Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Điều tra và phân tích hiện trạng hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 216 trang )

VIỆN ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

ĐIỀU TRA VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010


CNĐT : VŨ HỒNG DIỆP











9400

HÀ NỘI – 2012









i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 4
1.1.1. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Nhật Bản 4
1.1.2. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Hàn Quốc 5
1.1.3. Điều tra, đánh giá các tổ ch
ức KH&CN tại Indonesia 6
1.1.4. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Trung Quốc 7
1.1.5. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại CH Nam Phi 9
1.1.6. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại CHLB Đức 11
1.1.7. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Canada 12
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 14
1.2.1. Kinh nghiệm từ dự án VISION 15
1.2.2. Kinh nghiệm từ các nhiệm vụ khác của Bộ KH&CN 16
1.2.3. Kinh nghiệm từ nhiệm vụ của Bộ Giáo dụ
c và Đào tạo 18

1.3. Tổng quan về phân loại các tổ chức KH&CN 19
1.3.1. Phân loại theo qui mô tổ chức 19
1.3.2. Phân loại theo loại hình hoạt động 20
1.3.3. Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu 21
1.3.4. Phân loại theo khu vực hoạt động 22
1.3.5. Phân loại theo giai đoạn phát triển 23
1.3.6. Phân loại theo cấp quản lý 25
1.3.7. Phân tích sự phù hợp với Việt Nam 25
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH 28
2.1. Nội dung điều tra, phân tích 28
2.1.1. Xây dựng khung phân tích 28
2.1.2. N
ội dung điều tra 31
2.2. Đối tượng điều tra 32
2.2.1. Đối tượng điều tra 32
2.2.2. Phân nhóm tổ chức 33
2.2.3. Chọn mẫu điều tra 34
2.3. Phương pháp điều tra 39
2.3.1. Địa điểm điều tra 39
2.3.2. Công cụ điều tra 39
2.3.3. Cách thức tiến hành 42
2.3.4. Xử lý thông tin, số liệu 44

ii

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC NHÓM TỔ CHỨC KH&CN 46
3.1. Kết quả điều tra 300 tổ chức đại diện cho 5 nhóm tổ chức KH&CN 46
3.1.1. Báo cáo tự đánh giá 46
3.1.2. Kết quả điều tra thông tin về hoạt động của các tổ chức KH&CN 48
3.2. Kết quả điều tra 80 tổ chức KH&CN phục vụ phân tích sâu 51

3.2.1. Kết quả điều tra về thông tin dữ liệu cơ sở 51
3.2.2. Kết quả khảo sát hiện trường 54
3.2.3. Kết quả điều tra qua bảng hỏi 56
3.2.4. Kết quả phỏng vấn 56
3.2.5. Nhận định kết quả điều tra 57
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 58
4.1. HIỆN TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN 58
4.1.1. Khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức KH&CN 58
4.1.2. Quản lý nhà nước về KH&CN 68
4.1.3. Nguồn lực của môi tr
ường 79
4.1.4. Nhận xét chung về môi trường hoạt động của các tổ chức KH&CN 84
4.2. HIỆN TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN 85
4.2.1. Năng lực lãnh đạo chiến lược 85
4.2.2. Cơ cấu tổ chức trong các tổ chức KH&CN 87
4.2.3. Nguồn nhân lực 89
4.2.4. Nguồn tài chính 94
4.2.5. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng 101
4.2.6. Công tác quản lý 104
4.2.7. Liên kết hợp tác 113
4.2.8. Nhận xét chung về năng lực củ
a các tổ chức KH&CN 119
4.3. HIỆN TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN 121
4.3.1. Văn hóa tổ chức 121
4.3.2. Chế độ đãi ngộ 122
4.4. HIỆN TRẠNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN 124
4.4.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu chung của hệ thống KH&CN 124
4.4.2. Kết quả đầu ra nghiên cứu của các tổ chức được điều tra 127
4.4.3. Hiệu quả
hoạt động nghiên cứu của các tổ chức được điều tra 132

4.4.4. Nhận xét về kết quả hoạt động của các tổ chức KH&CN 142
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN 145
5.1. Kiến nghị về phát triển nguồn nhân lực 145
5.1.1. Tổng hợp hiện trạng nguồn nhân lực của Việt Nam 145
5.1.2. Hiện trạng v
ề quản lý nhân lực 147
5.1.3. Kiến nghị về đào tạo nguồn nhân lực 149
5.1.4. Kiến nghị về chính sách thu hút nhân tài 150
5.2. Kiến nghị về quản lý tài chính 152

iii

5.2.1. Tổng hợp hiện trạng quản lý tài chính 152
5.2.2. Kiến nghị về quản lý tài chính cho hoạt động của các tổ chức KH&CN 155
5.2.3. Kiến nghị về quản lý tài chính cho các nhiệm vụ KH&CN 156
5.3. Kiến nghị về phương thức quản lý dựa vào kết quả 159
5.3.1. Giới thiệu về phương thức quản lý dựa vào kết quả 159
5.3.2. Những bất cập trong quản lý hoạt động KH&CN tại Việt Nam 162
5.3.3. Một số đề xuất cải tiến quản lý hoạt động KH&CN từ các nhà nghiên cứu và
nhà quản lý trong đợt điều tra thang 3/2012 164
5.3.4. Kiến nghị áp dụng mô hình “Quản lý dựa vào kết quả” tại Việt Nam 165
5.4. Kiến nghị về hoạt động kiểm tra, đánh giá các tổ chức KH&CN 167
5.4.1. Phân biệt tự đánh giá và đánh giá ngoài 167
5.4.2. Hiện trạng công tác đánh giá, giám sát các tổ chức KH&CN ở Việt Nam 168
5.4.3. Kiến nghị về ho
ạt động tự đánh giá của các tổ chức KH&CN 170
5.4.4. Kiến nghị về hoạt động kiểm tra đánh giá của cơ quan cấp trên 172
5.5. Kiến nghị về định hướng phát triển 174
5.5.1. Kiến nghị về cải cách hệ thống các tổ chức KH&CN 174

5.5.2. Kiến nghị về giải pháp chuyển đổi các tổ chức KH&CN theo hướng tăng tính
tự chủ, tự chịu trách nhiệm 176
5.5.3. Kiến nghị
về giải pháp tăng khả năng liên kết với khối công nghiệp 178
CHƯƠNG 6. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỮ LIỆU VỀ CÁC TỔ CHỨC
KH&CN 181
6.1 Giới thiệu về phần mềm quản lý dữ liệu 181
6.2 Hướng dẫn sử dụng phần mềm 182
KẾT LUẬN 183
TÀI LIỆU THAM KHẢO 184
PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC THAM GIA ĐIỀU TRA GIAI ĐOẠN 1 (ĐIỀU TRA
300 TỔ CHỨC)
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC THAM GIA ĐIỀU TRA SÂU GIAI ĐOẠN 2 (ĐIỀU
TRA 80 TỔ CHỨC)
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN THAM GIA ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA HIỆN TRƯỜNG
PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM QU
ẢN LÝ DỮ LIỆU
PHỤ LỤC 7. BÁO CÁO PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC NHÓM TỔ CHỨC KH&CN
PHỤ LỤC 8. BÁO CÁO TỔNG HỢP CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN




iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
KH&CN - Khoa học và công nghệ
CGCN - Chuyển giao công nghệ
SHTT - Sở hữu trí tuệ
KHTN - Khoa học tự nhiên
KHCN - Khoa học công nghệ
KHXH&NV - Khoa học xã hội và nhân văn
HĐBT - Hội đồng Bộ trưởng
SXTN - Sản xuất thử nghiệm
CSDL - Cơ sở dữ liệu
VBPL
- Văn bản pháp lý
DN - Doanh nghiệp
LHH - Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật
Việt Nam
LHH&DN - Liên Hiệp hội và doanh nghiệp
GPRA Government performance and
results Act
Đạo luật về kết quả và thực hiện của
chính phủ
NSTC National S&T committee Hội đồng KH&CN quốc gia Hàn Quốc
PEML Performance evaluation and
management law
Luật Quản lý và đánh giá thực hiện
OECD Organization for economic
cooperation and development
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển
DRI Deparmental Research
Institutions


