Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

skkn những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường thpt tam hiệp - biên hoà - đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.75 KB, 15 trang )














SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG THPT TAM HIỆP -
BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI





SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
Nguyễn Hồng Sơn
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 07 tháng 5 năm 1965


3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 3A tổ 12 – Khu phố 1 – Trảng Dài – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0618608939 (CQ)/ 0618608938 (NR); ĐTDĐ: 0913611991
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Hiệp
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
) cao nhất: Cử nhân sư phạm
- Năm nhận bằng: 1988
- Chuyên ngành đào tạo: Vật lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Vật lý
- Số năm có kinh nghiệm: 25 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Xây dựng uy tín của người Hiệu trưởng
+ Giải quyết đơn thư khiếu nạ
i, tố cáo




















I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, để đạt được
mục tiêu đề ra người quản lý phải đương đầu với vô vàn những khó khăn. Trước
mỗi tình huống xảy ra đòi hỏi nhà quản lý phải có biện pháp giải quyết. Nếu nhà
quản lý có kế hoạch trước mắt và lâu dài (tâm nhìn) thì từng bước sẽ xây dựng nhà
trường ngày một phát triển và sẽ đạt được mục tiêu mong muốn. Trong quản lý
nhà trường, tầ
m nhìn của người Hiệu trưởng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Có
thể nói tâm nhìn này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một nhà
trường. Đối với trường phổ thông trung học, tập thể sư phạm là đội ngũ các nhà trí
thức, có hiểu biết, có trình độ học vấn về chuyên môn và xã hội, đối với các em
học sinh đang trong lứa tuổi trường thành. Vì vậy, đòi h
ỏi người Hiệu trưởng phải
có bản lĩnh, tự tin, không ngừng học tập rèn luyện từ lý luận đến thực tiễn nhằm
tạo cho mình một phong cách lãnh đạo chững chạc, có hiệu quả, có uy tín. Lê-nin
đã chỉ ra rằng : "Điều quyết định thành công trong việc lãnh đạo quần chúng
không phải với sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy tín, sức mạnh
của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc".
Để có tầm nhìn, không phải một sớm một chiều mà người Hiệu trưởng có
được, đó là một quá trình tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, tác phong về tìm hiểu
thực trạng và nghiên cứu thực tế và phải biết dự đoán biết kết hợp giữa cơ sở lí
luận và thực tiễn đồng thời ngườ
i hiệu trưởng phải xây dựng uy tín cho mình. Uy

tín là một tài sản vô hình nó nằm trong trái tim và khối óc của người khác. Khi
người Hiệu trưởng có uy tín thì mọi mệnh lệnh, mọi ý kiến của ông ta đều được
cấp dưới tin tưởng, đem hết tinh thần và nghị lực, khả năng và sáng tạo để thực
hiện cho bằng được với tinh thần tự giác, phấn khởi. Ngược lại nếu không có uy
tín thì mọi mệnh lệ
nh của ông ta đều bị cấp dưới nghi ngờ, không toàn tâm toàn ý
thực hiện, thậm chí còn tìm cách đối phó, khước từ, phá bĩnh. Trong nhà trường
người Hiệu trưởng có uy tín thì sức mạnh của nó được nhân lên nhiều lần so với
sức mạnh của nhiều người cộng lại. Người Hiệu trưởng trở thành trung tâm của sự
đoàn kết nhất trí và những tình cảm tốt đẹp, tạo ra bầu không khí trong trường
luôn nhẹ nhàng vui v
ẻ thoải mái. Nếu không có uy tín thì sức mạnh tập thể sẽ yếu
đi rất nhiều so với sức mạnh của từng thành viên cộng lại. Người Hiệu trưởng sẽ là
cái cớ để phát triển những hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật, là chỗ dựa cho những tư
tưởng và tình cảm không lành mạnh, là một thứ bung xung để mọi người đem ra xì
xào, bàn tán, giễu cợt. Tâm trạng tập thể tr
ở nên nặng nề, nghi kị, khó chịu, lo âu.
Uy tín nó không những là hạnh phúc cho mọi thành viên mà còn là hạnh phúc cho
người Hiệu trưởng. Thật sự là bất hạnh đối với nhà trường khi người Hiệu trưởng
mất uy tín. Người Hiệu trưởng biết đánh giá đúng thực trạng và có tầm nhìn sẽ có
vai trò rất quan trọng trong quyết định không nhỏ của sự thành công trong công
tác lãnh đạo nhà trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài trên.






