Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH IUCN Loại II docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.38 KB, 10 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA
VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH
IUCN Loại II (vườn quốc gia)

Địa điểm: Tây Nguyên, Việt Nam
Gần thành phố: Pleiku, Kon Tum
Tọa độ: 14°20′00″B, 108°22′00″Đ
Diện tích: 417,80 km²
Thành lập: 2002
Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Gia Lai

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam,
được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25
tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn
thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa
dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai
nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn
quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu
vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung
cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp
và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon
Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy
thủy điện Yaly.

Thông tin chung

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum, thuộc


địa bàn ba huyện Mang Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai.
Phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc
tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng đông
bắc, phân bố trên diện tích 41.780 ha với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến
14°30′ vĩ bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã
Đắk Roong huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A
Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk
Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà
Đông huyện Đắk Đoa.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc
dụng từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm
1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam, với diện
tích 28.000 ha nhằm bảo tồn rừng cận nhiệt đới núi cao với các loài
hạt trần. Năm 1999, Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam (FIPI)
kết hợp với Tổ chức Chim quốc tế (BirdLife Intemational) xây dựng
Dự án đầu tư thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Dự án
này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Gia
Lai thẩm định, phê duyệt cùng năm, với diện tích là 41.780 ha. Vườn
quốc gia Kon Ka Kinh là 1 trong 4 vườn quốc gia của Việt Nam (cùng
Ba Bể, Chư Mom Ray và Hoàng Liên), đồng thời là 1 trong 27 vườn
của khu vực Đông Nam Á được công nhận là vườn di sản ASEAN

Địa hình

Độ cao của vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khoảng từ 570 m
(thung lũng sông Ba) tới 1.748 m (đỉnh Kon Ka Kinh). Các dòng suối
từ phía đông vườn quốc gia cấp nước cho sông Ba, con sông chảy
ngoàn ngoèo gần như theo hướng bắc-nam tới khi hợp lưu với sông
A Yun rồi đổi hướng thành gần như tây bắc-đông nam để đổ vào biển

Đông gần thành phố Tuy Hòa; trong khi ở phía tây con sông là lưu
vực của các sông nhánh cho sông Mê Kông. Do địa hình dốc đứng,
các sông suối bắt nguồn từ vườn quốc gia thường ngắn, hẹp và chảy
nhanh với nhiều thác nước.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có khoảng 33.565 ha rừng tự nhiên,
chiếm 80% tổng diện tích của nó. Vườn quốc gia này hỗ trợ cho một
loạt các kiểu môi trường sống miền núi. Cụ thể, ở đây có khoảng
2.000 ha rừng hỗn giao lá kim và lá rộng, chứa chủ yếu là pơ mu
(Fokienia hodginsii).

Thực vật

Do đặc điểm đa dạng về địa hình, độ cao, khí hậu, đất đai và các nhân
tố hình thành rừng khác đã tạo cho hệ thực vật rừng ở Vườn quốc
gia Kon Ka Kinh khá phong phú và đa dạng. Đây là điểm hội tụ của
các luồng thực vật sau:
 Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam có các loài cây thuộc
các họ Fabaceae, Euphorbiaceae, Magnoliaceae, Moraceae,
Anonaceae, Lauraceae, Fagaceae v.v. Luồng thực vật này
thường phân bố nhiều ở khu vực chịu ảnh hưởng chế độ mưa
ẩm nhiệt nhiệt đới. Rừng thường có nhiều loài cây trên đơn vị
diện tích và các loài ưu thế có tổ thành không lớn.
 Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam-Quý Châu và chân dãy
núi Himalaya có các loài cây lá kim của nhóm thực vật hạt trần
như thông nàng (Podocarpus imbricatus), hoàng đàn giả
(Dacrydium pierrei), kim giao nam (Nageia wallichiana), pơ mu
(Fokienia hodginsii) v.v.
 Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaysia-Indonesia: Đại diện cho
luồng thực vật này là các loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae

như chò chai (Anogeissus acuminata), chò đen (Parashorea
stellata), chò chỉ (Parashorea chinensis), cẩm (?) v.v
 Luồng thực vật Ấn Độ-Myanma: Tiêu biểu có các loài cây thuộc
các họ Combretaceae như choại (Terminalia bellirica) hay
Lythraceae như bằng lăng ổi (Lagerstroemia tomentosa) v.v.
Kết quả điều tra hệ thực vật rừng ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã
thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ. Trong đó
ngành 2 lá mầm chiếm đa số (104 họ, 337 chi, 528 loài). Sau đó là
ngành 1 lá mầm (15 họ, 82 chi, 111 loài). Các ngành khuyết thực vật
có 16 họ, 32 chi và 40 loài. Thực vật hạt trần có 5 họ, 8 chi, 8 loài.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có hệ thực vật rất phong phú, đa dạng về
thành phần loài. Đặc biệt có rất nhiều loài thực vật đặc hữu, quý
hiếm cần phải bảo tồn nguồn gen như:
1. Có 11 loài đặc hữu là: thông Đà Lạt (Pinus dalatensis), hoa khế,
gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), trắc trung (Dalbergia annamensis),
xoay (Dialium cochinchinense), bọ nẹt Trung Bộ (Alchornea
annamica), du moóc, song bột (Calamus poilanei), lọng hiệp,
hoàng thảo vạch đỏ (Dendrobium bellatulum).
2. Hệ thực vật rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 34 loài quý,
hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gien và nghiên cứu khoa học, đã
được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Trong tổng số 34
loài ghi trong sách đỏ, có 24 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam,
bao gồm 2 loài thuộc cấp E (đang nguy cấp, bị đe dọa tuyệt
chủng), 6 loài ở cấp V (sẽ nguy cấp, có thể bị đe dọa tuyệt
chủng), 7 loài thuộc cấp R (hiếm), 1 loài thuộc cấp bị đe doạ
(T), và 8 loài thuộc cấp K (không biết chính xác). Theo phân
loại của IUCN năm 1997 có 141 loài nằm trong sách đỏ thế giới
gồm 1 loài thuộc cấp E, 2 loài bị đe dọa ở cấp V, 12 loài thuộc
cấp hiếm.
Phần lớn diện tích vườn quốc gia Kon Ka Kinh là rừng nguyên sinh

