Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.83 KB, 153 trang )



Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội





Giáo trình
Kỹ năng giao tiếp đàm phán
trong kinh doanh


Chủ biên
GS.TSKH Vũ Huy Từ
3
Lời nói đầu
Trong cơ cấu kiến thức của chơng trình đào tạo nhóm ngành kinh tế, kinh
doanhvà quản lý kinh doanh của Trờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội,
môn học Kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh đợc dặt trong mục kiến thức
ngành thuộc phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, với thời lợng 3 ĐVHT.
Điểm đặc thù về kiến thức của môn học Kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh
doanh là ở chỗ nó không nặng về mục tiêu kiến thức lý luận mà chủ yếu là nhằm mục
tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành. Nói khác đi, môn học này không chỉ là giảng giải về
lý thuyết mà chủ yếu là về thực hành. Kết thúc môn học này mà sinh viên mới chỉ nắm
đợc lý thuyết là cha đủ, mà còn phải có năng lực thực hành về các hoạt động giao tiếp
và đàm phán trong kinh doanh.
Trong khi học Kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh sinh viên phải rèn,
tập tơng đối thành thạo 2 nhóm kỹ năng: kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh và kỹ
năng đàm phán trong kinh doanh. Đây là hai nhóm kỹ năng cần thiết cho mọi ngời,
mọi tổ chức trong cuộc sống, trong mọi nghề nghiệp, nhng đặc biệt cần thiết và không


thể thiếu cho những nhà kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trờng hiện nay.
Bất kỳ một cuộc giao tiếp nào, một cuộc đàm phán nào cũng phải sử dụng 4 kỹ
năng cơ bản của giao tiếp là: nói, nghe, đọc, viết; đều phải thông qua giao tiếp bằng các
phơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Vì vậy giáo trình này đợc kết cấu gồm:
Chơng I: Kỹ năng xử lý văn bản ( Bao gồm nhóm kỹ năng tiếp nhận văn bản và
nhóm kỹ năng tạo lập văn bản) do GS.TS.Lê A biên soạn, có sự tham gia của PGS.TS.
Nguyễn Quang Ninh ( tiểu mục IV của mục B), Chơng II: Kỹ năng thuyết trình ( bao
gồm cả kỹ năng nói ứng khẩu) do các giảng viên Lê Quang Huy và Nguyễn Đăng
Quang biên soạn. Chơng III: Giao tiếp trong kinh doanh, Chơng IV: Đàm phán trong
kinh doanh và một phụ trơng: Giao tiếp tìm việc làm ( để sinh viên tham khảo) do
GS.TSKH. Vũ Huy Từ biên soạn.
Chủ biên
GS.TSKH Vũ Huy Từ.
4
Mục lục
Nội dung
trang
Lời nói đầu
3
Chơng I: Kỹ năng xử lý văn bản
7
A. Kỹ năngTiếp nhận văn bản khoa học, chính luận ( Kỹ năng đọc)
7
I. Phân tích văn bản khoa học
7
II. Tóm tắt văn bản khoa học
9
1. Mục đích của việc tóm tắt
9
2. Yêu cầu chung của việc tóm tắt

10
3. Cách tóm tắt văn bản
10
III. Kỹ năng đọc hiểu giáo trình trớc khi nghe giảng
12
1- Các mức độ đọc giáo trình.
12
2- Đọc hiểu toàn bộ giáo trình môn học
13
B. Kỹ năng viết ( Tạo lập văn bản khoa học, chính luận)
15
I. Định hớng - Xác định chủ đề văn bản
15
1. Xác định mục đích viết - Viết để làm gì?
15
2. Xác định các nhân vật giao tiếp - Viết cho ai đọc?
15
3. Xác định hoàn cảnh viết - Viết trong hoàn cảnh nào?
15
4. Xác định hệ thống chủ đề văn bản
15
II - Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản
18
1. Tìm luận cứ
18
2. Tìm cách luận chứng
20
3. Biết cách sử dụng các phơng tiện liên kết lập luận
21
III - Xây dựng đề cơng văn bản

21
1. Tác dụng và yêu cầu của một đề cơng
21
2. Các bớc lập đề cơng cho văn bản
22
3. Hình thức trình bầy đề cơng
23
4. Một số lỗi thờng mắc khi lập đề cơng
24
IV. luyện viết đoạn văn trong văn bản khoa học, chính luận
26
1. Yêu cầu chung của việc viết đoạn văn trong văn bản
26
2. Luyện viết đoạn văn có câu chủ đề
29
3. Viết đoạn mở, đoạn kết
32
4 Những lỗi thờng mắc khi viết đoạn văn
34
Câu hỏi ôn tập
38
Chơng II: Kỹ năng thuyết trình
39
I. Các bớc chuẩn bị cho buổi thuyết trình.
39
1. Xác định tình huống buổi thuyết trình
39
2. Tìm hiểu trớc về thính giả
40
3. Lựa chọn hình thức thuyết trình

40
4. Định rõ mục tiêu thuyết trình và thu thập thông tin, t liệu
42
5. Soạn đề cơng bài nói
42
II. Những yêu cầu khi thuyết trình
44
1. Nhịp cầu ánh mắt
44
2. Ngữ điệu của giọng nói
45
5
3. Ngôn ngữ ngoại hình
46
4. Sự đồng cảm của thính giả
47
5. Sử dụng phơng tiện nhìn
48
III. Các bớc của một buổi thuyết trình và Những mẫu câu cho các
bớc đó.
49
1- Bắt đầu thuyết trình
50
2- Công bố chủ đề, mục đích, và sơ phác sờn bài nói
50
3- Nhắc trớc đến tài liệu sẽ phát (nếu có)
52
4- Đi vào nội dung chính
52
5- Khích động cử toạ

52
6- Chuyển qua chủ đề khác.
53
7- Nhắc đến các phần khác cuả bài nói đã hoặc sẽ đề cập.
54
8- Nói về các phơng án chọn lựa.
54
9- Những thuận lợi và khó khăn.
54
10- Nhấn mạnh những điều quan trọng.
55
11- Sử dụng các phơng tiện nhìn
55
12- Đa ra những khuyến nghị
56
13- Tóm tắt lại và kết thúc
56
14- Xử lý các câu hỏi của cử toạ
56
15- Từ biệt
57
Câu hỏi ôn tập
60
Chơng III: Giao tiếp trong kinh doanh
61
a. kháI quát chung về giao tiếp
61
I. Khái niệm giao tiếp, các loại hình giao tiếp
61
1. Khái niệm.

61
2. Các loại hình giao tiếp.
61
II. Cấu trúc của hoạt động giao tiếp.
63
1. Truyền thông trong giao tiếp.
63
2. Quá trình nhận thức lẫn nhau trong giao tiếp.
63
3. Quá trình tác động qua lại, ảnh hởng lẫn nhau trong giao tiếp.
66
III . Các phơng tiện của giao tiếp
69
1. Phơng tiện giao tiếp ngôn ngữ
70
2. Phơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
71
B. kỹ năng Giao tiếp trong kinh doanh
74
I. Những đặc tính và nguyên tắc của giao tiếp trong kinh doanh.
74
1. Đặc tính của giao tiếp trong kinh doanh.
74
2. Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh
75
II. Phong cách, kỹ năng giao tiếp
77
1. Phong cách giao tiếp,
77
2. Kỹ năng giao tiếp:

78
III. Kỹ năng nghe
79
1. Vai trò của nghe trong giao tiếp
79
2. Lợi ích của việc biết lắng nghe ngời khác
80
3. Những thói quen xấu trong khi nghe và những tác hại do nghe kém
80
6
4. Lắng nghe, (nghe có hiệu quả)
81
IV. Kỹ năng đặt câu hỏi.
82
1. Dùng câu hỏi để thu thập thông tin.
82
2. Các loại câu hỏi:
82
3. Dùng câu hỏi nhằm những mục đích khác.
84
V. Kỹ năng giao tiếp bằng điện thoại
85
1. Điện thoại - phơng tiện giao tiếp đặc biệt
86
2. Kỹ năng nghiệp vụ sử dụng điện thoại
87
VI. Kỹ năng giao tiếp bằng th tín
89
1. Một số quy tắc cần tuân thủ khi viết một lá th trong hoạt động kinh
doanh.