II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:





Theo điều lệ trường Trung học phổ thông:
a. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b. Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3
Điều 20 của Điều lệ trường THPT;
c. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch nhiệm v
ụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
d. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng
trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hi
ện công tác khen thưởng,
kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân
viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy
định của Nhà nước;
e. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;
xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (n
ếu có) của trường phổ
thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân
viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà
trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộ
c vận động của ngành;
thực hiện công khai đối với nhà trường;
k. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(Trích Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp
học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT)
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, b
ản thân hiện là Phó hiệu trưởng phụ
trách cơ sở vật chất, tôi thấy cần phải nỗ lực bản thân rất nhiều thì mới hoàn thành
tốt được công việc của người hiệu trưởng. Một công việc rất cụ thể mà tôi thấy cần
phải làm, đó là: “Tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện bậc Trung học phổ thông, ngành Giáo dục Đào t
ạo Đồng Nai và áp dụng
vào thực tế cụ thể của nhà trường THPT Tam Hiệp”.


NHI

M V


Q
UYỀN H

N CỦAHI

U T
R

Ư
ỞNG


2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài



1. Trường đã thực hiện chương trình giáo dục đạo đức, nhân cách và truyền
thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”. Bằng các hoạt động ngoại khóa và ngoài
giờ lên lớp tổ chức cho học sinh thi thuyết trình theo chủ đề của từng tháng.
2. Trường mời các chuyên viên an toàn giao thông về báo cáo nói chuyện
phổ biến về luật an toàn giao thông, mời các chuyên viên của ban ngành có liên
quan như chuyên viên tư vấn chăm sóc sức khỏe vị
thành niên (tiến sỹ - Bác sỹ
tâm lý Lê Thúy Tươi), các ngày lễ các ngày truyền thống đều có nói chuyện về
lịch sử, truyền thống của những ngày kỷ niệm đó vào các tiết chào cờ. Qua đó giáo
dục cho các em truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nhà trường luôn
chú trọng công tác giáo dục tri thức cho học sinh, cung cấp cho các em đầy đủ
kiến thức đề các em có thể tự tin khi vào đời.
3. Bên cạnh đó trường cũng luôn quan tâm
đến vấn đề giáo dục thể chất
của học sinh. Trường đạt thành tích cao trong các kì Hội khỏe Phù đổng do tỉnh tổ
chức. Năm vừa qua trường đã dành được 15 huy chương vàng, 6 huy chương bạc,
8 huy chương đồng và đứng thứ 3 toàn đoàn. Nhà trường còn phát động giáo viên
và học sinh thường xuyên tham gia chương trình hiến máu nhân đạo
4. Đối với đội ngũ giáo viên, năm 2011 - 2012 trường có 71 giáo viên cơ
hữu, tất cả đã
đạt trình độ chuẩn Đại học, trong đó có 03 giáo viên đã học xong lớp
cao học chuyên ngành, 06 giáo viên đang học cao học, 01 giáo viên đã tốt nghiệp

