Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Luận án Cao học Ca Trù của Aliénor Anisensel doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.37 KB, 13 trang )

Luận án Cao học Ca Trù của Aliénor Anisensel

Ca Trù là một một loại thể hình nhạc cổ đặc thù cuả dân Việt. Loại nghệ thuật
này có lúc tưởng chừng đã bị tuyệt hậu. GS Trần Văn Khê là một trong những
người tiên phong bỏ nhiều công sức để khai quật và làm hồi sinh lại nó. Với tính
độc đáo cuả Ca Trù, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam và ngoại quốc cũng
đã góp tay tìm hiểu, đánh giá, và phổ biến nó.
Ngày 16/09/2004, giáo sư Trần Văn Khê gởi Vietscsiences đăng lên đề tài này.
Hy vọng rằng chúng ta, mỗi cá nhân hãy góp phần nhỏ công sức để trân quí, để tự
hào, và để nuôi dưỡng nghệ thuật có một không hai: Nghệ thuật Ca Trù
Aliénor Anisensel, Học trò của Nghệ sĩ Ca Trù Thúy Hoà bảo vệ xuất sắc
«Tiểu luận án Cao học về «Ca trù »
Tại Đại Học Nanterre ( Pháp )
Sáng ngày 15/09/04, trời đầu Thu mát dịu sau những ngày hè oi ả. Phòng
C105, Lầu 1, Khoa Dân tộc học, trường Đại học Nanterre, hôm nay, rất đông
người dự thính, trong đó có nhiều gương mặt Việt Nam quen thuộc. Thường thì
trong một buổi bảo vệ tiểu luận án Cao học (Maîtrise mà bên nhà gọi là Thạc sĩ)
chỉ có vài bạn bè rất thân của thí sinh đến dự.
Nhưng lần nầy
Đề tài Ca trù rất lạ đối với ngưởi Pháp, hấp dẫn với người Việt xa xứ , thiết
tha đến nghệ thuật văn hoá nước nhà.
Thí sinh là người Pháp một trăm phần trăm lại lựa đề tài trong âm nhạc
truyền thống Việt Nam, lại là một bộ môn rất tinh vi khó học khó biểu diễn. Nghe
đâu cô lại Hát nói được, thử đến nghe cô hát ra sao.
Trong Ban Giám khảo lần nầy, có GS Trần quang Hải lại có Giáo Sư Trần
Văn Khê, hai cha con cùng chung trong một ban cũng là việc từ xưa đến nay trong
các trường Đại học bên Pháp chưa có lần nào có. Thêm một lý do để đi «xem » .10
giờ sáng. GS Bernard Formoso, Giáo sư Dân tộc học tại Đại học Nanterre, Giáo sư
chỉ đạo nghiên cứu cho thí sinh, mời Giáo sư Trần Văn Khê Chủ toạ Ban Giám
khảo. Giáo sư Trần Văn Khê nhận lời, cám ơn Giáo sư Formoso có nhã ý mời cả
hai cha con cùng tham dự trong Ban giám khảo sáng nay, để cho giáo sư được cái