Các tổ chức nghiên cứu trực thuộc
Bộ



v

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
Stt Họ tên Cơ quan

Thực hiện chính:
1 TS. Vũ Hồng Diệp Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
2 ThS. Đỗ Thị Thùy Dương Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
3 CN. Nguyễn Ngọc Chiến Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ

Tham gia viết chuyên đề:
4 TS. Trần Hậu Ngọc Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
5 CN Nguyễn Thị Thu Oanh Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
6 ThS Nguyễn Mai Dương Việ
n Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
7 ThS. Phạm Quỳnh Anh Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
8 TS. Phạm Xuân Thảo Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
9 CN. Nguyễn Thị Hà Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
10 KS. Ngô Thị Loan Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
11 CN. Trần Xuân Đích Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN

Tham gia điều tra khảo sát:
12 CN. Nguyễn Văn Tu
ấn Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ

13 CN. Đỗ Sơn Tùng Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ
14 CN. Bùi Tố Tâm Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
15 05 cán bộ Cộng tác viên của các trường đại học



1
MỞ ĐẦU

Nhận biết rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN) là nền tảng,
động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước,
trong những năm gần đây đầu tư cho KH&CN liên tục gia tăng (năm 1996: 0,96%
tổng chi ngân sách; 1998: 1,26%; 1999: 1,28%; 2000-2008: 2%). Với 2% tổng chi
ngân sách, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN hiện nay đạt khoảng 400 triệu
USD. Nguồn tài chính này chủ yếu được đầu tư vào các tổ
chức KH&CN phục vụ cho
việc sáng tạo ra tri thức, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và
tạo ra các sản phẩm cho xã hội
Với tốc độ đầu tư ngày càng tăng, mặc dù có tính chất hoạt động riêng và với
những rủi ro khó lường trước, vấn đề hiệu quả đầu tư trong KH&CN ngày càng được
đặt lên hàng đầu. Đối với Việt Nam, một nước đang phát tri
ển, hệ thống các tổ chức
KH&CN được xây dựng dựa trên nền tảng cấu trúc của hệ thống Liên Xô cũ mang
nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp, do vậy tính năng động không cao, chưa tạo được ảnh
hưởng tích cực đối với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Việc nghiên cứu
cải tiến hệ thống và đổi mới hoạt động nghiên cứ
u khoa học và phát triển công nghệ
trong các tổ chức là điều cấp thiết hiện nay.
Cùng với việc tăng đầu tư, trong thời gian qua nhiều văn bản quan trọng về
định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển KH&CN cũng được ban hành

như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, khoá VIII (1996); Luật khoa học và công
nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (2003); Đề án Đổi mới cơ
chế quản lý khoa học và công nghệ (Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg), (2004), Nghị
định 115/2005/NĐ-CP Quy định cơ chế tụ chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN công lập (2005), nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học và công
nghệ nước ta.
Chủ trương thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ đã được hi
ện thực hoá tại Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày
28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đổi mới cơ chế quản
lý khoa học và công nghệ”. Theo đề án, thì cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN chưa


2
phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, thiếu quy hoạch các tổ chức KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển các
ngành, lĩnh vực trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức KH&CN
của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạ
ch, tài chính, nhân
lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên
cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh.
Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/NĐ-CP quy định cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập với mục đích (1) tăng
cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ

chức KH&CN và thủ trưởng tổ chức KH&CN; (2) Tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh
quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ; (3) tạo điều kiện tập trung
đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức khoa học và công nghệ; (4) nâng cao hiệu quả
hoạt động của các tổ chức khoa học và công ngh

ệ, góp phần tăng cường tiềm lực khoa
học và công nghệ của đất nước.
Nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, năng lực sáng tạo và đổi mới
công nghệ, tăng tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong việc nâng cao năng suất, chất
lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, . Bộ Khoa học và
Công nghê đã ban hành Quyết định số 1434/QĐ-BKHCN, ngày 30/07/2009 về
“Chươ
ng trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Kết luận số 234-
TB/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ”. Trong đó có
nêu “Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển KH&CN, Đổi
mới cơ chế tài chính, tăng cường đầu tư tiềm lực và phát triển có chọn lọc các tổ chức
KH&CN” là một trong những nhiệm vụ quan tr
ọng cần thực hiện. Bên cạnh đó, khi
đưa ra các giải pháp thực hiên chương trình hành động này cũng chỉ rõ “Đánh giá,
tuyển chọn các viện nghiên cứu, trường đại học ở một số lĩnh vực công nghệ trọng
điểm, một số ngành khoa học có thế mạnh của Việt Nam để tập trung đầu tư phát triển
với mục tiêu được xếp hạng tương đương các việ
n, trường mạnh, có uy tín trong khu
vực.”
Để có thể triển khai thành công công cuộc đổi mới, phát huy tính hiệu quả của
đầu tư và định hướng chiến lược phát triển KH&CN, vấn đề mấu chốt là phải nắm bắt


3
hiện trạng hoạt động, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, xác
định năng lực hay xu thế phát triển của các tổ chức KH&CN để từ đó đề xuất các giải
pháp cần thiết có tính khả thi nhằm phát huy tính tự chủ, năng lực đổi mới, sáng tạo và
nâng cao hiệu quả hoạt động cuả các tổ chức KH&CN. Đồng thời tăng c
ường gắn kết
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân

lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN. Với mục đích như vậy,
Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ đã triển khai Đề án “Điều tra và phân
tích hiện trạng hoạt động của các tổ chức KH&CN ở Việt Nam giai đoạn 2006 -
2010”.
Thời gian thực hiện: từ 4/2010 đế
n 6/2012
Kinh phí được duyệt: 1570 triệu đồng
Kinh phí thực hiện: 1306 triệu đồng
Mục tiêu của đề án: Phân tích làm rõ hiện trạng hoạt động của các tổ chức khoa
học và công nghệ (KH&CN) ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và đề xuất các kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN trong thời gian tới.
Nội dung thực hiện:
- Thu thập dữ liệu về hiện tr
ạng hoạt động của các tổ chức KH&CN trong giai
đoạn 2006 – 2010.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các tổ chức KH&CN.
- Rút ra bài học và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các tổ chức KH&CN trong thời gian tới.