với các kiểu thảm thực vật rừng chính sau:
1. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm cận nhiệt đới núi thấp.
2. Kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng, lá kim mưa ẩm cận nhiệt đới
núi thấp. Đây là kiểu rừng hỗn giao giữa cây lá kim và cây lá
rộng. Tại vườn quốc gia này cây lá kim (pơ mu) chiếm ưu thế.
Động vật

Kết quả điều tra hệ động vật rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho
thấy có 428 loài động vật. Trong đó có 223 loài động vật có xương
sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không
xương sống (như bướm) thuộc 10 họ trong bộ Cánh vẩy
(Lepidoptera).
Hệ động vật rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 16 loài đặc hữu là:
 Lớp Thú: Có 5 loài thú lớn đặc hữu cho Đông Dương và Việt
Nam là: vượn má hung (Hylobates gabriellae), voọc chà vá chân
xám (Pygathrix cinerea), hổ (Panthera tigris), mang Trường
Sơn (Muntiacus truongsonenensis) và mang Vũ Quang
(Megamuntiacus vuquangensis).
 Lớp Chim: Kon Ka Kinh nằm trong khu đặc hữu chim cao
nguyên Kon Tum. Có 7 loài chim đặc hữu, trong đó có 3 loài đặc
hữu của Việt Nam: khướu đầu đen (Garrulax milleti), khướu mỏ
dài (Jabouilleia danjoui), khướu Kon Ka Kinh (Garrulax
konkakinhensis), phát hiện năm 1999 và 4 loài đặc hữu cho Việt
Nam và Lào: khướu đầu xám (Garrulax vassali), trèo cây mỏ
vàng (Sitta solangiiae), gà lôi vằn (Lophura nycthemera) và thày
chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri). Đặc biệt, khướu Kon Ka
Kinh là một loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng
30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á. Vì các lý do này, Kon Ka
Kinh được ghi nhận như là khu vực chim quan trọng (IBA).
 Bò sát, ếch nhái: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng là khu vực

quan trọng toàn cầu về bảo tồn đa dạng động vật lưỡng cư. Kon
Ka Kinh có một loạt các loài lưỡng cư đặc hữu trong khu vực
rừng núi Tây Nguyên, bao gồm cả 4 loài được đánh giá là bị đe
dọa ở cấp toàn cầu trong quá trình đánh giá lưỡng cư toàn cầu
là Leptobrachium banae, L. xanthospilum, Rana
attigua và Rhacophorus baliogaster. Có 4 loài đặc hữu cho vùng
và cho Việt Nam là: thằn lằn Buôn Lưới (Sphenomorphus
buonluoicus), loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn và Lào. 3
loài đặc hữu cho Việt Nam bao gồm thằn lằn đuôi đỏ, chàng Sa
Pa (Rana chapaensis), ếch gai sần (Rana verrucospinosa).
Ngoài những loài mới phát hiện và những loài có giá trị đặc hữu nêu
trên, hệ động vật rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh còn có 38 loài thú
quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, được
ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Cụ thể:
1. Lớp Thú: 10 loài, trong đó có 9 loài ghi trong sách đỏ thế giới, 7
loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.
2. Lớp Chim: 14 loài, trong đó có 8 loài ghi trong sách đỏ thế giới
và 11 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.
3. Các lớp Bò sát, Ếch nhái: 14 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.
4. Khám phá vườn quốc gia Kon Ka Kinh
5.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông
và Tây Trường Sơn, về phía Đông- Bắc tỉnh Gia Lai, trong phạm
vi địa giới hành chính của các xã: Đak Roong, Kroong, Kon Pne
(huyện Kbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện
Mang Yang).
Tổng diện tích 41.780ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt: 23.064ha, phân khu phục hồi sinh thái: 19.646ha, phân
khu dịch vụ hành chính: 70ha.
6.

7. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 652 loài thực vật có mạch, đặc
biệt là pơmu, 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái
và 209 loài bướm. Có 110 loài thực vật có thể làm thuốc gia
truyền.
8.
9.
10.
Vường Quốc gia KonKaKinh có hệ sinh thái vô cùng phong phú.

Đây cũng là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm (nhiệt độ 18-
20oC), lại có nhiều quang cảnh đẹp, như: các kiểu sinh thái
cảnh rừng trên núi trải rộng theo vành đai cao từ 700-1748m.
Đặt biệt quan trọng là 2.000 ha rừng hỗn giao giữa các loài cây
lá rộng và lá kim, trong đó có pơmu.

Hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tạo nên những cảnh quan hấp
dẫn, như: Suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc (50)… Đó là
những điều kiện vô cùng thuận tiện cho việc đầu tư phát triển
khu vực này trở thành địa điểm nghỉ dưỡng núi gắn với tham
quan cảnh quan thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa truyền thống
dân tộc Tây Nguyên.

×