89
2. Một số loại th giao dịch trong kinh doanh.
90
VII. Giao tiếp trong môi trờng doanh nghiệp
103
1. Giao tiếp nội bộ doanh nghiệp
103
2. Giao tiếp với bên ngoài.
108
Câu hỏi ôn tập, bài tập thực hành
110
Chơng IV: đàm phán trong kinh doanh
114
I. Khái niệm, đặc điểm của đàm phán kinh doanh.
114
1. Khái niệm đàm phán kinhdoanh.
114
2. Đặc điểm của đàm phán kinh doanh.
114
II. Chiến lợc, chiến thuật đàm phán kinh doanh:
115
1. Chiến lợc đàm phán kinh doanh
116
2. Chiến thuật đàm phán kinh doanh
119
III. Các giai đoạn và hình thức đàm phán trong kinh doanh
120
1. Các giai đoạn đàm phán trong kinh doanh.
120
2. Các hình thức đàm phán giao dịch:

130
IV. Phá thế găng trong đàm phán.
132
1. Thế găng và nguyên nhân hình thành thế găng
132
2. Kỹ xảo phá thế găng.
135
V. Một số phong cách đàm phán trên thế giới
139
1. Phong cách đàm phán châu á
139
2. Phong cách đàm phán châu Âu
141
Câu hỏi ôn tập, bài tập thực hành
142
Phụ trơng: Giao tiếp tìm việc làm (Chơng tham khảo)
145
1. Tầm quan trọng của vấn đề tìm việc:
145
2. Những phẩm chất gây ấn tợng đối với ngời tuyển dụng (ông chủ)
145
3. Tìm nơi làm việc tốt nhất: Cần biết đợc:
146
4. Các bớc tiến hành trong quá trình tìm việc
148
5. Phỏng vấn, một vấn đề đảm bảo quan trọng trong tìm việc làm
148
Tài liệu tham khảo
154
7

Chơng i
Kỹ năng xử lý văn bản
A. Kỹ năngTiếp nhận văn bản khoa học, chính luận ( Kỹ năng đọc)
Văn bản là sản phẩm và phơng tiện của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng
viết. Đó là một tập hợp gồm nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều chơng, nhiều phần nhng
có tính trọn vẹn về nội dụng, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và
hớng tới mục tiêu giao tiếp nhất định.
Mỗi văn bản hớng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục đích giao tiếp
của văn bản và trả lời cho các câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Để làm gì?
Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu của nội dung, việc tổ chức chất
liệu nội dung, việc lựa chọn phơng tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản theo một cách
thức nhất định ( phong cách chức năng ).
Trong đời sống hàng ngày cũng nh trong việc học tập và nghiên cứu khoa học
của sinh viên, việc đọc để tiếp nhận đầy đủ, chính xác một văn bản của ngời khác là
một việc diễn ra thờng xuyên, liên tục. Nhà kinh doanh cũng hàng ngày phải tiếp xúc
và xử lý các văn bản viết. Muốn nắm bắt đợc những nội dung thông tin có trong văn
bản, muốn hiểu đợc văn bản một cách sâu sắc, ngời đọc phải có kĩ năng tiếp nhận văn
bản. Nhng kĩ năng tiếp nhận văn bản lại không phải tự nhiên có đợc mà cần phải qua
một quá trình rèn luyện nghiêm túc, công phu và bền bỉ mới có thể đạt tới. Bởi vậy việc
rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn bản là điều hết sức cần thiết đối với mỗi ngời sinh viên.
Kỹ năng tiếp nhận văn bản bao gồm các thao tác t duy và thao tác ngôn ngữ
sau đây.
I. Phân tích văn bản khoa học
Để có thể tiếp nhận đầy đủ và chính xác những nội dung thông tin có trong văn
bản, trớc hết cần phải phân tích văn bản. Việc phân tích văn bản càng thực hiện tốt bao
nhiêu thì việc lĩnh hội, tiếp nhận văn bản càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Để phân tích
văn bản, ta phải trả lời ba câu hỏi sau:
1. Văn bản này viết về cái gì ?
Câu hỏi này buộc ta phải tìm hiểu về mảng hiện thực đợc nói tới trong văn bản.
Đó là đề tài của văn bản.

8
Mảng hiện thực này thờng rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là một sự việc,
một hiện tợng; đó có thể là một suy nghĩ, một tâm trạng; và đó cũng có thể là một sự
kiện, một vấn đề đợc tác giả quan tâm. Làm thế nào để có thể phát hiện ra mảng hiện
thực đang đợc tác giả trình bày trong đó?
Thông thờng để phát hiện mảng hiện thực tác giả đa vào văn bản, ngời ta dựa vào:
+ Đầu đề văn bản
Nhìn chung, đầu đề của các văn bản, đặc biệt là trong các văn bản khoa học tự
nó chỉ ra hiện thực và nhiều khi cả giới hạn, pham vi của hiện thực đợc phản ánh. Vì
vậy, dựa vào đầu đề, chúng ta có thể xác định chính xác đợc nội dụng của văn bản và
đến thẳng đợc những vấn đề mà văn bản đặt ra.
+ Các đề mục trong văn bản
Không phải văn bản nào cũng có đề mục, nhng đối với các văn bản khoa học có
chứa các đề mục thì chính những đề mục đó sẽ góp phần làm sáng rõ thêm cho đầu đề
văn bản và giúp chúng ta xác định càng chính xác hơn nội dung của văn bản.
+ Các từ ngữ đợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản
Trong văn bản, những từ ngữ thể hiện đề tài thờng đợc lặp đi lặp lại nhiều lần
nhằm duy trì sự thống nhất nội dung của văn bản.
2. Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì ?
Câu hỏi này hớng chúng ta tới việc tìm hiểu chủ đề chung và chủ đề bộ phận
của văn bản.
Thông qua mảng hiện thực khách quan đợc đa vào trong văn bản, bao giờ
ngời viết cũng nhằm đạt tới một mục đích nhất định. Nhng cái đích đó có đạt đợc
hay không lại tùy thuộc vào cách xử lý hiện thực đợc đa vào văn bản của tác giả. Có
thể cùng một hiện thực nhng cách xử lý khác nhau sẽ dẫn chúng ta tới cách nhìn nhận
và đánh giá khác nhau đối với văn bản.
Cách xử lý hiện thực và hớng ngời viết cần đạt đến chính là chủ đề chung của
văn bản. Cái đích đó, tùy từng văn bản cụ thể, sẽ có sự khác nhau. Có thể đó là sự ca
ngợi, sự đồng tình, ủng hộ; cũng có thể là sự phê phán, chỉ trích hoặc đó cũng có thể là
sự bộc lộ tâm tình, bày tỏ thái độ đối với hiện thực đợc nói tới trong văn bản. Bởi vậy,