4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA VÀ PHÂN TÍCH HIỆN
TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Đối với nhiều nước trên thế giới, đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát triển

(R&D) là một bộ phận hợp thành trong hệ thống đánh giá KH&CN của mỗi quốc gia.
Mục tiêu của việc đánh giá là nhằm hoàn thiện hệ thống các tổ chức R&D của quốc
gia, đưa chúng vào hoạt động một cách hiệu quả hơn theo các chức năng, nhiệm vụ đã
đượ
c giao. Các kết quả đánh giá cũng được công bố ra công chúng nhằm nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đồng thời cải tiến việc quản lý
KH&CN. Các nước Hà Lan, CHLB Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canađa, đều đã
thực hiện rất nhiều các nghiên cứu và đưa ra phương pháp luận đánh giá hoạt động
KH&CN của các tổ chức nghiên cứu công
1.1.1. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Nh
ật Bản
Năm 1995, Nhật Bản ban hành Luật Khoa học và Công nghệ (Luật số 130)
nhằm mục đích chứng minh Nhật Bản là một đất nước xây dựng trên sự sáng tạo của
khoa học và công nghệ. Dựa vào luật này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các
Hướng dẫn Quốc gia về Phương pháp Đánh giá R&D sử dụng nguồn ngân sách nhà
nước vào năm 1996 và 2001 để thúc đẩy nỗ lực đánh giá. Năm 2005, các H
ướng dẫn
này được Chính phủ sửa đổi nhằm đẩy mạnh cải cách hệ thống đánh giá. Sự cải cách
hệ thống đánh giá trong Kế hoạch cơ bản về KH&CN lần thứ 3 được xem như là một
phần trong nỗ lực cải cách hệ thống KH&CN nhằm tạo ra giá trị tri thức và văn hoá
thông qua sự phát triển của khoa học.
Cơ quan triển khai thực hiện các Hướng d
ẫn Quốc gia về Đánh giá R&D này là
các tổ chức tiến hành/thúc đẩy R&D (các Bộ, trường đại học, viện nghiên cứu thuộc
trường đại học, tổ chức R&D, vv…) hoặc các tổ chức đánh giá độc lập (Hôi đồng
chính sách KH&CN, Ủy ban đánh giá cơ quan hành chính hợp nhất, Ủy ban quốc gia
về đánh giá hợp tác đại học, Viện quốc gia về trình độ học thuật và đánh giá đại học,
vv…). T
ừ năm 2002, các các cơ quan đánh giá tiến hành điều tra, khảo sát các tổ chức
R&D trong công nghiệp (các công ty có vốn điều lệ trên 10 triệu Yên đang tiến hành

các hoạt động R&D), các tổ chức nghiên cứu (nhà nước, công cộng, phi lợi nhuận),


5
các trường đại học (các phòng chức năng, tổ chức nghiên cứu trong trường đại học,
khoa kỹ thuật) nhằm đánh giá một cách có hiệu quả và toàn diện.
Kết quả đánh giá là cơ sở cho sự phân bổ các nguồn lực (như ngân sách và
nguồn nhân lực) đối với những tổ chức được đánh giá. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá
cũng phản ánh năng lực của ng
ười đứng đầu tổ chức R&D (Uchida, 2005).
1.1.2. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Hàn Quốc
Từ đầu những năm 1990, ngân sách quốc gia dành cho R&D và số lượng các
chương trình R&D liên tục tăng, kéo theo số lượng các tổ chức tham gia nghiên cứu
cũng liên tục hình thành và phát triển. Điều đó đặt ra vấn đề phải thực hiện việc theo
dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các chương trình và tổ
chức R&D là
hết sức cần thiết. Vì vậy, năm 1997 Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành “Luật Cải cách
KH&CN” và bắt đầu tiến hành công tác điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá các
chương trình và tổ chức R&D. Năm 1999, thành lập Hội đồng KH&CN Quốc gia để
chỉ đạo về KH&CN, đặc biệt trong vai trò giám sát, điều hành các hoạt động có liên
quan đến đánh giá và điều chỉnh trước đối với các chương trình R&D quốc gia sử

dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (Yoo, 2007).
Đứng trước những thách thức mới hình thành trong quản lý và thực hiện hoạt
động R&D, yêu cầu đặt ra là phải có một hệ thống đánh giá hiệu quả hơn. Năm 2005,
Luật Quản lý và Đánh giá Thực hiện R&D Quốc gia (R&D PEML) được ban hành.
Mục đích của luật này là tiến hành đánh giá các tổ chức R&D một cách toàn diện hơn
về tính gắn kết, tính nhất quán, và tính
đầy đủ để đạt được mục tiêu của chính phủ về
chính sách KH&CN và chiến lược R&D.

Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, các tổ chức R&D là những đơn vị
thực hiện các hoạt động sáng tạo và đổi mới. Vì vậy, điều tra khảo sát, phân tích và
đánh giá các tổ chức R&D là một vấn đề đặc biệt được chú trọng, được thiết lập rõ
ràng và khoa học cũng như thự
c hiện một cách liên tục.
Kết quả điều tra, khảo sát được phản ánh trong các báo cáo đánh giá sẽ là cơ sở
để phân bổ ngân sách cho các tổ chức R&D và sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc định hướng đầu tư, thúc đẩy sự phát triển các tổ chức R&D.
Khủng hoảng tài chính năm 1997 đã buộc chính phủ Hàn Quốc phải dùng biện
pháp quyết liệt nhằm thay đổi Hệ th
ống quản lý các Viện nghiên cứu chính phủ. Hệ


6
thống quản lý này tập trung vào việc giải quyết vấn đề hiệu quả nghiên cứu và hiệu
quả hoạt động của các Viện. Năm 1999, Luật về việc thành lập, vận hành và phát triển
các Viện nghiên cứu chính phủ đã được ban hành. Căn cứ Luật này, Hệ thống quản lý
gồm 5 Hội đồng nghiên cứu do Văn phòng Thủ tướng ký Quyết định, chịu trách nhiệm
tư vấn, giám sát các ho
ạt động của các Viện nghiên cứu chính phủ (khoảng 50 viện).
Chức năng chính của các Hội đồng là định hướng kế hoạch nghiên cứu, đệ trình và
phân bổ kinh phí, đánh giá kết quả hoạt động của các Viện. Mục tiêu của việc đánh giá
các viện nghiên cứu ở Hàn Quốc là nhằm cơ cấu lại những viện có kết quả hoạt động
không tốt, điều chỉ
nh chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các viện và
thưởng phạt các viện trưởng.
1.1.3. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Indonesia

Ở Indonesia, phần lớn các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ sử
dụng nguồn ngân sách nhà nước (85% kinh phí cho nghiên cứu) được thực hiện bởi

các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học công, trong khi đó các tổ chức tư vẫn
giữ vị trí khiêm tốn. Chính vì thế, khi tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống tổ chức khoa
học và công nghệ của Cộng hòa Indonesia, chúng ta tập trung chủ yếu vào các tổ chức
công. Các tổ chứ
c R&D công được chia thành hai dạng: Các Viện nghiên cứu trực
thuộc Bộ (Departmental Research Institutes - viết tắt là DRI) và Các Viện Nghiên cứu
không trực thuộc Bộ (Non-Departmental Research Institutes - viết tắt là NDRI)
(Syahrul và cs, 2007).
Một số tổ chức nghiên cứu thuộc các Bộ được phân bố ở các địa phương, song
vẫn tiến hành các hoạt động R&D theo nhiệm vụ và chức năng của Bộ. Bảng 1.1 giới
thiệu số lượng các tổ chức R&D trong một số
Bộ của Indonesia. Một nghiên cứu do
Bộ Nghiên cứu và Công nghệ thực hiện cho thấy phần lớn các đơn vị nghiên cứu trực
thuộc Bộ được đặt ở 10 địa phương đã sẵn sàng kết nối và hợp tác với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, song với các công ty lớn việc kết nối vẫn còn rất yếu. Chuyển giao
công nghệ từ các viện nghiên cứ sang giới doanh nghiệp phần l
ớn vẫn xoay quanh “bí
quyết công nghệ” (know-how), tiêu chuẩn hóa và kiểm tra.
Năm 2002, Indonesia đã tiến hành điều tra về hệ thống đổi mới cho thấy bức
tranh hiện tại về kết quả thực hiện toàn cảnh khoa học, nghiên cứu và công nghệ
(KHNC&CN) của Indonesia và đề xuất cải thiện những vấn đề tồn tại cho Indonessia.