vui thấy cạnh bên mình, cùng một bàn dánh cho Ban Giám khảo con và môn sinh
của mình đã lớn lên trong hình thể, trí tuệ và nghề nghiệp. Giáo sư Trần Quang
Hải tiếp lời nói lên niềm xúc đông khi ngồi cùng bàn với cha mình để làm giám
khảo trong một buổi thi Cao học với đề tài về âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Aliénor Anisensel, một thiếu nữ Pháp, 23 tuổi, cao ráo, mảnh khảnh, chững
chạc, duyên dáng trong chíếc áo nhiễu ửng màu rượu chát, giới thiệu đại cương
của luận án, nói sơ qua những khó khăn đã gặp, những kết quả đã thâu thập. Và
chiếu cho Giám khảo và thính giả xem một bài trình diễn ca trù của cháu Thu
Thảo trong Nhóm Thái Hà, ghi trong dĩa DVD kẻm theo bản luận văn.
Ngoài Chưong mở đầu trong đó thí sinh sơ lược nói qua kinh nghiệm bản
thân trong chuyến đi nghiên cứu trên thực địa trong 2 tháng, tình trạng ca trù trong
xã hội Việt Nam ngày nay, đặt vấn đề, nêu dàn bài , tiểu luận án có 3 phần :
I) Phần đầu :
Bối cảnh lịch sử xã hội trong đó thí sinh đã định nghĩa ca trù, xem xét vị trí
của nghệ sĩ ca trù trong xã hội Việt nam, ngày xưa và ngày nay, nhắc sơ lược
truyền thuyết, lịch sử, nguồn gốc của ca trù, miêu tả nghệ thuật biểu diễn, tổ chức
các giáo phường, và tìm nguyên nhân nào đã làm cho một nghệ thuật cao siêu tinh
tế trong dân dã, được triều đình, quan chức, sĩ phu yêu chuộng một thời và nay có
thể bị chìm trong quên lãng.
II) Phần thứ nhì : Nhạc và Thơ trong Ca trù
mà cô cho tên tựa rất thi vị : Nhạc và Thơ trong Ca trù : một cuộc hôn nhân
tuyệt hảo.
1) Tác giả giới thiệu thành phần của mốt ban Ca trù từ dàn nhạc Giáo
phường đông đảo diễn viên ngày xưa, đến nay chỉ có một đào nương vừa ca vừa
gỏ phách, một « kép » đàn đáy phụ hoạ và một « quan viên » cầm chầu.
2) Phong cách biểu diễn rất tinh tế :
Đào nương chẳng những phải hát cho « tròn vành rõ chữ biết « ém hơi, đổ
hột », tay phách phải vững tiếng phách phải giòn, phách cái phách con thay nhau
gỏ trên bàn phách trong những khổ « sòng đầu, khổ đơn, khổ rải, khổ xiết, khổ lá

đầu lúc theo « phách khoan » lúc chuyển « phách dồn » .
Kép đàn phải biết vê, lia, vẩy, phải biết nhấn chùng phải thay cung đổi điệu,
theo tiếng hát và lúc "lưu không" có nhiều sáng tạo bay bướm.
Quan viên cầm chầu vừa chấm câu, vừa phê phán theo những cách điểm
phê mang tên « chánh diên", «xuyên tâm » , « song châu » , « thùy châu » ,
« lạc nhạn » .
Lời thơ thể thơ rất đặc biệt nhứt là những bài Hát nói đủ khổ, dôi khổ
những câu lá đầu, xuyên thưa, câu thơ bằng chữ Hán, xuyên mau đến ba câu
dồn kết và keo.
Trong phần ba, tác giả bàn về cách cầm chầu và sự phê phán : dựa trên xúc
cảm chủ quan hay trên lề lối cố định, và thử tìm cơ sở cho một vài nguyên tắc mỹ
học.
Cô xét qua các khổ phách, khổ đàn khổ trống khổ sòng đầu, lưu không,
cách hát khuôn và hát hàng hoa hay hoa lá, hát theo cách đô thị hay nông thôn.
Trong suy luận có khai mào cho một nền mỹ học ca trù.
Ngoài thư mục danh sách các tư liệu âm thanh, ngữ vựng ca trù còn có 6
Phụ lục :
* Bản đồ nước Việt
* Về thanh giọng trong tiếng nói Việt Nam
* Bản ghi lại lịch sử Ca trù
* Chép lại vài bài tiêu biểu trong Ca trù : Hát nói, Tỳ bà hành v.v và có
bản dịch lời thơ ra tiếng Pháp.
* Phân tích các khổ phách, khổ đàn, về mặt nhạc học
* Có bản ký âm sơ bộ nhưng đầy đủ những bài Hồng Hồng Tuyết Tuyềt do
Thúy Hoà, cháu Thu Thảo và chính tác giả biểu diễn.
III Lời phê bình các giáo sư:
1) Giáo sư Trần Quang Hải
khen cô Anisensel đã tiếp thu rất mau một truyền thống âm nhạc Việt Nam
khó học và tinh tế trong thời gian rất ngắn, và khi biểu diễn trong Câu lạc bộ Ca
trù, với người kép không quen phụ hoạ, đã được người cầm chầu khen thưởng 19

