Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐẠI C ƠNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN1. Khái niệm chung: Rối loạn tâm ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.22 KB, 12 trang )

ĐẠI C ƠNG CÁC RỐI LOẠN TÂM
THẦN THỰC TỔN

1. Khái niệm chung:
Rối loạn tâm thần thực tổn (organic mental disorders – RLTTTT) là các bệnh tâm
thần hay các trạng thái rối loạn tâm thần có liên quan trực tiếp đến tổn thương thực
thể ở tổ chức não do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các bệnh của não

(u não, viêm não, tai biến mạch máu não,…) nhưng phần nhiều là các bệnh ngoài
não (nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc, chấn thương sọ não, các bệnh tim mạch các
bệnh gan, thận, nội tiết,…). Sự đa dạng về mức độ tiến triển của các triệu chứng
lâm sàng RLTTTT phụ thuộc khơng chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não
nặng hay nhẹ, lan toả hay khu trú, mà còn cả vào trạng thái tinh thần, sức đề kháng
của cơ thể, các yếu tố tác động của môi trường xung quanh đến từng cá thể trước
khi bị bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn
thương thực thể não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính, vào


mức độ phá huỷ của tổ chức thần kinh não bộ mà còn vào nhiều yếu tố tác động
tâm lý, môi trường khác nữa. Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi trường tâm lý
không thuận lợi, nhân cách của người bệnh không bền vững, suy đồi, yếu ớt,…
đều là các nhân tốthúc đẩy quá trình bệnh lý, làm cho các triệu chứng lâm sàng
chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường điệu quá mức. Một số bệnh tâm thần và cơ
thể khác vốn tiềm tàng, nay được dịp thuận lợi bùng phát, làm cho bệnh cảnh lâm
sàng phức tạp hơn, gây nhiều trở ngại cho công tác theo dõi chẩn đốn và điều trị.
Nghiên cứu RLTTTT có liên quan chặt chẽ đến các chuyên ngành khác của Y học.
Do vậy người thầy thuốc tâm thần phải có kiến thức rộng và hiểu biết sâu một số
chuyên ngành có liên quan trực tiếp như Thần kinh học, Truyền nhiễm học và các
kiến thức nôi - ngoại khoa chung khác để có đủ khả năng giúp đỡ người bệnh tốt
hơn. Thực tế cịn cho thấy có những trường hợp RLTTTT bị bỏ sót trong q trình
theo dõi, chản đốn và điều trị ở các cơ sở tâm thần không phải do thầy thuốc tâm


thần không đủ kiến thức y học nói chung mà do thăm khám khơng tỷ mỷ hoặc “ám
ảnh phân liệt hoá” nhiều loại bệnh tâm thần, trong đó có RLTTTT. Mặt khác trong
thực hành lâm sàng người ta cũng nhận thấy rằng không phải bất cứ rối loạn tâm
thần nào trên bệnh nhân bị bệnh cơ thể đều là RLTTTT. Nhiều trường hợp, bệnh
cơ thể chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình rối loạn tâm thần nội sinh,
vốn tiềm tàng nay được bộc lộ rõ. Ví dụ, theo V.M. Morkovkin, A.V. Kartelisev
(1988), cứ một trường hợp bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) có biểu hiện lâm sàng
rõ thì có ba trường hợp khác bệnh đang tiềm ẩn, ln ln có nguy cơ bùng phát
khi gặp tác nhân thuận lợi nhủ chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn, nhiễm độc,…


Tiến triển của RLTTTT cũng như các bệnh cơ thể khác là cấp tính hay mạn tính
tuỳ thuộc khả năng phục hồi của các triệu chứng rối loạn tâm thần, vào phương
thức khởi bệnh từ từ hay đột ngột và vào thời gian kéo dài của bệnh. Khái niệm
cấp tính hay mạn tính cũng rất tương đối bởi vì chúng có thể chuyển từ loại này
sang loại kia trong quá trình tiến triển của bệnh chính.
2. Ngun nhân:
Có nhiều ngun nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn. Tuỳ thuộc vào phương thức
tiến triển, vào biểu hiện lâm sàng mà người ta thường chú ý đến các nguyên nhân
sau

đây:

2.1. Nhiễm độc: Thường gặp nhiễm độc các loại thuốc dùng trong nông nghiệp,
công nghiệp và trong Y học. Đáng chú ý là: các thuốc chống Parkinson, thuốc
hướng thần, giảm đau chống động kinh, thuốc mê. rượu, kim loại nặng, các chất
ma tuý,… 2.2. Nhiễm khuẩn: Bao gồm 2 loại nhiễm khuẩn nội sọvà nhiễm khuẩn
tồn thân, tiến triển cấp tính hoặc mạn tính. 2.2.1. Nhiễm khuẩn nội sọ: viêm màng
não, viêm não, apxe não, giang mai não,… 2.2.2. Nhiễm khuẩn toàn thân: nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn một số cơ quan nội tạng, nhiễm khuẩn đặc hiệu như

lao, thương hàn, sốt rét,… 2.3. Rối loạn chuyển hoá: Chứng tăng urê máu, suy
gan, rối loạn nước - điện giải,… 2.4. Thiếu hoặc giảm oxy não: Suy tim, rối loạn
thơng khí phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính),… 2.5. Các rối loạn mạch máu
não: Đột quỵ não, suy chức năng não, tăng huyết áp, viêm tắc mạch não, nhồi máu


não,… 2.6. Chấn th ơng sọ não Thường gặp do nhiều tác nhân khác nhau trong
thời bình (tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…) cũng như trong thời chiến (các
vết thương do hoả khí, chấn thương do sóng nổ,…). 2.7. Rối loạn nội tiết: Bệnh
tuyến giáp, bệnh tuyến yên, bệnh tuyến thượng thận,… 2.8. Động kinh: Thường
gặp trong động kinh cơn lớn toàn thể, động kinh thái dương, động kinh tiến triển
kéo dài,… 2.9. Các bệnh gây thoái hoá hệ thống thần kinh: Alzheimer, Pick,
Parkinson, Huntington,… 2.10. Các tổn th ơng chốn chỗ: U não, nỗ nước,…
2.11 Thiếu vitamin: Vitamin B12, axit folic, vitamin B1, vitamin PP.
3. Phân loại:
Theo Bảng phân loại bệnh tật Quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10), năm 1992, của tổ
chức Y tế Thế giới thì RLTTTT được xếp vào nhóm: F00 – F09 “Các rối loạn tâm
thần thực tổn bao gồm cả rối loạn tâm thần triệu chứng” (organic, including
symptomatic, mental disorders). F00: Mất trí trong bệnh Alzheimer. F01: Mất trí
trong bệnh mạch máu. F02: Mất trí trong các bệnh khác được xếp loại ở chỗ khác.
F03: Mất trí khơng biệt định. F04: Hội chứng quên thực tổn không do rượu và các
chất

tác

đông

tâm

thần


khác.

F05: Sảng không do rượu và các chất tác động tâm thần khác. F06: Các rối loạn
tâm thần khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể. F07:
Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn chức năng
não. F09: Rối loạn tâm thần thực tổn hoặc triệu chứng không biệt định. Trong


Bảng phân loại của Hội Tâm thần học Mỹ (DMS – IV), năm 1994, RLTTTT được
xếp vào 2 nhóm chính: * Những rối loạn mê sảng, mất trí và rối loạn trí nhớ và
những rối loạn nhận thức khác. * Những rối loạn có liên quan đến phụ thuộc hoặc
lạm dụng các chất hướng tâm thần. + Mê sảng: 293.0: Mê sảng trong các bệnh nói
chung: - Mê sảng trong nhiễm độc các chất hướng tâm thần. - Mê sảng trong cai
các chất hướng tâm thần. - Mê sảng trong nhiều nguyên nhân khác nhau. 780.09:
Mê sảng không biệt định khác. + Mất trí: 290.XX: Mất trí trong bệnh Alzheimer.
10: Đơn thuần. 11: Với mê sảng. 12: Với hoang tưởng. 13: Với khí sắc trầm cảm.
290.XX: Mất trí trong các bệnh mạch máu não. 10: Đơn thuần. 11: Với mê sảng.
12: Với hoang tưởng. 13: Với khí sắc trầm cảm. 294.9: Mất trí trong bệnh HIV.
294.1: Mất trí trong chấn thương sọ não. 294.1: Mất trí trong bệnh Parkinson.
294.1: Mất trí trong bệnh Huntington. 294.10: Mất trí trong bệnh Pick. 294.10:
Mất trí trong bệnh Creutzfeldt – Jakob. 294.1: Mất trí trong bệnh lý nói chung. Mất trí dai dẳng do sử dụng chất hướng tâm thần. - Mất trí trong các ngun nhân
khác nhau. 294.8: Mất trí khơng biệt định khác. + Rối loạn trí nhớ: 294.0: Rối
loạn trí nhớ trong các bệnh nói chung. - Rối loạn trí nhớ dai dẳng khi sử dụng các
chất hướng tâm thần. 294.8: Rối loạn trí nhớ khơng biệt định khác. + Những rối
loạn