việc xác định hệ thống chủ đề của văn bản là cần thiết đối với việc phân tích tìm hiểu
nội dung văn bản.
9
Chủ đề của văn bản khoa học thờng đợc nói rõ ở đầu đề của văn bản. Để tìm hiểu
chủ đề chung của văn bản, ngoài việc dựa vào đầu đề và các mục lớn nhỏ trong văn bản,
chúng ta còn cần phải:
- Dựa vào phần mở đầu và kết thúc văn bản
Đây là những phần mở ra và khép lại toàn bộ văn bản. Chính hai phần này thể
hiện tập trung nhất nội dung cơ bản nhất của văn bản.
- Dựa vào hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn (cũng
thờng là các chủ đề bộ phận).
Phối hợp xem xét đầu đề của văn bản, các câu chủ đề của đoạn văn với việc tìm
hiểu phần mở đầu và kết thúc văn bản, chúng ta xác định đợc chủ đề của văn bản.
3. Văn bản này có bố cục nh thế nào?
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu kĩ về kết cấu logic của văn bản, cách lập
luận trong văn bản Nói cách khác, ta phải tìm hiểu về những yếu tố thuộc hình thức tổ
chức của văn bản.
Cùng một đề tài và chủ đề, nghĩa là cùng một nội dung, nhng cách tổ chức khác
nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau, đặc biệt đối với văn bản văn học. Bố cục
của văn bản khoa học thờng dễ phát hiện nhờ một hệ thống đề mục từ lớn đến nhỏ theo
lối viết diễn dịch.
Tóm lại, để tiếp nhận văn bản một cách có hiệu quả, ta cần phải thực hiện các
thao tác phân tích văn bản để tìm hiểu đề tài, hệ thống chủ đề và hình thức tổ chức của
văn bản. Chỉ khi hiểu rõ những yếu tố này ta mới có thể nói rằng ta có khả năng hiểu
đầy đủ và sâu sắc văn bản.
II. Tóm tắt văn bản khoa học
Sau khi phân tích và tìm hiểu văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học, chúng ta
thờng có nhu cầu tóm tắt lại văn bản đó. Tóm tắt văn bản chủ yếu là ghi lại những nội
dung chính của văn bản gốc dới dạng dồn nén các thông tin theo một mục đích nào đó
đã đợc định trớc. Với những văn bản phong cách khác nhau việc tóm tắt văn bản,

cũng sẽ có sự khác nhau. Dới đây chúng ta sẽ chỉ đề cập tới những thao tác chủ yếu của
việc tóm tắt các văn bản thuộc phong cách khoa học.
1. Mục đích của việc tóm tắt
Tóm tắt văn bản khoa học có nhiều mục đích khác nhau. Có thể kể ra dới đây
một vài mục đích chính:
10
- Giúp ta lu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất.
- Giúp ta nhớ nhanh những thông tin về nội dung cơ bản, những ý cốt lõi, những
luận điểm chủ yếu của văn bản gốc.
- Khi cần thiết có thể sự dụng bản tóm tắt làm trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôi
phục lại nội dung thông tin của văn bản gốc .
- Giúp việc nhìn bao quát toàn bộ nội dung cũng nh quá trình lập luận, dắt dẫn
của văn bản gốc trở nên dễ dàng hơn.
2. Yêu cầu chung của việc tóm tắt
Việc tóm tắt văn bản cần đạt những yêu cầu sau:
- Bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng so với bản gốc. Cần loại bỏ tất cả
các chi tiết phụ, rờm rà làm dài dòng văn bản tóm tắt.
- Đảm bảo phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những hớng đích và
cách thức lập luận, trình bầy nội dung của văn bản gốc. Tuyệt đối không đợc làm sai
lạc t tởng, ý đồ của tác giả; tuyệt đối không đợc xuyên tạc hoặc thêm bớt bất kì một
chi tiết nào vào bản tóm tắt khiến cho bản tóm tắt khác với bản gốc.
- Bản tóm tắt cần phải phù hợp với mục đích đặt ra. Bản tóm tắt càng ngắn, càng
gọn mà vẫn thoả mãn đợc mục đích đặt ra thì càng tốt.
3. Cách tóm tắt văn bản
Giả sử sau khi đã phân tích, tìm hiểu đầy đủ văn bản Nghệ thuật quảng cáo
hiện đại, chúng ta tiến hành tóm tắt văn bản này. Để văn bản tóm tắt đạt đợc những
yêu cầu nh chúng ta vừa nêu ra ở mục trên, ta có thể tiến hành tóm tắt văn bản lần lợt
theo các bớc sau:
3.1. Bớc 1 : Định hớng tóm tắt
ở bớc này chúng ta cần phải :

- Xác định rõ mục đích tóm tắt
Đây là bớc khởi đầu chi phối tất cả các quá trình tóm tắt sau này, từ việc chọn
cách tóm tắt, lọc các chi tiết đến việc tính toán độ dài ngắn của văn bản. Vì thế, chỉ khi
chúng ta định rõ đợc mục đích thì việc tóm tắt mới nên bắt đầu tiến hành.
- Chọn cách tóm tắt
Dựa vào mục đích đặt ra, chúng ta lựa chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp Có thể
nêu ra ở đây một vài cách tóm tắt thờng hay đợc sử dụng:
11
+ Tóm tắt thành đề cơng.
+ Tóm tắt thành văn bản nhỏ
+ Tóm tắt thành một câu ( nén câu )
3.2. Bớc 2 : Tiến hành tóm tắt
Sau bớc định hớng tóm tắt, nghĩa là đã xác định đợc mục đích và cách tóm tắt,
chúng ta bắt đầu tiến hành tóm tắt văn bản. Dựa vào kết quả của việc phân tích và tìm hiểu
văn bản, chúng ta có thể triển khai việc tóm tắt văn bản một cách thuận lợi. Ta hãy cùng tóm
tắt văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại đợc nói tới ở trên theo 3 cách.
a. Cách 1 : Tóm tắt văn bản thành đề cơng.
Trớc hết là tóm tắt thành đề cơng khung (đề cơng tổng quát) sau đó chi tiết
hoá bộ khung đó để có đợc đề cơng chi tiết của văn bản.
+ Dựa vào hệ thống chủ đề bộ phận của văn bản gốc để hình thành bộ khung
cho đề cơng tóm tắt văn bản.
Đối với văn bản có sẵn các đề mục thì mỗi đề mục đó sẽ ứng với một ý lớn, một
mục trong đề cơng. Đối với văn bản không có đề mục ta cần dựa vào các chủ đề bộ
phận để lập thành từng mục ý cho đề cơng.
Khi lập bộ khung đề cơng, chúng ta nên chú ý sử dụng các kí hiệu chữ số Lamã
( I, II, III ), chữ số ả rập (1,2,3 ), các con chữ hoa (A,B,C) để tách các bậc ý lớn nhỏ,
ý chính phụ cho thật rõ ràng. Đối với các văn bản gốc đã có sẵn kí hiệu, ta có thể dùng
ngay các kí hiệu đó cho văn bản tóm tắt. Đối với các văn bản không có kí hiệu sẵn,
chúng ta phải dựa vào các bậc ý trong văn bản mà ghi kí hiệu cho phù hợp. Điều quan
trọng là nhất thiết phải dùng cùng một loại kí hiệu cho những ý ngang bậc nhau, không

