TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN ĐỀ “CÔNG CỤ TÀI CHÍNH”
KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 21
LỚP: KTKT ĐÊM
KHÓA: K20
THÀNH PH H CHÍ MINH, NGÀY 25 THÁNG 06 N M 2012Ố Ồ Ă
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
TP. HCM, tháng 11/2012
=================================================================
- 2 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
DANH SÁCH NHÓM 21
1. LÊ HẢI ĐĂNG
2. ĐOÀN THỊ VIỆT HÀ
3. NGUYỄN THỊ THÙY PHƯƠNG
4. NGUYỄN THỤY MINH TÂM
5. TRẦN THỊ THANH THỦY
=================================================================
- 3 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
MỤC LỤC
1. Rủi ro 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Phân loại rủi ro 4
1.3. Ví dụ các thay đổi dẫn đến rủi ro GTHL & rủi ro dòng tiền 4
2. Phòng ngừa rủi ro 9
2.1. Công cụ tài chính phái sinh 9
2.2. Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh 9
3. Kế toán phòng ngừa rủi ro 13
3.1. Điều kiện áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro 13
3.2. Các yếu tố của kế toán phòng ngừa rủi ro 13
3.3. Các loại nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro 14
3.4. Phương pháp kế toán phòng ngừa rủi ro 14
Tài liệu tham khảo
=================================================================
- 4 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
1. RỦI RO
1.1. Khái niệm:
Rủi ro (risk) xảy ra khi một sự kiện nào đó có xác suất xảy ra là không chắc chắn
(uncertainty), sự kiện không chắc chắn đó chỉ tác động đến một/một số đối tượng nào
đó và dẫn đến mất mát, tổn thất.
1.2. Phân loại rủi ro:
Sự kiện dẫn đến rủi ro đó là sự thay đổi trong:
- Lãi suất
- Tỷ giá hối đoái
- Giá cổ phiếu
- Chất lượng tín dụng
-
Những sự thay đổi đó chỉ dẫn đến rủi ro khi tác động đến tài sản, nợ phải trả, các cam
kết trong hợp đồng, các giao dịch sự kiện mà xác suất xảy ra cao
Và các sự kiện thay đổi nó làm thay đổi cho giá trị hơp lý của tài sản, nợ phải trả thay
đổi; hoặc tác động làm thay đổi luồng tiền trong tương lai
Và các thay đổi này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (LN giảm).
Như vậy, có 2 loại rủi ro: rủi ro giá trị hợp lý (GTHL) và rủi ro dòng tiền.
1.3. Ví dụ các thay đổi dẫn đến rủi ro GTHL & rủi ro dòng tiền:
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát
sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những
khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả
nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược
lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp
khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm theo. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân
hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh lãi và lãi suất chi ra cho
nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn
thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị
trường.
=================================================================
- 5 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
Tương tự, dù không thường xuyên bằng ngân hàng, hoạt động của các doanh nghiệp là
khách hàng của ngân hàng cũng có thể có rủi ro lãi suất nếu khách hàng không khớp
được giữa lãi suất thu về và chi ra từ hoạt động tài chính. Ngoài ra, hoạt động đầu tư
tài chính của ngân hàng cũng tiềm ẩn rủi ro lãi suất rất lớn. Rủi ro lãi suất trong hoạt
động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản tài chính có thu nhập cố định như tín
phiếu và trái phiếu các loại, thể hiện ở chỗ giá cả của các tài sản này thay đổi khi lãi
suất thay đổi.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng
chi trả. Trong hoạt động của công ty, rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu
hàng hoá thể hiện ở khả năng khách hàng mua chịu có thể thất bại trong việc trả nợ.
Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất
khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.
Các loại rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm rủi ro mất vốn, rủi ro sai hẹn, rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá.
