc "Then trừng phạt" gây ra nạn
động rừng, nạn đói khủng khiếp cho dân làng (Con thú lớn nhất); lúc thiên nhiên xảy ra
điều lạ lùng: "Trời mưa to giữa lúc mặt trời đang nắng chói chang" (Nạn dịch)... Cùng với
chúng là hàng loạt các mơtíp cổ tích: thi tài kén rể, khắc phục tai hoạ, cơ gái mồ cơi xấu xí
thoắt trở nên xinh đẹp và trở thành vợ vua, người đàn bà nghèo, nhân hậu bỗng được của và
trở nên giàu có, chàng trai mồ cơi nghèo khó, dị dạng diệt hổ dữ cứu người đẹp tật nguyền...
Tất cả hợp nhất thành một thế giới của quá khứ hoang đường, thế giới mà như tác giả khẳng
định ngay từ đầu, ở đó các nhân vật giờ đã "hoá thành đất bụi và tro than cả". Nhưng thật
bất ngờ, giữa lúc người đọc đang phiêu diêu trong thế giới huyền thoại này, người viết lại
đột ngột kéo họ trở về với hiện tại bằng cách cho hiển thị trong hầu hết các truyện bóng
dáng người dẫn truyện (trong đó đa phần là hiện diện ngay từ đầu tác phẩm) với những
quan điểm, đánh giá, lí giải... đầy tính triết lí của con người hiện đại lấy hệ quy chiếu không
phải là cái "ngày xửa ngày xưa" mà là cái "bây giờ". Việc làm này dường như là một thông
báo ngầm của người viết với người đọc rằng: Đây khơng phải là cổ tích chính hiệu mà là cổ
tích của riêng tơi, một con người đang sống trong những thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX.
Chẳng hạn: "Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du" (Trái tim hổ); "Lớp
trẻ bây giờ không thể suy nghĩ bằng nước lã được, đã đành..." (Tiệc xoè vui nhất); "Đằng
nào thì sống ở đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần" (Nạn dịch), v.v... Thêm vào đó là
những đối thoại, những cật vấn của người kể chuyện với độc giả ẩn tàng mà xuất phát điểm
của nó cũng từ những "tình huống có vấn đề" trong hiện tại: "Bọn trẻ chúng ta cũng hay
cười khẩy với những người già như thế. Ta khơng biết rằng lời nói của những người già đơi
khi giống như những lời tiên tri. Người già biết sợ, có điều sợ khơng phải là điều đáng thích
thú gì" (Sói trả thù)... Mọi cố gắng của người kể chuyện trong việc tăng cường diện tiếp xúc
tối đa với người đọc nhằm hướng tới một dụng ý là hiện tại hoá và thực tại hoá quá
khứ. Vậy là cái lằn ranh mỏng manh giữa chuyện đời xưa - đời nay, giữa cõi hư và cuộc đời
thực tại đã hoàn toàn bị xố bỏ bởi hệ thống những lời bình luận trữ tình ngoại đề, những
câu triết lí vặt vãnh "chiêm nghiệm cuộc đời" ngỡ vô thưởng vô phạt đối với sự phát triển
của cốt truyện này. Điều đó khiến cho quá khứ đột ngột ngưng kết ở hiện tại, tiếng ngày xưa
trở thành tiếng nói của hơm nay và mai sau, giống "như những ngọn gió" rong ruổi mãi
giữa bao la vũ trụ để khơng ngừng thầm thì với con người những vấn đề không bao giờ xưa
cũ, khiến họ có cảm giác bồng bềnh trơi nổi giữa bất tận thời gian mà chiêm nghiệm về cái
vô cùng vô tận của cuộc sống, của tình người... Sự tham gia của thời gian hiện tại đã đem lại
những ý nghĩa sâu sắc, bất ngờ cho cái hiện thực cổ xưa, nâng cao giá trị và sức sống của
nó. Chuyện đã qua khơng cịn gói trọn trong khung thời gian tĩnh tại, khép kín; ngược lại,
mang một chiều sâu và chiều rộng của hiện tại, tương lai.
Chính vì thế, khác với cổ tích truyền thống, 50% truyện trong Những ngọn gió Hua
Tát có kết thúc khơng có hậu. Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với Ngày xưa, cô Tấm...,
Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ, Trương Chi, Tim vỡ... Dường như các tác giả muốn nói, sự
hồn thiện, viên mãn chỉ tồn tại trong huyền thoại; còn cuộc sống, bao giờ cũng vậy, nó đa
dạng, phức tạp hơn nhiều bởi những quy luật nghiệt ngã của nó.