dùng hai ba loại kí hiệu cho cùng một bậc ý.
Không phải văn bản nào cũng cần dùng các kí hiệu (nhất là đối với các văn bản
có độ dài chừng khoảng một hai trang in), nhng việc dùng kí hiệu sẽ giúp chúng ta hiểu
sâu hơn về cách lập luận, cách dắt dẫn của ngời viết, đồng thời chúng ta cũng bao quát
đợc các bậc ý một cách rõ ràng hơn.
b. Cách 2 : Tóm tắt thành văn bản nhỏ
Tóm tắt thành văn bản nhỏ là việc rút gọn văn bản gốc về mặt dung lợng thành
văn bản tóm tắt có dung lợng nhỏ hơn nhng vẫn giữ đợc những nội dung cơ bản,
những ý chính của văn bản gốc.
12
Văn bản tóm tắt thờng có bố cục ba phần tơng tự nh văn bản gốc:
- Phần mở đầu và phần kết thúc có thể đợc tóm tắt bằng cách đa câu chủ đề có
trong phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản gốc vào bản tóm tắt. Đối với văn bản
gốc không có câu chủ đề, ta cần phải tìm cách tóm tắt các ý đó thành một hoặc hai câu
để đa vào bản tóm tắt của mình-Phần triển khai có thể đợc tóm tắt lần lợt bằng cách
bám theo hệ thống các luận điểm đợc trình bầy trong văn bản gốc. Các luận điểm này
thờng đợc thể hiện ngay trong câu chủ đề của các đoạn văn, vì thế khi tóm tắt, ta có
thể sử dụng những câu chủ đề này. Nếu nh văn bản không sử dụng câu chủ đề trong
đoạn văn, ta phải tự khái quát ý của từng đọan hoặc một vài đoạn thành một hoặc hai
câu để đa vào bản tóm tắt. Khi sắp xếp các câu nh vậy, ta cần sử dụng các phơng tiện
ngôn ngữ thích hợp liên kết các câu lại sao cho văn bản tóm tắt trở thành một thể thống
nhất, mạch lạc .
Khi tóm tắt các văn bản khoa học, cần lu ý sử dụng hệ thống thuật ngữ phù hợp
với văn bản gốc.
c. Cách 3 : Tóm tắt thành một câu
Cách này đòi hỏi chúng ta phải nắm đợc đề tài và chủ đề của văn bản (dựa vào
câu chủ đề trong các đoạn văn) rồi tự tóm tắt toàn bộ văn bản thành một câu.
iII. Kỹ năng đọc hiểu giáo trình trớc khi nghe giảng
Đây là khâu đầu tiên trong quá trình tự học mà sinh viên phải làm tốt để tạo tiền
đề cho cuộc đối thoại GV-SV trong giờ giảng

1- Các mức độ đọc giáo trình.
a- Đọc biết : đọc nhanh, đọc lớt để biết đợc giáo trình có viết về cái đó và cái đó
nằm ở chỗ nào trong giáo trình .
b- Đọc hiểu : đọc lại, chậm hơn để giải thích đợc các nội dung đã biết theo chiều
xuôi.
c- Đọc sâu : đọc lại, đặt ngợc vấn đề hoặc đi sâu vào những đoạn, những ý, những
cụm từ cảm thấy có vấn đề, đặt câu hỏi tại sao và tự trả lời . Hãy tra cứu các loại
từ điển có liên quan.
d- Đọc mở rộng : đọc thêm giáo trình của các tác giả khác hoặc đọc tài liệu tham
khảo trong đó trình bày kỹ hơn vấn đề đã viết trong giáo trình.
13
2- Đọc hiểu toàn bộ giáo trình môn học
Đây là công việc của giai đoạn cuối môn học hoặc giai đoạn ôn tập và thi .
2.1. Qua tất cả các chơng mục đã học hãy tìm ra vấn đề trung tâm của môn
học và xác định mối quan hệ nội tại giữa vấn đề trung tâm với các vấn đề còn lại . Từ đó
vẽ ra đợc sơ đồ quan hệ giữa chủ đề chung với các chủ đề bộ phận và các tiểu ý.
Trong hệ thống kiến thức môn học hãy tìm ra nhóm kiến thức cơ bản nhất
(nhóm khái niệm, qui luật, nguyên tắc, quan điểm) chi phối các kiến thức còn lại. Thử
tìm cách vẽ ra đợc cái cây kiến thức chủ yếu của môn học.
2.2. Xác lập mối quan hệ lôgic giữa các chơng mục, giữa các nhóm kiến thức :
- Quan hệ: nền tảng và phái sinh
- Quan hệ: nhân quả, tuỳ thuộc.
- Quan hệ: đồng đẳng, thứ bậc.
- Quan hệ: dọc và ngang.
2.3. So sánh nội dung môn học này với nội dung các môn học gần gũi và các môn
học rất khác biệt để phát hiện dợc ranh giới giữa chúng và đặc trng của mỗi môn học đó.
Cẩm nang số 1
Kỹ năng phân tích văn bản
Thứ tự công việc cần làm
Các kỹ năng cần tập thành thạo

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Văn bản này viết về
cái gì?
(Đề tài của văn bản)
1.1 Tìm hiểu đầu đề của văn bản
1.2 Điểm các đề mục trong văn bản
(nếu văn bản có đề mục)
1.3 Phát hiện các từ ngữ đợc lập lại nhiều lần trong văn
bản
1. Văn bản này viết nhằm
mục đích gì?
(Chủ đề của văn bản)
2.1 Tìm hiểu qua đầu đề và các đề mục lớn nhỏ trong văn
bản
2.2 Tìm hiểu đoạn mở đầu văn bản
2.3 Tìm hiểu đoạn kết văn bản
2.4 Tìm hiểu những câu chủ đề bộ phận chứa đựng trong
từng đoạn văn
2. Văn bản có bố cục nh
thế nào?
(Hình thức tổ chức của văn
bản)
3.1 Dựa vào các đề mục đã có trong văn bản. Nếu không
có đề mục dựa vào nội dung của đoạn mở, đoạn kết
và các chủ đề bộ phận mà xác định bố cục.
14
Cẩm nang số 2
Tóm tắt văn bản
Thứ tự công việc phải làm
Các kỹ năng cần tập thành thạo

Xác định mục đích tóm tắt
Chọn cách tóm tắt
1. Tóm tắt thành đề cơng
khung (Đề cơng sơ lợc)
1.1 Tìm hệ thống chủ đề bộ phận của văn bản gốc
bằng cách tìm chủ đề ở mỗi đoạn của văn bản.
1.2 Dựa vào hệ thống chủ đề bộ phận để lập khung
cho đề cơng.
1.3 Nêu văn bản có chia sẵn đề mục thì lấy hệ thống
đề mục làm khung cho đề cơng tóm tắt.
1.4 Đánh số khung đề cơng bằng các ký hiệu phù
hợp
2. Tóm tắt thành đề cơng
chi tiết
2.1 Đa ý lớn, ý nhỏ phù hợp vào mỗi đề mục của
khung đề cơng.
3. Tóm tắt thành văn bản nhỏ
3.1 Giữ lại các câu chủ đề bộ phận
4. Tóm tắt thành một câu
4.1 Đó là câu chủ đề chung của cả văn bản.
Câu hỏi ôn tập
1- Để phân tích một văn bản chúng ta cần đặt ra và trả lời những câu hỏi nào ? Làm
thế nào để trả lời từng câu hỏi đó ?
2- Phân tích một văn bản nhằm mục đích gì ?
3- Có mấy cách tóm tắt văn bản ? Cách nào quan trọng nhất tại sao?
4- Muốn tóm tắt vản bản thành đề cơng cần thực hiện những thao tác nào ?
5- Muốn tóm tắt văn bản thành văn bản nhỏ cần thực hiện những thao tác nào?
Kỹ năng đọc hiểu giáo trình trớc khi nghe giảng