7
Đây là kết quả của dự án “PERISKOP- Đánh giá KHNC&CN nhằm tăng cường năng
lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” được tài trợ bởi Bộ Nghiên cứu và Giáo dục
Liên bang Đức. Mục đích của dự án nhằm tìm hiểu 2 trong số những vấn đề cấp thiết
nhất của Indonesia: Làm thế nào để chính sách về công nghệ và đổi mới có thể hỗ trợ
cho quá trình phi tập trung hóa hiện nay và làm thế nào để tạ
o điều kiện thuận lợi cho

chuyển giao một cách hiệu quả các kết quả R&D giữa các viện nghiên cứu và các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm thế nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp vào
tiến trình đổi mới và trở thành xương sống trong tái cấu trúc nền kinh tế của Indonesia.
Dự án cung cấp những đánh giá toàn diện về hệ thống KHNC&CN quốc gia và địa
phương của Indonesia. Các kiến nghị từ
điều tra này sẽ làm tăng cường năng lực công
nghệ của ngành công nghiệp Indonesia, tăng cường nỗ lực R&D công và của khối
công nghiệp cũng như làm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Indonesia
trên thị trường nội địa và quốc tế (Mertins, 2002).
Bảng 1.1. Số lượng các Viện nghiên cứu thuộc một số Bộ ở Indonesia
STT Các tổ chức Số lượng DRI
1 Bộ Nông nghiệp 31
2 Bộ Truyền thông 4
3 Bộ Năng lượng và các nguồn khoáng sản 4
4 Bộ Lâm nghiệp 19
5 Bộ Công nghiệp và Thương mại 27
6 Bộ Y tế 14
7 Bộ Hàng hải và Công nghiệp cá 15

1.1.4. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Trung Quốc
Năm 1993, Bộ KH&CN Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu đánh giá như là một
trong những công cụ hỗ trợ ra quyết định, nhằm mục đích đo lường hiệu quả thực hiện
và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch, theo dõi giám sát và
phân bổ các nguồn lực. Thông qua hoạt động đánh giá, Chính phủ s
ẽ tập trung vào
những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức và chương trình
R&D, từ đó điều chỉnh việc hỗ trợ hoạt động R&D trong tổng thể quá trình phát triển
kinh tế-xã hội.



8
Ở Trung Quốc, có 3 cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính trong quản lý,
định hướng các chương trình và tổ chức R&D là Bộ KH&CN (MOST), Viện Hàn lâm
Khoa học Trung Quốc (CAS), Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc. Các cơ
quan này chịu trách nhiệm phân bổ/sử dụng các nguồn lực cho KH&CN dựa trên vai
trò của mình trong hoạt động KH&CN. Để thực hiện trách nhiệm nêu trên, một trong
những hành động có tính then chốt là các tổ chức này đã đưa tầm quan trọng của đ
ánh
giá vào công tác quản lý các chương trình, tổ chức R&D. Và coi đánh giá là một yêu
cầu cần thiết phải thực hiện đối với các chương trình và tổ chức R&D.
Gần đây nhất, tháng 08/2009 Trung Quốc khởi động chương trình nghiên cứu
quốc gia về các nguồn lực R&D lần thứ 2 nhằm thúc đẩy sự phát của các ngành nông
nghiệp, công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin và các ngành công nghệ trọng yếu
khác (lần thứ nhất tiế
n hành năm 2000). Trong thông báo của Bộ KH&CN, nội dung
của chương trình này bao gồm: (1) Tiến hành điều tra, khảo sát các tổ chức, doanh
nghiệp chuyên sâu về R&D trong tất cả các ngành công nghiệp trọng yếu trên phạm vi
cả nước tập trung vào các vấn đề nguồn nhân lực, chi tiêu tài chính, trang thiết bị và cơ
sở hạ tầng, và các dự án thực hiện; (2) Cung cấp cơ sở dữ liệu có tính khoa học cho
việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế
xã hội cho kế hoạch 5 năm lần thứ 12
(2011-2015); (3) Giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá khả năng tự đổi mới như là một
động lực đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia như trong định hướng đổi mới.
Trung Quốc hiện đã thực hiện và luôn khuyến khích việc nghiên cứu ra các mô
hình đánh giá tổ chức R&D để thúc đẩy các tổ chức này phát triển nhanh và mạnh mẽ.
Đánh giá các tổ chức R&D, nhấ
t là đánh giá từ bên ngoài, chưa trở thành một chế độ
bắt buộc và chưa được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, đã có một số tổ chức thực
hành đánh giá bắt buộc cho các đơn vị trực thuộc, nhờ đó mà tổ chức của họ vươn lên
nhanh chóng, như trường hợp của CAS - Viện Khoa học Trung Quốc. Việc đánh giá

các viện nghiên cứu thuộc CAS được thực hiện theo các giai
đoạn phát triển khác
nhau: 1993 -1998; 1999-2004; và 2005 đến nay. Ở mỗi giai đoạn, mục đích, nội dung,
các tiêu chí, chỉ số và phương pháp cũng như quy trình đánh giá cụ thể cũng khác nhau
và tương ứng với bối cảnh phát triển của tổ chức. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tế
trong nước, các cán bộ làm công tác đánh giá được đào tạo nâng cao trình độ thường
xuyên tại nhiều nướ
c phát triển có truyền thống tốt về thực hành đánh giá (Li, 2009).


9
1.1.5. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại CH Nam Phi
1.1.5.1. Công tác điều tra tại Nam Phi
Theo tiêu chuẩn khuyến nghị Frascati của tổ chức OECD, đơn vị Kiểm toán
nghiên cứu và công nghệ quốc gia Nam Phi đã đưa ra một phân loại tương tự là: Khu
vực doanh nghiệp và các tổ chức công nghiệp; Các đơn vị thuộc chính phủ và các tổ
chức liên quan; Hội đồng khoa học; Khu vực phi lợi nhuận; và Lĩnh vực giáo dục
đại
học. Mặc dù vẫn có số liệu thống kê hàng năm về các tổ chức KH&CN, nhưng trong
quy trình hoạt động, Cộng hòa Nam Phi đã phân loại và vận hành hệ thống KH&CN
của mình theo tiêu chuẩn Frascati lồng ghép với hai phương thức: Phân loại theo loại
hình nghiên cứu và Phân loại theo lĩnh vực hoạt động chính (South Africa, 1997).
* Phân loại theo loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản, cùng với công việc giảng dạy, thường được thực hiệ
n với
chức năng chính về học thuật, dựa trên hệ thống nghiên cứu của các trường đại học.
Nghiên cứu chiến lược phần lớn được tiến hành ở các trường đại học và các
phòng thí nghiệm của chính phủ, cũng như ở bộ phận R&D của các công ty lớn (loại
nghiên cứu này thường chiếm khoảng 5 đến 10 % ngân sách R&D).
Ở Nam Phi, nghiên cứu ứng dụng được tiến hành chủ

