Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khái quát Địa lý sơ bộ một số đồng bằng của Việt Nam pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.85 KB, 13 trang )

Khái quát Địa lý sơ bộ một
số đồng bằng của Việt Nam

Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ
tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông
Dương. Diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của
Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km².[1] Biên giới Việt
Nam giáp với vịnh Thái Lanvịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông,
Trung Quốc ở phía bắc, Lào và CampuchiaS và khoảng cách từ bắc
tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây
là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt
Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp
nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền
kinh tế.

ở phía nam, phía tây. Việt Nam hình chữ Việt Nam là một quốc gia
nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với
những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm
chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng
sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng
duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam.
Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích 15.000
km vuông, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu
Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần nó
được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con
sông, thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua
hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm
mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt. Trước năm 1975,
đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80%


sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam.


Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, dài khoảng
1.200 km. Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng góp phần vào lưu
lượng hàng năm trung bình lên tới 3000 mét khối mỗi giây. Con số
này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa. Vùng châu thổ dựa lưng
vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ
chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ
là một mét hay còn thấp hơn nữa. Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị
lũ lụt; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới
14 mét nước. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công
việc gắn liền với văn hoá và kinh tế của vùng. Hệ thống đê điều và
kênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và
để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo này cùng để tháo nước
khi bị lụt. Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ
dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có
thể canh tác lúa nước ở đây.

Trung du và miền núi

Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền núi và trung
du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Đây là
nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Dãy núiHoàng Liên
Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung. Nhiều ngọn núi có độ
cao trên 2.000 mét, trong đó Phan Xi Păng là ngọn cao nhất, lên tới
3.143 mét. Ở vùng Đông Bắc và miền Trung, nhiều dãy núi chạy ra
biển, tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ. lớn ở đây là
Đồng bằng ven biển


Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam
đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu Long. Ở phía đất liền,
dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở
nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá mầu
mỡ và được canh tác dày đặc.

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km vuông, là một
đồng bằng thấp. Mọi vị trí trên đồng bằng này không cao hơn ba mét
so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt dọc ngang bởi nhiều
con kênh và các con sông. Con sông mang nặng phù sa trên mọi
nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về
phía biển 60 đến 80 mét. Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này
thuộc hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. Một
nguồn thông tin chính thức của Việt Nam ước tính rằng khối lượng
phù sa lắng động hàng năm là khoảng một tỷ mét khối, hay gần gấp
13 lần khối lượng phù sa lắng đọng của sông Hồng. Khoảng 10.000
km vuông đồng bằng hiện được dùng cho canh tác lúa gạo, biến đây
trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới.
Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau, hay mũi Bãi Bung, là nơi có
mật độ rừng rậm cao và các đầm lầy đước.

Sông Cửu Long, dài 4.220 km, là một trong 12 con sông lớn nhất trên
thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua vùng Tây
Tạng và Vân Nam ở Trung Quốc, tạo nên biên giới giữa Lào và
Myanma cũng như giữa Lào và Thái Lan, sau khi chảy qua Phnôm
Pênh, nó chia thành hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang rồi tiếp
tục chảy qua Campuchia và vùng châu thổ sông Cửu Long trước khi
đổ ra biển qua chín đường nhánh, được gọi là Cửu Long (chín con

rồng). Con sông mang nhiều phù sa và tàu bè có thể đi từ ngoài biển
qua trên con sông nông này đến tận Kompong Chàm ở Campuchia.
Một nhánh phụ từ hồ Tonlé Sap chảy hợp vào với con sông ở Phnôm
Pênh, đây là một hồ nước ngọt nông, đóng vai trò một hồ chứa tự
nhiên làm ổn định dòng chảy ở hạ lưu sông Cửu Long. Khi con sông ở
thời kỳ lũ, vùng đồng bằng cửa sông không thể thoát kịp lượng nước
khổng lồ của nó. Nước lũ chảy ngược vào hồ Tonlé Sap, làm cho hồ
ngập tràn và mở rộng ra đến 10.000 km vuông. Khi nước lũ rút đi,
nước từ hồ lại tiếp tục chảy ra biển. Hiệu ứng này làm giảm đáng kể
sự nguy hiểm của những đợt lũ lụt nguy hại ở đồng bằng Sông Cửu
Long, nơi lũ lụt khiến cho những cánh đồng lúa hàng năm bị chìm
ngập sâu từ một đến hai mét nước.
Các miền tự nhiên


Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên (có
những đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền),
đó là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ;
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền nằm phía Bắc của sông
Hồng và tới tận phía NamNinh Bình. Miền này lại được chia
thành ba khu tự nhiên là khu Việt Bắc, khu Đông Bắckhu đồng
bằng Bắc Bộ.của và
Đặc điểm cơ bản của vùng này là: có quan hệ mật thiết với Hoa Nam
(Trung Quốc) về mặt địa chất - kiến tạo và chịu ảnh hưởng mạnh
nhất của gió mùa Đông Bắc.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m. Hướng
vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong
cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình cacxtơ khá phổ biến. Hướng
nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp

dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến cho đồng
bằng mở rộng.
Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần
đảo. Vùng biển nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho
phát triển kinh tế biển.
Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc, vonfram, chì, bạc, kẽm,
vật liệu xây dựng, Vùng thềm lục địa Bắc Bộ có bể dầu khí sông
Hồng.
Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông
lạnh. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới
(có nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh qua thiên nhiên
theo mùa.
Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi
và tính bất ổn cao của thời tiết là những trở ngại lớn của vùng.
 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là phần phía Nam của sông Hồng
tới phía Bắc dãy núi Bạch Mã. Miền này cũng chia làm ba khu,
gồm khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc và khu Hòa Bình-Bắc
Trung Bộ.
 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là phần phía Nam dãy núi Bạch
Mã.

Khí hậu


Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình
84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác
biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ
nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc
theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng

sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì
vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi
đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa
tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ
sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển
tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều.
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300
xentimét, và ở một số nơi có thể gây lên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ
xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói
chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ
từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất,
cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở
nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao
nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng
21-28°C.


Diện tích và biên giới


Các số liệu chính

Diện tích
 Tổng: 331.212 km²
 Đất liền: khoảng 324.480 km²
 Biển nội thuỷ: hơn 4.200 km²
Các biên giới trên bộ
 Tổng: 4.639 km
 Biên giới với các nước: Campuchia (1228 km), Trung Quốc
(1281 km), Lào (2130 km)

Đường bờ biển3.260 km (không tính các đảo) Tuyên bố lãnh hải
 vùng tiếp giáp: 24 hải lí (44 km)
 Thềm lục địa: 200 hải lí (370 km) hay tới cạnh rìa lục địa
 Vùng đặc quyền kinh tế: 200 hải lí (370 km)
 Lãnh hải: 12 hải lí (22 km)
Độ cao
 Điểm thấp nhất: Biển Đông 0 m
 Điểm cao nhất: Phan Xi Păng 3.143 m
Biên giới với Lào, được quy định dựa trên cơ sở dân tộc, giữa những
vị vua cai trị Việt Nam và Lào vào giữa thế kỷ 17, nó đã được định
nghĩa chính thức bằng một hiệp ước phân định ranh giới ký kết năm
1977 và được phê chuẩn năm 1986. Biên giới với Campuchia, được
xác định từ thời người Pháp sáp nhập vùng phía tây đồng bằng sông
Cửu Long năm 1867, hiện hầu như vẫn không thay đổi nhiều. Theo
Việt Nam, một số vấn đề biên giới còn tồn tại cuối cùng đã được giải
quyết vào giai đoạn 1982-1985. Biên giới trên đất liền và trên biển
với Trung Quốc, được phác ra theo những hiệp ước Pháp-Thanh
năm 1887 và 1895, là "đường biên giới" được chấp nhận bởi Việt
Nam và Trung Quốc đã đồng ý tôn trọng nó vào năm 1957-1958. Tuy
nhiên, tháng 2 năm 1979, tiếp sau cuộc xâm lược có giới hạn của
Trung Quốc vào Việt Nam, Việt Nam đã tuyên bố rằng từ năm 1957
trở về sau Trung Quốc đã gây ra nhiều vụ xung đột ở biên giới như
một phần trong chính sách chống Việt Nam của họ và ý định thực
hiện chủ nghĩa bành trướng ở Đông Nam Á. Trong số những sự vi
phạm lãnh thổ được nêu ra có việc Trung Quốc chiếm đóng một
phần quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và đánh chiếm toàn bộ quần
đảo vào ngày 19 tháng 1 ăm 1974; cả hai nước đều tuyên bố chủ
quyền đối với quần đảo này và hiện vấn đề vẫn chưa được giải
quyết. Một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa cũng bị Trung Quốc lấn
chiếm từ năm 1984. Việc lấn chiếm này đã gây bất ổn trong khu vực.