Sự độc đáo trong điểm nhìn nghệ thuật đã giúp nhiều nhà văn (Nguyễn Huy Thiệp,
Võ Thị Hảo, Lê Minh Hà, Nguyễn Minh Sơn, Hoà Vang, Lê Đạt...) làm mới hố cổ tích để
từ đó nêu bật lên những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận... đang dằn vặt
con người hiện đại, giúp họ sống nhân hậu, hạnh phúc hơn như chính khát vọng mà tác
giảNhững ngọn gió Hua Tát gửi gắm qua những dòng giáo đầu của chùm truyện ngắn này:
"Có thể những truyện cổ ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con người, nhưng chính hiểu rõ
những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức, lịng cao thượng, tính
người".
Thêm vào đó, khi miêu tả tâm trạng, dẫu câu chuyện có thể thuộc về thời quá khứ
song vẫn luôn được kể dưới điểm nhìn của thời hiện tại để có thể diễn tả được giây phút nội
tâm hữu hiệu nhất của nhân vật: "Một mình nàng quằn quại với nỗi đau. Nỗi đau của cả
giới đàn bà. Vậy mà nàng phải chứa chấp nó trong trái tim nhỏ bé" (Tim vỡ - Võ Thị Hảo);
"Chết nỗi, thiên hạ bây giờ khác quá rồi (...) Người lắm thì khổ đau càng lắm. Mà với
những nỗi khổ bây giờ thì cái loại đau đớn như cô Tấm ngày ấy chẳng thấm tháp vào đâu"
(Bụt mệt - Hồ Vang). Đó là lúc điểm nhìn của tác giả hồ nhập với điểm nhìn nhân vật,
cùng sống với giây phút biểu hiện của nhân vật: "Chữ nghĩa là cái gì mà có thể giữ tay
chàng bao nhiêu đêm chỉ vịn vào khung cửa buồng nàng rồi dừng ở đó. Là cái gì mà có thể
trói chàng trên ghế lúc nàng dội nước ùm ùm ngoài giếng, dưới ánh trăng rười rượi, mong
dập đi hơi nóng hừng hực bồn chồn thiêu đốt thân nàng. Chữ nghĩa là cái gì mà buộc nàng
phải ngần ấy năm cơ cực?" (Châu Long - Lê Minh Hà). Hệ quả là, dù truyện viết về quá
khứ hoặc về đề tài lịch sử với những nhân vật lịch sử nhưng cái nhìn, lập luận, q trình tâm
lí nhân vật vẫn được soi sáng dưới góc độ hiện tại. Chỉ có những đối thoại, địa danh, chức
danh, thế giới đồ vật, quần áo, nhà cửa... mới được miêu tả bằng ngôn ngữ mang màu sắc
quá khứ thuộc thời điểm câu chuyện xảy ra, còn thế giới nội tâm, dòng ý thức được khám
phá quy chiếu dưới cái nhìn hiện tại (Huyền thoại Rồng, An Dương Vương, Khát của muôn
đời, Đoạn trường thảo, Một huyền thoại đạm bạc,...).
Từ hiện tại, dòng hồi ức của các nhân vật Thuỷ Tinh, Bụt, Sa Tăng... đưa dắt ta trở
lại với quãng đời đã qua của họ: Cái ngày đầu tiên biết Mị Nương, hội thi kén rể, trận thuỷ
chiến kinh người, những chuyến công du trần gian và những sai lầm ấu trĩ của Bụt, những
sự kiện khó xố nhồ trong hành trình Tây Trúc thỉnh kinh... Ở đây, thời gian có thể ví như
một lực đẩy khổng lồ làm bùng nổ những mảnh không gian, làm xáo trộn tâm trạng nhân
vật. Điều này giống như con tàu đang đi về quá khứ nhưng gia tốc lại hướng vào hiện tại vì
thế khơng tránh khỏi giọng quan hồi, day dứt, khắc khoải về một thuở vời xa đã một đi
không trở lại. Khoảng cách của chuyện và truyện được rút ngắn tối đa; câu chuyện chuyển
động theo hướng hiện tại hố.