Kỹ năng tối thiểu nhất thiết phải thành thạo:
- Tìm chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản.
- Tóm tắt văn bản thành đề cơng khung và đề cơng chi tiết.
15
b. Kỹ năng viết ( Tạo lập văn bản khoa học, chính luận).
Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình giao tiếp dới dạng viết. Nó không
đơn thuần là việc sử dụng các phơng tiện ngôn ngữ để viết văn bản mà bao gồm nhiều
giai đoạn: định hớng, lập chơng trình biểu đạt, thực hiện chơng trình và kiểm tra
hiệu đính.
I. Định hớng - Xác định chủ đề văn bản
Khi bắt tay viết một văn bản, cần định hớng rõ rệt cho văn bản đó tức là xác
định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận của văn bản. Công việc định hớng này bao
gồm các thao tác chủ yếu sau :
1. Xác định mục đích viết - Viết để làm gì?
Văn bản bao giờ cũng đợc viết ra nhằm một mục đích nhất định. Đích của văn
bản chi phối toàn bộ văn bản từ nội dung đến cách viết nh thế nào. Bởi vậy, công việc
đầu tiên của ngời cầm bút là hãy trả lời câu hỏi : Viết để làm gì?
2. Xác định các nhân vật giao tiếp - Viết cho ai đọc?
Trong hoạt động giao tiếp ở dạng viết có hai loại nhân vật : Ngời viết và ngời
đọc. Nhiều khi ngời ta quen thuộc với việc viết nên ít để ý đến t cách của ngời viết
với ngời đọc. Thực ra, mỗi khi viết một văn bản, ngời viết luôn luôn xuất hiện với một
t cách nhất định và tùy theo t cách ấy mà có cách viết khác nhau. Chẳng hạn, cùng
một ngời nhng mỗi lần viết th lại có thể trong mỗi t cách khác nhau. Khi là con, khi
là bạn, khi là học trò, khi lại là công chức. Từ nội dung đến cách viết các bức th ấy có
nhiều điểm khác nhau nh chúng ta đã biết. Nội dung và cách viết còn phụ thuộc vào
ngời đọc. Tuỳ thuộc vào trình độ, thái độ, chính trị, tình cảm, sở thích của ngời đọc
mà ngời viết chọn cách xử lý văn bản.
3. Xác định hoàn cảnh viết - Viết trong hoàn cảnh nào?
Viết trong hoàn cảnh thời gian, không gian văn hoá - xã hội nh thế nào?
Đặc điểm của hoàn cảnh viết cũng có ảnh hởng không nhỏ đến quá trình tạo lập văn bản.

4. Xác định hệ thống chủ đề văn bản
Quá trình xây dựng văn bản gắn liền với quá trình xác định hệ thống chủ đề: Từ
chủ đề chung đến chủ đề bộ phận văn bản. Chủ đề chung là vấn đề cơ bản, bao trùm lên
toàn bộ văn bản. Chủ đề chung đợc thể hiện thông qua các chủ đề bộ phận của văn
bản. Chủ đề bộ phận chính là các nội dung nhằm triển khai, làm sáng tỏ cho nội dung
16
của chủ đề chung. Chúng chính là các mặt, các khía cạnh, các phơng tiện biểu hiện
của chủ đề chung.
Hãy phân tích chủ đề chung và chủ đề bộ phận trong văn bản sau :
Khắc phục lạm phát
Trong lịch sử của mình các nớc trên thế giới đều trải qua lạm phát với những
mức độ khác nhau. Nhng nguyên nhân lạm phát đều có điểm chung nhng mỗi nền kinh
tế đều có những đặc điểm riêng biệt, nên lạm phát của mỗi nớc lại mang tính chất trầm
trọng và phức tạp khác nhau. Để thoát khỏi lạm phát, chiến lợc chống lạm phát của mỗi
quốc gia không thể không xét đến những đặc điểm riêng biệt của mình. Nếu không tính
đến những cái riêng của mỗi nớc thì giải pháp chung đợc lựa chọn thờng là :
- Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu nh đều gắn chặt với
sự tăng trởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt ngày càng lớn về ngân sách
và có độ tăng lơng danh nghĩa cao.
Vì vậy, giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách
và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lơng danh nghĩa chắc chắn sẽ chặn đứng và đẩy lùi
lạm phát. Thực chất của giải pháp trên là tạo ra cú sốc cầu ( giảm cung tiền, tăng lãi
suất, giảm thu nhập dẫn tới giảm tiêu dùng, đầu t, chi tiêu chính phủ ) đẩy nền kinh
tế đi xuống dọc đờng Phillips ngắn hạn và do vậy cũng gây ra một mức độ suy thoái và
thất nghiệp nhất định. Nếu biện pháp trên đợc giữ vững, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh và
sau một thời gian giá cả sẽ đạt ở mức lạm phát thấp hơn và sản lợng trở lại tiềm năng (
đờng Phillips sẽ chuyển dịch xuống dới ). Tốc độ giảm lạm phát sẽ tuỳ thuộc vào sự
kiên trì và liên tục của các biện pháp chính sách.
- Đối với lạm phát vừa phải muốn kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn
cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp trên kéo theo sự

suy thoái và thất nghiệp- một cái giá đắt - nên việc kiểm soát chính sách tiền tệ và chính
sách tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi thận trọng. Đặc biệt với các nớc đang phát
triển không chỉ cần kiềm chế lạm phát mà còn đòi hỏi có sự tăng trởng nhanh.Trong
điều kiện đó việc kiểm soát chặt chẽ các chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn là những biện
pháp cần thiết, nhng cần có sự phối hợp, tính toán tỉ mỉ với mức thận trọng cao hơn.
Về lâu dài ở các nớc này, chăm lo mở rộng sản lợng tiềm năng bằng các nguồn vốn
17
trong và ngoài nớc cũng là một trong những hớng quan trọng nhất để đảm bảo vừa
nâng cao sản lợng, mức sống vừa ổn định giá cả một cách bền vững.
- Có thể xoá bỏ hoàn toàn lạm phát hay không ? Cái giá phải trả của việc xoá
bỏ hoàn toàn lạm phát không tơng xứng với lợi ích đem lại của nó. Vì vậy các quốc gia
thờng chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hởng của nó bằng việc chỉ số hoá
các yếu tố chi phí nh tiền lơng, lãi suất, giá vật t Đó là cách làm cho sự thiệt hại
của lạm pháp là ít nhất.
Chủ đề chung của văn bản trên đây là : Giải pháp chống lạm phát của mỗi quốc
gia. Chủ đề chung này đợc triển khai cụ thể bằng các chủ đề bộ phận: Giải pháp chống
siêu lạm phát, giải pháp chống lạm phát ở mức độ vừa phải và xoá bỏ lạm phát.
Cơ sở cơ bản để triển khai chủ đề chung thành các chủ đề bộ phận là hai loại quan hệ
sau đây:
* Các quan hệ mang tính khách quan
- Quan hệ có tính chất nội tại giữa đối tợng và các thành tố tạo nên đối tợng, ví
dụ, chủ đề chung: Nạn ô nhiểm môi trờng có các chủ đề bộ phận với t cách là các
thành tố của môi trờng sau:
+ Nạn ô nhiễm đất.
+ Nạn ô nhiễm nớc.
+ Nạn ô nhiễm không khí.
- Quan hệ giữa đối tợng với môi trờng xung quanh nó, ví dụ chủ đề ô nhiễm
môi trờng có thể đợc triển khai theo hớng xét quan hệ giữa con ngời với môi trờng
để làm sáng tỏ các khía cạnh : ô nhiễm môi trờng ảnh hởng đến cuộc sống con ngời
nh thế nào, con ngời tác động đến môi trờng ra sao