lần. Cô giới thiệu rành rẽ về bối cảnh xã hội lịch sử của ca trù. Giáo sư tâm đắc
với câu Ca trù , một cuộc hôn nhân tuyệt hảo giữa Âm nhạc và thi ca, đặc biệt
khen Phần Ba của tiểu luận án của cô dành cho những nhận xét cách cầm chầu
trong Ca trù để suy luận về Mỹ học trong ca trù. Khen đánh máy bản thảo rất ít lỗi
và tất cả các từ tiếng Việt có bỏ dấu đầy đủ.
Giáo sư thắc mắc về mấy đoạn ký âm trong bài Hát nói và các khổ ca đàn.
đề nghị xem lại một vài đoạn chưa ổn. Và sửa vài từ Việt Nam dịch ra tiếng Pháp
không đúng.
Kết luận Giáo sư khen cô đã học hỏi tiếp thu rất mau, dã giao lưu với nhiều
nhóm, đã tham gia những buổi phát thanh về ca trù, và Giáo sư đã khiêm tốn nói
rằng, nếu phải đi điền dã để hiểu ca trù trong hai tháng , chắc Giáo sư sẽ không
làm nổi việc ấy. ?
2) Giáo sư Formoso
khiêm tốn nhìn nhận rằng mình « dốt đặc »về âm nhạc và chỉ phê bình tiểu
luận án về mặt dân tộc học. Giáo sư cũng không ngớt lời khen ngợi, chỉ tiếc rằng
về mặt dân tộc học, liên hệ gia đình chưa được nghiên cứu tường tận.
Giáo sư khen cô Anisensel đã có thái độ dè dặt rất đúng khi bàn về cách
biểu diễn trong thành thị và nông thôn, gìũa nghệ sĩ chuyên nghiệp và người biểu
diễn nghiệp dư.
Và Giáo sư đặc biệt khen doạn nghiên cứu mỹ học dưới khía cạnh của trống
chầu.
3) Giáo sư Trần Văn Khê
sau khi nghe các giám khảo khen cô Anisensel, nói với thí sinh rằng Giáo
sư sẽ bỏ bớt một số lời khen, mà chỉ tóm tắt rằng tiểu luận án của cô
Rất hay từ nội dung đến hình thức
Tư liệu sưu tầm đầy đủ, về thư mục, danh sách tư liệu nghe nhìn, và những
tư liệu đầu tay ghi chép trên thực địa.
Hiểu rõ cấu trúc thi ca, âm nhạc trong nghệ thuật ca trù, từ nét nhạc, những
luyến láy đặc thù, nắm vững các khổ phách khổ đàn, hiểu tiếng trống chầu chấm
câu hay phê phán, lĩnh hội được những điểm tế nhị về lý thuyết lẫn thực hành

trong nghệ thuật ca trù ;
Dàn bài luận án rất hợp lý Có phần về dân tộc học, âm nhạc học và mỹ học,
Văn phong giản dị mà chính xác, không rườm rà , bí hiểm, ai đọc cũng có
thể hiểu, và có những đoạn rất nên thơ
Ký âm đơn giản mà đầy đủ- tuy còn vài chỗ nên xem lại vả sẽ bàn sau với