liên


quan

đến

các

chất

h ớng

tâm

thần:

303.90: Phụ thuộc rượu. 305.00: Lạm dụng rượu. 304.40: Phụ thuộc amphetamin.
305.70: Lạm dụng amphetamin. 305.90: Say cafein bệnh lý. 304.30: Phụ thuộc cần


sa. 305.20: Lạm dụng cần sa. 304.20: Phụ thuộc cocacin. 305.60: Lạm dụng
cocain. 304.50:Phụ thuộc các chất gây ảo giác 305.30: Lạm dụng các chất gây ảo
giác. 304.60: Phụ thuộc các chất bay hơi. 305.90: Lạm dụng các chất bay hơi.
305.10: Phụ thuộc nicotin. 304.00: Phụ thuộc opioid. 305.50: Lạm dụng opioid.
304.90: Phụ thuộc phencyclidin. 305.90: Lạm dụng phencyclidin. 304.10: Phụ
thuộc các thuốc giảm đau, thuốc ngủ và thuốc giải lo âu. 305.40: Lạm dụng các
thuốc giảm đau, thuốc ngủ và thuốc giải lo âu. 304.80: Phụ thuộc nhiều chất
hướng tâm thần. 304.90: Phụ thuộc các chất hướng tâm thần khác. 305.90: Lạm
dụng các chất hướng tâm thần khác.
4. Đặc điểm lâm sàng chung:
Trên cơ sở một số tiêu chuẩn của ICD – 10 về rối loạn tâm thần và hành vi,

chương F00 – F09, người ta dựa vào các biểu hiện lâm sàng để định ra một số đặc
điểm lâm sàng chung, giúp cho các thầy thuốc dễ vận dụng trong thực tiễn. 4.1.
Hội chứng mê sảng (delirium): Hội chứng mê sảng thường gặp tron hội chứng
não cấp, cơn rối loạn cấp tính, các phản ứng thực tổn cấp tính, rối loạn do nhiễm
độc cấp tính,… Bệnh kéo dài vài giờ đến vài tuần lễ và cần sự trông nom, săn sóc
tích cực của cơ sở y tế và gia đình. Bệnh cảnh lâm sàng là trạng thái rối loạn ý
thức với biểu hiện rối loạn tri giác đa dạng bao gồm cả ảo ảnh kỳ lạ, các ảo tưởng
và thậm chí cịn có cả các ảo thị giác thật kèm theo hoang tưởng cảm thụ các loại.
Người bệnh có rối loạn nặng hoặc mất định hướng thời gian, khơng gian nhưng
cịn định hướng bản thân. Cảm xúc bàng hồng, ngơ ngác căng thẳng, khơng ổn


định. Hành vi phụ thuộc vào sự chi phối của ảo giác, chủ yếu là hành vi chống đỡ,
tấn công hoặc chạy trốn. 4.2. Hội chứng sa sút trí tuệ (dementia): Hội chứng sa
sút trí tuệ là một hội chứng bệnh lý tiến triển mạn tính do nhiều nguyên nhân. Biểu
hiện lâm sàng chủ yếu là giảm hoặc mất năng lực phán đốn, giảm trí

