Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.3 KB, 4 trang )
Sáng tác trong bối cảnh
“văn hóa làng”
Nguyên Hưng
(Sổ tay)
Dấn thân trong nghệ thuật, ở đâu, lúc nào, cũng có nghĩa là dấn thân
vào một cuộc phiêu lưu bất định. Cho dù các nghệ sĩ, có cho đó là một
sự vượt thoát (ra ngoài “vườn an cư truyền thống” với các khuôn mẫu
văn hóa và nghệ thuật ngày càng trở nên chật chội đối với tư duy, và,
sự câu thúc của đời sống thường nhật cùng bao nhiêu hệ lụy ngày càng
trở nên tù túng đối với đời sống tinh thần…), là một sự thăng hoa (của
những cảm xúc, ý thức và lý tưởng thẩm mỹ được nuôi dưỡng bởi niềm
khao khát-như là nghiệp chướng-nơi kẻ sáng tạo…), là biểu hiện đầu
tiên và cơ bản nhất của tự do-nhân tính (dám nghi ngờ và từ bỏ tất
cả những thiên kiến, định kiến, thành kiến, những nguyên tắc, những
ước thác bày đặt để sống “là mình” với bản thể hồn nhiên nơi tư
duy…) v.v… Và, cuối cùng, có thể là một tác động mang tính khai
phóng (mở ra những chân trời mới cho nhận thức về thế giới, cho ý
thức về cuộc sống…,thổi bùng các ngọn lửa nhiệt tình…), thì, trong
“cái nhìn người khác”, luôn luôn, vẫn là những gì hết sức khác thường,
nghịch thường, dị thường… Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn
hay nói về các nghệ sĩ như những kẻ “lập dị”, “điên rồ”…
Nhìn nhận và ứng xử như thế nào trước những kẻ “lập dị”, “điên rồ”
này là một vấn đề văn hóa. Qua đó, có thể cho thấy những giới hạn
trong nhận thức và tính cách của mỗi người. Rộng ra, là những giới hạn
trong trình độ phát triển và bản chất của một nền văn hóa, một xã hội.
Nó phản ánh, không chỉ một cách hiểu chung về bản chất của nghệ
thuật, về vai trò và vị trí của người nghệ sĩ trong xã hội…, mà sâu xa
hơn, còn là một cách hiểu chung, về giá trị cuộc sống con người.
Thêm nữa, qua đó, còn có thể nhận thấy, không chỉ “vận mệnh” của