yếu bởi giới công nghiệp
và các phòng thí nghiệm theo định hướng nhiệm vụ của các cơ quan thuộc chính phủ.
Thông thường, nghiên cứu ứng dụng thường chiếm 80-90% ngân sách cho hoạt động
R&D của các công ty công nghiệp.
* Phân loại theo lĩnh vực hoạt động chính
Đối với phân loại theo các lĩnh vực hoạt động chính, ở Cộng hòa Nam Phi, với
trách nhiệm như một phần công việc của cơ quan kiểm toán nghiên cứu và công ngh

quốc gia. Phân loại được thực hiện theo ba cấp:
- Các lĩnh vực khoa học mở rộng: sinh học; khoa học biển và trái đất; kỹ thuật,
y tế và dược; toán học; vật lý; khoa học xã hội; kinh tế và khoa học quản lý; nhân văn.
- Các ngành khoa học chính: nhân loại học; thực vật học; quản lý kinh doanh;
xây dựng dân dụng; vi tính; khoa học lâm nghiệp; địa lý; địa chất; vi sinh học; triết
học; tâm lý học; xã hội họ
c; thống kê học; thú y; động vật học.
- Các lĩnh vực chuyên môn: quản lý động vật; hóa chất bệnh lý; phân tích chức
năng; công nghiệp; tâm lý học; quy trình sản xuất; triết học chính trị; phát thanh-sinh


10
học; khoa học hạt giống; độc học; sinh động vật học hoang dã.
Cơ quan Điều tra các hoạt động nghiên cứu và phát triển chịu trách nhiệm tiến
hành ở 4 khu vực: Các đơn vị thuộc chính phủ và các tổ chức liên quan; Hội đồng
khoa học; Khu vực phi lợi nhuận; và Khu vực giáo dục cao. Riêng khu vực Doanh
nghiệp, số liệu được thu thập bởi bộ phận Tiếp cận thị trường qu
ốc tế.
Năm 1996, nghiên cứu điều tra đầu tiên được tiến hành, bao gồm các cuộc điều
tra về: Cơ sở hạ tầng S&T của Nam Phi; Nền tảng công nghệ của khu vực doanh
nghiệp Nam Phi; Nguồn nhân lực nghiên cứu và công nghệ; Trang thiết bị nghiên cứu
và đào tạo; và cuối cùng là điều tra hoạt động nghiên cứu và các hoạt động liên quan

trực tiếp đến phát triển tri thức mới.
Những khác biệt về loại hình tổ chức đòi hỏi các phương pháp tiếp cận khác
nhau trong việc thu thập số liệu.
- Với khu vực giáo dục cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn được
dẫn dắt chủ yếu bởi cá nhân các nhà khoa học chuyên môn. Một số các trung tâm
nghiên cứu và các viện nghiên cứu thuộc các trường đại học và các đơn vị kỹ thuật
thường được thành lập từ hạ
t nhân các học giả nổi tiếng. Cá nhân các học giả hay các
nhà khoa học vẫn là đơn vị báo cáo.
- Ở khu vực chính phủ và các tổ chức liên quan, hoạt động nghiên cứu R&D
được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn trong các đơn vị liên ngành lớn hơn. Điều này
không chỉ đơn thuần là sự khác biệt trong văn hóa tổ chức mà còn liên quan đến các
vấn đề về quy mô. Thông thường việc báo cáo được những người
đứng đầu đơn vị
thực hiện.
1.1.5.2. Công tác đánh giá các tổ chức KH&CN ở Nam Phi
Năm 1996, ở Nam Phi, Bộ Nghệ thuật, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ đã chỉ
định một cơ quan tiến hành kiểm toán về nghiên cứu và công nghệ quốc gia. Mục đích
là “đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống khoa học và công nghệ Nam Phi”
và hướng tới một định hướng phát tri
ển lâu dài cho hệ thống khoa học và công nghệ.
Công việc đánh giá các tổ chức khoa học và công nghệ ở Cộng hòa Nam Phi
được lồng ghép trong đánh giá hoạt động R&D, tập trung vào đánh giá ba nhân tố: các
chỉ số đầu vào, các chỉ số đầu ra và những đóng góp thiết thực (South Africa, 2005).
Các chỉ số đầu vào gồm: nguồn nhân lực (cán bộ R&D), thời gian dành cho


11
nghiên cứu (chỉ dành cho khu vực giáo dục cao), kinh phí, thiết bị và cơ sở hạ tầng.
Các chỉ số đầu ra gồm: các ấn phẩm khoa học (những ấn phẩm có phản biện),

các bài báo không phản biện, các bài trình bày khoa học, công nghệ, sáng chế, văn
bằng, chứng chỉ, số lượng sinh viên tốt nghiệp (dành cho khu vực giáo dục cao).
Những đóng góp thiết thực được đánh giá ở đây là tính hữu dụng chung đối v
ới
xã hội. Tính hữu dụng của đầu ra được đánh giá thông qua 4 câu hỏi mở:
• Lợi ích mà người sử dụng sẽ được hưởng trực tiếp từ R&D của họ
• Làm thế nào để các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến họ
• Lợi ích mà những cá nhân khác sẽ được hưởng gián tiếp từ các hoạt động R&D
• Làm thế nào để các kết quả nghiên cứu sẽ có liên quan đến họ.
1.1.6. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại CHLB Đức
CHLB Đức là nước đã thực thi chế độ đánh giá các tổ chức R&D một cách định
kỳ và có hệ thống, với mục tiêu là thường xuyên cải tiến cơ cấu của hệ thống, nâng cao
hiệu quả đầu tư cho KH&CN, nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động nghiên cứu
nhằm đạt tới các mục tiêu quốc gia về
phát triển KH&CN. CHLB Đức cũng là quốc
gia điển hình về sự đa dạng trong các phương pháp, tiêu chí và mục tiêu đánh giá. Có
sự khác nhau khi đánh giá các trường đại học, các viện nghiên cứu trên cùng phổ
nhiệm vụ và chức năng của hệ thống đổi mới quốc gia. Các trường đại học lớn, các
Hiệp hội tiến hành đánh giá các tổ chức R&D trực thuộc với mục tiêu là kiểm tra chất
lượ
ng trên cơ sở các nhiệm vụ, từ đó đưa các khuyến nghị về phát triển tiếp theo, hay
đình chỉ hoạt động hoặc chuyển đổi các cơ sở hoạt động kém hiệu quả, nhờ đó mà đạt
được tính linh hoạt trong việc thành lập thêm các cơ sở nghiên cứu mới.
Công tác đánh giá tổ chức tại CHLB Đức tập trung vào các Hiệp hội lớn: Hiệp
hội Gottfried Wilhelm Leibniz; Hiệp hội Helmholtz và Hi
ệp hội Fraunhofer, Hiệp hội
Max Planck. Trong đó, các viện nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu do Bang và Liên
bang tài trợ thuộc Hiệp hội Gottfried Wilhelm Leibniz (WGL) (Danh sách Xanh) được
đánh giá bởi Hội đồng Khoa học CHLB Đức (Wissenschaftsrat). Danh sách Xanh bao
gồm 83 tổ chức, trong đó 80% là các viện nghiên cứu và bảo tàng nghiên cứu và 20%

là các viện phục vụ cho nghiên cứu. Hiệp hội thứ hai là Hiệp hội Helmholtz, một tổ
chức nghiên cứu lớn nhất tại Đức, bao gồm 15 trung tâm nghiên cứu l
ớn với ngân sách