Hình ảnh đẹp, cho thấy các nhóm ca trù hiện đang sinh hoạt tại Hà nội. Có
cả hình Cụ Phạm thị Mùi chụp tại Lỗ Khê khi cô đi hành hương đến quê hương
của Giáo phuờng
Lại có cả dĩa DVD ghi lại bài HồngHồng Tuyết Tuyêt do người Thầy (
Thúy Hoà ) một triển vọng tương lai, Bé Thu Thảo 10 tuổi, và một học trò mới «
nhập môn «cô Anisensel. .
Tuyệt đẹp như một kim cương . Tôi là anh thợ mài kim cương, méo mó nghề
nghiệp. Qua nét đẹp lung linh, tôi vẫn thấy đôi tì vết nhỏ. Chúng ta cùng nhau mài
xoá các vết ấy để cho hột kim cương toàn vẹn và lộng lẫy muôn màu.
Tôi chỉ nói đến những khuyết điểm hay sai lầm lớn thôi.
Về thư mục còn thiếu một tư liệu vô cùng quan trọng là quyển «Góp phần tìm hiểu
Lịch sử Ca trù" của Nguyễn xuân Diện , do nhà Nhà Xuất bản khoa học xã hội
xuất bản tại Hà nội năm 2000, sách dày 210 trang trong đó tác giả đâ ghi lại 34 tư
liệu viết bằng Hán Nôm về Ca trù ( từ trước đến giờ tôi chỉ biết có một quyển Ca
trù thể cách. Các nhà nghiên cứu như Đỗ bằng Đoàn Dỗ trọng Huề cũng vậy.
Trong sách của Nguyên xuân Diện có ghi lại 8 quyển Ca trù Thể cách.) Còn thêm
90 văn bia và 92 sách báo viết bằng chữ quốc ngữ về ca trù. Trong thư mục của cô
không thể thiếu quyển nầy.
Trong đoạn dành cho ngôn ngữ âm nhạc, có chỗ cô so sánh hai thang âm đặc
biệt của ca trù và Sa mạc, cô nói rằng hai thang âm ấy giống nhau. Cấu trúc âm
thanh có chỗ tương đồng là trong cả hai thang âm đều có mặt quảng ba trung bình
(giữa quảng ba thứ và trưởng). Nhưng trong ca trù, nét nhạc nhấn mạnh và kết
thúc ở bực dưới của quảng ba trung bình, như hát ru miền Bắc . Còn trong cách
ngâm của Sa mạc thì nét nhạc nhấn mạnh và kềt thúc ở bực trên của quảng ba

trung bình, như trong điệu Segâh của nhạc Ba tư hay điệu Sika trong nhạc Á rập.
Khi viết về trống chầu cô có câu Trống chầu dùng để chấm câu và phê phán
trong ca trù. Trống nầy cũng dùng trong hát bội. Đều đó sai vì hai trống cùng một
tên, mà kích thưóc, vóc dáng và công dụng rất khác nhau. Trống chầu ca trù là một
loại tiểu cổ.Trống chầu hát bộI là một dạI cổ.
Về thanh giọng cô cho rằng Ngang, huyền sắc hỏi ngã v.v là thanh giọng.
Đó chỉ là những dấu để ghi thanh giọng. Bình, khứ, nhập v.v.mớI là thanh giọng
Những sai lầm về cách bỏ dấu của mấy từ chuyên môn, dịch nghĩa các thuật
ngữ ra tiếng Pháp, , những điểm khác nhau về tùy hứng, ứng tác vối biến khúc
Giáo sư sẽ có dịp nói rõ hơn để cô hoàn chỉnh bản thảo, một hôm nào sau buổi bảo
vệ luận văn.
Kết luận, đây là một luận văn xuất sắc.
Ban Giám khảo qua phòng bên cạnh để thảo luận và cho điểm.
Sau 15 phút, ban giám khảo trở lại phòng họp. Mọi người đứng dậy chờ đợi nghe
quyết định.
Giáo sư Trần Văn Khê , Chánh khảo, đọc lời phê của Ban giám khảo.
« Ngoài vài điểm nhỏ cần phải xem lại để sửa chữa, đây là một tiểu luận án xuất
sắc. 19 điểm trên 20, Hạng Tối Ưu. »
Mọi người đến khen tân khoa. Thí sinh cám ơn các Giáo sư mà cũng là Ân
sư. Thính giả yêu cầu được nghe thí sinh vừa hát một bài Hát nói vừa gõ phách.
Cô Anisensel, hát cả đoạn Mưỡu trước khi vào bài Hát nói, tiếng phách
giòn , giọng hát tuy còn yếu nhưng đúng hơi, chắc nhịp, các thính giả vổ tay tán
thưởng.
Giáo sư Trần Văn Khê kết thúc :
Tôi phài khen cô một lần nữa đặc biệt trong cách nhìn tiết tấu trong ca trù.
Không phải gỏ nhịp chan chát ; chia thời gian ra những khoảng đều đều, mà trong
phách ca trù có « lẫn phách » nhận thức được mà không nghe rõ. Nguời Ấn độ
hảnh diện rằng trong thế giới chỉ có trong nhạc cổ điển Ấn độ có Ta la và Laya. Ta
la là tiếng nhịp đều đặn qua tiếng trống, nhưng có laya bao phủ tiết tấu làm cho tiết
tấu như thực như hư. Và có một nhạc sĩ Ấn độ nói với tôi rằng Tala như bước chân