3. Truyền thống tự sự phương Đơng cũng như truyền thống tự sự dân tộc luôn chấp
nhận quan điểm của chủ thể kể trong việc triển khai điểm nhìn trần thuật. Tình hình này
thường bắt gặp trong truyện cổ dân gian, các truyện thần kì chích qi. Đấy là cách đặt điểm
nhìn trần thuật chìm đắm vào quan điểm của chủ thể kể. Đối với những thể tự sự này, chủ
thể kể căn bản là chủ thể kể vô hình cho nên khi điểm nhìn trần thuật đặt nơi đối tượng này
thì khoảng cách trần thuật giữa chủ thể kể với nhân vật và câu chuyện kể thường khá lớn.
Với truyện ngắn theo phong cách giả cổ tích và truyện cũ viết lại, tình hình đã có nhiều
đổi khác. Ở những truyện này, cách tổ chức điểm nhìn trần thuật chủ yếu là đặt nơi tâm trạng
nhân vật. Trong khi đó, truyện cổ truyền thống, do đặc trưng thi pháp và chức năng thể loại,
nên thường chú trọng mô tả sự kiện và hoạt động của nhân vật mà ít hoặc không nương vào
tâm trạng của họ. Đọc bất cứ truyện cổ dân gian nào chúng ta cũng bắt gặp sự kiện và sự kiện.
Sức hấp dẫn của các tác phẩm này thường là ở chỗ lựa chọn chi tiết, xây dựng hình tượng
nhân vật theo kiểu "ngoại hiện". Chủ tâm của người viết là sự li kì của cốt truyện, những biến
xảo trong hành động nhân vật, sự bất ngờ của tình huống, sự đắt giá của chi tiết... Với truyện
ngắn đương đại, tình hình đã có nhiều biến đổi. Các tác giả hiện nay quan tâm nhiều hơn đến
việc tổ chức điểm nhìn trần thuật theo lối đắm chìm vào thế giới nội tâm của nhân vật khi
phản ánh hiện thực. Việc làm này có thể ví như một "chiếu tâm kính" dẫn đến một đặc điểm
nổi bật trong thi pháp dựng truyện: Truyện nương vào tâm trạng con người mà vận
động. Những lúc người kể hướng vào thế giới bên ngoài thường cũng do sự thúc đẩy từ cuộc
sống bên trong. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, có đến 97% truyện có điểm nhìn trần
thuật đặt ở tâm trạng con người. Việc xuất hiện điểm nhìn tâm lí ở nhiều truyện như Trương
Chi, Tim vỡ, Áo độc, Bụt mệt, Nhân Sứ, Câu hát, Khát của mn đời, Sự tích những ngày đẹp
trời... là một cách tân đáng ghi nhận của văn xuôi đổi mới.
4. Sự luân phiên, phối hợp nhiều điểm nhìn cũng là đặc trưng thường gặp trong
nhiều truyện ngắn theo phong cách mới mẻ này. Ở đó, góc nhìn, trường quan sát của người
kể chuyện không cố định mà luôn thay đổi theo mọi chiều kích: xa - gần, quá khứ - hiện tại,
chủ quan và khách quan, bên ngoài và bên trong nhân vật... làm tăng sự linh hoạt trong tiếp
nhận và tính đa nghĩa của tác phẩm. Việc thay đổi điểm nhìn như thế tạo nên những ơ cửa
sổ khác nhau nhìn vào thế giới nhằm đem lại cho tác phẩm sự phức điệu đa âm. Đây cũng
là chiếc "chìa khố vàng" để người viết dần hé mở bức màn nội tâm của các nhân vật và là
nhân tố thể hiện rõ nét tính hiện đại của văn xi hơm nay: "Di động điểm nhìn từ người kể
chuyện sang nhân vật là một khuynh hướng nổi bật của thế kỉ XX, mà độc thoại nội tâm và
dòng tâm tư chính là một phương tiện góp phần vào sự đổi mới ấy"(1).