cử nhân chính trị, 02 giáo viên tốt nghiệp cao cấp chính trị. Trong các năm học
vừa qua nhà trường luôn tổ chực thực hiện hội giảng cấp trường. Năm học 2011-
2012, đã có ?/? giáo viên đạt thành tích giáo viên dạy giỏi trong hội thi giáo viên
giỏi cấp trường
5. Để nâng cao chất lượng giả
ng dạy và làm tăng thêm hiệu quả trong giờ
học, giáo viên trường đã thực hiện các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Trường đã trang bị một phòng máy vi tính và nối mạng Internet, 04 máy ở phòng
Hội đồng, 02 phòng trang bị màn hình tivi 51 inch để giáo viên và học sinh có thể
tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, thông tin qua mạng và hỗ trợ tích cực trong việc
dạy học bằng công nghệ thông tin. Ngoài ra trường cũng đã trang bị một phòng
học sử d
ụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác giảng dạy.
6. Không chỉ chú trọng vào công tác giáo dục kiến thức cơ bản, nhà
trường cũng luôn quan tâm đến công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Cụ
thể trường đã đưa vào chương trình học của 3 khối lớp môn học hướng nghiệp và
ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề để giúp các em có được định hướng ban đầu
trong việc lựa chọn t
ương lai, nghề nghiệp cho mình. Tổ chức cho 100% học sinh
lớp 12 tham gia thi nghề phổ thông. Năm học 2012-2013 tổ chức cho học sinh học
02 nghề: Tin học văn phòng và điện dân dụng.
7. Song song việc chú trọng phát triển chất lượng giáo dục, nhà trường
cũng rất chú trọng đến việc phát triển đoàn thể như công tác Đoàn trường hay
công tác Đảng. Năm 2012 đã phát triển được 05 đảng viên mới, nâng tổng số
lên 21 đảng viên trong nhà trường.
K
ẾT
Q
UẢ ĐÃ TH


C HI

N TRONG NĂM H

C 2011-2012


8. Mặc dù đã có những thành tựu đạt được trong những năm học vừa qua,
nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều mặt chưa làm được như:
- Do điều kiện trường lớp cũng như cơ sở vật chất của trường còn eo
hẹp nên vấn đề khen thưởng đối với những học sinh có thành tích trong các lĩnh
vực chưa cao.
- Do diện tích khuôn viên trường quá nhỏ nên các hoạ
t động ngoại
khóa, các giờ học thể dục của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.





1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục:
- Trong thời gian qua cảnh quan, cơ sở vật chất của nhà trường trường
đã khang trang, sạch đẹp hơn trước, cần tiếp tục phát huy những thành tích của
năm học 2011 - 2012 là năm đạt hiệu quả cao trong giáo dục. So với năm học
2010 - 2011, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt tăng 5%, hạnh kiểm trung bình giảm
2,4%; học sinh giỏi đạt 06 gi
ải (kể cả giải thi máy tính cầm tay). Đặc biệt tỷ lệ học
sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 100%.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và phong
trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phải tự nâng cao trình độ ứng dụng
công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học.
Kế
t hợp giảng dạy bằng phương pháp truyền thống và giảng dạy bằng phương
pháp ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên soạn giảng thêm bài, tổ chức hội
thảo, rút kinh nghiệm. Nghiên cứu kỹ chương trình và áp dụng tốt vào việc dạy
học theo Ban cơ bản chủ đề bám sát. Khuyến khích giáo viên soạn bài giảng điện
tử và tham gia trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy. Tích cực tham gia Hộ
i thi giáo viên giỏi. Nâng cao chất lượng đề tài, sáng
kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi
đua.
- Sử dụng chương trình VNPT - SCHOOL nhằm quản lý hoạt động dạy
của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Các hoạt động này được đưa lên
Website của trường, giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh nắm bắt được hoạt
động cũng như điểm số của từng học sinh th
ường xuyên và nhanh chóng.
- Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá; tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp
với từng đối tượng học sinh. Tiếp tục thực hiện tự đánh giá trường trung học phổ
thông.
- Triển khai lồng ghép, đưa vào giảng dạy trong nhà trường những giá
trị truyền thố
ng văn hóa, lịch sử vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa, tư tưởng; giáo dục thể chất và
y tế trường học, lồng ghép vào trong các bài giảng của môn Giáo dục công dân,
trong các giờ chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, tham gia sinh hoạt tập thể, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các phong trào đố vui để học, phong trào TDTT, các cuộc
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾP
TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG NĂM HỌC 2012-2013

