Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Định hướng quy hoạch rau quả Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 19 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


CỤC TRỒNG TRỌT
CỤC TRỒNG TRỌT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------*------
-------*------
 
 
Hà Nội, ngày        tháng         năm 2011
Hà Nội, ngày        tháng         năm 2011
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
- Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và
hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về
điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới,
á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải
tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với
trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh,
sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với
môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng trong nước và phục vụ
xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây ăn
quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số


loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối,
dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia
tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, đối
với rau quả và hoa cây cảnh cần chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong
đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật; còn đối với hồ tiêu cần chú
trọng đến thị trường Châu Âu.
- Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải
thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và ứng dụng
công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực
phẩm, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ngay thị trường trong
nước và đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng,
khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát
triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá
trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu
cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
- Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ
sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phù
hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng thị
trường trong nước đồng thời hướng mạnh ra xuất
khẩu. Đổi mới cơ cấu sản xuất rau quả hợp lý để
nâng cao năng suất và tăng giá trị thu được trên
một đơn vị diện tích; phát triển công nghiệp bảo
quản, chế biến... và các dịch vụ cung cấp đầu vào,
giải quyết đầu ra đối với sản xuất rau quả ngay tại
địa bàn nông thôn, góp phần phát triển sản xuất
bền vững và cải thiện đời sống nông dân và dân

cư nông thôn.
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
- Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các
vùng sản xuất tập trung chuyên canh, tạo ra khối
lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều
đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở
phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng
ở từng vùng. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả
có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ
lực phục vụ xuất khẩu như: nhãn Lồng, vải thiều
Thanh Hà, Cam sành, Thanh long, Xoài cát Hoà Lộc,
Bưởi Năm Roi, Vải, Vú sữa và Măng cụt… Mỗi tỉnh
cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả hội đủ các
điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng
hoá chủ lực, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong
bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
+ Cây ăn quả:
Mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng cây ăn quả các
loại đạt khoảng 1,2 triệu ha, gồm: vải 140 ngàn ha, nhãn
140 ngàn ha, chuối 145 ngàn ha, xoài 11 ngàn ha, cam
quýt 115 ngàn ha... Tổng sản lượng quả đạt 10 triệu tấn.
Áp dụng quy trình VietGAP trong thâm canh cây ăn quả;
trước mắt ưu tiên triển khai trên một số cây như thanh
long, cây có múi, nhãn, vải, xoài... Đến năm 2020, có ít
nhất 20% sản lượng quả đưa ra thị trường được cấp
giấy chứng nhận sản phẩm an toàn.
Về cơ cấu giống, cần chú ý phát triển các giống chín sớm
và chín muộn để nhằm hạn chế tác động của thị trường

khi tập trung thu hoạch lúc chính vụ, dẫn đến cung vượt
quá cầu.
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
+ Rau, hoa:
Là những hàng hóa hiện đang có nhiều dư địa cả về tiềm năng phát triển và nhu cầu, thị
trường tiêu thụ; có thể ứng dụng công nghệ cao, đem lại hiệu quả nhanh và đã có mô
hình thành công.
Mục tiêu: đến năm 2020 diện tích rau, đậu các loại đạt trên 1,5 triệu ha, sản lượng đạt
khoảng 24 triệu tấn; diện tích hoa cây cảnh là 15 ngàn ha, sản lượng 6,3 tỷ cành.
Quy hoạch vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao khoảng 50 ngàn ha vào năm 2015
và 100 ngàn ha năm 2020; tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và những tỉnh lân
cận...
Quy hoạch phát triển vùng SX hoa ứng dụng công nghệ cao: Đà Lạt (500ha), Thành phố
Hồ chí Minh (500ha), Hà Nội (300ha), Mộc Châu (150ha), Bắc Ninh (30ha), Hải Phòng
(50ha)…, đến năm 2020 phấn đấu đạt diện tích sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao
gấp 2 lần so với năm 2015.

×