- Rủi ro mất vốn
Là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ. Bản chất của tín dụng Ngân hàng là ứng
trước tiền cho doanh nghiệp (người vay), sau một chu kỳ sản xuất hoặc kỳ luân chuyển
hàng hoá thì khách hàng mới có tiền trả nợ Ngân hàng. Nội dung ứng trước của tín
dụng Ngân hàng càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Ngân hàng cho vay tín chấp
mức độ rủi ro cao hơn cho vay có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá
dễ chuyển đổi ra tiền ít rủi ro hơn là tài sản thế chấp bằng bất động sản. Trong hoạt
động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tài sản kinh doanh. Vì hơn 2/3 tài sản của Ngân hàng là các món
cho vay và đầu tư đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, do đó nếu các khoản cho
vay của Ngân hàng không được hoàn trả, Ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn lãi. Số tiền
thiệt hại này khi đã vượt quá vốn tự có của Ngân hàng sẽ khiến Ngân hàng lâm vào
tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
- Rủi ro sai hẹn
Là các khoản cho vay mà khi đến hạn khách hàng vẫn chưa thu hồi được vốn để trả
cho Ngân hàng. Thông thường trường hợp này khách hàng sẽ xin Ngân hàng ra hạn
=================================================================
- 6 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
thêm thời hạn trả nợ. Nếu lý do của khách hàng không được Ngân hàng chấp thuận,
họ sẽ phải chịu lãi suất phạt. Khoản tiền thu hồi chậm này có thể làm đảo lộn kế hoạch
kinh doanh của Ngân hàng và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.
- Rủi ro lãi suất
Quá trình chuyển hoá tài sản của Ngân hàng bao gồm việc huy động vốn và sử dụng
vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các tài sản nợ thường không cân xứng với kỳ hạn
và độ thanh khoản của các tài sản có làm cho Ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.
Ngoài rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có thì khi lãi suất thị
trường thay đổi Ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. Chúng ta đã biết,
giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của
tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị của tài sản
cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngược
lại nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do đó
nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, ví dụ tài sản có có kỳ
hạn dài hơn tài sản nợ thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm
nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản
khi lãi suất thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại cho Ngân
hàng.
- Rủi ro tỷ giá
Rủi ro hối đoái thường diễn ra dưới hình thức của một chênh lệch giữa giá đặt mua và
giá chào bán của tiền tệ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá
hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một
nước. Để thấy được rủi ro hối đoái phát sinh như thế nào, chúng ta giả sử một Ngân
hàng Úc cấp tín dụng bằng đồng bảng Anh cho một công ty của Anh. Khi đồng bảng
Anh giảm giá so với đồng đôla Úc.Thậm chí trong trường hợp đồng bảng Anh giảm
giá đáng kể, thì cả gốc và lãi khi chuyển sang đôla Úc có thể là nhỏ hơn số gốc đầu tư
ban đầu, và do đó kết quả đầu tư sẽ là âm. Nghĩa là khi chúng ta chuyển đổi gốc và lãi
từ bang Anh sang đôla Úc, thì số tiền thu được chưa đủ để bù đắp rủi ro hối đoái.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ
vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau
của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Do rủi ro tỷ giá là vấn đề khá phức tạp và
=================================================================
- 7 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
có thể phát sinh trong nhiều loại hoạt động khác nhau của doanh nghiệp cũng như của
ngân hàng, Sau đây là các ví dụ nhận dạng rủi ro tỷ giá trong từng họat động cụ thể của
doanh nghiệp.
Ví dụ: Đối với trường hợp xuất khẩu
Giả sử ngày 01/01/201X công ty A thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá
200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 5 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở
thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 20.000 trong khi tỷ giá ở thời
điểm thanh toán chưa biết vì chưa đến hạn thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu
của công ty chứa đựng rủi ro tỷ giá.
Nếu đến hạn thanh toán, tỷ giá USD/VND = 21.000 thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt
động xuất khẩu đem lại, công ty A còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do
USD lên giá là 200.000USD x (21.000 – 20.000) = 200.000.000đ => Tỷ giá tăng công
ty không gặp rủi ro
Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, tỷ giá USD so với VND (USD/VND = 19.500) thì
doanh thu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu trên giảm đi. Sự sụt giảm này
làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng xuất khẩu giảm đi {200.000USD x (19.500 –
20.000) = -100.000.000}, nghiêm trọng hơn có thể khiến cho hợp đồng trở nên lỗ
=> tỷ giá hối đoái xu hướng giảm
=> giá trị hợp lý của tài sản giảm
=> Lợi nhuận giảm
=> tỷ giá giảm công ty gặp rủi ro
Ví dụ: Đối với trường hợp nhập khẩu
Giả sử ngày 01/01/201X công ty A ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000USD.
Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 5 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm
thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 20.000 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh
toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán
khiến cho hợp đồng nhập khẩu của công ty chứa đựng rủi ro tỷ giá.
Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND là 19.500 thì bên cạnh lợi nhuận
do hoạt động nhập khẩu đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng
thêm do USD xuống giá so với VND làm cho chi phí nhập khẩu giảm tương đối.
=================================================================
- 8 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên giá so với VND thì chi phí nhập khẩu kỳ
vọng bằng VND của hợp đồng nhập khẩu trên tăng lên.
Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán tỷ giá tăng lên 21.000 thì cứ mỗi USD nhập khẩu
làm cho chi phí gia tăng thêm 1.000VNĐ so với tỷ giá lúc thương lượng hợp đồng, làm
cho hợp đồng bị thiệt hại 200.000.000VNĐ
Tỷ giá hối đoái xu hướng tăng
Dòng tiền cần chi ra để thanh toán cho nhà nhập khẩu tăng
Chi phí tăng => ảnh hưởng đến lợi nhuận
Tỷ giá giảm thì công ty không gặp rủi ro.
=================================================================
- 9 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
2. PHÒNG NGỪA RỦI RO
2.1. Công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS):
CCTCPS là công cụ tài chính mà hoặc một hợp đồng thỏa mãn đồng thời ba đặc
điểm sau:
- Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng
hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng,
hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là các biến số
phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên tham gia hợp đồng (còn được
gọi là các biến số cơ sở);
- Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp
hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của
các yếu tố thị trường; và
- Được thanh toán vào một ngày trong tương lai.
Các loại công cụ tài chính phái sinh bao gồm:
• Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
• Hợp đồng hoán đổi (Swap)
• Hợp đồng tương lai (Futures)
• Quyền chọn (Option)
2.2. Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh:
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn:
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán 1 số lượng nhất định đơn vị tài sản
cơ sở (tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền hay là hàng hoá…) ở 1 thời điểm
xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp
đồng.
Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối: là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ
mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa
thuận hợp đồng.
Giao dịch này là phương tiện để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái, hợp đồng kỳ
hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo 1 tỷ giá cố định đã biết
trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường
Ví dụ 1: Hợp đồng mua kỳ hạn
=================================================================
- 10 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
Công ty A nhập khẩu một lô hàng từ Châu Âu, và phải thanh toán bằng đồng
EUR, nhưng ngày thanh toán là 1 tháng sau. Công ty A lo rằng nếu một tháng sau mới
mua EUR để thanh toán mà giá EUR lúc đó lại tăng lên, thì sẽ bị lỗ ngoài mong muốn.
Để tránh rủi ro Công ty A sẽ tới ACB ký hợp đồng Mua Kỳ Hạn đồng EUR, thời hạn 1
tháng, với giá Kỳ hạn là 23.294 đồng/EUR (Giá bán giao ngay ACB đang niêm yết lúc
này là 23.278). Vào ngày đáo hạn hợp đồng, dù tỷ giá EUR/VND là bao nhiêu KH
cũng được mua EUR với giá 23.924 đồng.
2.2.2. Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý với Swap:
Là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi
một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Các dòng tiền được
tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài
chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu).
Swap giúp bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá và đảm bảo thanh khoản nguồn vốn
kinh doanh của Doanh nghiệp thông qua việc mua giao ngay ngoại tệ này đồng thời
bán kỳ hạn ngoại tệ này cho ngân hàng vào ngày hiệu lực thanh toán kỳ hạn và ngược
lại.
Swap lãi suất "cố định - biến động" thường được sử dụng khi các công ty muốn
thay thế rủi ro trước biến động lãi suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị chiến lược, vì khi đó công ty sẽ dễ dàng xác định
các nhân tố ảnh hưởng hơn.
Ví dụ: hợp đồng SWAP kiểu "cố định - biến động" theo đó, bên A trả cho bên B
một tỉ lệ lãi suất bằng với lãi suất LIBOR + 50 điểm (0.5%), để đổi lại bên B cho bên
A hưởng một tỉ lệ lãi suất cố định là 3%/năm. Trên thực tế không diễn ra việc chuyển
giao số tiền gốc, và tiền lãi được tính toán trên một số tiền qui ước. Đến kỳ thanh toán,
giả sử 1 năm sau, lãi suất LIBOR lúc đó là 0.7%, vậy lãi suất A thanh toán cho B là
1.2%, do đó, sau khi bù trừ A sẽ được nhận số tiền lãi với lãi suất là 3 - 1.2 = 1.8%. Lãi
suất cố định (ở ví dụ này là 3%) được gọi là lãi suất swap. Như vậy trong trường hợp
này, hợp đồng SWAP tương tự như một vụ cá cược về lãi suất LIBOR, nếu lãi suất
LIBOR mà lớn hơn 2.5% thì B có lợi, còn thấp hơn 2.5% thì A có lợi.