Trước hết là sự xuất hiện với tần số cao của điểm nhìn thời gian. Do sự chi phối của
hệ thống nhân vật thần thoại, cổ tích, siêu thực, hệ thống thời gian vì thế cũng mang một vài
đặc trưng của kiểu thời gian huyền thoại. Đó có thể là thời gian tĩnh tại, ngưng đọng khơng
thể phân biệt rõ ràng các mốc ngày đêm, sáng tối như trong Những ngọn gió Hua Tát, hoặc
đó là thời gian vĩnh cửu khi nhân vật đứng ngoài sự vận động của tạo hố như trong Sự tích
những ngày đẹp trời, cũng có khi thời gian trơi nhanh bằng những bước dài đột biến có tính
chất biểu trưng như lồi hoa ba mươi năm mới nở một lần trong Muối của rừng, với hành
động kể vắn tắt của nhân vật như: "Sa La Hán đã nói hết lịng mình với Như Lai" (Nhân
Sứ),... Khách quan mà nói, kiểu thời gian này chỉ là đường viền, là chất phụ gia để câu
chuyện thêm phần quyến rũ, cịn cái lõi của nó vẫn là dòng thời gian gắn chặt với từng
khoảnh khắc đổi thay trong tâm lí nhân vật mà đặc trưng thường thấy là nhu cầu hồi tưởng,
tự nhận thức, sám hối...
Hồi tưởng là tiêu chí quan trọng để phân biệt nhân vật thần thoại, cổ tích đời mới với
những người anh em trong quá khứ của nó. Trong truyện dân gian, nhân vật chưa có nhu
cầu sống với cái đã qua, thời gian quá khứ là chuyện một đi không trở lại. Cịn trong văn
xi hơm nay, chân dung nhân vật này thường gắn với nhận thức, đánh giá lại cái ngày hơm
qua của mình. Có thể đó là những kỉ niệm, những kí ức về một tình u nhiều uẩn khúc
"sau biết bao năm rồi" vẫn tươi nguyên, sống động (Sự tích những ngày đẹp trời), là những
ăn năn, sám hối về một thời lầm lỗi của bản thân (Bụt mệt, Ngày xưa, cô Tấm..., An Dương
Vương) hoặc những vui buồn trần thế giờ đã xa vời vợi (Nhân Sứ). Dịng hồi tưởng đã
hướng cái nhìn vào bên trong nhân vật, khắc hoạ một thế giới nội tâm phong phú khiến
nhân vật trở nên hết sức chân thật, gần gũi với người đọc bởi nỗi niềm của họ là "nỗi niềm
của một con người thường".
Việc hồi tưởng, nhận thức lại quá khứ đã làm thay đổi đáng kể khung thời gian tự sự
do sự chủ quan hoá thời gian khách quan của truyện. Ở đó thời gian khơng chủ yếu được
cấu thành bởi hệ thống sự kiện mà cơ bản là phức hợp của những dòng tâm trạng rối rắm
của nhân vật. Với Sự tích những ngày đẹp trời, một ngày dẫu vẫn có sáng, tối, nhưng đó là
những thời khắc nhuốm đầy tâm trạng của Thuỷ Tinh. Tấm lịng chàng chẳng có chút gì là
của một vị Chúa Biển mà là của một thanh niên trần thế lần đầu tiên choáng váng trước
tiếng sét ái tình. Điều này tiếp tục được khẳng định khi cuộc kén rể kết thúc. Thuỷ Tinh đã
trở thành vị thần đầu tiên và có lẽ là duy nhất không vượt qua những thử thách của người
đời. Như một chàng trai thất tình thực sự, Thuỷ Tinh cứ bâng khuâng, da diết giữa hai cực
"ngày ấy - bây giờ"; "năm năm", "tháng tháng", thậm chí từng "phút giây" của vị thần nước
lúc này được tính bằng nỗi hồi nhớ Mị Nương. Để rồi cuối cùng, như một hệ quả tất yếu
của tình cảm, Thuỷ Tinh đã "rời bỏ tất cả", ngược Phong Châu tìm gặp lại người xưa. Rõ
ràng, bỏ đi cái vỏ thần thoại, truyện của Hoà Vang cũng là một câu chuyện tình yêu trần thế
với đầy đủ những đặc trưng và biến thái sống động của nó.
