Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.94 KB, 22 trang )

Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập
luận bác bỏ trong làm văn nghị luận



Dương Thị Hường


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quang Ninh
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về việc luyện kỹ năng lập luận bác
bỏ trong làm văn nghị luận. Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ
trong làm văn nghị luận ở lớp 11 Trung học phổ thông. Xây dựng hệ thống bài tập
rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Tổ chức dạy thực nghiệm sư
phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Keywords. Văn nghị luận; Kỹ năng lập luận; Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục luôn được quan tâm và bàn tới, đặc biệt là
vấn đề thay đổi và cải biến phương pháp dạy học. Một xu hướng dạy học hiện đại và tiến bộ
được đưa ra là thay đổi vị trí, vai trò của người thầy và người trò: người Thầy đóng vai trò
chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, học sinh đóng vai trò chủ động,
tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học mấu chốt là việc


giáo viên dạy cho học sinh học phương pháp, cách thức, kĩ năng tiếp cận và giải quyết vấn
đề; học sinh học phương pháp, cách thức làm công cụ hữu dụng trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức. Mục tiêu quan trọng của dạy học Ngữ văn nói chung và dạy Làm văn nói riêng là dạy
cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận.
1.2. Làm văn là một môn học có tính chất thực hành tổng hợp của các giờ Ngữ văn. Nó
được coi là bộ phận thực hành quan trọng nhất vì đó là phần luyện tập có tính chất tổng hợp
và sáng tạo. Nhiều năm gần đây, nhà trường phổ thông chúng ta đã coi trọng việc nâng cao
trình độ viết văn cho học sinh. Cố gắng thì nhiều nhưng hiệu quả chưa được như ý. Điều đó
có nhiều nguyên nhân, trong đó việc rèn kĩ năng lập luận trong làm văn nghị luận là khâu cần
được tập trung nghiên cứu. Bởi vì mục đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn không chỉ là
cung cấp cho học sinh tri thức mà còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo làm
văn cơ bản.
1.3. Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn
đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những
ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề xuất. Xuất phát từ thực trạng dạy học
Làm văn hiện nay, cùng với mong muốn những bài làm văn của học sinh ngày càng được
nâng cao về chất lượng, tránh đi những lỗi đáng có, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện cho học
sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận”. Với đề tài này, chúng tôi sẽ
tìm tòi và đề xuất một số biện pháp, cách thức và hình thức cũng như hệ thống bài tập rèn
luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh, từng bước trang bị cho
học sinh kĩ năng làm văn khoa học và cũng từng bước trang bị cho các em những kiến thức,
hành trang bước vào cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi tạm chia các công trình đã được nghiên cứu về lĩnh
vực Làm văn thành cách nhóm sau đây:
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về Làm văn và phương
pháp dạy học môn Làm văn
Với tầm nhìn của các nhà sư phạm, các công trình nghiên cứu và giáo trình ở nhóm thứ nhất
rất quan tâm tới việc dạy lí thuyết và thực hành làm văn. Các tác giả đã xác định lại vị trí của
Làm văn trong chương trình Ngữ văn ở THPT, ở những việc cụ thể như dạy lí thuyết, luyện

tập thực hành rèn kĩ năng, việc ra đề kiểm tra, việc chấm và trả bài cho học sinh.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng dạy học môn Làm văn.
Tác giả đề xuất việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận phải rèn kĩ năng suy nghĩ, phải coi
trọng cả hai mặt: cung cấp kiến thức và giúp học sinh rèn luyện thành thạo kĩ năng làm bài
qua tất cả các khâu, trong tất cả các phân môn của môn Ngữ văn, đồng thời tích hợp với các
môn học khác và trong các hoạt động của nhà trường. Những công trình ấy đã xây dựng được
một hệ thống tri thức cơ bản về qui trình tổ chức một bài văn, tuy nhiên lại thiếu đi những bài
tập rèn luyện kĩ năng cụ thể, thiết thực.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với
thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp
11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập
giúp học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ một cách hiệu quả.
2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về lập luận bác bỏ và kĩ năng lập luận bác bỏ.
Trong cuốn Phương pháp biện luận- Thuật hùng biện của tác giả Triệu Truyền Đống, dịch
Nguyễn Quốc Siêu đã tổng kết và trình bày có hệ thống những cách thức, chiến thuật và mưu
mẹo giành chiến thắng trong tranh luận, với gần 280 bài. Bên cạnh những công trình nghiên
cứu về lí thuyết làm văn nghị luận, đặc biệt là lí thuyết về lập luận bác bỏ như trên, còn có
khá nhiều những công trình nghiên cứu về thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học
sinh THPT.
Thao tác lập luận bác bỏ lần đầu tiên được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 11, tập
2 cũng với mục đích là rèn luyện cho học sinh đầu óc phê phán, phân tích, biết nhận ra chỗ
đúng, chỗ sai và biết cách phê phán, bác bỏ cái sai. Việc rèn luyện kĩ năng viết văn, đặc biệt
là kĩ năng làm văn nghị luận đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới. Tuy nhiên,
việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận là một vấn đề khá mới. Căn cứ vào
những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua thực tế giảng dạy và khả năng nhận
thức của học sinh, luận văn xin đề xuất một số những cách thức rèn luyện cho học sinh lớp 11
kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận.
Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy. Từ đó, học sinh

