Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LAI CHÂU Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.03 KB, 9 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN CỦA TỈNH LAI CHÂU

Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, google, cổng thông tin điện tử Lai
Châu sẽ thấy nhưng rất chung chung, nay mình xin được dùng chút
kiến thức chuyên môn biên tập thêm cho các bạn cùng tìm hiểu, cảm
ơn đã dành thời gian đọc bài này.
Thân ái!

KHÁI QUÁT CHUNG

Vị trí địa lý
Lai Châu là tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Phía Bắc
tỉnh Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Tỉnh có 261,2 km đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia
Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung, trực
tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung
Quốc; lại được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải
Phòng- Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ
sông Đà, có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập
khẩu và du lịch.

Diện tích: 9.059,4 km2 (theo số liệu thống kê năm 2003).

Dân số năm 2005 là 314,2 nghìn người, mật độ trung bình 35
người/km2, gồm các dân tộc:Việt, Thái, H’mông, Dao, Giáy.

Đơn vị hành chính: Lai Châu có 1 thị xã (Lai Châu) và 5 huyện (Tam
Đường, Sìn Hồ, Than Uyên, Phong Thổ, Mường Tè).


Địa hình: Lai Châu có địa hình núi cao, trên 60% diện tích có độ cao
trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25o, bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen
kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường
So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên…

Khí hậu: Tỉnh Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt
đới núi cao vùng Tây Bắc: ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng
của bão và gió mùa Đông Bắc. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao;
mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ
ẩm và lượng mưa thấp. Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao
giữa hai mùa. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,25oc. Lượng
mưa bình quân hàng năm từ 2.500 - 2.700 mm.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.065,123
km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát,
đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng
khoảng 64.299,9 ha, đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha, đất
chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, đất trống đồi núi trọc có khả
năng sử dụng còn rất lớn khoảng 525.862 ha, trong đó đất bằng
chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là rất lớn,
khoảng 524.118,87 ha.

Tài nguyên rừng: Lai Châu là một tỉnh miền núi cao, khí hậu đa dạng
nên rất phong phú về tài nguyên động, thực vật, có điều kiện phát
triển nền sản xuất hàng hoá với nhiều lâm sản quý. Rừng Lai Châu có
nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, táu,

pơ mu; các cây đặc sản như: cánh kiến đỏ, song, mây, tre và một số
lâm sản khác. Các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở những vùng
núi cao, xa và địa hình hiểm trở. Độ che phủ của thảm cỏ thực vật
năm 2003 còn khoảng 31,3%.

Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Lai Châu có một số loại khoáng sản giá
trị cao như vàng, kim loại màu, đất hiếm…, song chưa được đầu tư
thăm dò, đánh giá đầy đủ. Đất hiếm gồm các loại quặng barít, florit ở
Nậm Xe (Phong Thủ) với trữ lượng trên 20 triệu tấn. Các điểm quặng
kim loại màu như đồng, chì, kẽm ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam
Đường với trữ lượng khoảng 6.000 - 8000 tấn. Đá lợp có ở ba điểm
dọc theo bờ sông Đà, Sông Nậm Na. Vàng ở khu vực Chinh Sáng
(Tam Đường), Ban Bo (Mường Tè), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ).
Tỉnh còn có một số điểm suối khoáng nóng chất lượng nước khá tốt
ở Vàng Bó, Than Uyên.

Về mặt tự nhiên

Lai Châu có khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 21 °C-23 °C chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô.
Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m.
Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao
nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng
lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Về lịch sử khai thác lãnh thổ
Xưa kia Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân
tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam.
Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.

Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh
Nhai, châu Phong Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6
năm1893 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ
ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên thành tỉnh Sơn La
năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.

Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm
1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các
châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La,
tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh
Điện Biên). Ngày 16 tháng 1năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng
Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai trị quân sự.
Thời kỳ 1953-1955, tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tây Bắc, tách khỏi Liên
khu Việt Bắc.