* Các quan hệ mang tính chất chủ quan
Quan hệ mang tính chất chủ quan là quan hệ giữa ngời viết với đối tợng đợc
phản ánh, thể hiện sự nhận thức, phân loại, đánh giá đối với các nội dung trình bầy về
đối tợng chẳng hạn chủ đề chung nguyên nhân của tình trạng đọng vốn trong các
ngân hàng có thể đợc triển khai thành các chủ đề bộ phận sau :
+ Mạng lới các ngân hàng đợc mở rộng, đồng tiền ổn định, thu nhập của
ngời dân nâng cao.
+ Nhiều doanh nghiệp còn t tởng bao cấp, ỷ lại vào nguồn vốn cấp phát của
nhà nớc mà không chủ động vay vốn ngân hàng.
18
+ Còn vớng mắc về cơ chế cho vay nên cha tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng.
+ Năng lực của cán bộ ngân hàng còn hạn chế.
II - Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản
Đối với những văn bản có mục đích tác động vào nhận thức ngời đọc, thuyết
phục họ tin vào những điều đợc trình bầy nh văn bản chính luận, văn bản khoa học thì
lập luận giữ một vai trò rất quan trọng.
Lập luận là đa ra các lý lẽ và bằng chứng nhằm hớng ngời đọc, ngời nghe
đến kết luận mà ngời viết, ngời nói cho là đúng đắn. Nh vậy, để có một lập luận,
ngời viết phải biết tìm các lý lẽ, bằng chứng ( các luận cứ ) và biết cách trình bày các
luận cứ một cách thuyết phục để đạt đợc mục đích của bài viết.
1. Tìm luận cứ
Có 3 loại luận cứ: dẫn chứng thực tế; số liệu thống kê; luận điểm đã đợc chứng minh.
1.1. Các dẫn chứng thực tế, có tính chất ngời thật việc thật .
Nêu dẫn chứng thực tế với t cách là luận cứ có tác dụng đánh trực tiếp vào trực
giác ngời đọc, huy động đợc vốn sống của họ. Cách nêu dẫn chứng này lại giản tiện,
không cần thiết phải tra cứu. Tuy nhiên dẫn chứng thực tế phải phản ánh đúng bản chất
thì mới có giá trị thuyết phục.
1.2. Số liệu thống kê là loại luận cứ có sức thuyết phục lớn, đặc biệt trong
các văn bản khoa học, chính luận và hành chính

Khi nêu số liệu, cần chỉ rõ nguồn gốc của chúng ( điều tra trực tiếp hay lấy từ
nguồn t liệu đáng tin cậy nào ). Ví dụ:
Điều đáng lu ý là hiện tợng vốn thừa, gắn liền với nợ quá hạn phải trả gia tăng.
Theo báo cáo đã đợc công bố, tỉ lệ nợ quá hạn đến đầu tháng 9-1996 lên 4,37%, cá biệt
có ngân hàng thơng mại cổ phần tỉ lệ này lên đến con số trên dới 10%. Nhng nhiều ý
kiến cho rằng đó không phải là con số đúng mà thực tế còn cao hơn.
1.3. Các luận điểm đã đợc chứng minh là đúng, hoặc đã đợc mọi ngời thừa nhận.
Trích dẫn các luận điểm thờng đợc sử dụng có hiệu quả trong các văn bản
khoa học và chính luận. Có hai cách trích dẫn luận điểm: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn
gián tiếp.
19
a. Trích dẫn trực tiếp : T liệu đợc trích dẫn nguyên văn và đặt trong dấu
ngoặc kép. Ngời trích dẫn cần chú thích rõ xuất xứ trích dẫn để ngời đọc có thể kiểm
tra làm tăng sức tin cậy của luận chứng. Ví dụ :
Tất cả mọi ngời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm đợc, trong những quyền đấy, có quyền đợc sống, quyền tự
do, và quyền mu cầu hạnh phúc .
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Suy rộng ra
câu ấy có nghĩa là : Tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sớng và quyền tự do.
b. Trích dẫn gián tiếp : T liệu trích dẫn không cần phải chính xác từng câu chữ
so với nguyên văn mà chỉ cốt truyền đạt đợc ý tởng của văn bản. Các thông tin xuất
xứ từ t liệu cũng cần chỉ ra. Ví dụ :
Trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc các loài E.Darwin đã khẳng định rằng
tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều bắt nguồn từ loài gà rừng Đông Nam á.
Khi trích dẫn ý kiến, quan điểm của ngời khác, cần lu ý một số điểm sau:
1) Nếu trích dẫn trực tiếp, không đợc tự ý thêm bớt từ ngữ của câu đợc trích dẫn.
2) Nếu cần thiết, có thể lợc bỏ phần nào đó ý kiến trích dẫn. Tuy nhiên việc
lợc bỏ này không đợc làm sai lệch t tởng của tác giả.Đoạn bị lợc bỏ đợc thay
bằng kí hiệu [ ]

3) Nếu có lí do xác đáng,ngời trích có thể thêm một số từ ngữ nào đó vào ý
kiến trích dẫn ( chẳng hạn để nhấn mạnh hoặc giải thích ).Cần đặt từ ngữ đợc thêm vào
trong ngoặc đơn và nói rõ đó là lời của ai. Ví dụ:
Khi trích dẫn Di chúc của Bác, ngời dẫn đã thay thế từ trong trờng hợp sau đây :
Tôi có ý định đến ngày đó ( tức ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nớc - BMT), tôi đi khắp hai miền Nam Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ
anh hùng
- Các lý lẽ, nhiều khi để bênh vực cho một ý kiến nào đó, ngời ta có thể căn cứ
vào các lẽ thờng đợc mọi ngời chấp nhận nh trờng hợp sau đây :
Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống
thói ba hoa. Vì thói này cũng hại nh hai bệnh kia. Vì thói ba hoa còn tức là bệnh chủ
quan và bệnh hẹp hòi cha khỏi hẳn.
20
2. Tìm cách luận chứng
Tính thuyết phục của lập luận chẳng những phụ thuộc vào lý lẽ, bằng chứng mà
còn phụ thuộc vào cách luận chứng, tức là biết vận dụng các phép suy luận lôgíc để trình
bày các lý lẽ và dẫn chứng một cách hợp lý nhất để chứng minh cho luận điểm đã nêu ra.
2.1 Lập luận diễn dịch
Diễn dịch là cách lập luận xuất phát từ các tri thức chung, đã đợc kiểm
nghiệm mà suy ra các tri thức riêng.
Ví dụ:
Muốn làm bạn phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau không thành bạn. Ngời
tuyên truyền không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu không hiểu biết quần
chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại.
2.2 Lập luận quy nạp
Quy nạp là cách lập luận ngợc với diễn dịch. Đó là cách suy luận đi từ những
biểu hiện cụ thể riêng biệt đến những nhận định tổng quát.
2.3 Lập luận quy nạp kết hợp với diễn dịch
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai
sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nớc và giữ nớc. Các dân tộc thiểu số