=================================================================
- 11 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
Ngoài ra swap lãi suất còn giúp các bên giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu A và B hoạt
động trong điều kiện giống nhau thì có vẻ như SWAP chỉ là một trò chơi có tổng bằng
0 (zero sum game) khi mà lợi ích bên này lại là thiệt hại của bên kia. Tuy nhiên, khi A
và B hoạt động trong những môi trường khác nhau, tiếp cận với những nguồn lực khác
nhau, thì vẫn có một khoảng nào đó khiến cả hai cùng có lợi.
Swap tiền tệ (Currency swap):
Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng
thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. Swap tiền
tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10
năm hoặc hơn. Theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng hoán đổi tiền tệ không
được coi là một khoản vay, do đó nó không phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Một
hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi
tiền tệ và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn.
Hợp đồng swap tiền tệ giúp một công ty có thể huy động được vốn với lãi suất
thấp hơn.
Ví dụ: công ty X của Mỹ phát hành một lượng trái phiếu trị giá 100 triệu CHF
sang Thuỵ Sĩ, với lãi suất cố định là 6%/6 tháng. Lý do là một số nhà đầu Thuỵ Sĩ
đang có một lượng vốn bằng CHF, muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ và cần
tìm những công ty như X, vì vậy họ sẵn sàng mua trái phiếu của X với mức lợi suất
thấp hơn các nhà đầu tư Mỹ (8%). Công ty X đã huy động được số vốn 100 triệu CHF,
tuy nhiên hoạt động chủ yếu của nó là tại Mỹ và thực hiện bằng USD, cho nên X lại
tiếp tục tham gia vào một hợp đồng SWAP tiền tệ với ngân hàng First Bank London
(FBL). Hợp đồng này gần giống như X cho FBL vay 100tr CHF còn FBL cho X vay
số tiền tương đương bằng USD. X đổi ngay 100tr CHF ra USD theo tỉ giá thị trường,
nhận tiền lãi như tiền lãi của một khoản tiền gửi bằng CHF vào cùng ngày mà họ phải
thanh toán cho các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ, đồng thời phải trả lãi cho khoản tiền chuyển
đổi tương đương bằng USD. Đến ngày đáo hạn hai bên sẽ hoán đổi ngược lại, X nhận
lại 100tr CHF, FBL nhận lại USD. Nhờ sự kết hợp 2 hoạt động này mà trong khoảng
thời gian 6 tháng, công ty X đã huy động được một lượng vốn lớn với lãi suất thấp hơn
huy động từ các nhà đầu tư Mỹ.
=================================================================
- 12 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
Để tính toán giá trị của hợp đồng SWAP người ta cũng sử dụng kĩ thuật chiết
khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại như các hợp đồng SWAP khác. Nhìn chung khi
bắt đầu tiến hành nghiệp vụ SWAP, giá trị hiện tại thuần (Net present value = PVA -
PVB) của hợp đồng SWAP bằng 0, tức là không bên nào có lợi hơn bên nào. Tuy
nhiên do sự biến động của một số nhân tố như lãi suất, tỉ giá mà khi kết thúc hợp đồng
có thể sẽ có bên lãi và bên lỗ.
2.2.3. Phòng ngừa rủi ro dòng tiền với hoán đổi lãi suất:
Giao dịch hoán đổi lãi suất là hợp đồng trong đó mỗi bên cam kết thanh toán
cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định được tính trên
cùng một khoản tiền danh nghĩa, trong cùng một khoảng thời gian. Theo đó, doanh
nghiệp có thể hoán đổi lãi suất cố định mà mình đang trả để lấy lãi suất thả nổi từ hoặc
ngược lại.
