Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nâng cao năng lực phản biện của các tổ chức khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.29 KB, 6 trang )

Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ
chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp
các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam


Trịnh Đình Trung


Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Quản lý khoa hoc và công nghệ; Mã số: 60 34 70
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Mai Hà
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận về phản biện xã hội và hoạt động Khoa học & Công
nghệ (KH&CN) của các tổ chức thuộc Liên hiệp hội (LHH) Việt Nam. Đánh giá
thực trạng hoạt động KH&CN và phát triển các tổ chức KH&CN trong LHH Việt
Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản
biện xã hội của các tổ chức KH&CN thuộc LHH Việt Nam.

Keywords. Quản lý điều hành; Khoa học công nghệ; Năng lực phản biện

Content
1. Đặt vấn đề
Hơn 10 năm qua, kể từ đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII (1996), đã đánh
dấu bƣớc ngoặt chuyển đất nƣớc ta sang thời kỳ mới, thời kỳ “ Đấy mạnh CNH, HĐH, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh ” [1].
Trên quan điểm đó, Đảng đã đề ra đƣờng lối cực kỳ quan trọng, kịp thời đƣợc cụ thể hoá
bằng Nghị quyết Trung ƣơng II Khoá VIII, tháng 12/1996, trong đó nội dung cơ bản là nhằm
“...Phát huy cao độ trí tuệ, năng lực nội sinh của con ngƣời Việt Nam, của đội ngũ trí thức
Việt Nam để trở thành nguồn lực chính, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững


trong công cuộc CNH, HĐH xây dựng đất nƣớc” [2].
Ngày nay, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập, vai trò KH&CN cũng nhƣ
vị trí của các tổ chức KH&CN ở nƣớc ta nói chung và của LHH nói riêng ngày càng quan
trọng, là động lực thúc đẩy đối với sự phát triển KT - XH.
Thực hiện Chỉ thị số 35 - CT/TW ngày 11/4/1988 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
CSVN: “LHH các Hội KH&KT Việt Nam đƣợc tổ chức và hoạt động theo cơ cấu và quy chế
của một đoàn thể quần chúng cấp trung ƣơng” [3] ; Chỉ thị số 45 –CT/TW ngày 11/11/1998
của Bộ Chính trị: “LHH là một tổ chức CT–XH của trí thức KH&CN Việt Nam, cùng với các
đoàn thể CT - XH khác tạo thành lực lƣợng nòng cốt trong công cuộc CNH, HĐH” đất nƣớc
[4]. Đẻ xây dựng LHH thành một tổ chức CT - XH vững mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN
Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KH&CN, CNH, HĐH nƣớc trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của
LHH Việt Nam.
Sau 27 năm hoạt động và thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, LHH Việt Nam đã phát
triển mạnh mẽ về tổ chức; các hoạt động CT-XH, tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội ngày
càng rõ nét; các công tác phổ biến kiến thức KH&KT góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá
KH&CN, giáo dục và đào tạo, đạt nhiều kết quả rõ rệt. Vai trò, vị trí và uy tín của LHH trong
xã hội ngày càng đƣợc nâng cao. Hiện nay, Liên hiệp hội đã có 70 hội ngành trung ƣơng, 55
LHH tỉnh, thành phố là thành viên của LHH Việt Nam. Ngoài ra LHH còn có hơn 300 tổ
chức KH&CN với quy mô khác nhau đã tập hợp đƣợc trên 80 vạn trí thức KH&CN. Mặc dù
phát triển nhanh về số lƣợng, LHH Việt Nam mới chỉ tập hợp đƣợc 1/3 số lƣợng trí thức
trong cả nƣớc [5].
Trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, LHH Việt Nam đã triển
khai nhiều dự án điều tra cơ bản về môi trƣờng, chƣơng trình, đề tài nghiên cứu, dự án sản
xuất thử nghiệm cấp Nhà nƣớc và đề tài cấp LHH Việt Nam. Trong hoạt động tƣ vấn, phản
biện xã hội và giám định xã hội cũng là một trong những nhiệm vụ chính của LHH Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội mang tính độc lập của LHH theo
tinh thần Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ Tƣớng Chính Phủ [6] vẫn còn
những vƣớng mắc; nhiều cấp, nhiều ngành chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của các
hoạt động này trong xây dựng và thực hiện các dự án phát triển. Mặt khác, kỹ năng, năng lực