phát huy được năng lực cá nhân, óc tư duy phê phán, khả năng sáng tạo cũng như sự tự tin
bộc lộ ý kiến riêng trước những vấn đề văn học hay những vấn đề của đời sống xã hội.
3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giáo
viên khi dạy học phần Làm văn.
Quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học. Muốn cho việc học của học
sinh đạt được những hiệu quả như ý muốn, đòi hỏi người thầy cũng phải nâng cao ý thức và
trách nhiệm nghề nghiệp. Mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn, suy nghĩ tìm tòi những
hướng đi, cách làm có hiệu quả trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức Làm văn cũng
như giúp học sinh rèn luyện hình thành các kĩ năng làm văn một cách hiệu qủa nhất.
3.3. Nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học
sinh trong việc dạy và học làm văn nghị luận.
Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ là một phần rất quan trọng trong rèn kĩ năng làm văn nghị
luận. Công việc này giúp thêm một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và
chất lượng học tập của học sinh đối với phân môn làm văn. Từ đó, giúp bước đầu xoá bỏ tình
trạng thờ ơ, chán ghét của một bộ phận học sinh đối với bộ môn này. Giúp cho học sinh và cả
bản thân giáo viên có thể nối liền khoảng cách văn chương và đời sống, biến những kiến thức
sách vở trở nên sinh động trong cuộc sống đời thường, khả năng ứng dụng trong thực tế sinh
động và linh hoạt hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận ở lớp 11
THPT.
- Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận.
- Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng của những điều tra dạy học thực nghiệm được tiến hành ở một số lớp 11 tại
trường THPT Kinh Môn II, Hải Dương. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn tập trung vào
việc dạy học một số giờ lí thuyết và thực hành về thao tác lập luận bác bỏ, giờ trả bài, hay các
giờ đọc văn. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn chú ý tới năng lực viết văn của học sinh
được nhìn trên khả năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

6. Phạm vi nghiên cứu
Để viết được bài nghị luận có chất lượng người học sinh cần phải rèn luyện rất nhiều các
kỹ năng. Luận văn này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận
bác bỏ trong làm văn nghị luận. Đây được coi là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng
làm văn nghị luận.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.4. Phương pháp thống kê
8. Dự kiến đóng góp của luận văn
8.1. Về lí luận
- Hệ thống hoá những tiền đề về lí luận bác bỏ.
- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn THPT.
8.2. Về thực tiễn
- Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học
sinh THPT.
- Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Làm văn nghị luận.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận ở lớp 11
THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần ba: Kết luận.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy
1.1.1.1. Về tư duy
* Tư duy:
Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính
quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí.
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm
giác của con người sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con
người có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội,
2005): Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não
người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán
đoán, lí luận .v.v...
Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận là một
hoạt động có mối liên hệ trực tiếp tới các hoạt động tư duy, tới vấn đề lôgic và đó là một hoạt
động mang tính trí tuệ cao.
1.1.1.2. Về lập luận
* Lập luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận
nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới.
Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lí tính như là một
hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lí tính để rút ra một kết luận từ
các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước, và hai phương
pháp tường minh được sử dụng rộng rãi nhất để đạt đến kết luận là lập luận suy diễn và lập
luận quy nạp.
* Các kiểu lập luận
+ Lập luận suy diễn
+ Lập luận quy nạp
+ Lập luận loại suy
+ Phép tương tự