12
hàng năm lên tới 2,3 tỷ Euro và có 26500 cán bộ nghiên cứu. Hiệp hội này tạo ra
những kết quả nghiên cứu hàng đầu tại Đức trong 6 lĩnh vực chủ chốt: năng lượng,
môi trường và trái đất, sức khoẻ, các công nghệ chủ chốt, cấu trúc vật chất và hàng
không vũ trụ. Thứ ba là Hiệp hội Fraunhofer bao gồm 56 cơ sở nghiên cứu, khoảng
8000 cán bộ nghiên cứu, ngân sách hàng năm khoảng 900 triệu Euro với nhiệm v

thực hiện triển khai quảng bá các tri thức khoa học trên các lĩnh vực nghiên cứu ứng
dụng nhằm đảm bảo việc triển khai công nghệ, đảm bảo khả năng cạnh tranh của kinh
tế thủ công ở Đức, giải quyết các nhiệm vụ phục vụ công cộng, thúc đẩy các nghiên
cứu phục vụ mục đích tư nhân. Ngoài ra, tại CHLB Đức, Hiệp hội Max Planck bao
gồm 80 viện nghiên c
ứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học đời
sống, khoa học xã hội và nhân văn là nơi tập trung của các nghiên cứu hợp tác quốc tế,
với 1/3 Giám đốc, 1/2 nghiên cứu sinh tiến sỹ, 80% nghiên cứu sinh sau tiến sỹ là
người quốc tịch nước ngoài. Hiện nay có hơn 40 nhóm đối tác làm việc ở châu Á,
Đông Âu và Nam Mỹ được Hiệp hội hỗ trợ. Họ là những đầu cầu quan trọng cho khoa
học Đức ở nước ngoài. Công tác đánh giá của các hiệp hội này đều được chính Hiệp
hội tự tổ chức thực hiện.
1.1.7. Điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN tại Canada
Tại Canada, đánh giá KH&CN trong phạm vi chính quyền liên bang trở nên
phổ biến vào đầu những năm 80. Có 4 tổ chức chính quản lý và điều phối các hoạt
động KH&CN ở Canada :
- Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada
- Hội đồng Nghiên cứu Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật Canada

- Cơ quan Tài nguyên thiên nhiên Canada
- Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn
Căn cứ “Chính sách và Tiêu chuẩn đánh giá của Chính phủ” do Ủy ban Ngân
sách ban hành, các tổ chức trên đã thành lập bộ phận đánh giá chuyên nghiệp thực hiện
đánh giá các viện nghiên cứu, chương trình và các sáng kiến thuộc tổ chức mình. Để
đảm bảo tính khách quan, các tổ chức thường xuyên m
ời các chuyên gia bên ngoài
tham gia vào quá trình đánh giá. Các đánh giá giúp cho các cấp lãnh đạo nắm được sự
phù hợp, những thành công và việc sử dụng chi phí phí hiệu quả của các viện nghiên
cứu, chương trình và các sáng kiến. Các kết quả đánh giá cũng đưa ra các đề xuất


13
nhằm nâng cao và được sử dụng trong việc lập kế hoạch, quản lý hoạt động và rủi ro.
Vào giữa những năm 1960 và đầu 1970, các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận
bắt đầu tìm kiếm những cách thức mới để hiểu về hoạt động của họ. Và hệ quả của
điều đó là rất nhiều cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động ra
đời (Steers, 1975). Người
ta tiến hành những nỗ lực mới để xác định và phân tích những yếu tố liên quan đến
hiệu quả hoạt động vượt trội. Việc đánh giá tổ chức dần trở lên phức tạp và cố gắng
tiếp cận càng nhiều khía cạnh của tổ chức càng tốt (Levinson, 1972). Những nhà khoa
học xã hội bắt đầu khám phá các yếu tố khác nhau về con người và mối quan hệ giữ
a
các cá nhân có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức, ví dụ như cách giải quyết vấn
đề, khả năng hợp tác, tinh thần làm việc, giao tiếp, khả năng đổi mới và thích nghi.
Bằng cách phân tích các khía cạnh của tổ chức thay vì tính hiệu quả và năng
suất, người ta nhận ra tầm quan trọng của những yếu tố liên quan như: khách hàng,
nhân viên và nhà cung ứng. Vào những năm 1990, cách mô tả hoạt
động của tổ chức
và các yếu tố liên quan tại các tổ chức chính phủ, tư nhân và phi lợi nhuận trở nên toàn

diện hơn (Scott và Meyer, 1994). Ngày nay, ở đầu thế kỷ 21, có những mối quan tâm
mới đối với tác động xã hội trong lĩnh vực tổ chức và vận hành tổ chức (UBC, 1998).
Năm 2002, Lusthaus C. và cộng sự thuộc trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế
Ottawa, Canada đã xây dựng mô hình đánh giá kết quả hoạt
động của các tổ chức
(hình 1.1) theo 4 lĩnh vực: Đo lường kết quả hoạt động của tổ chức; Tìn hiểu môi
trường bên ngoài của tổ chức; Xác định động lực của tổ chức; Phân tích năng lực của
tổ chức. Mô hình này xác định kết quả hoạt động của tổ chức qua các tiêu chí hiệu quả
(hoàn thành nhiệm vụ), hiệu suất và sự phù hợp (mức độ
mà tổ chức thích nghi với các
điều kiện thay đổi trong môi trường của nó). Mô hình chỉ ra rằng có những yếu tố tác
động tới kết quả thực hiện như: năng lực của tổ chức, các yếu tố từ môi trường ngoài,
và động lực nội tại.
Có ba khái niệm mô tả kết quả thực hiện của phần lớn các tổ chức. Thứ nhất,
hầu hế
t các tổ chức phi lợi nhuận đánh giá kết quả hoạt động của họ thông qua việc họ
hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra ở mức nào. Ví dụ, một trường đại học được coi
là hiệu quả ở khía cạnh nó cung cấp việc giảng dạy, tham gia nghiên cứu, và cung cấp
các dịch vụ khác cho cộng đồng. Tuy nhiên trường đại học, giống như các tổ chức
khác, cần tiến hành các ho
ạt động của nó trong giới hạn nguồn lực nhất định.


14












Hình 1.1. Mô hình đánh giá hoạt động của các tổ chức (Lusthaus C., 2002)
Để hoạt động tốt, các tổ chức giáo dục cũng phải vận hành hiệu quả và thường
được đo lường bằng chi phí trên đầu sinh viên tốt nghiệp. Như đã đề cập trước đó, tính
hiệu quả và hiệu suất đã từng một thời là những khái niệm tiêu chuẩn dùng để đánh giá
kế
t quả hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, từ những năm 1970, rất nhiều biến số liên
quan đến hoạt động của tổ chức ra đời, bao gồm tinh thần làm việc, sáng kiến, doanh
thu, khả năng thích nghi và điều chỉnh định hướng. Mô hình xác định một tổ chức hoạt
động tốt khi nó cân bằng được hiệu quả, hiệu suất và sự phù hợp trong khi vẫn duy trì
được khả n
ăng tài chính.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức
KH&CN với khoảng trên 1000 tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, được phân cấp
quản lý từ Trung ương, các Bộ và cơ quan ngang Bộ đến các địa phương. Các tổ chức
KH&CN này có chức năng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN căn cứ vào nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và kế hoạch phát triển KH&CN của
từng thời kỳ do cơ quan chủ quản giao cho với muc tiêu chung là thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Môi trường
 Hành chính
 Chính trị
 Xã hội/ Văn
hóa
 Kinh tế

 Các yếu tố liên
Năng lực của tổ chức
 Chiến lược lãnh
đạo
 Cấu trúc
 Nguồn nhân
lực
 Quản lý tài
chính


Động lực của
tổ chức
 Lịch sử
 Nhiệm vụ
 Văn hóa
Kết quả hoạt động
của tổ chức
 Hiệu quả
 Hiệu suất
 Sự phù hợp
 Kinh t
ế


15
Với các mục đích khác nhau và mức độ khác nhau, ở trong nước đã có một số
nghiên cứu điều tra, khảo sát liên quan đến hoạt động của một số nhóm tổ chức
KH&CN đặc thù.