thực tiễn của các chuyên gia trong LHH còn hạn chế, thiếu chủ động nên chƣa tạo đƣợc niềm
tin lớn đối với các cơ quan sử dụng tƣ vấn. Năng lực vận động chính sách cũng chƣa đƣợc
chú ý đúng mức trong hoạt động tƣ vấn của LHH. Chƣa tập hợp đƣợc đông đảo trí thức
KH&CN, trí thức trẻ, trí thức trong doanh nghiệp và trí thức ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài;
nội dung và phƣơng thức hoạt động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của các hội thành viên chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức. Cơ chế phối hợp điều hành còn yếu; nội dung, phƣơng thức hoạt động còn chƣa
phong phú, hành chính hóa, kém hiệu quả. Mối quan hệ phối hợp, liên kết giữa các bộ phận
còn lỏng lẻo, hiệu quả chƣa cao…... Hệ thống tổ chức, bộ máy bộc lộ nhiều điểm bất cập,
thiếu tính đồng bộ và thống nhất, thiếu tính năng động và sáng tạo.….
Những hạn chế đề cập ở trên có nguyên nhân từ phía các tổ chức Đảng và chính quyền
các cấp; có lúc, có nơi một số cấp ủy Đảng, chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai
trò của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam là tổ chức CT-XH, đặt dƣới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng; chƣa quán triệt sâu sắc nội dung các chỉ thị của Đảng về Liên hiệp các Hội
KH&KT Việt Nam; chậm thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng thành các cơ chế, chính
sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam hoạt động và phát
triển.
Triết lý tƣ duy cũ về hoạt động Hội đã không còn phù hợp với tình hình mới đòi hỏi phải
đƣợc đổi mới cơ bản bằng tƣ duy chính trị mới về hoạt động Hội. Mô hình và cách thức hoạt
động hiện nay đang có dấu hiệu không theo kịp xu thế phát triển và hội nhập.
Để giải quyết những vấn đề cấp thiết nêu trên nhằm góp phần nâng cao vai trò của LHH
Việt Nam theo hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN và năng lực phản biện xã hội.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức
Khoa học & Công nghệ thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam”.
2. Tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu
Ở Việt Nam, vấn đề phản biện xã hội thực sự nổi lên và đƣợc quan tâm khoảng những
năm gần đây. Nhƣng cũng cần nhấn mạnh rằng chƣa có công trình khoa học trong khuôn khổ
quản lý nhà nƣớc nhƣ đề tài các cấp (nhà nƣớc, bộ, ngành, cơ sở) nghiên cứu có hệ thống các
vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phản biện xã hội tại các tổ chức Dân sự ở Việt Nam.
Những bài viết trên các tạp chí thƣờng dừng lại ở mức thông tin, tổng quan một số khía cạnh