Tâm trạng và chân dung con người đời thường của Thuỷ Tinh càng lộ rõ khi người
viết đặt nhân vật trong thế đối sánh với một thần nhân khác - Sơn Tinh, đối thủ nặng kí của
chàng. Vị thần núi này khơng hề có thời gian tâm trạng. Việc cưới xin đối với Thuỷ Tinh
quan trọng và thiêng liêng là thế nhưng với Sơn Tinh nó chẳng khiến nhân vật mảy may
động lòng. Suốt câu chuyện, mọi thứ diễn ra trong con người của vị thần núi Tản đều mơ
hồ, không để lại một chút ấn tượng nào về mặt tâm lí. Chàng chỉ "nghe nói" vua Hùng kén
rể, lại cũng "nghe nói cơ con gái vua ngoan lắm, đẹp lắm", thế thôi; rồi "chàng đi ngủ, thật
thanh thản, đàng hoàng, dáng nằm thật thư thái uy nghi". Cuộc trăm năm đối với vị Sơn
thần này không phải xuất phát từ trái tim mà bị chi phối bởi bộ óc toan tính chi li và tỉnh táo:
"Người thần mà lấy con vua, thực là một việc hợp lẽ". Chính vì thế, cũng như Hùng Vương,
Sơn Tinh cũng "trọng việc hơn trọng tình". Thêm vào đó, cách duy trì tình yêu, hạnh phúc
của nhân vật cũng thật khác người: "Đừng để nàng (Mị Nương) thiếu ánh sáng chỉ có thể
chiếu ra từ mắt ta, từ tâm não ta, ánh sáng chưa bao giờ vẩn đục, chưa bao giờ mờ ám".
Tóm lại, trước sau Sơn Tinh cũng chỉ là một vị thần nhân "trầm tư, chắc chắn, đầy khôn
ngoan" mà thôi. Như vậy, sự thiếu vắng thời gian tâm lí đã trở thành tiêu chí quan trọng để
phân định chân dung, tính cách nhân vật, góp phần bộc lộ rõ quan niệm nghệ thuật về con
người của các cây bút văn xuôi hôm nay.
Hồi tưởng thường gắn với hành vi tự nhận thức lại của nhân vật. Lúc này nhân vật
chủ động làm cái việc tự phân tích, mổ xẻ thời quá khứ của mình. Cũng như trong thực tế,
hành động tự nhận thức lại chỉ diễn ra một khi bản thân đã ít nhiều mắc những sai lầm đáng
tiếc, chính vì thế, nó thường gắn với tâm trạng ăn năn, thậm chí sám hối của người trong
cuộc. Với Bụt, cái gọi là "thức ngộ" chỉ đến khi nhân vật được mệnh danh là "Nhân Từ Hỉ
Xả Vô Biên" này trở về Thiên đình sau một phen hút chết ở hạ giới, sau khi trung thực,
nghiêm túc kiểm điểm cái "khuyết điểm khơng thể tha thứ của chính mình" - một "giai đoạn
xót đắng" hình thành bởi hàng loạt sai phạm liên tiếp mà ngun nhân của nó khơng gì khác
là sự non nớt, cảm tính trong nhận thức (Bụt mệt). Cịn Tấm, từ sau cái chết rùng rợn của
Cám, thường sống trong mặc cảm tội lỗi với những đêm dài mất ngủ gặm nhấm nỗi cô đơn
khủng khiếp; bởi hơn ai hết, Tấm thấy rõ rằng "nàng đã giết người mà còn buộc người phải
làm cái việc đến cầm thú cũng không làm" (Ngày xưa, cô Tấm...). Giống như Tấm, An
Dương Vương, người đứng đầu nhà nước Âu Lạc xưa, cũng "tự dày vị cả ngàn năm nay"
vì cái tội để mất nước, lại nhẫn tâm giết Mị Châu - đứa con gái yếu đuối và quá đỗi ngây thơ
trong trò chơi chính trị của ơng. Sa Tăng thì nhận thấy cả cuộc đời đã qua của mình chỉ như
là "một chuỗi dài đáp lại". Đây là sự chuẩn bị kĩ càng về mặt tâm thế để nhân vật tự chọn
lựa lẽ sống, tự quyết định đời mình: Từ bỏ cõi cực lạc xuống trần gian làm một người trần
thế.