nớc ta c trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lợc đặc biệt quan trọng về
chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trờng sinh thái. Đồng bào các
dân tộc thiểu số nớc ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nớc. Mỗi dân tộc
có sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá
Việt Nam thống nhất.
2.4 Lập luận bằng cách nêu phản đề
Lập luận này còn gọi là lập luận bác bỏ. Ngời lập luận đa ra những ý kiến trái
ngợc với ý kiến của mình rồi lần lợt bác bỏ từng luận điểm của họ bằng cách chỉ ra
tính vô lý của lập luận, bác bỏ từng luận cứ, nêu hậu quả tai hại của quan điểm cần bác
bỏ. Ví dụ:
Thế mà có nhiều cán bộ ta xem khinh việc tuyên truyền của địch. Các đồng chí
ấy nói: Ai chẳng biết đế quốc Pháp - Mỹ là độc ác, Việt gian bù nhìn là xấu xa. Ai
21
chẳng biết dân ta, chính phủ ta, cụ Hồ ta một lòng vì dân vì nớc và kháng chiến nhất
định thắng lợi. Cho nên dù địch tuyên truyền mấy cũng chẳng ai nghe.
Nghĩ nh vậy là họ sai lầm, là chủ quan khinh địch là rất nguy hiểm, là để một
thứ vũ khí sắc bén cho địch chống lại. Nhân dân ta tốt thật. Nhng ta nên nhớ câu
chuyện anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm
này đến năm khác. Giọt nớc nhỏ lâu, đá cũng mòn". Cho nên không khỏi có một số
đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang.
3. Biết cách sử dụng các phơng tiện liên kết lập luận
Trong khi luận chứng, một mặt các luận điểm phải đợc trình bầy rõ ràng tách
bạch nhau, nhng mặt khác, chúng phải đợc liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một
chỉnh thể hớng tới mục đích của bài viết. Vì vậy, các phơng tiên liên kết lập luận giữ
một vai trò hết sức quan trọng.
Về mặt nội dung, có thể sử dụng các phơng tiện liên kết với các ý nghĩa khác
nhau, chẳng hạn :
- ý nghĩa trình tự : Trớc tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trớc hết, sau đó, tiếp theo,
một là, hai là, ba là, cuối cùng, rút cuộc,

- ý nghĩa tơng đồng : Trớc tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trớc hết, sau đó, tiếp
theo, một là, hai là, ba là, cuối cùng, rút cuộc,
- ý nghĩa tơng phản : Nhng, song, tuy nhng, tuy vậy, tuy nhiên, ngợc lại,
thế mà, có điều
- ý nghĩa nhân quả : Bởi thế, vì vậy, do vậy, cho nên, nh vậy, do đó
Về mặt chức năng, các phơng tiện liên kết có thể thực hiện các chức năng sau :
- Dẫn nhập luận cứ : Vì, bởi vì, do vì
- Dẫn nhập kết luận : Nên, cho nên, vì vậy, nh vậy, do đó, do vậy
- Nối kết giữa các luận cứ : Ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại, nhng, hơn thế nữa,
thêm vào đó, một mặt, mặt khác
III - Xây dựng đề cơng văn bản
1. Tác dụng và yêu cầu của một đề cơng
Đề cơng đợc coi là bản phác thảo về nội dung đại lợc của một văn bản. Có
đợc một đề cơng tốt đã là một đảm bảo khá chắc chắn cho sự thành công của việc viết
văn bản.
Việc lập đề cơng trớc khi viết một văn bản có những lợi ích sau:
22
Tránh đợc tình trạng văn bản triển khai sai đích, lạc trọng tâm. Nội dung của
văn bản càng phong phú, phức tạp, càng cần phải có đề cơng chi tiết.
Thông qua việc lập đề cơng ngời viết có điều kiện suy nghĩ sâu và toàn diện
hơn để rà soát, điều chỉnh và phát triển sâu thêm những ý quan trọng, bỏ những ý trùng
lặp, đồng thời sắp xếp các ý trong bài hợp lý hơn, tránh đợc tình trạng mất cân đối giữa
các phần.
2. Các bớc lập đề cơng cho văn bản
2.1 Xác lập hệ thống ý (lập ý)
a. Xác lập các ý lớn. Trên đây, chúng ta đã bàn đến việc xác lập hệ thống chủ đề
cho văn bản. Việc xác lập hệ thống ý có liên quan đến công việc xác định chủ đề của
văn bản. Có thể quan niệm thực chất của việc xác lập các ý lớn chính là xác lập các chủ
đề bộ phận phục vụ cho chủ đề chung của văn bản.
b. Xác lập các ý nhỏ. Các ý lớn cần đợc cụ thể hoá, triển khai thành các ý nhỏ.

Đến lợt mình các ý nhỏ lại đợc triển khai thành các ý nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, khi
bàn về vấn đề ô nhiễm môi trờng thì việc xem xét thực trạng ô nhiễm môi trờng là chủ
đề bộ phận ( ý lớn ). ý lớn này có thể triển khai thành các ý nhỏ:
- Ô nhiễm nguồn nớc
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm đất đai
Các ý nhỏ lại đợc triển khai cụ thể hơn. Chẳng hạn ý ô nhiễm nguồn nớc
có thể đợc triển khai thành các ý sau:
- Ô nhiễm nớc sông
- Ô nhiễm nớc biển
- Ô nhiễm nớc ngầm
2.2 Sắp xếp ý, xây dựng bố cục (lập dàn bài)
Cần đảm bảo sao cho ngời đọc dễ tiếp thu nhất và ngời viết có thể trình bầy
tiết kiệm nhất, không bị trùng lặp.
Đề cơng có bố cục 3 phần : Mở đầu, khai triển và kết luận.
a. Phần mở đầu
Phần mở đầu có những nội dung cơ bản sau :
- Đa ra những thông tin nền làm bối cảnh cho chủ đề chung của văn bản. Đây là
phần đặt vấn đề có tác dụng dẫn nhập tới chủ đề và mục đích của bài viết. Nếu mở đầu
theo lối trực tiếp thì không cần nội dung này.
- Giới thiệu chủ đề chung của văn bản và mục đích của bài viết.
- Định hớng triển khai chủ đề chung.
23
b. Phần khai triển
Phần khai triển là phần chính của văn bản. Phần này có thể đợc trình bày bằng
nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào loại vấn đề đợc trình bày, kiểu loại văn bản, đối
tợng mà văn bản hớng tới, hoặc cũng có thể tuỳ thuộc vào sở truờng của ngời viết.
Tuy vậy, nhìn chung phần triển khai thờng đợc trình bày theo một số kiểu cơ bản sau.
- Trình bày theo trình tự thời gian. Phơng thức trình bày này thờng đợc sử
dụng để miêu tả các sự kiện lịch sử, các văn bản có tính chất tự thuật nh tiểu sử, báo

cáo quá trình công tác. Phơng thức này cũng hay gặp trong văn bản khoa học để miêu
tả quá trình thí nghiệm, quá trình phản ứng hoá học, quá trình biến đổi tâm sinh lý hay
quá trình vận hành của máy móc. Các trình bày này rất đơn giản: sự kiện, thao tác nào
xảy ra trớc đợc trình bày trớc; sự kiện, thao tác nào xảy ra sau thì trình bày sau.
- Trình bày vấn đề theo các quan hệ logic khách quan, tồn tại thực tế. Cách trình
bày này dựa trên các mối quan hệ nội tại của đối tợng, nh quan hệ nguyên nhân-kết quả,
quan hệ chỉnh thể-bộ phận, quan hệ không gian (xa đến gần, phải qua trái, trên xuống
dới). Theo cách này, chủ đề chung của văn bản dần dần đợc thể hiện trong các chủ đề
bộ phận và đợc xem xét cụ thể và cặn kẽ hơn theo một trình tự logic nhất định.
- Trình bày theo sự đánh giá chủ quan của ngời viết. Một mặt đối tợng có
logic nội bộ của mình, mặt khác đối tợng lại đợc nhìn nhận theo sự đánh giá chủ quan
của ngời viết, chẳng hạn nh có thể trình bày theo mức độ quan trọng của các chủ đề
bộ phận của văn bản, theo định hớng giao tiếp đặt ra.
- Trình bày theo tâm lý cảm xúc của ngời viết.
Cách trình bày này thích hợp với các đề tài có tính chất cảm xúc cá nhân, đời sống
riêng t.
c. Phần kết luận
Phần này có những nội dung cơ bản sau:
- Tóm lợc và nhấn mạnh ý cơ bản trong phần triển khai
- Đa ra bình luận về chủ đề đã đợc bàn đến và hớng tới hành động.
3. Hình thức trình bầy đề cơng
Một đề cơng tốt cần phải đợc trình bầy dới hình thức sáng rõ biểu hiện đợc
các mối quan hệ và tiến trình triển khai nội dung.
Bởi vậy, cần phải chú ý một số phơng tiện sau:
3.1. Đặt tiêu đề cho các phần, các chơng, các mục ( tức cho hệ thống ý của
văn bản ). Tiêu đề cần ngắn gọn, phù hợp với nội dung cần triển khai. Thông thờng tiêu
đề có cấu tạo là một ngữ danh từ, ngữ động từ hoặc câu đơn ngắn gọn. Các tiêu đề cùng
một cấp độ đợc biểu bằng thị cùng một kết cấu ngữ pháp.
24
3.2. Dùng các ký hiệu chỉ thứ tự và chỉ quan hệ giữa các tiêu đề một cách nhất