VÀ CÁC NĂM H

C TIẾP THEO


mitting chào mừng các ngày lễ lớn. Tiếp tục tổ chức cam kết phối hợp chăm lo,
giáo dục học sinh giữa các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể liên quan bằng các
chương trình cụ thể, thiết thực.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý học sinh, giáo dục an toàn giao
thông, đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn
xã hội: Trường đã mờ
i cán bộ đội Giao thông công an Thành phố Biên Hòa và đội
chống tệ nạn xã hội tới nói chuyện với học sinh nhằm định hướng cho các em,
giúp các em hiểu biết để phòng tránh và thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng
chống các tệ nạn xã hội có thể xảy ra trong trường; trường thành lập mỗi lớp 1 đội
giữ gìn an ninh trật tự và toàn trường có đội bảo vệ nội bộ, các em có trách nhiệm
bảo vệ an ninh trật tự, c
ụ thể như: bảo vệ của công, ngăn chặn các hiện tượng tiêu
cực xảy ra trong lớp, trong phạm vi lớp mình.
Biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục:
Có 3 yếu tố quyết định đến sự đổi mới về chất lượng giáo dục là:
+ Đội ngũ làm công tác giáo dục trong nhà trường.
+ Cơ sở vật chất (điều kiện dạy học).
+ Đố
i tượng dạy học (học sinh)
 Đội ngũ làm công tác giáo dục trong nhà trường.
a. Đối với Lãnh đạo nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường (nhất là hiệu trưởng) phải có kế hoạch hoạt động
chi tiết hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm, có chiến lược ngắn hạn và dài
hạn kèm theo các biện pháp cụ thể để thực hiện các kế hoạch này. Phân công rõ

nhiệm vụ của từng bộ phậ
n, cá nhân phụ trách. Có kiểm tra đánh giá hiệu quả
công việc;
- Phải tin tưởng, tôn trọng anh em và tập hợp quần chúng. Bên cạnh hiệu
trưởng, còn có các phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng cần tạo khoảng không gian cho
các phó hiệu trưởng chủ động (như thầy Hiệu trưởng đương nhiệm đã làm), để các
phó hiệu trưởng biết đề xuất ra các hướng giải quyết phù hợp. Những công việc
liên quan đến m
ảng quản lý của mình thì người lãnh đạo phải biết đề đạt, chứ
không theo kiểu “nhất cử nhất động” cái gì cũng chờ ý kiến cấp trên hoặc chờ góp
ý rồi mới làm (tầm nhìn). Trong thời gian thực hiện nếu có gì sai thì phải ghi nhận
lại (dám nhận trách nhiệm) và sau đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời Tạo không
khí, môi trường để các phó hiệu trưởng chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau, cùng bàn
bạc đóng góp ý kiến để đưa ra giải pháp tốt nhất. Người phó hiệu trưởng phải
được coi là “hiệu trưởng thứ 2”.
Phải là người vừa nắm bắt thông tin, vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử
lý thông tin hợp tình, hợp lý và phải có tính sáng tạo. Việc nắm bắt và xử lý thông
tin của Hiệu trưởng cũng phải khách quan, độ lượng. Tính sáng tạo của hiệu
trưởng được thể hiệ
n qua vai trò lãnh đạo, hoạch định về chiến lược, tầm nhìn sứ
mệnh của nhà trường. Người lãnh đạo không chỉ làm đúng, làm tròn kế hoạch mà
cần có chiến lược và sáng tạo riêng. Người lãnh đạo phải biết tìm ra cơ chế quản
lý dựa trên hành lang pháp lý để phát huy mọi khả năng của từng cá nhân, các bộ
phận. Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển nhà tr
ường theo
chiều hướng đi lên.