Với sự di chuyển hành động cơ bản vào bên trong ý thức nhân vật, sự thống nhất của
thời gian và địa điểm bị phá vỡ do các lối mở vào quá khứ và tương lai; đồng thời khía cạnh
chủ quan của thời gian, sự lệ thuộc vào cảm xúc xâm chiếm nhân vật được nhấn mạnh. Đây
cũng chính là sự vật chất hoá những xung động tâm hồn nhờ cách kể đầy cảm giác chủ thể,
không giống cách kể thiên về hành động, sự kiện của truyện truyền thống: "Trong mơ,
Tấm tê liệt vì kinh hồng và căm giận. Và giọng Cám, ai oán, ảm đạm sẽ như tiếng tinh
nứa siết vào nhau làm Tấm choáng váng, đau buốt suốt cả ngày sau. Đó là một cảm giác
thuần tuý thể chất. Nó làm Tấm rã rời. Từng đêm..." (Ngày xưa, cơ Tấm...). Chính những
cảm giác của hiện tại là điểm quy tụ của những dịng ý thức, những hình ảnh và sự kiện của
câu chuyện ở cả mọi chiều kích của thời gian từ đó làm xuất hiện một khơng khí huyền
thoại bàng bạc trong tác phẩm. Điều này đặt người đọc vào tình thế đồng thời với hiện
tượng đang diễn ra để sống hết mình với những gì đang vận động trong thế giới nghệ thuật
của nhà văn.
Đồng thời lối dẫn thẳng từ người kể chuyện sang độc thoại nội tâm của nhân vật bỏ
hẳn những quy tắc chuyển tiếp như trong truyện truyền thống (mở ngoặc kép, gạch ngang
đầu dòng, lời dẫn chuyện "thần nghĩ", "Bụt nghĩ rằng", "Sa Tăng nhớ lại"...) khiến cho
dòng chảy của suy nghĩ trào ra, tự nhiên giống như thật. Việc xác định toạ độ thời gian
bằng cách đưa trực tiếp người kể vào hoạt động và dòng tâm trạng của nhân vật khiến
khoảng cách thời gian và không gian giữa người kể và thế giới chuyện kể hoà nhập làm
một: "Châu Long bước mải. Bóng xiêu xiêu theo chiều nắng hắt. Cái thúng cắp bên hơng
nhẹ tênh. Cịn nhẹ hơn cả cái ngày nàng từ nơi ấy ra đi" (Châu Long). Tất cả những yếu tố
ấy góp phần làm hiển hiện tính chất tại đây - bây giờ của câu chuyện. Ở đó, trong dịng chảy
thời gian, hiện tại, quá khứ, tương lai gần như khơng có một sự chuyển tiếp nào. (Đó là hiện
tượng mà người ta vẫn gọi là thời gian đồng hiện). Nghĩa là truyện đã xoáy vào thời hiện tại.
Xuất phát của cả quá khứ và tương lai vẫn là từ một điểm của hiện tại, nhờ những cảm giác
sống động, tươi mới của hiện tại. Có thể nói như Đặng Anh Đào, với những truyện này,
"nếu ví quá khứ như những vòng tròn đồng tâm do viên đá ném xuống trên mặt nước, thì
tâm điểm chỗ viên đá ném xuống, chính là hiện tại"(2).
Hành vi tự nhận thức lại bản thân, tâm trạng ăn năn, sám hối là những biểu hiện ở
mức độ cao của con người tâm lí trong văn học và là "một đặc điểm phổ biến của văn học
hiện đại"(3). Đó là những ngấn nước cuối cùng để nhân vật cởi bỏ nốt những mảnh y trang
huyền thoại cịn sót lại để khốc lên mình bộ quần áo vải nâu nồng hương đồng cỏ nội.
Nghĩa là cái khoảng cách giữa nhân vật và người đọc đã hoàn toàn triệt tiêu bởi nhân vật
cũng như vừa mới bước ra từ cuộc sống, và vì sự hạnh phúc của cuộc sống trần gian mà
cất lên tiếng nói của mình. Nói một cách khái qt thì chuyện hơm qua đã thành chuyện
hơm nay, khơng cịn thấy đâu cái bóng dáng "ngày xửa ngày xưa" nữa, tất cả tan hồ giữa
dịng chảy ấm nóng của cuộc đời.
Có khi sự thay đổi điểm nhìn cũng diễn ra ngay trong chính bản thân nhân vật.