nhớ hoặc mất trí nhớ hồn tồn, cảm xúc khơng ổn định. Nhân cách biến đổi nặng
nề, suy đồi, mất khả năng thích ứng với cuộc sống. Mức độ sa sút trí tuệ phụ thuộc
vào mức độ tiến triển của bệnh và vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể gặp
sa sút trí tuệ hồn tồn nhưng hay gặp nhất vẫn là sa sút trí tuệ từng phần, biểu
hiện chủ yếu là rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc cịn có các rối loạn khác ở các
mức độ khác nhau. 4.3. Các rối loạn tâm thần triệu chứng (symptomatic
psychiatric disorders): Biểu hiện lâm sàng của các rối loạn nay rất đa dạng, có
liên quan chặt chẽ đến bệnh chính. Người ta có thể mơ tả khái quát bằng các triệu
chứng rối loạn tâm thần sau: - Rối loạn lo âu có thực tổn: thường gặp là trạng thái
lo âu lan toả kèm theo hoảng sợ trên cơ sở bệnh thực tổn được xác định rõ ràng. Rối loạn cảm xúc thực tổn: biểu hiện chủ yếu là khí sắc thay đổi, trầm cảm hoặc
hưng cảm mức độ nhẹ kéo dài, thường hết sau một thời gian bệnh chính đã ổn
định. - Ảo tưởng hoặc ảo giác thực tổn: trong giai đoạn cấp tính của bệnh có thể
xuất hiện ảo ảnh kỳ lạ hoặc ảo thị giác thật, thường là ảo thị khổng lồ hoặc ảo thị tí

hon, ảo thị có mầu sắc rực rỡ. Những ảo giác này chi phối nhiều đến hành vi người
bệnh. - Rối loạn nhân cách thực tổn: thường gặp là giảm khả năng hoạt động có


mục đích, cảm xúc khơng ổn định, khối cảm, bơng đùa khơng thích hợp. Có thể
gặp trạng thái vơ cảm, có hành vi gây rối xã hội khơng mục đích, rối loạn nhịp độ
ngôn ngữ và rối loạn nhận thức. 4.4. Các hội chứng não thực tổn chọn lọc: +
Hội chứng mất trí nhớ thực tổn. + Hội chứng ảo giác do rượu. + Hội chứng thuỳ
trán. 4.5. Bệnh thần kinh hoặc các bệnh nội khoa khác kết hợp với rối loạn
tâm thần: Bao gồm các loại bệnh lý khác nhau có liên quan đến rối loạn tâm thần:
+ Lupus ban đỏ hệ thống: người ta nhận thấy khoảng 5% số bệnh nhân mắc bệnh
này có các triệu chứng thần kinh và tâm thần. Các rối loạn tâm thần thường gặp là
ảo tưởng và ảo thính giác thật cùng với trạng thái lo âu và trầm cảm. + Chấn
thương sọ não: có biểu hiện lâm sàng phức tạp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuọc
từng giai đoạn của bệnh. + Xơ cứng rải rác: biểu hiện rối loạn tâm thần chủ yếu là
trầm cảm, rối loạn nhân cách và hành vi, đôi khi gặp cả trạng thái sa sút trí tuệ
đồng thời với tổn thương thần kinh khu trú rất rõ ràng. + Bệnh Parkinson: triệu
chứng rối loạn tâm thần xuất hiện cùng với các rối loạn chức năng thần kinh, bắt
đầu bằng các rối loạn lo âu, trầm cảm. Có thể thấy các triệu chứng hoang tưởng và
ảo giác đa dạng, rối loạn thích ứng. Số bệnh nhân này chiếm khoảng 5%. Khoảng
40% số bệnh nhân Parkinson kết thúc bằng trạng thái sa sút trí tuệ, thường là sa
sút khơng hồn tồn, chủ yếu là rối loạn trí nhớ song song với rối loạn hình thức tư
duy. + Bệnh động kinh, bệnh mạch máu não, bệnh nhiễm HIV đều có liên quan
đến

rối

loạn

tâm


thần



các

mức

độ

khác

nhau.