Swap lãi suất (Interest rate swap)
Hợp đồng swap lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính
phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy
dòng lãi suất của đối phương. Dòng lãi suất là tập hợp các khoản lãi suất trong tương
lai của một khoản đầu tư.
Ví dụ:
A đang phải trả nợ vay USD theo lãi suất thả nổi (Libor). Do dự báo lãi suất
tăng trong tương lai, A sẽ ký kết với XYZ một hợp đồng hoán đổi lãi suất trong đó A
nhận lãi suất thả nổi và trả cho XYZ lãi suất cố định (7,5%). Vào kỳ thanh toán lãi, A
sẽ nhận lãi suất thả nổi (Libor) từ XYZ để thanh toán cho bên cho vay, đồng thời thanh
toán lãi suất cố định (7,5%) cho XYZ. Như vậy A đã cố định được khoản trả lãi nợ vay
của mình và hạn chế được rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng cao.
=================================================================
- 13 -
A (bên đi vay) XYZ
Libor
7,5%
Bên cho vay
Libor
Libor
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
3. KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO
3.1. Điều kiện áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro:
Doanh nghiệp chỉ được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro khi thỏa mãn các
điều kiện sau:
- Ngay từ đầu khi phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp đã có những văn bản chính
thức về mối quan hệ phòng ngừa rủi ro, mục tiêu trong việc quản lý rủi ro và chiến
lược thực hiện phòng ngừa rủi ro. Văn bản này phải bao gồm việc xác định công cụ
phòng ngừa rủi ro, đối tượng hoặc giao dịch được phòng ngừa rủi ro, bản chất của rủi
ro được phòng ngừa và cách thức xác định hiệu quả của công cụ phòng ngừa rủi ro.
- Giao dịch phòng ngừa rủi ro phải được dự kiến là sẽ có hiệu quả cao trong việc
triệt tiêu các thay đổi đối với dòng tiền hay giá trị hợp lý bắt nguồn từ rủi ro được
phòng ngừa tại thời điểm mà công cụ phòng ngừa rủi ro đó bắt đầu được sử dụng, đồng
thời nhất quán với chiến lược quản lý rủi ro đã được xác định ban đầu bằng văn bản
cho giao dịch phòng ngừa rủi ro đó.
- Hiệu quả của công cụ phòng ngừa rủi ro phải được xác định một cách đáng tin
cậy ngay tại thời điểm bắt đầu phòng ngừa rủi ro, giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của đối
tượng được phòng ngừa rủi ro liên quan đến rủi ro được phòng ngừa và giá trị hợp lý
của công cụ phòng ngừa rủi ro phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Phòng ngừa rủi ro được đánh giá lại vào cuối mỗi kỳ kế toán.
3.2. Các yếu tố của kế toán phòng ngừa rủi ro:
Doanh nghiệp cần xác định cụ thể các yếu tố của kế toán phòng ngừa rủi ro, bao
gồm: Đối tượng được phòng ngừa rủi ro; Loại rủi ro được phòng ngừa; Công cụ phòng
ngừa rủi ro và Phương pháp kế toán phòng ngừa rủi ro.
3.2.1. Đối tượng được phòng ngừa rủi ro:
Đối tượng được phòng ngừa rủi ro có thể là một trong các khoản mục: Tài sản,
nợ phải trả, cam kết chắc chắn, giao dịch dự kiến hoặc đầu tư thuần tại cơ sở nước
ngoài mà doanh nghiệp phải chịu rủi ro về thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền tương
lai và đã xác định là được phòng ngừa rủi ro.
- Cam kết chắc chắn: Là một thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý để mua,
bán hoặc trao đổi các tài sản theo một mức giá xác định tại một thời điểm cụ thể trong
tương lai.
=================================================================
- 14 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
- Giao dịch dự kiến: Là một giao dịch không được cam kết chắc chắn nhưng có
nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tương lai.
3.2.2. Loại rủi ro được phòng ngừa:
Bên cạnh đối tượng phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp cũng cần xác định cụ thể
loại rủi ro được phòng ngừa để lựa chọn công cụ phòng ngừa rủi ro phù hợp. Rủi ro có
thể được phòng ngừa bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng, rủi ro giá.
3.2.3. Công cụ phòng ngừa rủi ro:
Công cụ phòng ngừa rủi ro: Là công cụ tài chính phái sinh hay phi phái sinh có
giá trị hợp lý hoặc làm phát sinh luồng tiền dự kiến bù trừ với các thay đổi trong giá trị
hợp lý hoặc luồng tiền của đối tượng được phòng ngừa rủi ro.