Phải biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ kịp thời anh em và làm tốt công tác thi
đua khen thưởng để động viên về mặt tinh thần cho anh em. Tuy đó chỉ là những

quan tâm nhỏ, nhưng thấy ban giám hiệu chăm lo và quan tâm thì sẽ thu phục
được quần chúng từ đó họ cũng an tâm và sẽ cống hiến nhiều hơn. Luôn có tham
vọng để phát triển nhà trường chứ không chỉ bằng lòng với những gì mình đã làm
hoặc đã có.
- Tăng cường việc kiểm tra định kỳ, đột xuất các bộ phận trong nhà trường, có
tổng kết đánh giá, khen thưởng, phê bình, động viên uốn nắn. Đồng thời Hiệu
trưởng phải là người biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của quần chúng và luôn luôn
tin tưởng anh em. Chú trong xây dựng mối “đoàn kết nội bộ thật sự” để tạo đồng
thuận trong tập thể.
- Trong công tác qu
ản lý nề nếp học sinh, phải có thống kê theo dõi, hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng, qua đó nắm bắt được tình hình học sinh để có các biện
pháp xử lí kịp thời.
- Sử dụng tốt CNTT để quản lý có hiệu quả, bằng các phần mềm hiện có như
P.MIS, VNPT - SCHOOL, Quản lý tài chính …
b. Đối với Giáo viên chủ nhiệm, Quản sinh:
-
việc giáo dục đạo đức cho học sinh là việc tập trung nhiều công sức nhất.
Giáo dục đạo đức thường gắn với các phong trào thi đua nhưng không chỉ là
phong trào bề nổi, xong rồi là thôi. Bên cạnh các giáo viên bộ môn, hơn ai hết đội
ngũ Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong chuyện này như giáo dục tính
tự quản, tính tự trọng và tự phục vụ của học sinh. Phải để cho các em biết tự
phục
vụ cho bản thân rồi phục vụ cho người khác mà đây là một mặt yếu của học sinh
hiện nay nhất là những gia đình mà bố mẹ quá cưng chiều. Không thể để học sinh
quan niệm thầy cô là người làm thuê, thiếu tôn trọng công việc lao động của giáo
viên. thường xuyên kết hợp với hội Cha mẹ học sinh, trao đổi với Phụ huynh
những học sinh vi phạm nội quy để bàn biệ
n pháp giáo dục các em. Thông qua các
tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,

Giáo viên chủ nhiệm giáo dục nhân cách, nâng cao ý thức học tập của học sinh.
Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm nhằm
tránh các tệ nạn, trong đó có bạo lực học đường.
- Đội ngũ quản sinh phải nắm được tình hình học sinh hàng ngày, kịp thờ
i
báo về cho gia đình ngay trong ngày, thông báo tới chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn.
c. Đối với Giáo viên bộ môn:
- Cần xây dựng một đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm, nhiệt tình, năng nổ
trong công việc, công bằng trong đánh giá. Thường xuyên tự học tự rèn để nâng
cao tay nghề. Một thực trạng ở tất cả các trường phổ thông về sự thu nhập thêm
không đồng đều giữa giáo viên của các bộ môn. Vì v
ậy, cần quan tâm và tìm việc
làm chính đáng, phù hợp với ngành nghề để tăng thêm thu nhập cho giáo viên.
Cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên về mặt tinh thần cho anh
em, để anh em thấy được mình luôn được sự quan tâm hết mức của Ban giám hiệu
từ đó họ an tâm và sẽ cống hiến nhiều hơn. Quan tâm tới việc học tập của học
sinh.


- Giáo viên bộ môn giảng dạy đúng chương trình, soạn giảng, chấm trả bài đầy
đủ. Có ý thức trách nhiệm với học sinh.
- Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như trong công tác
cập nhật thông tin vào chương trình quản lý điểm
- Triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên, chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp.
Tóm lại: Quản lý giáo dục không chỉ quản lý con người mà quan trọng là
quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược, tầm nhìn. Theo suy nghĩ cá
nhân, đổi mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của Ban giám
hiệu mà còn đổi mới cách làm việc từ lãnh đạo các đoàn thể, lãnh đạo các tổ

chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và cả từ giáo viên bộ môn. Chỉ có quản lý công
việc thì mọi người làm việc mới tự giác và có hiệu quả thật sự, còn quản lý con
người thì làm việc chỉ với mục đích đối phó. Chính vì vậy xây dựng mối đoàn kết,
sự đồng thuận trong Hội đồng giáo dục nhà trường vì sự phát triển là một trong
yếu tố quyết định sự thành bại của một tập thể.
 Cơ sở vật chất:
Phải biết huy động nguồn lực để xây dựng nhà trường và tổ chức các hoạt động:
- Thực tế hiện nay trường còn nhiều khó khăn. Vấn đề ở chỗ không phải ở chỗ
chỉ ngồi ca thán mà cần phải biết xoay xở, vậ
n động, khắc phục những khó khăn
tùy theo hoàn cảnh của mình. Cần phải cho phụ huynh học sinh biết rằng việc góp
phần trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của học sinh là trách nhiệm
đối với con em mình chứ không chỉ là lòng hảo tâm. Vận dụng đúng theo quan
điểm và đường lối của Đảng “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và thực hiện “xã
hội hóa giáo dục”; phải làm sao
để tạo được sự đồng thuận và ủng hộ cao của phụ
huynh. Làm tốt công tác dân vận để vận động các nguồn lực xã hội cùng chung tay
vì sự phát triển của nhà trường. Cần luôn xác định rõ dù chỉ năm trăm đồng đóng
góp của PHHS, của các mạnh thường quân cũng phải sử dụng cho đúng mục đích
và có hiệu quả.
- Tiếp tục làm tờ trình và giới thiệu đị
a điểm để mở rộng diện tích nhà trường.
Từ việc mở rộng này sẽ giải quyết nhiều vấn đề cần thiết như: tạo môi trường cảnh
quan thoáng mát, sân chơi của học sinh được mở rộng hơn, các em được tập thể
dục gần trường hạn chế tai nạn giao thông và cũng giảm thiểu chi phí đi lại (có thể
áp dụng học trong tiết chính khóa, không ph
ải đi hai buổi).
- Việc thực hành thí nghiệm cố gắng đầy đủ, đúng phân phối chương trình. Thực
hành không chỉ giúp HS nhớ bài lâu mà còn tạo thêm hứng thú trong học tập đồng
thời tăng khả năng vận dụng cho người học. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc xây dựng

phòng bộ môn và tăng cường công tác dân vận, vận động các nguồn lực trang bị
mỗi phòng 01 tivi 51 inch trong vòng 2 đến 3 năm.
- Đẩy mạnh hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh.
- Đẩy mạnh hơn phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học.
 Đối tượng dạy học (học sinh)
- Trong công tác quản lý nề nếp học sinh, phải có thống kê theo dõi, hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng, qua đó nắm bắt được tình hình, hoàn cảnh từng cá nhân
học sinh để có các biện pháp xử lí kịp thời, có tình có lý.


- Cần chú trong vào hai đối tượng học sinh: Học sinh giỏi và học sinh yếu kém
(yếu kém về học lực và yếu kém về đạo đức).
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG
a. Đối với Hiệu trưởng:
- Chú ý việc thành lập sớm các đội tuyển lớp 10, 11, 12 và lên kế hoạch bồi
dưỡng;
- Xây dựng quỹ khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi,
hội thi.
- Sắp xếp lại giáo viên giảng dạy môn chuyên và bồi dưỡng đội tuyển theo hướng
“giáo viên bồi dưỡng và chịu trách nhiệm kết quả học tập của học sinh theo
chuyên đề giáo viên phụ trách; m
ỗi đội tuyển có 01 giáo viên phụ trách chính”.
b. Tổ chuyên môn:
- Phân công giáo viên biên soạn chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề bồi dưỡng
HSG, tổ chức hội thảo, thẩm định tài liệu; xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng HSG
của tổ;
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển HSG, hướng dẫn, kiểm tra GV thực
hiện;
- Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên phát triển chuyên môn theo hướng đảm
bảo khả năng thực hi