Chẳng hạn, sự khác nhau giữa điểm nhìn của Bụt khi ở hạ giới và lúc trở về thiên đình, của
Sạ lúc cịn ở làng (trẻ) và sau khi phiêu bạt giang hồ (già), của Tấm, Châu Long, An Dương
Vương trong quá khứ và hiện tại, v.v... Sự di động này thường chia làm hai dạng: Hình
tuyến (Những ngọn gió Hua Tát, Khát của mn đời, Nàng tiên xanh xao, Bụt mệt) và xen
kẽ (Ngày xưa, cô Tấm, Châu Long, Sự tích những ngày đẹp trời...). Nhờ vậy quá khứ của
nhân vật phơi bày một cách đầy đủ, chân thật, tính cách tâm lí phức tạp của nhân vật biến
chuyển qua thời gian đối lập gay gắt với hiện tại trước mắt của họ. Cái nhìn chủ quan của
người trần thuật cũng thay đổi. Từ cái nhìn một chiều thường thấy trong truyện truyền
thống, người viết đã tạo ra một cái nhìn gần gũi, phi quan phương và cởi mở, dân chủ của
thời hiện đại.
Tổ chức cùng một lúc nhiều điểm nhìn đã dẫn đến hiện tượng: sự vận động những
quan điểm nhân vật khác nhau bên cạnh sự dịch chuyển các điểm nhìn trần thuật. Sức hấp
dẫn của cách tổ chức cùng một lúc nhiều cái nhìn là người đọc bắt gặp nhiều cách đánh giá
hiện thực khác nhau trong tác phẩm. Một cái nhìn nhiều chiều, một quan điểm đan xen
nhiều ý thức có mặt đã tạo nên sự phức điệu nghệ thuật vốn là một đặc điểm của văn xuôi
hiện đại.
Nét đặc sắc thứ hai là các nhà văn khơng chỉ trao cho một nhân vật một điểm nhìn
trần thuật mà cùng một lúc trao cho nhiều nhân vật nhiều điểm nhìn trần thuật. Đi xa hơn
nữa, trong nhiều tác phẩm, các tác giả cịn trao cái nhìn khi thì cho nhân vật này, lúc thì cho
nhân vật khác, và có khi cùng một lúc phân phát nhiều cái nhìn vừa cho chủ thể kể vừa cho
tác giả, vừa cho nhân vật. Với cách làm này, điểm nhìn nghệ thuật khơng chỉ được gia tăng
mà cịn thường xun xê dịch, đổi ngơi nhờ đó nó phá vỡ được lối kể đơn điệu, nhuốm màu
sắc chủ quan của truyện truyền thống. Cũng nhờ đó mà bớt đi tính giáo huấn, áp đặt một
chiều, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần đối thoại và tự đối thoại cởi mở, dân chủ của tư
duy văn xi mới. Tiếng nói chủ thể kể chỉ ở chỗ đưa câu chuyện vào mạch tự sự, sau đó
"trao" hẳn cho nhân vật khiến thế giới điểm nhìn của truyện giống như một kính vạn hoa và
lúc này tác phẩm chỉ có tiếng nói chủ yếu của nhân vật. Trong Tiếng đàn đáy (Nguyễn Thị
Ấm), người kể chuyện xưng “Tôi” lần lượt nghe bốn nhân vật kể về vụ án Lệ Chi Viên.
Người thứ nhất - ông ngoại Tôi, kể theo những gì đã được lưu truyền trong dân gian. Ba
nhân vật còn lại là những người trong cuộc: Nguyễn Thị Lộ, Lê Thái Tôn và Nguyễn Trãi.
Truyện quy tụ nhiều điểm nhìn, nhờ thế được soi sáng từ nhiều góc độ, tính chất đa âm thể
hiện khá rõ nên gần gũi và tăng tính thuyết phục đối với người đọc. Bi kịch thảm khốc về
chính trị qua cái nhìn của ba nhân vật lại hóa thành bi kịch tình u. Nguyễn Thị Ấm đã có
cái nhìn khá mới mẻ về một vấn đề chìm sâu trong lớp bụi thời gian. Chị muốn đánh lên
một khúc đàn với những cung bậc liêu trai để ngợi ca một báu vật đã trở thành bất tử của
con người. Đó là tình u - “cái q nhất trên thế gian hay trên thượng giới này”; cũng
giống như ánh sáng của máu, của đau thương, của biệt ly, “nó vĩnh hằng như bầu trời xanh
vậy”.