1.2.1. Kinh nghiệm từ dự án VISION
Dự án VISION “Đánh giá hệ thống khoa học và công nghệ của Việt Nam”do
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách KH&CN phối hợp với các chuyên gia Viện
Nghiên cứu Hệ thống sản xuất và Công nghệ thiết kế Fraunhofer (Fraunhofer Institute
for Production Systems and Design Technology - IPK) thực hiện năm 2004-2005. Mục
tiêu của dự án là phân tích và đánh giá hệ thống KH&CN với việc xem xét mục tiêu
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của hệ thố
ng. Dự án thực hiện ba nội dung chính : 1)
Phân tích nhu cầu của khu vực công nghiệp đối với khoa học và công nghệ; 2) Đánh
giá kết quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài trường đại học; 3) Đề
xuất nguyên tắc thiết kế để cấu trúc lại hệ thống KH&CN.
Mục tiêu của phần đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu trong
và ngoài trường đạ
i học là cung cấp nền tảng vững chắc cho công tác tái cấu trúc hệ
thống KH&CN tiếp theo. Nội dung chính gồm: (1) Sử dụng công cụ hiện có và đã
được thừa nhận để đánh giá kết quả thực hiện của các viện nghiên cứu ứng dụng nhằm
cung cấp những thông tin chính xác về các viện đã được lựa chọn; (2) Nhận dạng điểm
mạnh và điểm yếu củ
a các tổ chức R&D đã được lựa chọn ở Việt Nam; (3) Nhận diện
những thực tiễn tốt nhất trong việc phát triển nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam.
Dự án đã tập trung vào 9 yếu tố thành công và 5 tiêu chí đánh giá kết quả thực
hiện để phân tích. 9 yếu tố thành công là: định hướng chiến lược; quản lý công nghệ;
quan hệ với khối công nghiệp; quan hệ với khối nghiên c
ứu; năng lực truyền thông; tổ
chức và quản lý; nguồn nhân lực; trang thiết bị kỹ thuật,; nguồn tài chính. 5 tiêu chí đó
là: sự gắn kết giữa lập kế hoạch kinh doanh chiến lược với nhu cầu của khối doanh
nghiệp; tiềm lực KH&CN, giải pháp thành công cho vấn đề kinh tế; tình hình lợi
nhuận; nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật.
Quy mô của đánh giá chỉ tập trung vào các tổ ch
ức nghiên cứu ứng dụng có

hoạt động CGCN và hạn chế trong 5 lĩnh vực: Công nghiệp chế biến thức ăn và chế
biến nông nghiệp; Khoa học sự sống; Cơ khí chế tạo; Khoa học vật liệu; Công nghiệp
dệt may. Bên cạnh đó, dự án cũng chưa đề cập đến các tổ chức nghiên cứu thuộc địa


16
phương, mới chỉ tập trung vào các nhóm viện trực thuộc: Chính phủ, Viện KH&CN
Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, doanh nghiệp và các trường đại học.
Đánh giá của dự án cho 5 nhóm viện nghiên cứu với 5 tiêu chí và 9 yếu tố trên
cho kết quả tốt hơn thực tế (hầu hết đánh giá đều ở mức trung bình và tốt). Một trong
những nguyên nhân chính có thể do bộ câu hỏi được sử dụng của dự án này hơ
i phức
tạp, gây rối cho người trả lời. Dự án đã sử dụng phiếu hỏi với 82 câu hỏi lớn bao hàm
gần 200 thông tin chi tiết, lồng ghép cả thông tin chung của viện như về nhân lực, tài
chính, kết quả hoạt động lẫn đánh giá cá nhân của người trả lời. Việc thiết kế phiếu
điều tra chưa sát với thực tế của Việt Nam do mỗi loại số
liệu lại do một bộ phận khác
nhau quản lý (ví dụ như phòng tổ chức nắm rõ về nhân lực, phòng kế toán nắm rõ
thông tin tài chính…).
Từ thực tế này, đề án của Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ sẽ
tiếp thu kinh nghiệm trong việc lựa chọn mẫu, chia nhóm phân tích và rút kinh nghiệm
trong việc thiết kế phiếu điều tra để thu được kết quả sát thực tế hơn. Đồng thờ
i, đề án
sẽ mở rộng đối tượng điều tra để cố gắng thu được bức tranh toàn cảnh hơn cho hệ
thống các tổ chức KH&CN ở Việt Nam.
1.2.2. Kinh nghiệm từ các nhiệm vụ khác của Bộ KH&CN
Nhiệm vụ “Thống kê các tổ chức và nhân lực khoa học và công nghệ trên
toàn quốc” (2008) do Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị là Trung
tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Văn phòng đăng ký hoạt động Khoa
học và Công nghệ, Tạp chí hoạt động Khoa học và Công nghệ. Với mục tiêu là đánh

giá lại một cách toàn diện hoạt động của các tổ chức KH&CN trên phạm vi cả nước,
phân loại được các tổ chức hoạt động có hiệu quả hoặc yếu kém; nhận dạng được chất
lượng và số lượng nguồn nhân lực KH&CN, từ
đó đề ra các chủ trương, quyết sách
mạnh mẽ hơn để tạo ra bước chuyển biến mới về chất trong hoạt động KH&CN nhằm
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế về khoa học và
công nghệ. Trong nhiệm vụ KH&CN này, điểm nổi bật là đã tiến hành điều tra trên
phạm vi cả nước, với sự tham gia cung c
ấp thông tin của phần lớn các tổ chức khoa
KH&CN của hầu hết các tỉnh (62/64 tỉnh, thành tham gia). Tuy nhiên, kết quả đánh
giá là dựa trên số liệu thống kê thông qua các báo cáo hoạt động của các tổ chức


17
KH&CN và thông tin thu thập được của các phiếu điều tra được các tổ chức KH&CN
trả lời mà chưa có sự kiểm chứng, điều tra, khảo sát tại hiện trường các tổ chức khoa
học và công nghệ, chưa có sự phân tích kỹ các kết quả điều tra do đó còn hạn chế và
chưa đáp ứng yêu cầu là đánh giá một cách toàn diện.
Các thông tin thu thập trong lần điều tra này chủ yếu t
ập trung vào nhân lực, tài
chính, năng lực thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, một số kết quả nghiên cứu chính
như số lượng công bố và sở hữu trí tuệ, doanh thu từ chuyển giao công nghệ.
Cuộc điều tra lần này có thể được coi như tổng điều tra toàn ngành KH&CN,
với 1177 tổ chức trong tổng số trên 1.300 tổ chức KH&CN trên phạm vi cả nước,
chiếm xấp xỉ 90%, trong đó có 474 tổ ch
ức KH&CN thuộc các Bộ, ngành và 2 viện
trực thuộc Chính phủ (Viện KHXHVN, Viện KH&CNVN), 366 tổ chức KH&CN
công lập tại 62/64 tỉnh/ Tp.(có 2 tỉnh không gửi báo cáo điều tra về Bộ là Lào Cai và
Đắc Nông), 337 tổ chức KH&CN thuộc các Hội, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam
(trích ‘‘báo cáo điều tra thực trạng hoạt động của các tổ chức, nguồn nhân lực