Ngày 29/4/1955, tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ
(Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo)
trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
Ngày 18/10/1955, thành lập châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu
Mường Lay.
Ngày 27/10/1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây
Bắc, đồng thời tái lập tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường
Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa
Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị.

Năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm lăng,
đánh chiếm tỉnh lỵ, phá hủy nhiều cơ sở trước khi rút quân về bên
kia biên giới.
Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, (nay là thành phố
Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên).


Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc
Việt Nam, thứ hai Việt Nam (sau tỉnh Đắc Lắc): 16.919 km², dân số
715.300 người (1999), gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lỵ), thị xã
Lai Châu và 10 huyện (trước kia chỉ có 7 huyện).

Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai
Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam
Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ) và gọi là thị xã Lai Châu
(mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc tỉnh
Điện Biên).
Các đơn vị hành chính

Về dân số mới nhất

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Lai Châu là
370.135 người, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố cả nước, chỉ trên tỉnh
Bắc Kạn. Lai Châu có 1 thị xã và 6 huyện:


+ Thị xã Lai Châu 3 phường và 2 xã
+ Huyện Mường Tè 1 thị trấn và 15 xã
+ Huyện Phong Thổ 1 thị trấn và 17 xã
+ Huyện Sìn Hồ 1 thị trấn và 22 xã
+ Huyện Tam Đường1 thị trấn và 13 xã
+ Huyện Than Uyên (trước kia thuộc tỉnh Lào Cai)1 thị trấn và 11 xã
+ Huyện Tân Uyên (tách ra từ huyện Than Uyên)1 thị trấn và 9 xã
Tỉnh Lai Châu có 98 đơn vị cấp xã gồm 3 phường, 6 thị trấn và 89 xã

Về giao thông


Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy
qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu
Ma Lu Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Thị xã
Lai Châu mới cách Hà Nội khoảng 402 km (qua Lào Cai).

Về du lịch
Du lịch văn hoá
Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời
sống văn hoá truyền thống. Chợ phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất
rõ những nét văn hoá đặc trư¬ng đó.

- Dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi – huyện Sìn Hồ, là khu dinh
thự của ông vua Thái bù nhìn trong kháng chiến chống Pháp. Dinh
thự trở thành di tích lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, chứng tích
cho việc hạ bệ kẻ cúi đầu làm nô lệ và là nơi tham quan tìm hiểu
những nét kiến trúc đặc trưng, mang bản sắc văn hoá Thái.

- Bia Lê Lợi: được khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà, nay thuộc xã Lê
Lợi – huyện Sìn Hồ.
- Di chỉ khảo cổ học nền văn minh của người Việt cổ như di tích Nậm
Phé, Nậm Tun ở Phong Thổ; đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá;
những công cụ bằng đồng của nền văn hoá Đông Sơn thời đại Hùng
Vương, như trống đồng

Cảnh quan thiên nhiên

- Lai Châu có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m, mây, sương phủ
bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như: cao nguyên
Sìn Hồ, hồ Thầu, Dào San


- Lai Châu có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như:
đỉnh Phan Xi Păng (3.143m), dãy Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m),
sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu …

- Suối nước nóng, nước khoáng là sản vật thiên nhiên tặng cho Lai
Châu như núi đá Ô, động Tiên (Sìn Hồ); suối nước nóng Vàng Bó
(Phong Thổ); suối nước nóng Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường); suối
nước khoáng (Than Uyên); … và các hồ thuỷ điện lớn khác.

- Pú Đao: Một bản người Mông nhỏ với 887 người dân ở tỉnh Lai
Châu được khách hàng của một hãng lữ hành nước Anh bầu là một
trong năm điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Xã Pú Đao (tiếng
Mông có nghĩa là “điểm cao nhất”) thuộc huyện Sìn Hồ, cách thị xã
Mường Lay 13km.

×