1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận
1.1.2.1. Khái niệm bác bỏ và thao tác lập luận bác bỏ
Theo từ điển Tiếng Việt, bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận. Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ
luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ.
Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý
kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục nghe.
Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
1.1.2.2. Các phương pháp bác bỏ
* Các phương pháp bác bỏ trong biện luận
- Bác bỏ bằng lôgíc
Bác bỏ bằng lôgíc rất đa dạng, phong phú, nhưng cốt lõi nhất vẫn là dựa vào những quy
luật tất yếu của nhận thức và tuy duy để công kích đối phương trong các loại tranh luận và
giao tiếp đời thường.
Bác bỏ bằng lôgic có rất nhiều cách như vạch trần mâu thuẫn, phép phản bác phản chứng,
lấy luận cứ chứng minh tại chỗ...
- Bác bỏ bằng nghệ thuật ngôn từ
Ngôn ngữ vốn là vỏ của tư duy, xưa nay ngôn ngữ được sử dụng như thứ vũ khí lợi hại
trong tranh luận, bác bỏ một vấn đề sai lầm nào đó. Ngôn ngữ được sử dụng biến hoá khôn
lường trong nghệ thuật hùng biện. Cách bác bỏ bằng ngôn từ rất đa dạng như: Hỏi khéo đối
phương, phát vấn, hỏi để chặn hỏi, biết rõ mà vẫn hỏi...
- Bác bỏ bằng mưu chước
Mưu chước là kết tinh trí tuệ con người hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, với xã
hội; là hạt minh châu sáng nhất trong kho tàng tri thức loài người. Mưu chước có thể khiến
bạn cứ cười cười nói nói mà vẫn đánh bại kẻ địch, khiến bạn nhẹ nhàng đạt được chiến thắng
trong những cuộc tranh luận gay go. Bác bỏ sai lầm của đối phương không chỉ bằng ngôn
ngữ trơn tru, bằng lôgic chặt chẽ mà phải bằng cả mưu kế đầy trí tuệ.
Bác bỏ bằng mưu chước có thể sử dụng các cách như: Khéo khen, gậy ông đập lưng ông,
khích tướng, giỏi mà như dốt...
- Bác bỏ bằng vạch trần nguỵ biện
Nguỵ biện là luận chứng như đúng mà lại sai cho một sự giả dối. Chân lí vẫn thường đối

lập với giả dối, nơi có sự giả dối cũng thường có hình bóng của sự nguỵ biện. Muốn không bị
thất bại trong những cuộc tranh luận thì luôn phải chuẩn bị cho mình một khả năng nhận biết
và phân tích nhạy bén với nguỵ biện.
Có một số cách nguỵ biện thường gặp như: đánh tráo khái niệm, đánh tráo luận đề, gây rối
để chiến thắng, tráo đổi trọng tâm...
* Các phương pháp bác bỏ trong văn nghị luận
- Bác bỏ luận điểm
Bác bỏ luận điểm là chỉ ra sự sai lầm của luận điểm qua hai phương thức chính là dùng
thực thế và dùng suy luận.
Dùng thực tế để bác bỏ tức là tìm ra những điểm trái với thực tế đời sống.
Dùng phép suy luận để làm cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ được bộc lộ đầy đủ.
- Bác bỏ luận cứ
Bác bỏ luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử
dụng.
- Bác bỏ lập luận
Bác bỏ lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lôgíc trong lập luận của đối
phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận.
Ba cách bác bỏ trên đây được tách ra để thuyết minh cho dễ thấy, trong thực tế chúng lại
liên kết với nhau rất chặt chẽ. Và mục đích cao nhất của bác bỏ là bảo vệ lẽ phải và chân lí.
Có thể nói rằng, các phương pháp bác bỏ trong biện luận là những cơ sở hữu ích, cần được
vận dụng trong lập luận bác bỏ ở bài làm văn nghị luận. Ngoài mục đích giúp tư duy học sinh
phát triển, phương pháp bác bỏ còn khiến cho những bài làm văn của các em thuyết phục
hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời nâng cao chất lượng làm văn, tránh hiện tượng nan giải thường
xảy ra trước đây là học sinh làm văn sáo rỗng, máy móc, công thức.
1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận
1.1.3.1. Các thao tác lập luận cơ bản
Do đặc trưng của việc bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội hay văn học nào thì rất cần
có sự kết hợp thành thạo giữa các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Bên cạnh những thao tác diễn dịch, quy nạp các em đã được học ở THCS, thì lên bậc THPT
các em tiếp tục được làm quen với các thao tác lập luận sau đây:

- Giải thích: Là thao tác sử dụng lí lẽ phân tích để lí giải , giảng giải, cắt nghĩa cho người đọc,
người nghe hiểu rõ về một vấn đề nào đó.
- Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố
nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa
hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái
phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để khám phá ba giá trị
của văn học: nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ.
Phân tích phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau
khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối
tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
- Chứng minh: là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý
kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
Để chứng minh chúng ta nên đưa lí lẽ trước khi chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần
thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh
trước rồi trích dẫn chứng sau.
- Bình luận: Là bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc hiện tượng, chỉ ra sự đúng, sai, phải, trái,
lợi hại để nhận thúc một cách đúng đắn về đối tượng từ đó có cách ứng xử phù hợp, có
phương châm hành động đúng đắn. Đây là thao tác tổng hợp bởi nó bao hàm cả công việc
giải thích lẫn chứng minh, nó đòi hỏi người viết phải có vốn hiểu biết rộng và tư duy độc lập
cao.
- Bác bỏ: Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan
điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục
nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
- So sánh: Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là
các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị
của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống
nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương
phản. Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng
và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

Thao tác lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống các thao tác lập
luận. Tuy rằng mỗi thao tác lập luận lại đáp ứng những mục tiêu cụ thể: Giải thích để làm rõ
và giới hạn khái niệm; phân tích để đi sâu vào những khía cạnh cụ thể; chứng minh và so

×