di củea một thiếu phụ.Laya là chiếc váy phất phơ cử động theo nhịp của bước đi.
Đi mau, đi chậm, cái váy cũng tùy bước mà phất phơ. Tôi phát hiện trong tiềt tấu
ca trù cũng có hai điểm ấy. Tiếng phách không gõ đểu như tiếng song lang, hay
tiềng sanh mà trong một khổ có bao nhiêu tiếng, phách cái, phách con, trộn với
nhau, tầt cả bao trùm các nhịp. Trong tiểu luận án, cô có nói tới Rubato
chopinesque, trong các bài Préludes , tay trái giữ nhịp đều còn bàn tay mặt phóng
túng biến nhạc khúc có nhịp nghe như lửng lơ không nhịp. Lại thêm một thí dụ
"lẫn phách"
Cuối cùng, cô như có cơ duyên với ca trù.
Đâu có ai, sau hai tháng học tập được Thầy cho một áo dài đào nương mặc
khi biểu diễn. Theo tục lệ, khi được áo phải có lễ mở xiêm áo. Người học trò phải
hát trong một đình . Người cầm chầu là một người sánh điệu đánh giá giọng hát
tiếng phách của cô học trò mới được mặc áo.
Cô đã được cô Thúy Hoà cho áo. Khi vào Câu lạc bộ Ca trù trong đình Bích
Câu, cô đã hát cửa đình. Cô hát với người kép đàn đáy không quen. Người cầm
chầu là người sành ca trù, không phải là người đã quen biêt cô, mà không ngại
chầu thưởng cô đến 19 lần trong một bài bát nói .
Tôi mừng cho cô đã thành công. Tôi nhớ lại ngày cô đến thăm tôi đề « trả
bài « sau hai tháng đi học ở Việt Nam. Nghe cô, ngồi dưới sàn nhà vừa cất giọng
hát nói bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết, vừa gỏ phách, tôi không cầm được giọt lệ.
Giọt nước mắt vui và xúc động vì thấy, sự thành công của một nữ sinh quyết tâm
vượt bao trở ngại, mà cũng là giọt nước mắt buồn tiếc rằng trong nước Việt Nam
có bao nhiêu thiếu nữ cùng tuổi với cô, gần với truyền thống trong không gian mà
xa trong trái tim, biết có người sẵn sàng chịu khổ luyện để gìũ cho truyền thống
tuyệt vời của ca trù đùng mai một hay chăng ?
Cô có nói trong tiểu luận án của cô, rằng cô mong sao sự thành công của cô
giúp cho các thiếu nữ Việt Nam thấy rằng không phải học trong 5, 3 năm mới có
thể hiểu được ca trù. Có quyết tâm thì có thể trong thời gian ngắn hơn, đi đến chỗ
hiểu được cái hay trong nghệ thuật ca trù.
Tôi cũng mong như vậy. Tôi cũng tin rằng sự thành công của cô sẽ khuyến

khích thanh niên Việt Nam đi trên con đường tìm hiểu, học hỏi , tập luyện ca trù.”
Buổi bảo vệ tiểu luận án Cao học về Ca trù kết thúc vào lúc 12 giờ rưỡi trưa.

×