Có khi cùng một sự vật nhưng lại tồn tại nhiều điểm nhìn với cách nhận xét, bình giá
khác nhau góp phần tạo ra sự dân chủ trong văn học (cách nhìn của người già và trẻ con về
ngôi mộ của Lù, Hếnh trong Nạn dịch, cách nhận xét về những nhân vật trong bộ tứ đi Tây
Trúc thỉnh kinh của những bậc trưởng lão và lũ trẻ...). Phương thức này đã dẫn đến một hệ
quả đặc biệt - đó là sự liên tục di chuyển điểm nhìn của văn xi hơm nay. Có thể đó là sự
thay đổi theo khơng gian: nhảy cóc giữa hai cõi thủy cung, thiên đàng - hạ giới (Bụt mệt,
Nàng tiên cá, Khát của muôn đời, Trận hồng thủy thứ hai, Những nghịch lý của thần Ai-rét);
sự luân phiên giữa hai cực quá khứ và hiện tại (Châu Long, Tim vỡ, Ngày xưa, cô Tấm...) và
nhiều nhất là sự dịch chuyển điểm nhìn nhân vật, đặc biệt là xốy vào thế giới nội tâm phong
phú. Cái lối tác giả - người kể chuyện như một vị quan tịa phán xét tất cả khơng ít lúc làm
người đọc chán ngấy. Có cái gì đó cực đoan và phiến diện. Nhiều khi trong một truyện ngắn
bây giờ có đến mấy giọng kể, từ nhiều phía, tự nhiên câu chuyện sinh sắc hẳn lên và có vẻ
thật hơn, hay hơn (Tiếng đàn đáy, Nhân Sứ, Gióng, An Dương Vương...). Tính chất đa thanh
của tác phẩm càng được gia tăng nhờ sự quy tụ nhiều điểm nhìn. Đây là nét “tiêu biểu cho các
văn bản tân huyền thoại” (Lại Nguyên Ân). Về tâm lý, một sự việc xảy ra, nếu ta được nghe
nhiều người kể lại, sẽ có cảm giác đầy đủ và tin cậy hơn. Dễ thấy điều này trong Nhân Sứ của
Hòa Vang. Ở truyện này, mỗi lời nói, mỗi hành động của các nhân vật đều thể hiện tâm lí,
tính cách riêng: Sa Tăng nghi ngờ cuộc sống Tây thiên, muốn tìm hạnh phúc nơi trần thế;
Phật Tổ Như Lai: lời của đức Thống phụ chí tơn đầy quyền uy; Tơn Ngộ Khơng và Bát Giới dù đã qua 81 khổ nạn, lên chốn Tây thiên mà cốt cách chẳng khác những ngày đi Tây Trúc
thỉnh kinh, với cái “nhún mình, khẹt khẹt” của Mỹ Hầu Vương và cái bệnh “thích ngủ ngày”
của lão Trư. Cịn bọn trẻ con trong đám thường dân thì tâm lí đặc trẻ thơ: thích Tơn Ngộ
Khơng và khơng ưa Đường Tam Tạng (vì cho rằng ơng ta là con người lừa dối), v.v... Sự xuất
hiện điểm nhìn cùng với nó là ngơn ngữ nhân vật đã khắc hoạ chân thực, sinh động đời sống
tâm lí của con người hiện đại (khát khao hạnh phúc, tình yêu; những băn khoăn, tự vấn trên
hành trình mưu cầu hạnh phúc; những khắc khoải nội tâm trong sự lựa chọn chỗ đứng của
mình trong vòng xoay của lịch sử, thời đại, v.v...). Điều này tạo ra nét khu biệt quan trọng của
nhân vật với những người anh em trong truyện cổ dân gian.
Hệ thống các cách thức tổ chức điểm nhìn trần thuật trên đây chứng tỏ sự song hành
giữa hai đặc tính kế thừa và cách tân của truyện ngắn hôm nay. Sự xuất hiện của mảng
truyện này trong văn xuôi Đổi mới khơng phải là sự "lại giống", sự "cổ hố" nền văn học,
mà chính là một trong những động lực quan trọng của q trình hiện đại hố, đặc biệt là trên
bình diện tiếp nhận và đổi mới thi pháp. Đây một bằng chứng sinh động cho thấy bộ phận
văn học này đã góp phần tích cực vào việc tạo ra cú tăng tốc ngoạn mục của văn xuôi hôm
nay, tạo đà để văn học dân tộc dần bắt kịp và hoà nhập với đại dương văn chương nhân
loại