chung, nhƣ khái niệm về phản biện xã hội, vai trò của các tổ chức liên quan đến phản biện xã
hội….
- Nghị quyết đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006) đã chỉ rõ: "Xây dựng quy
chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân
dân đối với việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, quyết định lớn của Đảng và
việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ". (...) "Coi trọng vai trò tƣ
vấn, phản biện của các Hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với
các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội". (...) "Nhà nƣớc ban hành cơ chế để Mặt trận và
các Đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội" [7].
- Phản biện xã hội, tác giả Trần Đăng Tuấn - NXB Đà Nẵng (2006). Cuốn sách tập hợp
các bài viết, phản biện xã hội chỉ là một bài trong tập sách mà tác giả lấy làm tên cuốn sách.
Theo tác giả, phản biện, tự phản biện nó là điều tự nhiên. Đó không phải là vấn đề muốn hay
không muốn. Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện, sẽ có đƣợc phản biện xã hội có tổ chức,
giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngƣợc lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận
đƣợc phản biện xã hội tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội.
- Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển, tác giả Kiên Định (Hà Nội ngàn năm,
3/2007). Theo tác giả, phản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con ngƣời trƣớc khi
chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội đƣợc coi là hành vi có chất lƣợng khoa học của xã hội
đối với hệ thống chính trị. Một xã hội đƣợc tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng
thuận cho phát triển, giảm đƣợc tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng.
- Nâng cao vai trò phản biện xã hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Chƣơng trình đối
thoại nói và làm do Hội đồng Nhân dân và Đài truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (6/2009). Khía cạnh về phản biện đƣợc đề cập có thể khái
quát nhƣ sau: Trong xã hội, ngƣời quản lý đƣa ra các luật lệ, chủ trƣơng, chính sách và các
nhà khoa học, trí thức, ngƣời dân có thể sử dụng phƣơng pháp khoa học, lý luận để góp ý
kiến của mình về những vấn đề đó. Ngƣời dân phát biểu ý kiến và ngƣời lãnh đạo sàng lọc,
phân tích, tiếp thu những ý kiến đúng để bổ sung hoặc sửa đổi những chủ trƣơng, chính sách
chƣa hợp lý, “phản biện không phải là phản bác”.
- Vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, tác giả Nguyễn Tuấn Nghĩa (tiểu
luận, 2010). Giám sát và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mật thiết. Trong

đời sống xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân
chủ. Theo quan niệm của ngƣời làm tiểu luận, các đối tƣợng: hệ thống bộ máy nhà nƣớc, các
cơ quan chức năng; đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, dƣ luận xã
hội…đều vừa là đối tƣợng giám sát - phản biện, vừa là đối tƣợng chịu sự giám sát - phản biện
nhằm vào những chủ trƣơng, quyết sách, những hiện tƣợng, trào lƣu, những quan điểm nảy
sinh trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội mà diễn đàn của các hoạt động
này chính là báo chí.
- Nghiên cứu - trao đổi vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền, của TS. Đoàn Minh Huấn, học viện Hành chính khu vực 1. Theo Ông,
giám sát và phản biện xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ, góp phần năng
động hóa sự cầm quyền, gia cƣờng chất lƣợng thể chế, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ
của ngƣời dân. Giám sát xã hội và phản biện xã hội cần phải đƣợc đặt trong mối quan hệ
tƣơng tác với giám sát, kiểm tra và phê bình trong Đảng; giám sát, thanh tra, kiểm soát và phê
bình trong bộ máy nhà nƣớc… Tất cả cùng hợp thành một cơ chế hỗn hợp kiểm soát quyền
lực, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, bảo vệ bản chất dân chủ của chế
độ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phản biện xã hội và tổ chức và hoạt động KH&CN của
LHH Việt Nam, luận văn nhận diện thực trạng hoạt động, và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động và nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN thuộc LHH
Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận về phản biện xã hội và hoạt động KH&CN của các tổ chức thuộc
LHH Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN và phát triển các tổ chức KH&CN trong LHH
Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản biện xã hội
của các tổ chức KH&CN thuộc LHH Việt Nam.
4. Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu

4.1. Mẫu khảo sát
- Khảo sát đối với một số tổ chức KH&CN của LHH Việt Nam hoạt động liên quan đến
vấn đề phản biện xã hội.
- Các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động KH&CN và quản
lý KH&CN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Một số tổ chức KH&CN của LHH Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến 2010.
5. Vấn đề nghiên cứu
Hiện trạng tổ chức KH&CN và hoạt động KH&CN ở LHH Việt Nam. Những yếu tố nào
cản trở và hạn chế đến hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN LHH Việt Nam? Đâu là
nguyên nhân cản trở và hạn chế trên. Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN
và nâng cao năng lực phản biện xã hội?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Chính sách KH&CN phù hợp sẽ thúc đẩy phát triển các tổ chức KH&CN hoạt động
hiệu quả hơn trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập.
- Năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN ở LHH Việt Nam hoàn toàn đáp
ứng trò phản biện xã hội, nhƣng chƣa tập trung và chƣa phát huy hết tiềm lực này bởi sự bất
hợp lý về sự khảng định đúng vai trò phản biện xã hội của LHH Việt Nam của Nhà nƣớc ta.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phân tích tài liệu
Phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu sẵn có về chính sách và quản lý nhà nƣớc về
KH&CN. Các nguồn tƣ liệu, số liệu thu đƣợc từ nguồn Bộ KH&CN, Liên hiệp các Hội
KH&KT Việt Nam
7.2. Tiếp cận hệ thống chức năng, tiếp cận lịch sử
Sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu hệ thống tổ chức KH&CN, với từng giai đoạn
phát triển của đất nƣớc.
7.3. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn với một số cán bộ lãnh đạo quản lý của tổ chức KH&CN về vấn đề phát triển
và hoạt động KH&CN của đơn vị mình quản lý.