Một số nước khác như Đài Loan, Philipines, Indonesia cũng đồng
loạt tuyên bố quyền sở hữu trên một số đảo khác thuộc hai quần đảo
nêu trên.

Các điểm cực

Điểm cực Bắcthuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang[2],
23°23′28″B 105°19′25″Đ / 23.391185, 105.323524 Điểm cực
Namđiểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu,
huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm
1984), tỉnh Cà Mau, 8°33′43″B 104°50′11″Đ / 8.562035,
104.836335 Điểm cực TâyA Pa Chải-Tá Miếu (thuộc xã Sín Thầu,
huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)[3][4] - ngã ba biên giới Việt-
Trung-Lào 22°23′52″B 102°08′36″Đ / 22.397745, 102.143297 Điểm
cực ĐôngMũi cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi
trên bán đảo Hòn Gốm[5], vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh,
Khánh Hòa. 12°23′22″B 109°16′44″Đ / 12.38941, 109.27899 (cần
tránh nhầm với mũi Điện ở Phú Yên). Nếu tính cả phần đảo và quần
đảo thì điểm cực đông của Việt Nam (hiện đang kiểm soát) nằm tại
đảo Tiên Nữ[6] (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà). 23°21′45″B
105°17′47″Đ / 23.362362, 105.296395 [cần dẫn nguồn]
Tuy nhiên do tình trạng tranh chấp ở quần đảo Trường Sa nên cực
Đông và cực Nam thực sự của lãnh thổ Việt Nam hiện không thể xác
định. Chỉ có thể nói cực Đông nằm ở quần đảo Trường Sa và chưa thể
xác định được cực Nam nằm ở quần đảo Trường Sa hay bãi cạn Cà
Mau.


Tài nguyên và sử dụng đất



Tài nguyên thiên nhiênphốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,
ngoài biển: khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, rừng, thuỷ năng
(thủy điện). Sử dụng đất
 Đất canh tác: 17%
 Mùa màng cố định: 4%
 Đồng cỏ cố định: 1%
 Rừng và vùng rừng: 30%
 Khác: 48% (1993 ước tính)
Đất được tưới tiêu18.600 km² (1993 ước tính)
Những vấn đề môi trường


Thiên tai
 bão nhiệt đới không thường xuyên (tháng 5 đến tháng 1) với lũ
lụt trên diện rộng.
Môi trường
 Khai thác gỗ và đốt rừng làm rẫy góp phần vào sự phá rừng và
xói mòn đất; ô nhiễm nước và đánh bắt cá quá mức đe doạ cuộc
sống sinh vật biển; ô nhiễm nước ngầm làm giảm nguồn cung
nước sạch; tăng công nghiệp hoá đô thị và di cư làm suy giảm
nhanh chóng môi trường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 là thành viên của: Đa dạng sinh học, Hiệp ước khung của Liên
hiệp quốc về thay đổi khí hậu, Xa mạc hoá, Các loài có nguy cơ
tuyệt chủng, Thay đổi môi trường, Các chất thải độc hại, Luật
biển, Bảo vệ tầng Ozon, Ô nhiễm tàu biển (MARPOL 73/78), Đất
trũng
 đã ký, nhưng chưa phê chuẩn: Hiệp ước Kyoto về thay đổi khí
hậu, Cấm thử vũ khí hạt nhân


×