5. Chẩn đốn phân biệt:
Việc đánh giá chính xác RLTTTT là một thách thức to lớn không chỉ đối với các
bác sỹ nội khoa nói chung mà cịn cả đối với bác sỹ chuyên khoa tâm thần nói
riêng. Điều quan trọng nhất là phải xác định được đâu là rối loạn tâm thần “thực
tổn” và đâu là rối loạn “chức năng”. Đó là việc làm rất khó khăn. Tuy vậy, ở một
chừng mực nào đó, người ta cũng xác định được một số những điểm chính cần
phân biệt với các rối loạn thần kinh, hysteria, những triệu chứng của tâm thần
phân liệt khởi phát, phản ứng thực tổn cấp tính và mạn tính khơng có loạn
thần,v.v… 5.1. Phân biệt với các trạng thái không thực tổn: Việc phân biệt với
các trạng thái không thực tổn thường xác định nguyên nhân gây thực tổn là rất dễ
dàng khi có rối loạn ý thức, rối loạn nhận thức, khi có những cơn động kinh hoặc
khi có triệu chứng rối loạn tâm thần và các dấu hiệu khác kèm theo. Nhưng không
phải tất cả là như vậy, một vài trường hợp có biểu hiện ảo giác, thay đổi cảm xúc
hoặc các triệu chứng giống TTPL hoặc là các triệu chứng thực tổn không rõ

ngun nhân thì rất khó phân biệt như các triệu chứng: rối loạn cảm xúc, mê sảng,
rối loạn giấc ngủ … gặp sau các chấn thương tâm lý. Người ta cũng có thể sử dụng
một số xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán quyết định như EEG, test tâm lý, chụp cắt
lớp vi tính sọ não (CT – Scaner), thậm chí có thể chụp cộng hưởng từ hạt nhân
(MRI). Khoảng 10% số bệnh nhân thực tổn khơng có triệu chứng loạn thần. 5.1.1.
Rối loạn thần kinh: Là những rối loạn chức năng của não, biểu hiện bằng: rối
loạn lo âu, trầm cảm, dễ bị kích thích, mất ngủ. Các triệu chứng này thường không


đầy đủ, không thể nghĩ đến một loạn thần thực tổn được. Các triệu chứng ám ảnh,
nhất là ám ảnh sợ (phobia) không đặc trưng cho một bệnh thực tổn nào và có
khuynh hướng phát triển tâm căn. 5.1.2. Dạng hysteria phản ứng: Cũng chỉ là
phản ứng tạm thời, thường gặp là những phản ứng cấp tính, cảm xúc quá mức và
có khuynh hướng biểu hiện triệu chứng hysteria rõ ràng. Trong trường hợp “mất
trí giả”,cần phải khai thác trong tiền sử có đặc điểm nhân cách kiểu “hysteria” hay
khơng. Có thể gặp giả liệt hoặc ngất lịm. Thường gặp 14% là chẩn đoán nhầm với
hysteria và loạn thần kinh nói chung. 5.1.3. Triệu chứng giống tâm thần phân
liệt: Những triệu chứng này rất đa dạng, biểu hiện bằng các ảo giác, dễ nhầm với
rối loạn thưch tổn não. Ngoài ra cũng hay gặp hoang tưởng cấp tính hoặc mạn
tính. Điều quan trọng là phải khai thác tiền sử của bệnh tỉ mỉ và có hệ thống.
Thường gặp 25% chẩn đoán nhầm với TTPL. 5.1.4. Các triệu chứng rối loạn
trầm cảm: Đặc biệt là các triệu chứng rối loạn trầm cảm khơng điển hình, và trầm
cảm ẩn, biểu hiện bằng các rối loạn cơ thể phức tạp như rối loạn chức năng tim
mạch, rối loạn hệ thống tiêu hoá, hệ thống hô hấp … Những trường hợp này cần
phải khai thác kỹ về tiền sử của bệnh, đã điều trị bằng các loại thuốc chống trầm
cảm nào chưa? Đã làm sốc điện lần nào chưa? Có tái diễn một triệu chứng nhiều
lần hay khơng? Thường gặp 20% chẩn đốn nhầm là các rối loạn trầm cảm. 5.2.
Phân

biệt


giữa

phản

ứng

thực

tổn

cấp

tính



mạn

tính:


Trong thực hành lâm sàng cần lưu ý đến quá trình hình thành bệnh loạn thần thực
tổn. Phản ứng thực tổn cấp tính được hình thành do rối loạn ý thức ở các mức độ
khác nhau. Ngược lại, phản ứng thực tổn mạn tính có tính chất khác hẳn như: tiến
triển chậm, các triệu chứng mờ nhạt, lẻ tẻ có ảo giác khơng rõ ràng hoặc là có
hoang tưởng ở từng giai đoạn của bệnh và từ từ dẫn đến mất trí tồn bộ. Rối loạn
cấp tính của não hiếm hơn là rối loạn mạn tính. Thường gặp các triệu chứng như:
rối loạn lo âu, rối loạn vận động với các ảo tưởng và ảo giác thị giác nổi bật. Sự
thiếu sót trong nhận thức thực chất làm phong phú trên và làm rõ ràng thêm những

mê mộng, trống rỗng, ngốc nghếch và suy nhược. Đó là đặc điểm của tư duỷtong
phản ứng thực tổn mạn tính. 5.3. Phân biệt giữa tổn th ơng lan toả và tổn
th ơng khu trú: RLTTTT hay gặp là rối loạn lan toả, nhưng khơng mất tồn bộ
chức năng của não mà chỉ tổn thương cục bộ, tiếp theo là tiến triển chậm, từ từ và
biến đổi sâu sắc cuối cùng đi đến mất chức năng tồn bộ của não. Trong mất trí,
trước tiên bắt đầu từ những rối loạn lo âu. Trong bệnh Alzheimer bắt đầu bằng rối
loạn trí nhớ và cuối cùng là mất trí nhớ tồn bộ. Trong bệnh Pick có hội chứng rối
loạn thuỳ trán là chủ yếu. Các dấu hiệu thần kinh quan trọng bậc nhất là như rối
loạn sự liên tưởng, rối loạn cảm giác và rối loạn lo âu thường gặp trong mất trí
tuổi già và trước tuổi già. Rối loạn vận động, rối loạn cảm giác và rối loạn lo âu
thường gặp trong bệnh u não, các bệnh mạch máu não và bệnh giang mai não. Mất
khứu giác cục bộ hoặc teo thị giác là dấu hiệu quan trọng trong u thuỳ trán. Kiểm
tra các dấu hiệu thần kinh sẽ luôn luôn bổ sung cho việc theo dõi các cơn động
kinh cục bộ. Các triệu chứng RLTT biểu hiện bằng mất trí nhớ phụ thuộc vào các


triệu chứng khác như những thiếu sót trong nhận thức, rối loạn ngơn ngữ, trạng
thái buồn ngủ và các tình trạng nói chung khác. Theo J.Bachal (1966) thì tỷ lệ
chẩn đoán sai bệnh loạn thần thực tổn rất khác nhau. Đáng chú ý là: TTPL 25%,
rối loạn trầm cảm 20%, bệnh thực tổn khơng có loạn thần 10%, bệnh tâm căn và
hysteria 14%> Như vậy, chẩn đoán quyết định được một trường hợp RLTTTT
không phải là dễ dàng.
6. Một số rối loạn tâm thần thực tổn th ờng gặp:
+ Rối loạn tâm thần do u não. + Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não. + Rối
loạn tâm thần do nhiễm khuẩn. + Rối loạn tâm thần do giang mai: - Rối loạn tâm
thần do giang mai não. - Rối loạn tâm thần do liệt tuần tiến. + Rối loạn tâm thần
do nhiễm độc: - Nghiên rượu mạn tính. - Rối loạn tâm thần do rượu. - Nghiện
thuốc phiện và các dẫn xuất có thuốc phiện. - Nghiên các thuốc hướng tâm thần.

- Rối loạn tâm thần do nhiễm hố chất dùng trong cơng nghiệp, nơng nghiệp, thực

phẩm,… + Rối loạn tâm thần do rối loạn nội tiết: - Rối loạn tâm thần trong các
bệnh nội tiết. - Rối loạn tâm thần liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. - Rối loạn tâm
thần thời kỳ sinh đẻ. + Rối loạn tâm thần trong các bệnh mạch máu. + Rối loạn
tâm thần do các rối loạn chuyển hoá và thiếu vitamin. + Rối loạn tâm thần trong
các bệnh thực thể khác.



×