Nhóm 3
“Chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Như chúng ta đã biết, đời sống xã hội có 2 mặt : vật chất và tinh
thần, nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là
nền tảng tinh thần của nó. Với cách diễn đạt như vậy, văn hóa rõ ràng
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KTXH. Xác định
đường lối chiến lược về phát triển văn hóa của nước ta trong giai đoạn
hiện nay, Nghị quyết hội nghị TW 5 khóa VIII đã xác dịnh : nền văn
hóa của ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” .
Đây là một nội dung quan trọng của Đảng và nhân dân ta trong suốt
thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.
Vậy văn hóa là gì? Theo định nghĩa của ông
Federico Mayor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, văn
hóa là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của
các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong
hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân
tộc”.
1.Thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc.
Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thế nào “bản sắc
dân tộc” của nền văn hóa ? Có ý kiến cho rằng nói đến bản
sắc dân tộc của nền văn hóa chính là nói đến một nền văn
hóa có gốc rễ, cội nguồn dân tộc. Có ý kiến cho rằng nói bản
sắc văn hóa dân tộc thực chất là nói đến “thẻ căn cước” của
một dân tộc, nó chỉ rõ dân tộc ấy là ai, những truyền thống gì
do dân tộc tạo nên và đã thâm nhập vào tâm hồn của dân tộc,
đươc nhân dân nuôi dưỡng và thường xuyên bồi bổ, phát
triển trong đời sống của mình. Theo ý kiến này, bản sắc dân
tộc của văn hóa khẳng định sự tồn tại của dân tộc, phân biệt
sự khác nhau giữa các dân tộc và nó biểu hiện tính độc đáo
của dân tộc.
Theo Hiến pháp sửa đổi (1993) thì nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc tức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố
dân tộc, dân chủ, nhân văn và hiện đại. Tính dân tộc thể hiện qua 3
khía cạnh : là nền văn hóa có cội nguồn, gốc rễ dân tộc, phát triển
dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc và phát triển luôn luôn vì
lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc. Tính dân chủ
được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳng
định chủ thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt
để tiềm nặng văn hóa dân tộc, phát hiện và phát triển những tài
năng văn hóa. Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân
trọng những giá trị của con người, nền văn hóa thấm nhuần những
giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luật quan hệ
nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và
mang nặng tính người. Tính hiện đại của nền văn hóa thể hiện qua
việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày càng hiện
đại, dựa trên khoa học - công nghệ hiện đại và phục vụ cho việc
đào tạo, giáo dục con người theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên
tư tưởng tiến bộ xã hội.
Như vậy, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc là một nền văn hóa có bản lĩnh và chứa đựng
tâm hồn của dân tộc. Theo quan điểm của Đảng tại Hội
nghị BCH TW 5 khóa VIII (7/1998), những nội dung
của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được
biểu hiện qua những đặc trưng sau đây :
a. Nền văn hóa tiên tiến :
Nền văn hóa tiên tiến phải được hiểu : Đó là nền văn hóa yêu nước và
tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nền văn
hóa mang tinh thần dân chủ, nền văn hóa mà trong đó dân chủ là yếu tố làm
thay đổi nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc, là tiền đề quan trọng cho sự
phát triển văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo
của quần chúng nhân dân. Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo
sâu sắc, phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người, giữa con
người với tự nhiên, phát triển vì sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con
người. Đó là nền văn hóa mang tính hiện đại về trình độ dân trí, khoa học,
công nghệ Nền văn hóa tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả
trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Tóm
lại, nền văn hóa tiên tiến có thể được cụ thể hóa bằng những khía cạnh cơ bản
như sau: tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí, về trình độ khoa học và công
nghệ; tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; tiên tiến do
sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, cả về hình thức và về nội dung. Nền
văn hóa tiên tiến Việt Nam còn là sự kết hợp truyền thống dân tộc với chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
b. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tính
chất dân tộc luôn luôn gắn bó với tính chất tiên tiến của nền văn hóa và hai
mặt này liên quan biện chứng với nhau.
Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời
sống tinh thần dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn
hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Mất bản sắc văn hóa dân tộc tức là dân tộc đã bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ
bề ngoài. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng
tạo của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng
kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ. Đó là truyền thống
được tạo ra và hun đúc trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mặt như sau :
- Đó là nền văn hóa bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú
của nền văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng,
các địa phương trong nước. Văn hóa Việt Nam là thành quả của tất cả các dân
tộc Việt Nam trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn
năm lịch sử gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước. Việt Nam có 54 dân
tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, khi tất cả hội nhập nền văn hóa cộng
đồng dân tộc Việt Nam thì nó trở nên hết sức phong phú đa dạng.
- Đó là nền văn hóa mà tính phong phú đa dạng được nhân lên gấp nhiều lần
do có bề dày hàng nghìn năm lịch sử và được trãi nghiệm qua các cuộc đấu
tranh dựng nước và giải phóng đất nước.
- Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt Nam, là tổng
hợp các giá trị tinh thần tiêu biểu của dân tộc, bao gồm 6 giá trị : Một là tinh thần yêu nước, yêu quê hương nồng
nàn. Hai là tinh thần đoàn kết dân tộc. Ba là tính cộng đồng gắn kết giữa cá nhân, gia đình, quê hương, tổ quốc. Bốn
là tinh thần nhân nghĩa, nhân ái thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc của con người Việt Nam : sống có
tình nghĩa, thủy chung trong gia đình, với làng xóm, với cộng đồng, yêu thương quý trọng con người, tinh thần trọng
lẽ phải, trọng đạo đức, học thức, yêu cái đẹp, cái hay. Năm là tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta. Sáu
là lối sống tinh tế, khiêm tốn, giản dị và trung thực của con người Việt Nam, sự tế nhị trong tâm hồn, trong phong
cách giao tiếp. Trong 6 giá trị tinh thần của dân tộc ấy, qua các thời đại lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước,
yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đã trở thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt cả tiến trình lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nó trở thành giá trị cao nhất trong các thang bậc giá trị văn hóa
Việt Nam và là một động lực cực kỳ to lớn. Chính vì vậy, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trước hết là nền văn
hóa yêu nước. Có thể nói yêu nước và tiến bộ vừa là đặc trưng bao quát nhất của nền văn hóa tiên tiến, vừa là đặc
trưng của bản sắc dân tộc.
Nói nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam cũng là nói về các hoạt động văn
hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện rõ nét và sâu sắc
các giá trị tinh thần của dân tộc. Những giá trị ấy dến nay còn được lưu lại và giữ gìn trong
nhân dân, trong xã hội qua các di sản lịch sử và văn hóa.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này chỉ có thể phát
triển bền vững và phát huy đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa
trí tuệ của loài người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
nhưng không thể tách khỏi quan hệ với thế giới. Bởi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra là tất
yếu xu thế đó là khách quan, mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, trong xu
thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia có thể đứng biệt lập mà có thể tồn tại và
phát triển. Mặt khác, phải nhận thức được rằng toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu
thuẩn, phức tạp, mặt tất yếu kỹ thuật, kinh tế là mặt tích cực có lợi ta phải tận dụng, song
cũng không thể bỏ qua mặt xã hội kinh tế, mặt bản chất giai cấp của quá trình toàn cầu hóa