Công cụ phi phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Công cụ phái sinh gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forward); Hợp đồng tương lai
(Future); Hợp đồng quyền chọn (Option) và Hợp đồng hoán đổi (Swap).
3.3. Các loại nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro:
3.3.1. Phòng ngừa rủi ro dòng tiền:
Là việc phòng ngừa rủi ro do biến động của dòng tiền bắt nguồn từ một rủi ro
cụ thể liên quan đến một tài sản, nợ phải trả đã ghi nhận hoặc một giao dịch dự kiến có
nhiều khả năng xảy ra và có thể ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp.
3.3.2. Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý:
Là việc phòng ngừa rủi ro do có sự thay đổi về giá trị hợp lý của một tài sản
hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận, một cam kết chắc chắn chưa được ghi nhận, hoặc
một phần đã được xác định của bất cứ loại nào trong hai loại kể trên bắt nguồn từ một
rủi ro cụ thể và có thể ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp.
3.3.3. Phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần ở nước ngoài:
Là việc phòng ngừa rủi ro do biến động tiêu cực của tỷ giá hối đoái làm giảm
giá trị tài sản thuần của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc các chi
nhánh hoạt động tại nước ngoài sử dụng đồng tiền kế toán khác với đồng tiền kế toán
của doanh nghiệp báo cáo.
3.4. Phương pháp kế toán phòng ngừa rủi ro:
3.4.1. Kế toán phòng ngừa rủi ro dòng tiền:
=================================================================
- 15 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
Khi áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro dòng tiền, doanh nghiệp phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Phần lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả phát sinh từ công cụ phòng ngừa
rủi ro được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu và được trình bày trong Bản thuyết
minh báo cáo tài chính theo giá trị thấp hơn của một trong hai khoản sau:
Khoản lỗ hoặc lãi lũy kế xuất phát từ công cụ phòng ngừa rủi ro tính từ ngày
đầu tiên thực hiện phòng ngừa rủi ro đến thời điểm báo cáo; hoặc
Thay đổi lũy kế trong giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính trong tương lai
của đối tượng được phòng ngừa rủi ro từ ngày đầu tiên thực hiện phòng ngừa rủi
ro đến thời điểm báo cáo.
- Phần lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro phát sinh từ công cụ phòng ngừa rủi ro được
ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu được chuyển sang ghi nhận vào Báo cáo kết quả
kinh doanh khi giao dịch dự kiến được phòng ngừa rủi ro có ảnh hưởng đến Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh (ví dụ như khi giao dịch bán hàng được thực hiện).
- Trường hợp có bằng chứng cho thấy toàn bộ hoặc một phần của khoản lỗ đã
được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trở nên không thể thu hồi được trong một
hoặc nhiều kỳ kế toán tiếp theo thì phần giá trị khoản lỗ dự tính không thể thu hồi được
ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
3.4.2. Kế toán phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý:
Sự thay đổi giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa rủi ro được ghi nhận vào Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
3.4.3. Kế toán phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần ở nước ngoài:
Kế toán phòng ngừa rủi ro cho khoản đầu tư thuần tại cơ sở nước ngoài bao gồm
phòng ngừa rủi ro tại chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh, liên kết ở nước ngoài
được kế toán tương tự như phòng ngừa rủi ro dòng tiền, theo đó phần lãi hoặc lỗ phòng
ngừa rủi ro phát sinh từ công cụ phòng ngừa rủi ro được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ
sở hữu và được trình bày trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thuộc Bản thuyết
minh báo cáo tài chính;
Phần lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả phát sinh từ công cụ phòng ngừa
rủi ro được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh khi thanh lý cơ sở nước ngoài.
=================================================================
- 16 -
Kế toán phòng ngừa rủi ro Nhóm 21 – KTKT Đêm – K20
=======================================================
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2012, Bài giảng Kế toán công cụ tài chính, tổn thất tài
sản và phòng ngừa rủi ro
2. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39)
3. Phân tích tài chính, 2006-07, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright
4. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và phương pháp kế toán, Tạp chí kế toán số tháng
6/2010
5.
=================================================================
- 17 -