ện có chất lượng chương trình chuẩn, chương trình nâng cao,
chương trình chuyên sâu và bồi dưỡng HSG.
c. Đối với giáo viên bộ môn:
- Tổ chuyên môn tạo điều kiện để giáo viên từng bước tham gia biên soạn, giảng
dạy chuyên đề chuyên sâudạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bản thân khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên phát triển năng lực chuyên
môn; động viên HS tích cực tham gia bồi dưỡng HSG.
d. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Động viên, giúp đỡ để các HS trong đội tuyển HSG học tập tốt;
- Phối hợp với giáo viên dạy bồi dưỡng và các giáo viên bộ môn khác đang dạy
lớp để tạo điều kiện để HS yên tâm tham gia bồi dưỡng đội tuyển,
e. Đới với HS được chọn vào đội tuyển: Cho học sinh thấy được nhiệm vụ và
quyền lợi của mình khi tham gia đội tuyển và khi đạt giải.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên phụ trách chuyên đề; chủ động
nghiên cứu tài liệu, tự học, tự rèn luyện;
- Tham dự đầy đủ các buổi học bồi dưỡng đội tuyển;
- Tích cực tham gia các kỳ thi, hội thi chọn HSG các cấp;
- Được nhà trường, giáo viên cho mượn tài liệu học tập; tạo đi
ều kiện thời gian để
các em yên tâm học tập;
- Nếu đoạt giải, được nhà trường thưởng. Những trường hợp vượt khó đạt thành
tích thì ngoài phần thưởng còn được trao học bổng một cách xứng đáng.
Tóm lai:
Bồi dưỡng, khen thưởng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến
khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo
viên và họ
c sinh đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính
đáng của giáo viên và học sinh. Phải xem đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu
tư phát triển lâu dài và thường xuyên.



HỌC SINH YẾU KÉM:
Trong tất cả các sản phẩm của người lao động thì riêng sản phẩm của nghề giáo
dục chúng ta không cho phép có sản phẩm kém chất lượng. Nói như vậy có nghĩa
là nhiệm vụ của chúng ta phải đào tạo những con người phát triển toàn diện. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều học sinh yếu kém. Các em yếu kém vì rất
nhiều nguyên nhân. Về Tố chất, không được sự quan tâm của gia đình, lười học,
mải chơi… Con số này rải rác ở các lớp. Vậy phải làm thế nào để giải quyết dứt
điểm vấn đề này.
Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn:
- Phải nắm chắc tình hình học sinh của lớp mình xem những em nào yếu kém,
yếu những môn gì hay yếu toàn bộ.
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng
yếu kém, bàn bạc trao đổi với phụ huynh
để có biện pháp rèn cặp.
- Lập kế hoạch phụ đạo từng tuần, từng tháng động viên khen thưởng biểu
dương kịp thời với những biểu hiện tích cực, những tiến bộ dù là rất nhỏ của học
sinh. Và cuối cùng đòi hỏi người GV phải rất kiên trì vì việc phụ đạo học sinh yếu
kém không thể một sớm một chiều ta làm ngay được.
Chiến lược phát tri
ển nhà trường:
Trước mắt:
+ Đầu tư để nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, phấn đấu
có thứ hạng đối với các trường cùng địa bàn thành phố Biên Hòa.
+ Đầu tư phát triển, xây dựng đội tuyển học sinh giỏi cả về số lượng và chất
lượng;
+ Xây dựng phòng truyền thống của nhà trường qua các thời kỳ (thực hiện
trong vòng 2 n
ăm);
+ Nâng cao tỷ lệ học sinh đậu đại học, nhất là đậu vào các trường công lập và

và các trường tốp trên;
+ Trang bị tivi hoặc máy chiếu ở tất cả các phòng học trong vòng từ 2 đến 3
năm;
Lâu dài:
+ Chiến lược trọng điểm xin mở rộng diện tích nhà trường. Quyết tâm thực
hiện trong vòng 3 đến 5 năm.
+ Xây dựng đầy đủ các phòng bộ môn và các trang thiết bị cần thiết cho họ
c
tập và giảng dạy;
2. Phát triển đội ngũ:

- Triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên, chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên có đầy đủ số lượng, chuẩn hóa về nghiệp vụ, đội
ngũ công nhân viên làm việc có tinh thần trách nhiệm.
- Thực hiện xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2011 – 2015:
+ Cán bộ, giáo viên, công nhân viên cơ hữu hiện tại: 81 người (03 qu
ản lý,
70 giáo viên, 08 công nhân viên), số lớp năm học 2012-2013 là 30 lớp.


+ Phương hướng: Năm 2012 nghỉ hưu 02 giáo viên, 01 nhân viên 01 cán bộ
quản lý, còn 69 giáo viên đạt tỉ lệ 2.3/lớp. Đã tuyển thêm 1 nhân viên thư viện
chuyên trách, 1 nhân viên phụ trách ytế. Tiến tới không hợp đồng quản sinh.
+ Phấn đấu cuối năm 2013 kết nạp thêm 05 Đảng viên.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ
thông, chuẩn hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
3. Công tác tài chính:
- Tiếp tụ

c kiến nghị với Sở GDĐT cho phép trường được thực hiện Nghị định
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ 1 phần trong tài chính, qua đó xây
dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ, chủ động trong các công việc có liên quan
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Trong học năm học qua đã có sự chuyển biến rất lớn, thể hiện rõ nhất là số học
sinh giỏi của khối 10 tăng lên một các đáng kể với tổng số 17 giải (trước đây chỉ
đạt 03 đến 05 giải).
Nền nếp học sinh ngày một tốt hơn, không có hiện tượng cúp và bỏ học.
Cơ sở vật chất ngày một khang trang, sạch đẹ
p hơn, tinh thần giáo viên và học
sinh phấn khởi và quyết tâm xây dựng đưa nhà trường đi lên.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Các giải pháp đặt ra trên cơ sở lý luận và thực thiễn của nhà trường nên chắc
chắn việc áp dụng sẽ có hiệu quả.
Để có thể thực hiện tốt việc nâng cao chât lượng giáo dục nhà trường rất mong
được các cấp lãnh đạo sớm giải quyết cho việc mở rộng diện tích khuôn viên nhà
trường và việc trang bị các phòng học bộ môn.
Đề tài này chỉ có tính chất áp dụng và có thể chỉ có hiệ
u quả ở trường THPT
Tam Hiệp.
KẾT LUẬN:
Để thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn của người Hiệu trưởng, đòi hỏi
phải có sự nỗ lực rất lớn của bản thân; cùng với sự hợp tác nhiệt tình của đồng
nghiệp, của các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, ngoài xã hội; sự chỉ đạo sâu sát
của Lãnh đạo cấp trên.Trong những năm tiếp theo sẽ quyết tâm đưa
được trường
THPT Tam Hiệp ngày càng đi lên, có uy tín trong ngành và trong xã hội.

Biên hòa, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Người viết






Nguyễn Hồng Sơn


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TAM HIỆP


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Biên Hòa, ngày tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––


Tên sáng kiến kinh nghiệm: Những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
ở trường thpt tam hiệp - Biên Hòa – Đồng Nai
Họ và tên tác giả: Nguyễn Hồng Sơn Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Tam Hiệp
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực

khác)
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo d
ục 
- Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong
Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triể
n khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệ
u quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạ
t 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 



Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương
ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu
của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.


XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



































MỤC LỤC

I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trang 2


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận: Trang 3
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIÊN Trang 5

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Trang 11
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Trang 11
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 11
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ Trang 12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu bồi dưỡng về QLNN (Chương trình Chuyên viên).
10 công việc Chuyên viên trong QL HCNN.
Các bài học trong khóa học lớp QLNN chương trình Chuyên viên.
 Quản lý GD & ĐT - Ths.Trần Thị Tuyết Mai - Trường CBQL GDĐT II





×