KH&CN’’, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN, 2008).
Tuy được coi là cuộc điều tra toàn b
ộ, song số lượng phiếu thu về chỉ đat trên
50% số đơn vị điều tra (684 đơn vị trong tổng số 1177 đơn vị). Trong đó, nhiều đơn vị
khai phiếu không theo mẫu chuẩn, các số liệu khai không đầy đủ (theo số liệu từ cơ sở
dữ liệu 684 tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ). Hơn nữa, trong báo cáo điều tra của Vụ
không thấy xác định rõ đơn vị điều tra, do vậy các đơn vị gửi phiếu về vừa có các viện
trực thuộc Bộ, vừa có các trung tâm hoặc phân viện trực thuộc các viện này. Khi thống
kê số liệu sẽ có sự trùng lặp nhất định về số lượng nhân lực, tài chính, kết quả hoạt
động… Ngoài ra, do đây không phải là điều tra chọn mẫu nên việc 684 tổ chức gửi
phiếu trả lời có thể sẽ không mang tính đại diện chung.
Nhóm thực hiện đề án sẽ rút kinh nghiệm trong công tác điều tra để lựa chọn
mẫu nhằm phản ánh tốt nhất bức tranh toàn cảnh về hiện trạng các nhóm tổ chức
KH&CN ở Việt Nam.
Dự án “Cung cấp tài chính cho công tác nghiên cứu và đào tạo sau đại học
(RAPOGE) được Tổ chức SAREC, Thụy Điển tài trợ do Viện Chiến l
ược và Chính
sách KH&CN, Bộ KH&CN chủ trì, thời gian bắt đầu từ 1997 kết thúc 1999. Nội dung
chính của dự án: điều tra việc cung cấp tài chính cho các hoạt động nghiên cứu và đào


18
tạo sau đại học, điều tra , nghiên cứu về sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo, những
khiếm khuyết về thể chế và những trở ngại trong mối quan hệ này. Dự án tiến hành
điều tra thu thập số liệu về KH&CN ở 104 tổ chức chọn lọc có hoạt động nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ và đào tạo sau đại học trong cả n
ước. Trong đó có 74
tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước. Kết quả cung cấp các số liệu quan trọng về
hoạt động KH&CN. Theo Cao Minh Kiểm (2006) các số liệu thu được cũng chỉ mang
tính chất của điều tra chọn mẫu, phục vụ công tác nghiên cứu mà chưa thể coi là số

liệu thống kê KH&CN chính thức để công bố.
1.2.3. Kinh nghiệm từ nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào t
ạo
Ngoài các dự án, nhiệm vụ được thực hiện bởi một số đơn vị thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ về điều tra, đánh giá các tổ chức KH&CN, thì một số Bộ, cơ quan
ngang bộ và tổ chức khác cũng có những nghiên cứu về điều tra, khảo sát và đánh giá
các tổ chức KH&CN như Dự án “Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành
công nghệ thông tin, kỹ thu
ật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại một số trường đại
học Việt Nam” (2006) dưới sự hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Giáo dục
Việt Nam - một cơ quan hoạt động độc lập thuộc Liên bang Hoa Kỳ, và các đơn vị
đồng tài trợ thực hiện.
Mục đích của dự án này bao gồm nhiều mặt: (a) đánh giá lại nh
ững thế mạnh và
những thách thức đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong các ngành công nghệ
thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý; (b) đưa ra các khuyến nghị để
thay đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các ngành này ở Việt Nam có khả
năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; (c) đề nghị các dự án thí điểm tiềm năng
cho Việt Nam mà có thể giúp th
ực hiện những thay đổi, bao gồm sự hợp tác với các
giảng viên và các trường ở Hoa Kỳ; và (d) sử dụng kinh nghiệm này để thiết lập một
mô hình mẫu về đánh giá về trường, khoa và chương trình đào tạo mà có thể áp dụng
cho các ngành học khác trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật ở bậc giáo dục đại học.
Dự án triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 tập trung vào đ
ánh giá
hiện trạng công tác giảng dạy và học tập trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ
thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại bốn trường đại học điểm ở Việt Nam để
nhận diện những cơ hội thay đổi. Về qui mô, dự án này chủ yếu đi sâu vào điều tra,
khảo sát và đánh giá hiện trạng công tác giảng dạy của 9 khoa trong 4 trường Đại h
ọc.



19
Một trong các đóng góp của dự án là giúp các nhà nghiên cứu và các nhà giáo
dục Việt Nam có thể học tập được những kỹ năng nghiên cứu quý báu thông qua bản
mô tả chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong dự án -nghiên cứu định
tính đa trường hợp, thông qua các cuộc thảo luận với các chuyên gia đánh giá và kiểm
định Việt Nam, và thông qua sự tham gia của đại diện các trường đại học và của Bộ
Giáo dục và
Đào tạo trong các hoạt động của dự án.
1.3. Tổng quan về phân loại các tổ chức KH&CN
1.3.1. Phân loại theo qui mô tổ chức
* Phân loại theo quy mô nhân lực
Việc phân loại các tổ chức khoa học và công nghệ dựa trên quy mô nhân lực
bao gồm việc phân loại theo cơ cấu, số lượng nhân lực ở các tổ chức:
• Theo cơ cấu biên chế: bao gồm số nhân viên thuộc biên chế chính thức, nhân viên
hợp đồng, c
ộng tác viên. Cần chú ý là một tổ chức có số lượng nhân viên lớn chưa
chắc đã là tổ chức KH&CN mạnh.
• Theo cơ cấu cấp đào tạo: phân loại tiến hành dựa trên số lượng nhân viên thuộc tổ
chức có bằng cấp và học vị như sau: đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học.
Cần chú ý ở đây là số lượng nhân viên có bằng cấ
p và học vị chỉ mang tính so
sánh chứ không được hiểu là tổ chức có ít nhân viên có bằng cấp cao chắc chắn là
tổ chức yếu.
• Theo cơ cấu lứa tuổi: việc phân loại nhân lực theo lứa tuổi có thể giúp đánh giá
viên nhìn rõ tổ chức KH&CN có tiềm năng, có sự sung sức, có sự chuyển giao thế
hệ hay không để từ đó đánh giá viên có thể đưa ra các kiến nghị đề xuất (có cầ
n bổ
sung nhân lực hay không, bổ sung như thế nào…)

* Phân loại theo quy mô tài chính
Yếu tố tài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đối với
một tổ chức KH&CN. Một tổ chức KH&CN có khả năng tài chính mạnh chưa chắc đă
là một tổ chức sử dụng tài chính hiệu quả cao. Vì thế, phân loại các tổ chức KH&CN
theo quy mô tài chính sẽ giúp các nhà đánh giá thuận lợi hơn trong việc theo dõi quan
sát các tổ chức KH&CN từ
đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị giúp tăng cường hiệu quả
sử dụng tài chính của các tổ chức.

×