7.4. Quan sát, tổng kết thực tiễn
Tổng kết thực tiễn mô hình tổ chức và hoạt động KH&CN của một số tổ chức KH&CN ở
LHH Việt Nam.
7.5. Phương pháp nghiên cứu và so sánh
Nghiên cứu hệ thống văn bản chính sách về phát triển KH&CN Việt Nam qua các thời kỳ,
nghiên cứu hệ thống tổ chức KH&CN qua mỗi giai đoạn.
8. Luận cứ khoa học
- Luận cứ lý thuyết: Sử dụng lý thuyết quản lý, lý thuyết hệ thống chức năng, lý
thuyết sử dụng nhân lực KH&CN trong thời đại CNH, HĐH và hội nhập ….
- Luận cứ thực tiễn: Thực tiễn hoạt động KH&CN trong đó có phản biện xã hội của một
số tổ chức KH&CN ở LHH Việt Nam.
9. Ý nghĩa của luận văn
Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (trong đó có hoạt động phản biện xã
hội) của các tổ chức KH&CN ở LHH (tổ chức CT–XH), đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nƣớc
trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu đƣợc
trình bày trong 3 chƣơng sau:

CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về phản biện xã hội và hoạt động KH&CN trong thời kỳ đổi mới
hội nhập.
CHƢƠNG 2: Thực tiễn hoạt động KH&CN và phản biện xã hội của các tổ chức Khoa học và
Công nghệ thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
CHƢƠNG 3: Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức Khoa học và Công nghệ
trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.


References
1. Đảng CSVN - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996.

2. Đảng CSVN - Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997.
3. Ban Bí Thƣ trung ƣơng Đảng CSVN - Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 11/4/1988 về tổ
chức và hoạt động LHH các Hội KH&KT Việt Nam theo quy chế của một đoàn thể
quần chúng cấp trung ƣơng.
4. Bộ Chính trị BCH Trung ƣơng Đảng CSVN - Chỉ thị số 45/CT-TW ngày 11/11/1998
về LHH các Hội KH&KT Việt Nam là một tổ chức CT – XH.
5. Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam - Báo cáo đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động
của các đơn vị Kh&CN trực thuộc năm 2008
Hà Nội, 2008
6. Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ Tƣớng Chính Phủ v ề hoạt động
tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam.
7. Đảng CSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006.
8. TS. Hồ Bá Thâm, CN. Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân - Phản biện xã hội và phát huy
dân chủ pháp quyền
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2010.
9. PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ - Phản biện và những biện pháp thực hiện
Báo Điện tử Dân trí, tháng 8/2010.
10. Ths. Vũ Thị Nhƣ Hoa - Cơ sở triết học của phản biện xã hội
Sinh hoạt lý luận số 2/2010
11. Từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học NXB Đà Nẵng,
Đà Nẵng, 2000.
12. Từ điển Bách khoa Việt Nam
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003.
13. Vũ Cao Đàm - Đề cƣơng bài giảng về “ Khoa học luận và công nghệ luận”
Viện CL&CSKHCN, Hà Nội, 2009.
14. Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH10
Quốc Hội nƣớc CHXHCNVN thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000.

15. Bộ KH&CN, Công văn số 1750 /BKHCN-TCCB ngày 11/07/2005 gửi Uỷ ban KH-
CN &MT Quốc Hội khoá XI về tổ chức và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và
phát triển
16. Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, “Tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị
KH&CN trực thuộc năm 2006”

×