quán, hợp lý, phản ánh đợc thứ tự trình bầy, quan hệ ngang cấp hay khác cấp, bình
đẳng hay phụ thuộc. Có thể sử dụng các số Lamã, ả rập, các chữ cái, các dấu -, +,
Sau đây là một đề cơng để chúng ta tham khảo
ở đây đề tài đợc bàn luận đến là vấn đề hiệu quả nguồn vốn. Chủ đề của bài viết là
phân tích sự kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn ở nớc ta. Do đó bài viết có tiêu đề:
Cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
I . Phần mở đầu
Sử dụng vốn kém hiệu quả: thực trạng yếu kém, nguyên nhân và giải pháp nâng cao
II . Phần triển khai
1. Những non yếu của việc sử dụng vốn ở nớc ta.
a) Non yếu của việc sử dụng vốn trong nớc
- Huy động vốn trong dân còn thấp.
- Đọng vốn
- Sử dụng vốn thiếu hiệu quả
b) Non yếu trong việc sử dụng vốn nớc ngoài
- Thu hút vốn đầu t nớc ngoài còn thấp
- Giải vốn chậm
- Sử dụng vốn thiếu hiệu quả
2. Nguyên nhân của những yếu kém trong việc sử dụng vốn
a) Về phía ngời sử dụng vốn
b) Về phía ngân hàng
c) Về phía chế độ chính sách của nhà nớc
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
a) Đào tạo cán bộ đủ năng lực và phẩm chất
b) Sửa đổi hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng
c) Hoàn thiện mặt bằng pháp lý, cải cách thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
d) Đầu t đúng hớng
III. Phần kết luận
4. Một số lỗi thờng mắc khi lập đề cơng
4.1 Xa đề hoặc lạc đề

ở bớc định hớng, ngời viết đã xác định mục đích của văn bản đồng thời cũng
xác định nội dung và chủ đề của nó.
25
Khi lập đề cơng, cần quán triệt các nhân tố này. Nếu không đề cơng của văn
bản sẽ rơi vào tình trạng xa đề, lạc đề. Biểu hiện cụ thể của loại lỗi này là:
- Có thành tố nội dung không phù hợp với nội dung và mục đích của toàn văn bản.
- Có thành tố nội dung phát triển quá chi tiết, quá xa không thích hợp với vai trò
của nó trong toàn văn bản.
4.2 Thiếu ý
Vấn đề cần trình bầy trong văn bản phải đợc triển khai qua các thành tố nội
dung đề cơng ( các ý lớn, ý nhỏ ). Các thành tố đó cần đợc xác lập đầy đủ và toàn diện
để đủ sức làm sáng tỏ cho chủ đề chung, nêu bật đợc ý đồ của ngời viết. Đề cơng
triển khai phiến diện, hoặc sơ sài là đề cơng thiếu ý. Chẳng hạn, nếu đề cơng vừa dẫn
trên đây thiếu một trong ba ý (những non yếu trong việc sử dụng vốn, nguyên nhân của
hiện tơng yếu kém trong việc sử dụng vốn, một số kiến nghị ) là đề cơng thiếu ý ( nội
dung phát triển không đầy đủ ).
4.3 Nội dung trùng lặp
Khi lập đề cơng cần tránh hiện tợng trùng lập: Nhiều mục khác nhau nhng ý
không khác nhau. Chẳng hạn, khi phân tích t tởng Không có gì quý hơn độc lập tự
do có ngời xác lập các thành tố nội dung nh sau:
(1) Độc lập tự do quý hơn của cải.
(2) Độc lập tự do quý hơn hạnh phúc riêng t.
(3) Độc lập tự do quý hơn cuộc sống giầu sang sung sớng.
(4) Độc lập tự do quý hơn tính mạng cá nhân.
Trong việc xác lập đề cơng trên, thành tố nội dung (3 ) tuy diễn đạt bằng một
hình thức khác nhng là sự lặp lại thành tố (1) và thành tố (2).
4.4 Nội dung mâu thuẫn.
Giả dụ, khi viết về việc sử dụng vốn và triển khai thành các ý:
(1) Những thành công trong việc sử dụng vốn.
(2) Những nguyên nhân của sự thành công.

(3) Một số kiến nghị nhằm khắc phục non yếu trong việc sử dụng vốn là
không lôgíc.
4.5 Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lý
Ví dụ :
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn:
(1) Những non yếu trong việc sử dụng vốn
(2) Một số giải pháp
26
(3) Nguyên nhân của việc sử dụng vốn không hợp lý.
Cẩm nang số 3
Xây dựng đề cơng chi tiết văn bản
Trình tự công việc
Các thao tác chủ yếu phải thực hiện
6.1. Định hớng
viết
1.1 Hãy tự trả lời: - Viết để làm gì?
- Viết cho ai đọc?
- Viết trong hoàn cảnh nào?
1.2 Hãy xác định chủ đề chung, rồi đến các chủ đề
bộ phận.
6.2. Xây dựng đề
cơng
2.1 Xây dựng phần mở (I)
- Giới thiệu chủ đề chung và chủ đề bộ phận sẽ viết
2.2 Xây dựng phần triển khai (II)
- Xác định ý lớn 1 (= chủ đề bộ phận 1) (1)
Xác định ý nhỏ, rồi các ý nhỏ hơn
- Xác định ý lớn 2 ( = chủ đề bộ phận 2 ) (2)
Xác định ý nhỏ, rồi các ý nhỏ hơn
2.3 Xây dựng phần kết luận (III)

- Tóm lợc ý và đa ra ý kiến riêng
6.3. Xây dựng lập
luận để triển khai
đề cơng thành
văn bản
3.1 Chọn luận cứ (chọn lý lẽ bằng chứng)
- Chọn bằng chứng thực tế
- Chọn số liệu thống kê
- Chọn các luận điểm đã đợc chứng minh
3.2 Chọn cách luận chứng (chọn cách trình bày luận cứ)
- Trình bày diễn dịch
- Trình bày lối quy nạp
- Trình bày theo lịch sử (theo trình tự thời gian)
- Trình bày theo logic (theo quan hệ logic khách quan)
3.3 Chọn cách liên kết lập luận
- Theo trình tự, tơng đồng hoặc tơng phản
- Theo nhân quả
IV. luyện viết đoạn văn trong văn bản khoa học, chính luận
1. Yêu cầu chung của việc viết đoạn văn trong văn bản.
Đoạn văn là một đơn vị tạo thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu để diễn đạt
một nội dung nhất định, đợc mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng
dấu ngắt đoạn.

×